Đối với thế giới:

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 68 - 71)

- Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao – Atman có thể hoà nhập vớ

2.2Đối với thế giới:

2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ: 1 Đối với Ấn Độ:

2.2Đối với thế giới:

Cùng với ba nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung Quốc, văn minh Ấn Độ được ra đời tương đối sớm. Chính vì niên đại sớm xuất hiện này mà văn minh Ấn Độ có bề dày lịch sử phát triển, đó là nguyên nhân lý giải những thành tựu của văn minh Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu đồng thời ở hầu hết các lĩnh vực đều có những thành tựu cống hiến đặc sắc đối với sự phát triển văn minh nhân loại.

Ví dụ tiêu biểu cho sự phát triển của văn học Ấn Độ là bộ kinh Veda- được coi là bách khoa thư của nhân dân Ấn Độ. Người ta tìm thấy trong kinh Veda không hoàn toàn là hệ thống giáo lý khô khan mà còn tập hợp rất nhiều các kiến thức trên các lĩnh vực y học, toán học,… Hay như hai bộ sử thi Mahababharata và Ramayana được coi là những bộ sử thi dài nhất thế giới- được coi là hình mẫu của nhiều bộ sử thi thế giới… Những tư tưởng mà các đạo Hinđu, Bà-la-môn, đạo Phật được đánh giá là những bước dài trong lịch sử các tôn giáo thế giới… Những cống hiến đó có tác dụng lớn đối với sự phát triển chung của văn minh nhân loại nói chung. Nó làm đặc sắc hơn cho văn minh nhân loại, thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển.

Cũng do quá trình giao lưu tiếp biến thông qua các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá đã nói ở trên mà văn minh Ấn Độ được tạo điều kiện truyền bá ra ngoài khu vực lãnh thổ của mình. Có thể nói như văn minh Ấn Độ đã tự tạo được “cái bóng” cho chính bản thân nó. Một trong những khu vực mà ảnh hưởng đậm nét nhất của văn minh Ấn Độ là khu vực châu Á.

Có thể kể đến một trong những thành tựu đặc sắc nhất của Ấn Độ chính là tôn giáo. Đây là nơi phát sinh của các tôn giáo lớn như đạo Bà-la-môn, đạo Phật và đạo Hinđu ở giai đoạn sau này. Lượng tín đồ không chỉ dừng lại ở trên lãnh thổ Ấn Độ mà còn phổ biến ra nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác. Như đạo Hinđu (hay Ấn Độ giáo) có số lượng tín đồ khoảng 900 triệu người. Đạo Phật mặc dù không còn phổ biến ở Ấn Độ song lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khu vực Đông Á với số lượng tín đồ khoảng 365 triệu- đó còn chưa kể số lượng người bị ảnh hưởng bởi đạo Phật. Những tư tưởng triết học cao siêu, những triết lí tôn giáo lớn của Ấn Độ như Phật giáo, đạo Hindu, đạo Yoga... đã từng toả sáng ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã được các lãnh tụ của nhân dân Ấn Độ vận dụng trong bước đường đấu tranh giải phóng dân tộc mình. Ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, từ những thế kỉ đầu công nguyên và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân ta ngày nay còn khá sâu đậm và phức tạp. Tìm hiểu, học hỏi văn minh Ấn Độ là học hỏi những nét tinh tuý, độc đáo của tri thức đa dạng về tự nhiên và con người ấn Độ, mài sắc tư duy, góp phần quan trong trong hành trang tư tưởng của nền tri thức có một không hai của nhân loại, vươn tới đỉnh cao của tư duy khoa học, như Ph-ăngghen đã từng nói: “góp phần làm sống động tình hữu nghị và quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới”. Các quốc gia ở khu vực châu Á chịu ảnh hưởng không ít thì nhiều bởi nền văn minh sông Ấn. Có thể kể đến từ Trung Quốc, Nhật Bản,Triều Tiên, Việt Nam hay một “bản sao” khá thú vị đó là văn hóa Chămpa.

Những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã được truyền bá rộng rãi ra các khu vực bên ngoài, là cơ sở cho sự phát triển của nhiều nền văn minh bên ngoài khác. Không chỉ riêng với khu vực châu Á đã nói ở trên mà có những thành tựu của văn minh sông Ấn cho tới ngày nay vẫn còn tác dụng đối với toàn thế giới. Có thể lấy ví dụ như sự phát minh của toán học là sự ra đời của 10 chữ số tự nhiên. Nhận được về tầm quan trọng của hệ thống chữ số này, cũng như việc tính chất vĩ đại phát minh ra hệ thống chữ số, nhà bác học Pháp Laplaxơ (Laplace, 1749- 1827) viết: “Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được phương pháp tài chính sử dụng có mười chữ mà viết đủ các số, mỗi chữ vừa có một trị số tuyệt đối, vừa có một trị số tùy theo vị trí của nó. Ý đó tế nhị mà quan trọng, ngày nay đơn giản quá nên không thấy được công lao của người Ấn Độ. Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán mới hóa ra hết sức rõ ràng và hệ thống số học đáng được kể là sáng kiến ích lợi nhất. Nếu có nghĩ rằng hai vị thiên tài bậc nhất thời cổ đại là Acsimet và Apollonios mà cũng không phát minh được hệ thống đó thì mới nhận định nổi sáng kiến của người Ấn Độ tài tình đến như thế nào”. Hệ thống 10 chữ số của người Ấn Độ chính là cơ sở cho sự phát triển của nhiều bộ môn khoa học tự nhiên sau này như vật lí, hóa học,

… Nhiều thành tựu khác của Ấn Độ cũng được nhiều các quốc gia khác “học tập” như trên lĩnh vực văn học, chữ viết. hình thức văn học ở dạng sử thi có thể thấy được ở nhiều nước khác như Iliat và Odise của Hy Lạp, sử thi các dân tộc Tây Nguyên (Việt Nam). Chữ viết Ấn Độ mà tiêu biểu là chữ Sanskrit từ lúc mới ra đời cho đến khi theo chân các nhà truyền giáo hay qua các hoạt động giao lưu kinh tế đã được truyền tới nhiều quốc gia, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Phật giáo được truyền sang Trung Quốc qua các vị cao tăng theo Phật giáo Đại thừa, qua việc phiên dịch những kinh luận được viết theo Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit) cũng như Hoa văn Phạn ngữ, và rất nhiều thuật ngữ được dịch âm thẳng sang Hán văn, bổ sung rất nhiều từ vị cho tiếng Hán cổ. Hay như hệ ngôn ngữ Hán-Tạng của nhiều các dân tộc ở Việt Nam…

Một trong những ý nghĩa quan trọng của văn minh sông Ấn cũng có tác dụng lớn đối với sự phát triển của lịch sử thế giới nói chung. Chính những thành tựu văn minh Ấn Độ cũng có tác động lớn đối với sự phát triển lịch sử thế giới nói chung. Với những thành tựu đa dạng trên nhiều lĩnh vực của mình, Ấn Độ đã thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa nói chung. Không chỉ đơn thuần là những chuyến hành hương như của pháp sư như Huyền Trang mà nó còn cổ vũ những cuộc phát kiến địa lý của các nước phương Tây tới vùng đất giàu có và phát triển này. Vào giữa những năm của thế kỉ XV, người Italia là người đầu tiên tiến hành những cuộc hành trình dọc bờ biển châu Phi trên Đại Tây Dương để tìm đường sang Ấn Độ. Tuy nhiên những thám hiểm và phát hiện của người Italia chỉ là khúc đệm, họ chưa tìm đường được sang Ấn Độ. Sau đó là những cuộc thám hiểm của những người Bồ Đào Nha. Từ thái tử Henri đến Bactolomi Điarơ. Nhưng phải đến Vaxco de Gâm người châu Âu mới tìm được đường sang Ấn Độ. Điều đó đồng nghĩa với việc con đường sang với nền văn minh châu Á đã thuận lợi hơn rất nhiều. Từ đây những chuyến hàng hải đến Ấn Độ được mở rộng, không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế, văn hóa. Bên cạnh đó chính sự giàu có ở các nước phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng đã là nguồn lực thúc đẩy các nước phương Tây tiến hành những cuộc xâm lược dưới nhiều hình thức. Nó cùng với nhiều nguyên nhân nội tại trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã góp phần đẩy nhanh lịch sử thế giới sang một trang mới theo đúng quy luật khách quan của nó…

Kết luận

Như vậy chúng ta đã tiến hành tìm hiểu cụ thể về văn hóa Ấn Độ thời cổ trung đại nói chung. Những thành tựu của Ấn Độ được thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực và hầu như ở lĩnh vực nào cũng đạt được những thành tựu đặc sắc. Chính vì vậy mà văn minh Ấn Độ

cùng văn minh Trung Hoa được xếp hàng hai cái nôi văn minh lớn của thế giới, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của lịch sử văn minh thế giới nói chung, lịch sử Ấn Độ nói riêng. Thấy được và làm rõ được vai trò nền văn minh Ấn Độ cũng như những đánh giá khách quan nhất về nó chính là nội dung cơ bản nhất mà bàzi báo cáo đề cập… 

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 68 - 71)