Kiến trúc Jain:

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 30 - 31)

Tác giả Will Durant có đưa nhận xét: “Xét kỹ về kiến trúc Phật giáo, ngày nay chỉ còn lại rất ít mà giá trị của nó thuộc về phần điêu khắc hơn là phần kiến trúc; vì tinh thần nghiêm khắc trong mấy thế kỉ đạo của đó, mà đền chùa đều cực đơn giản, bề ngoài không có gì đẹp mắt, quyến rũ. Tín đồ đạo Jain chú ý tới kiến trúc hơn, ở thế kỉ XI- XII đền của họ đẹp nhất ở Ấn Độ”. Kiến trúc Jain cũng giống như hầu hết các kiến trúc khác của Ấn Độ cũng ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo mà thể ở đây là đạo Jain. Những di tích còn lại của đạo Jain chủ yếu là các chùa miếu, hang đá và các quần thể tượng khắc tập chung chủ yếu ở bang Mađia Prađet, Cacnataca, Maharaxta, Utta Prađet và bang Gugiarat- nơi có di tích cổ cũng là thánh địa (làm lễ triều bái) của đạo.

Ban đầu khi ra đời thì kiến trúc Jain cũng bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Phật giáo bởi chúng cùng được sinh ra trong một thời kỳ. Thậm chí đạo Jain cũng có những kiểu kiến trúc như chùa hang. Ở bang Utta Prađet cách Bitirta của Sanchi không xa có một quần thể hang đá Utaikholi tổng số có hai mươi trang, trong đó có từ số một đến số hai mươi là tượng nặn của đạo Jain. Tại hang Gwalior còn bảo tồn được những chùa miếu của thế kỷ XV, trong miếu là tượng đứng của một vị sư Atinada, tượng cao 57 thước Anh, chân cao 9 thước Anh. Theo truyền thuyết, tượng này do vua Tungco Sinco xây dựng lên, toàn bộ được đục ra từ một khối đá khổng lồ. Ngoài ra ở Khochilaho cũng có quần thể chùa miếu hùng vĩ phân ra ba phần Đông, Tây, Nam trong đó đông bộ có ba ngôi chùa miếu của đạo Jain.

Ngoài ra ơ bang Maharaxtra cách Aolangcapato hơn 10 dặm Anh có hang đá Ailaola nổi tiếng được bắt đầu đục từ thế kỉ III đến năm 1300 hoàn thành, tổng cộng có 34 hang đá, trong đó có 5 hang của đạo Jain, ở đây không những là di tích hang đá cổ đại đồng thời cũng là thánh địa để cho các tín đồ lễ bái ngày nay. Trên bờ sông Iloovati ở bang Gugiarat có quần thể của đạo Jain nổi tiếng, còn có miếu Catisincơ cổ, điển hình mẫu mực của nghệ thuật hiện đại xây dựng ở Anmotapato vào năm 1848. Đạo Jain có 5 tòa núi Thánh nổi tiếng, tức là: Xatơlungcuya, Chiơnaơ, Apu, Axưthapato và Xamiyxikhale, trong đó trên núi Xatơlungcuya có tới 800 ngôi chùa miếu, tượng thần 11.000 pho.

Ngoài số di tích nói trên là thánh địa của đạo Jain hiện nay ra còn có Vaisali- đất thánh Đại Hùng sinh ra; Bạch Đà- đất Đại Hùng niết bàn; nơi Đại hùng truyền đạo- Nalanda, thành Rajagriha, thành Pataliputra và những địa phương mà các vị giáo chủ, sư tôn nổi tiếng đã từng hoạt động cũng là thánh địa đạo Jain. Các tín đồ đến đây để lễ bái định kì hoặc không định kì.

Kiến trúc Jain với những đặc điểm riêng biệt của mình đã góp phần đa dạng thêm những thành tựu của kiến trúc Ấn Độ nói chung.

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 30 - 31)