Kiến trúc Hinđu giáo:

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 28 - 30)

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI là thời kì phát triển cực thịnh của kiến trúc Hindu giáo cả ở miền Nam và miền Bắc Ấn. Nhiều tháp Hindu đều được bằng đá nguyên chất đúng theo tinh thần của Ajanta nhưng đồng thời cũng tuân theo những nguyên tắc chuẩn của kiến trúc Hindu. Trên tổng thể, các tháp Hindu đều bao gồm: tháp cổng (goputa), tiền sảnh (mandapam), đại sảnh (mahamandapam), tháp thờ (sikhara hay vimana). Tháp thường có bình đồ hình múi hay bình đồ hình vuông, hình chữ nhật. Dáng tháp thu nhỏ

dần, tầng trên lặp lại tầng dưới có đỉnh chóp nhọn hay hình cầu. Tháp ở miền Bắc thường là bình đồ hình nhiều múi trong khi đó những tháp ở miền Nam chủ yếu là hình tháp hộp với bình đồ hình vuông. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngược lại như tháp miền Bắc theo phong cách miền Nam hay tháp miền Nam lại theo phong cách miền Bắc...

Do tín ngưỡng thờ đa thần với hệ thống các vị thần khoảng 30 vị song được thờ chủ yếu là 3 vị thần Brahma (thần sáng tạo), thần Vishnu (thần bảo vệ) và thần Siva (thần hủy diệt) nên chủ yếu các tượng được sử dụng trong các đền thờ này cũng là 3 vị thần nói trên.

Đại diện tiêu biểu cho kiến trúc Hindu giáo ở Ấn Độ chính là điện thờ Linga ngọc bích trong quần thể kiến trúc Hindu giáo Khajuraho.

Khajuraho có tên cổ là Karjuravahaka- một thành phố nằm ở khu vực Trung Ấn. Chính tại đây đã được dựng một quần thể kiến trúc trong khoảng thời gian từ năm 900- 1150, bao gồm kiến trúc một phần của đạo Jain còn phần lớn là các tháp của Hindu. Giữa thế kỉ X, ngôi đền theo kiến trúc Hindu lần đầu tiên được xây dựng để thờ thần Visnu. Năm mươi năm sau đền Vishvanatha được xây dựng- thờ thần Shiva. Và đây cũng chính là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Hindu ở Ấn Độ.

Nổi bật ở Vishvanatha là hệ thống các tháp được xây dựng mà trong đó tháp nào cũng được trang trí bằng các hình tượng điêu khắc đặc trưng phong cách Hindu- biểu hiện bằng các hình tượng các thần, hay tín ngưỡng phồn thực mạnh mẽ. Hình tượng Linga- thờ sinh thực khí đàn ông là hình tượng bắt gặp phổ biến trong đền. Tấm bia được khắc ở cổng đền cho thấy việc xây dựng đền gắn với việc tạo dựng những linga- biểu tượng của thần Shiva, một mặt bằng ngọc bích. Bởi vậy ngoài cái tên Vishvanatha đền còn được biết đến với cái tên “Linga ngọc bích”.

Cấu trúc chính của Vishvanatha bao gồm một điện thờ trung tâm, bốn điện thờ phụ ở bốn góc. Tất cả được nối với nhau bằng bốn bức tường kiêm những phù điêu đặc sắc. một tháp cổng, tiền sảnh, đại sảnh. Bên cạnh đó còn có một bộ phận kiến trúc đặc biệt khác là “swatika”- nghĩa là sung sướng, an lạc. Đền cũng thờ thần bò Nandi, tượng trưng cho sinh thực hoặc vận may. Thượng tầng kiến trúc của Vishvanatha được xây nhỏ dần, nhiều người cho rằng đó là sự mô phỏng theo hình núi Kailasa- thiên đường trên đỉnh Hymalaya trong hệ thống thần thoại Puranăc. Đỉnh tháp là những hình vòng tròn kết lại và tận cùng trên đỉnh là một hình nhọn giống như nụ sen.

Vishvanatha cũng như nhiều các tháp Hindu khác khá thiên về hệ thống trang trí bên ngoài tháp. Ở tháp thờ chính, vị trí trang trọng nhất là một linga- biểu tượng cho thần

Shiva và cũng là năng lực sinh hóa sáng tạo (sakti) của thần Shiva, mặc dù thần này được coi là thần phá hủy. dưới đó còn nhiều là hình tượng hóa thân của thần Shiva: Shiva- Andhakantaka giết quỷ mù quáng, tối tăm- thể hiện một trong năm hành động của đấng tối thượng (Panchakritya), Shiva- Nataraja (Shiva múa) và Shiva- Ardhanari (Shivaa trong trạng thái nửa đàn ông nửa đàn bà và có quan hệ với Uma). Ngoài ra còn có các hình voi Ganessa, Saravati trong những gian thờ phía Bắc đền... Ở phía Tây có thể thấy hình tượng kết hợp giữa Shiva, Visnu và Brahma. Bao quanh đó là những tượng thờ của những người đàn bà đẹp duyên dáng và thanh nhã. Không thể không nhắc tới những Surasundari (trinh nữ thiên thần) với nhiều tư thế: quay đầu lại, nhổ gai dính gót chân, surasundari trong tư thế khỏa thân đứng lệch mông để lộ trên chân phải hình một con bò cạp,… Tất cả đã làm thêm nét đặc sắc cho cả hệ thống công trình ở Khajuraho. Và chúnh đã biểu hiện được rõ nét nhất những khát vọng thiện và những đam mê trần tục ẩn hiện thế giới tâm linh của người Ấn.

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 28 - 30)