Kiến trúc kiểu Hồi được du nhập vào Ấn Độ cùng với sự xâm nhập của các triều đại Mông Cổ. Những nhà vua đã cho xây cất đủ các thánh đường Hồi giáo cho phù hợp với tôn giáo của chính mình. Ban đầu các thánh đường này được thể hiện phần nào theo phong cách của Ấn Độ, được thể hiện ở các hình tượng hay các cột trụ khiến người ta có cảm giác như những đền Ấn xây dựng cho tín đồ đạo Hồi cầu nguyện. nhưng sau đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mình thì kiến trúc theo lối Hồi giáo đã khẳng định được ngay vị trí của nó.
Tháp Kutb- Minar đánh dấu thời kỳ bước chuyển tiếp giữa hai cái thời kỳ ấy. Là một bộ phận của thánh đường do Kutbu-d-Din Aibak xây cất để ghi công thắng Ấn- cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật bất hủ ở Ấn Độ. Bên cạnh đó kiến trúc Hồi còn được biết đến với hệ thống các lăng tẩm của các vua Hồi mà tiêu biểu nhất là lăng vua Shershan ở Sasseram, miền Bihaz...
Tuy nhiên khi được hỏi rằng công trình kiến trúc Hồi giáo nào tiêu biểu nhất ở Ấn Độ thì chắc chắn không thể có câu trả lời nào khác ngoài lăng Taj- Mahan.
• Lăng Taj- Mahan:
Lăng Taj- Mahan toạ lạc ở thành cổ Agra cách New Delhi Ấn Độ 200km từ phía Đông Nam. Đây là công trình kỷ niệm người vợ yêu của hoàng đế thứ V Shajahan, vương triều Moghuls gốc Thổ Nhĩ Kì. Vua Shajahan sống hạnh phúc cùng hoàng hậu Mumtaz Mahal cho đến tận nă 1631, khi hoàng hậu Mumtaz Mahal qua đời bởi sinh nở. Lăng Taj- Mahan được ra đời trong hoàn cảnh đó- thể hiện tình yêu lớn lao của vợ chồng vua Shajahan nhưng đồng thời cũng là công trình thể hiện nghệ thuật kiến trúc phát triển đến đỉnh cao của nhân dân Ấn Độ đối với loại hình nghệ thuật Hồi giáo.
Lăng Taj- Mahan được khởi công xây dựng từ năm 1632 cho đến năm 1653 hoàn thành, tổng cộng mất 22 năm. Lăng là sự kết tinh, hội tụ phong cách nghệ thuật và nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới: các nhà thư pháp được mời từ Mesopotatmia, những người thợ chạm đá quý được chọn lựa những vùng Florence. Về nguyên liệu, đá xây dựng được vận chuyển từ Afganistan, đá cẩm thạch ở Ấn Độ và Pakistan, đá quý từ Trung Quốc, đá vàng xanh từ Afganistan và Ai Cập. tất cả có hơn 20.000 người tham gia vào công trình này.
Lăng Taj- Mahan nằm trên bờ sông Agra, cả lăng viên có chiều dài 576mm, chiều rộng 293m, chiếm diện tích 170.000m2. Bốn xung quanh lăng là tường đá sa thạch hồng. Toàn lăng viên có kiến trúc chỉnh tề, cân xứng, kết cấu hài hoà mang vẻ đẹp như tranh vẽ. Cửa vào lăng viên là một cửa lầu hình dáng khác thường, bên trên xây 22 mái tròn tượng trưng cho 22 năm xây dựng công trình. Hàng cây xanh tốt tô đậm thêm vẻ đẹp tươi sáng thanh khiết của đá cẩm thạch trong lăng. Trước cửa chính có một hồ nước hẹp và dài, chỉ cần nhìn xuống hồ là thấy hình ảnh hoa lệ, trong vắt của cả khuôn viên lăng. Sự tĩnh tại trang nghiêm của mặt hồ, sự chuyển động nhẹ nhàng, chậm chạp dưới làn nước trong vắt kết hợp với phần kiến trúc chủ đạo của lăng, đã tạo nên một khung cảnh đẹp như cõi thần tiên.
Lăng Taj- Mahan dựng trên vị trí chính giữa một đài co hình vuông bằng đá cẩm thạch, cạnh đài 95m, cạnh lăng dài gần 60m, cả lăng mộ đều được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng nhọn nhỏ màu vàng chọc thẳng lên trời. Bốn bên mái vòm lớn tại bốn góc lăng là các tháp 3 tầng bằng đá cẩm thạch trắng cao gần 40, uy nghiêm, trang trọng. Là lăng mộ phỏng theo kiến trúc Hồi giáo nên nhiều chi tiết trong lăng nên mang đậm quan niệm của đạo Hồi. Theo quan niệm của đạo Hồi thì con số 4 vầ bội của con số 4 là những những con số thiêng nên ta có thể tìm thấy ở lăng khá nhiều chi tiết biểu thị những con số này. Bốn tháp vươn lên cao như 4 cây sáo thổi lên trên nền bầu trời xanh. Theo kiến trúc
của đạo Hồi, 4 ngọn tháp đó mang ý nghĩa để lan truyền lời thánh Ala đi bốn phương. Ngoài ra con số 4 còn biểu hiện ở: 4 hồ nước bao quanh đền, viên hoa quanh cũng chia làm 4. Gian phòng trung tâm lăng đặt hai quan tài bằng đá của Shajahan và Mumtaz Mahal. Cửa sổ cung tẩm và rèm xung quanh đều dùng đá cẩm thạch trắng, khắc thành những ô cửa nhỏ hình thoi trên tường dát những đoá hoa chạm khắc bằng ngọc bích, thuỷ tinh, mã não, đá hồng lục vô cùng sang trọng và qúy tộc. Chính bởi vẻ đẹp rực rỡ của mình mà Lăng Taj- Mahan được xếp vào một trong bày kì quan của thế giới mới. Will Durant đã có lời nhận xét rằng: nếu Taj- Mahan không phải là kiến trúc vĩ đại nhất, hẳn là đẹp nhất. Hãy thử hình dung và so sánh ngày nay, người ta làm những toà nhà cao hàng trăm tầng trong một năm, với việc 20.000 người trong suốt 22 năm làm một công trình kiến trúc kích ỉhước nhỏ xinh xắn, thì cái đọng lại hẳn là cái công phu tỉ mỉ và nghệ thuật. đây là sự khác nhau giữa nghệ thuật và kỹ nghệ. Tinh thần đạt tới cái đẹp hẳn là vượt xa ý chí chinh phục không gian và ông đã kết luận: “Thời gian là huỷ hoại, nhưng thời gian vốn thông minh. Cầu mong sao vì một lẽ gì đó mà thời gian phải huỷ hoại tất cả thì xin hãy huỷ hoại Taj- Mahan sau cùng, để nó tồn tại làm niềm an ủi cho con người cuối cùng còn lại trên mặt đất, là chứng nhân cho tình yêu, lòng cao cả của con người”.
Đánh giá chung:
Có thể nhận xét khái quát chung về những thành tựu về kiến trúc- điêu khắc mà nhân dân Ấn Độ đã đạt được cho thấy trình độ phát triển của nhân dân Ấn Độ nói chung,. Cùng với thành tựu trên những lĩnh vực khác đã góp phần khẳng định được vị trí của mình trong nền văn minh chung của toàn nhân loại. Trước hết khi nhìn vào những thành tựu ấy người ta có thể thấy được cái chất Ấn đậm nét được thể hiện, nó đã thể hiện được thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân Ấn. Bên cạnh đó những thành tựu ấy thông qua quá trình giao lưu văn hóa đã được truyền ra bên ngoài. Ta cũng có thể bắt gặp nhiều các kiến trúc như Ăng-co-vát ở Campuchia, thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam (ảnh hưởng kiến trúc Hinđu), hình tượng các chùa, miếu ở Trung Quốc, Nhật Bản,… cho thấy sự phát triển của nó…