TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO: 1 Tư tưởng:

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 36 - 37)

5.1. Tư tưởng:

Tư tưởng của Ấn Độ nói chung được thể hiện bởi những hệ thống các lý luận triết học đậm chất Ấn, xuất hiện tương đối sớm và cũng có được những thành tựu khá là phát triển.

Triết học là bộ phận quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong văn hoá truyền thống Ấn Độ. Triết học Ấn Độ thống nhất trong đa dạng bởi chân lý chỉ có một nhưng chân lý đa diện và tự mỗi người cũng có thể phát hiện ra chân lý từ góc độ của mình. Vả lại triết học không có mục đích tự thân mà chỉ là phương tiện để chuyển hoá nội tâm nhằm đạt đến sự giải thoát. Phương tiện này có thể có nhiều. Với thái độ khoan dung trong không khí tự do tư tưởng các nhà triết học Ấn Độ qua các thời đại đã không ngừng suy nghĩ làm sáng tỏ cội nguồn và tìm kiếm những cách thức, những giải pháp thực hiện mục tiêu duy nhất đó.

5.1.1 Ấn Độ giáo:

Người Ấn Độ tôn kính và ca ngợi nhiều vị thần linh vì thế giới thật là đa dạng và hơn nữa, có nhiều cõi thế giới. Thần thánh cao hơn con người và muôn vật bởi sự siêu việt của nó thoát khỏi luân hồi sinh tử, khổ đau của đời sống con người, viên mãn trường tồn. Thần thánh cũng rất gần gũi với con người và muôn vật bởi con người và muôn vật cùng bản chất và là sự thể hiện của thần thánh. Sự sống thần thánh chảy trong con người. Con người là một bản thể thần thánh tiềm tàng. Nếu vứt bỏ cái vỏ thô lậu trần tục, phát hiện ra cái ngã thì cái thần thánh lộ ra: sự toả sáng tinh thần, sự giải thoát khỏi mọi tục lụy. Xác tín rằng con người, bằng nỗ lực của chính mình có thể vượt qua thân phận con người đạt đến thần thánh, đạt đến trường tồn.

Tìm hiểu Ấn Độ giáo, cần nắm các khái niệm cơ bản:

Atman – Brahman (Tiểu Ngã – Đại Ngã)

Đằng sau những hiện tượng đa dạng và luôn biến đổi có cái gì là bản chất bất biến không ? Có – Đó là Brahman.

Brahman là “cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập về khi chết.”

Brahman là “nguồn sáng của tất cả mọi ánh sáng”. Khắp vũ trụ từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn, mọi sự vật chỉ là biểu hiện của Brahman duy nhất. Trong con người ngoài phần thể xác hữu sinh hữu tử là phần linh hồn cá thể là một mảnh, một phần của Brahman, phần bất diệt đó là Atman. Về bản chất Atman đồng nhất với Brahman. Có sự thống nhất trong khác biệt giữa tuyệt đối và tương đối, sống và chết, tâm và vật, hạnh phúc và khổ đau, chủ quan và khách quan, hữu hạn và trường tồn…

Cội nguồn

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 36 - 37)