Tài liệu ly luan day hoc chuong 2

4 819 4
Tài liệu ly luan day hoc chuong 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHIỆM VỤ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC. 1. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho học sinh Quá trình dạy học có nhiệm vụ đặc trưng, cơ bản là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật, nghệ thuật …cùng với nó là hệ thống kỹ năng thực hành và phương pháp tư duy sáng tạo. Về thực chất đây là việc bồi dưỡng học vấn cho học sinh. Quá trình dạy học được tiến hành trước hết là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức đã chọn lọc trong hệ thống những hiểu biết mà loài người đã tích luỹ được, phù hợp với mục đích giáo dục và đào tạo ở cấp học và ngành học. Bằng những phương pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, dạy học làm cho học sinh hiểu thấu, nắm vững các khái niệm, các phạm trù, các thuyết khoa học. Dạy học ở trình độ cao, học sinh còn phải nghiên cứu, khám phá bản chất các hiện tượng khách quan để tìm ra các quy luật khoa học. Dạy học còn bao gồm cả quá trình tổ chức cho học sinh luyện tập vận dụng kiến thức để thực hành theo một chương trình đã định. Như vậy, dạy học làm cho người học nắm vững một hệ thống kiến thức về thế giới và cuộc sống loài người, vừa hiểu sâu, hiểu rộng, vừa biết vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn để hình thành kỹ năng hoạt động trí tuệ và thực hành. 2. Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học sinh. Sự phát triển trí tuệ của con người về bản chất bao gồm hệ thống kiến thức đã thâu lượm, tích luỹ được trong học tập và trong cuộc sống lao động, cùng với khả năng đặc biệt linh hoạt, sắc sảo của các thao tác tư duy, vừa do tư chất, vừa do luyện tập mà thành. 1 Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ. Hệ thống tri thức được học sinh lĩnh hội thông qua các thao tác hoạt động trí tuệ của họ và ngược lại, chính các thao tác trí tuệ cũng được hình thành và phát triển trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo. Vì thế, sự phát triển có nét đặc trưng bởi quá trình tích luỹ vốn tri thức và những thao tác trí tuệ của người học sinh. Sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy học. Dạy học được tổ chức đúng sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực và các phẩm chất trí tuệ của học sinh và ngược lại, sự phát triển đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt chất lượng cao hơn. Điều kiện cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển trí tuệ của học sinh là hoạt động dạy học phải luôn đi trước sự phát triển trí tuệ và dạy học phải luôn ở mức độ khó khăn vừa sức học sinh, tạo điều kiện để phát triển tối đa những tiềm năng vốn có của họ. 3. Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Mục đích cuối cùng của dạy học là hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách. Thông qua dạy học, học sinh được trang bị hệ thống kiến thức khoa học và được tổ chức thực hành hình thành các thao tác trí tuệ. Với nội dung hiện đại bao gồm các môn khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn…dạy học cung cấp cho học sinh những hiểu biết vững chắc về thế giới và cuộc sống con người để hình thành cho họ thế giới quan và nhân sinh quan. Với phương pháp dạy học hiện đại tạo nên tính tích cực tư duy và hoạt động sáng tạo, để hình thành cho học sinh các thói quen hành vi văn minh phù hợp với thời đại và dân tộc. Dạy học không chỉ chú ý đến kiến thức khoa học, mà phải chú trọng đến kiến thức đời thường, kiến thức xã hội. Dạy học không chỉ chú trọng đến phương pháp lao động mà còn chú trọng đến phương pháp làm người. 2 Thầy giáo không chỉ là chuyên gia dạy khoa học mà phải là nhà giáo mẫu mực. Học sinh không chỉ học chữ mà còn phải học làm người. Giáo dục nhân cách là nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học. Hình thành các phẩm chất nhân cách cho học sinh là mục đích của quá trình dạy học. Kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của việc dạy kiến thức và dạy trí tuệ. Tóm lại, ba nhiệm vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học để thực hiện mục đích giáo dục có hiệu quả. Thiếu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thiếu phương pháp nhận thức thì không thể tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và thiếu cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học, các phẩm chất nhân cách. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và là cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm chất nhân cách. Phải có trình độ phát triển nhận thức nhất định mới giúp học sinh có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng. Nhiệm vụ thứ ba vừa là mục đích vừa là kết quả của hai nhiệm vụ trên, nó là yếu tố kích thích và chỉ đạo việc nắm tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo và phát triển năng lực nhận thức. CÂU HỎI VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Có quan điểm cho rằng: suy nghĩ thúc đẩy hành động, hành động tạo nên thói quen, thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận. Hãy trình bày ý kiến của anh, chị về quan điểm trên. 2. Hãy chọn một bài học thuộc chương trình phổ thông từ đó chỉ ra nội dung và cách để đạt được nhiệm vụ dạy học. 3. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên dạy môn Toán (Lý, Hóa ) trường THPT X 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB giáo dục, Hà Nội. 2. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại- luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 4. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo dục học T1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 5. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục, Hà Nội. 6. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4 . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Châu (20 05), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB giáo dục, Hà Nội. 2. Đặng Thành Hưng (20 02) ,. 3. Phan Trọng Ngọ (20 05), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 4. Trần Thị Tuyết Oanh (20 05), Giáo dục học

Ngày đăng: 23/11/2013, 01:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan