Đạo Sikh (Xích)

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 58 - 64)

- Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao – Atman có thể hoà nhập vớ

5.2.4Đạo Sikh (Xích)

Điều kiện lịch sử, nguồn gốc hình thành đạo Sikh:

Từ thế kỉ VIII, đạo Phật hoàn toàn suy vong, đạo Hinđu trở thành tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Cũng vào thời kì này, đạo Hồi bắt đầu được truyền vào Ấn Độ và từ thế kỉ XIII về sau thì trở thành tôn giáo có thế lực ở quốc gia này. Dựa trên giáo lí của đạo Hinđu và đạo Hồi, đến cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, Ấn Độ xuất hiện một giáo phái mới gọi là đạo Sikh (đạo Xích)

Đạo Sikh ra đời ở vùng Pungiap thuộc miền Tây Ấn Độ. “Sikh” vốn bắt nguồn từ chữ “Sishya” mà theo tiếng Phạn có nghĩa là “đệ tử”. Lúc này Ấn Độ đang ở cuối thời kì vương triều Xutan Đêli (1206 – 1526) và bắt đầu thời kì đế quốc Môgôn (1526 – 1857). Đến thời vua Acơba (1556 – 1605) với chính sách khoan dung tôn giáo, đạo Sikh đã có cơ hội để phát triển. Như vậy, trong bối cảnh lịch sử đạo Sikh là sản phẩm của trào lưu dung hoà giữa Ixlam và đạo Ấn Độ, là kết quả của sự thúc đẩy và giúp đỡ của chính sách khoan dung tôn giáo.

Bên cạnh đó, cũng có những điều kiện thuận lợi cho đạo Sikh ra đời. Sự ra đời của đạo Sikh hầu như cùng thời với sự thành lập của đế quốc Môgôn, mà đây lại là một trong những đế quốc thống nhất, lớn mạnh hiếm có trong lịch sử Ấn Độ. Sự ổn định chính trị dưới vương triều này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế phồn vinh, thương nghiệp theo đó cũng phát triển. Bên cạnh đó, sự giao lưu, tiếp nhận các nền văn hoá của Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đạo Sikh ra đời.

Người sáng lập đạo Sikh là Nanak Dev (Nanac Đép – 1469 – 1538). Thuở nhỏ ngoài việc học tiếng Phạn, ông còn được học tiếng Ba Tư, A Rập, để phục vụ cho việc tiếp thu tín ngưỡng và văn học Ixlam (đạo Hồi). Bên cạnh đó, cha mẹ lại muốn ông trở thành tín đồ Ấn Độ giáo học uyên bác, do đó, ông chịu sự ảnh hưởng lớn của cả hai tôn giáo này. Nhưng không thoả mãn về tín ngưỡng Ấn Độ giáo truyền thống được kế thừa từ gia đình, lại chịu sự ảnh hưởng từ dòng thác lũ Ixlam, ông đã đi tìm điều tin về chân lí tôn giáo mới.

Một hôm, Nanak đi tắm như thường lệ và sau đó mất tích, người nhà phát hiện áo quần của ông trên bờ sông, cho rằng ông gặp tai nạn đã chết. Ba ngày sau ông trở về không nói gì vào phòng đóng cửa lại. Sáng hôm sau, ông bước ra nói “Thần đã chọn ta làm sứ đồ” làm kinh động mọi người. Nghe nói ông đựơc thần dẫn đi, thưởng cho cốc rượu ngon và biểu dụ rằng “không còn môn đồ Ấn Độ nữa, cũng không phải môn đồ của Hồi giáo, thần chỉ có một, trước mắt thần mọi người đều được bình đẳng”. Ông khuyên mọi người nên thành lập nên một tôn giáo mới, do thượng đế hướng dẫn.

Nanak được các tín đồ tôn làm Guru (minh sứ). Trong tiếng Ấn Độ “gu” có nghĩa là đen tối, còn “ru” tức là chỉ ra ánh sáng. Như vậy họ cho rằng Nanak là ánh hào quang vạn trượng trong đen tối, chỉ rõ phương hướng sáng sủa cho các tín đồ

Mấy năm sau đó, Nanak đi vân du bốn phương để truyền giảng tư tưởng của mình

Giáo lí và tín ngưỡng:

Đạo Sikh thoạt đầu là một chi phái tôn giáo mới, xuất hiện với ý đồ muốn thoát ra khỏi sự tranh giành rắc rối giữa đạo Ấn Độ và đạo Ixlam, xây dựng nên một tôn giáo thống nhất.

Sau khi Nanak mất, các sư tổ đời sau còn phát triển dần tư tưởng tôn giáo của đạo Sikh hình thành nên một loạt hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh

Tập Kinh thánh của Đạo Sikh là Granth Sahib (Adi Granth), nghĩa là “Kinh điển nguyên sơ”. Granth Sahib (Gran Sahep) do sư tổ đời thứ 5 là Arjun biên soạn lúc còn tại vị. Với văn chương xúc tích, tổng cộng có 3384 bài hát ca ngợi, 15.575 bài thơ về lễ tiết, chủ yếu miêu tả giáo lý của đạo Sikh, ca ngợi về thân thế và sự nghiệp của tổ sư làm ra. bao gồm tác phẩm của 10 giáo sĩ đạo Sikh cùng với kinh của đạo Hinđu và kinh của đạo Hồi. Phần đầu của tác phẩm là thần ca bao gồm 38 bài tán ca và hai bài dẫn tụng đầu và cuối do sư tổ Nanak viết ra đã khái quát lên những tín ngưỡng cơ bản của đạo Sikh, các tín đồ buộc phải đọc vào buổi sáng sớm. Thánh địa nổi tiếng của đạo Sikh là đền vàng ở Amritsa.

Chủ trương của đạo Sikh là tôn thờ thượng đế, chỉ tôn sùng một thần duy nhất, được coi là tôn giáo nhất thần luận, bác bỏ tính đa thần của Ấn Độ giáo. Vị thần duy nhất là đối tượng sùng bái của mọi tôn giáo, cho dù là Rama mà Ấn Độ sùng bái cũng là Alah mà đạo Ixlam tôn thờ. Nanak nói “chỉ có một vị thần, tên của vị thần đó là chân lí vĩnh hằng, vị thần đó là người sáng tạo ra thế giới, là tinh thần bao trùm phủ kín tất thảy”. Thượng đế này còn gọi là một đấng sáng tạo, đấng phá huỷ hay đấng bảo vệ. Việc phụng sự cho thượng đế không có nghĩa là khước từ công việc, ở ẩn, hay chịu khổ hạnh, mà ngược lại phải sống tích cực hoàn thành mọi bổn phận của người chủ gia đình. Đây cũng là cách để đạo Sikh lôi kéo tín đồ của các đạo khác về với họ, nhờ vậy đạo Sikh phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ

Đạo Sikh lại tiếp thụ giáo lí của Ấn Độ giáo đối với nghiệp báo luân hồi và giải thoát, tuyên bố rằng mọi chúng sinh đều theo nghiệp của mình mà đựoc luân hồi chuyển thế. Chỉ có dưới sự chỉ đạo của sư tổ, nỗ lực tu hành, tụng niệm tên thần mới có thể diệt bỏ được kiếp luân hồi, khiến cho linh hồn kết hợp với thần, đạt được sự giải thoát.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Sikh là tính bình đẳng của mọi người. Tất cả mọi người đều có thể ngồi chung với nhau một cách bình đẳng. Tư tưởng triết lí của đạo Sikh vượt lên trên những tư tưởng lạc hậu, phân biệt giai cấp của Ấn Độ giáo, phản đối việc sùng bái ngẫu tượng và coi thường phụ nữ; đề xướng việc coi trọng lao động, bình đẳng, bác ái và phản bạo lực. Họ không chấp nhận sự phân biệt bốn giai cấp thời bấy giờ trong xã hội, vì họ cho rằng “ánh sáng chói lọi của thần chiếu khắp vạn vật, vạn vật đều có thể nhận sự ân sủng của thần”. Do đó, trước thượng đế con người đều được bình đẳng, mà không có sự phân chia giàu nghèo, giai cấp.

Như vậy, trong hoàn cảnh bấy giờ của xã hội Ấn Độ, tư tưởng mới của tổ sư Nanak là tiến bộ, hợp lí, giúp mọi người có cái nhìn nhận mới tốt đẹp, cao thượng.

Sư tổ Nanak là một nhà tư tưởng vĩ đại, ông đã mạnh dạn phủ định uy quyền thần thánh của kinh điển Vêđa, và những nghi lễ cúng tế phiền phức, rườm rà, cũng phản đối khổ hành và tiêu cực trốn tránh cuộc đời của Ấn Độ giáo. Những sư tổ sau đó kế thừa, phát huy hệ tư tưởng của Nanak đã đặt ra những giới luật của đạo Sikh, gồm 4 điều:

1. Cấm hút thuốc, không uống rượu 2. hôn nhân chỉ một vợ một chồng 3. Không thờ cúng tượng

4. Suốt đời phải thực hành 5 việc: không cắt tóc, lúc nào cũng cài lược, lúc nào cũng đeo kiếm, đeo vòng tay bằng sắt, phải mặc quần ngắn tới gối, bảo vệ kẻ yếu và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu

Những tín đồ đạo Sikh phải tuân thủ một quy trình nghi lễ tôn giáo nhất định từ lúc mới sinh ra với lễ đặt tên, nghi thức tiến thân lúc thành niên, nghi thức hôn lễ, cuối cùng là nghi lễ chôn cất sau khi chết. Tín đồ đạo Sikh sau khi chết đều hoả táng. Bởi họ quan niệm, hoả tánh thân thể nhẹ nhàng hơn và kinh hồn được bay về đền, tiếp tục tu học và theo hầu sư tổ. Đối với những tín đồ thành tín thì chết tức là trừ bỏ được chướng ngại cuối cùng trên con đường giải thoát, từ đó đạt đến cảnh giới kết hợp được với thần

Tín đồ đạo Sikh có ngày tết riêng của mình, nhưng cũng có ngày tết chung với ngừơi Ấn Độ. Tết Tavari tức là Tết Hoa Đăng là tết lớn của các môn đồ đạo Ấn Độ. Nhưng đạo Sikh cũng coi trọng ngày tết này. Trong ngày này, thánh đường được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ màu sắc, không kém phần long trọng như ngày tết riêng của đạo này.

Những xu hướng phát triển của đạo Sikh:

Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, một số người giào có là những chủ đồn điền lớn, đã cải theo đạo Sikh. Điều này có ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân, nên giai đoạn này tín đồ Sikh tăng đáng kể. Cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII có một dòng phái mới ra đời, đó là dòng phái Thanh Bạch. Dòng phái này muốn tuyên chiến với Mông Cổ, họ tập hợp toàn bộ tín đồ đạo Sikh và đưa ra bộ luật ứng xử có bốn điều gọi là Kesa (không cắt tóc cạo râu). Kacch (mặc quần ống rộng), Turban (đội khăn xếp), Kirbar (luôn mang kiếm) và Kara (vòng sắt). Tước hiệu của các môn đồ là Singh nghĩa là sư tử. Vào giữa thế kỉ XVIII Punjab tuyên bố độc lập sau tự tan rã của đế chế Mông Cổ và họ đã phá tan được

ý đồ xác nhập Ấn Độ và Apganistan. Sau khi thành lập nên một nước độc lập những người theo đạo Sikh mới đã bãi bỏ hàng loạt các nguyên tắc của đạo Sikh sơ kì như: lên án tính bất khả xâm phạm, huỷ tục đàn bà goá tự thiêu, hay bóp chét những đứa trẻ trong gia đình khá giả. Cũng nhờ cải cách này mà đạo Sikh ngày càng nhiều người tin theo.

Cuối TK XIX đầu thế kỉ XX thực dân Anh bắt đầu chiếm đóng rất nhiều vùng của Ấn Độ nhưng không thể đánh vào Punjab vì vùng này của tín đồ đạo Sikh với lực lượng vũ trang riêng.

Năm 1926 một dòng đạo mới ra đời là dòng đạo “Bất tử”. Dòng đạo này quay trở lại con đường cũ của đạo Sikh truyền thống, tham gia vào chính trị giành lại quyền tự do tín ngưỡng. Họ giữ vững các nét truyền thống và tạo ra một ngôn ngữ riêng cho vùng Punjab..

Ảnh hưởng của đạo Sikh:

Dù ra đời khá mụộn so với nhiều tôn giáo, nhưng đạo Sikh đã góp một phần không nhỏ trong đời sống tâm linh của nhân loại nói chung và người dân Ấn Độ thời bấy giờ nói riêng. Khi xã hội đang tồn tại chế độ đẳng cấp rõ rệt, lại thêm sự hà khắc của Hồi giáo, thì sự xuất hiện của đạo Sikh như một vị cứu tinh, đưa con người thoát ra khỏi cái xã hội đầy rẫy sự bất công ấy, cho dù, đạo Sikh mang bản chất của Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Đạo Sikh là một tôn giáo nhập thế, họ đi vào cuộc đời, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đạo Sikh coi trọng giá trị lao động, công việc không phân chia sang hèn. Sư tổ Nanak nói: “Ăn bằng sức lao động của mình, hơn thế cùng chia hưởng thành quả lao động với mọi người, chính là con đường sống đúng đắn”

Đạo Sikh đề cao vai trò của người phụ nữ, ca ngợi sự vĩ đại của phụ nữ, đề cao địa vị của phụ nữ trong xã hội, xoá bỏ những tập tục xấu xa, thô lỗ, dã man, như tảo hôn, chôn sống theo chồng khi chồng chết. Tôn giáo này cho rằng hôn nhân là thần thánh nên chủ trương một vợ một chồng, nhưng người goá phụ có thể tái giá.

Sư tổ Nanak đề cao luận thuyết một thần. Điều này đã tác động vào lòng tin của nhân dân, đồng nhất các vị thần không giống nhau của các tôn giáo, và xây dựng được một tôn giáo thống nhất

Tóm lại, mặc dù đạo Sikh vẫn chưa làm cho con ngừơi giải thoát một cách hoàn toàn, cũng chưa sâu sắc và có giá trị học thuật như trong đạo Phật, nhưng không thể phủ nhận rằng đạo Sikh đã có ảnh hưởng không nhỏ về triết học, và tâm linh nhân loại, góp

phần chống lại sự hà khắc của đạo Bàlamôn và một số đạo khác, cùng những luật tục rườm rà của nó. Ngày nay, đạo Sikh còn được du nhập vào một số nước và lãnh thổ ở Đông Á, Châu Phi, Canada, Mĩ, Thái Lan… Và hiện tại, đạo Sikh có khoảng 20 triệu tín đồ, đa số ở bang Punjab, và một số quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là tiến triển khác tích cực của Sikh để khẳng định vị trí của mình

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 58 - 64)