Đạo Jain ( Jainisme, Kỳna)

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 54 - 58)

- Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao – Atman có thể hoà nhập vớ

5.2.3Đạo Jain ( Jainisme, Kỳna)

Nguồn gốc hình thành:

Đạo Jain (Giainơ) là một tôn giáo ra đời và lưu truyền ở khu vực miền Tây và Tây Nam cho đến ngày nay.

Theo truyền thuyết, người đặt cơ sở cho đạo này là Vardhamana – một người xuất thân từ đẳng cấp Ksatrya ở ngoại ô thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay. Ông sống cùng thời với Thích Ca Mâu Ni (Siđacta Gotama) – người sáng lập ra đạo Phật

Có thuyết nói ông sinh năm 599 và mất năm 527 TCN, có thuyết lại nói ông sinh năm 549 và mất năm 477 TCN. Năm ông 30 tuổi, cha mẹ vì lòng tin tôn giáo đã nhịn ăn tự tử. Buồn rầu vì việc đó, ông đã từ bỏ gia đình, từ bỏ mọi tiện nghi kể cả quần áo, đi lang thang tu hành khổ hạnh ở miền Tây Bengan. Sau gần 13 năm tu hành đắc đạo, ông được các tín đồ của mình suy tôn là Mihariva nghĩa là Đại anh hùng (người anh hùng vĩ đại) và gọi tôn giáo do ông sáng lập là đạo Jain. Người hoạt động truyền giảng giáo lí, cải cách tôn giáo kéo dài tới 30 năm sau khi Người đắc đạo.

Bởi Jain tự xưng là tôn giáo vĩnh hằng, có lịch sử lâu đời, nên có rất nhiều vị tổ sư trước Mihariva. Tuy nhiên, trong các truyền thuyết này, khoảng cách niên đại giữa các vị tổ sư cách nhau rất xa, vượt ra khỏi thực tế lịch sử. Vì vậy, đó chỉ có thể là những câu chuyện thần thoại.

Căn cứ theo truyền thuyết, và giáo lí đạo Jain, mỗi vị tổ sư đều có tên gọi, màu sắc, và biểu tượng khác nhau. Như vị thứ nhất tên là Leshava (Atinatha) mang sắc vàng, lấy voi làm biểu tượng. Vị thứ 6 tên là Barthmabalaba, sắc đỏ, lấy hoa sen đỏ làm biểu tượng. Vị thứ 19 tên là Malinatha, sắc vàng (phái khoả thân) hoặc sắc xanh (phái áo trắng)…Còn Mihariva Varhamana (người anh hùng vĩ đại Vardhamana) là vị tổ sư thứ 24, mang sắc vàng, và biểu tượng là con sư tử.

Biểu tượng được dùng chủ yếu là các loại động vật như ngựa, khỉ, rắn, hươu, tê giác, trâu, sư tử, rùa, cá, một số lấy thực vật hoặc sấm chớp, hoặc mặt trăng....Do đó, có những nhận định là sự sùng bái của đạo Jain đối với tổ sư là tàn dư của sự sùng bái tô tem trong xã hội thị tộc nguyên thuỷ.

Giáo lí và tín ngưỡng:

Đạo Jain đề xướng “Thất đế” (bảy đạo lí) bao gồm: mệnh, phi mệnh, lậu nhập, trói buộc, chế ngự, tĩnh tâm, giải thoát

Mệnh với phi mệnh tức là linh hồn và phi linh hồn. Đạo Jain cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do linh hồn và phi linh hồn cấu thành. “Linh hồn” có hai loại, một loại bị vật chất trói buộc, một loại khác không bị vật chất trói buộc, cũng chính là linh hồn đã được giải thoát

Linh hồn bị vật chất trói buộc lại phân ra làm 2 loại động và bất động:

Linh hồn động có 6 loại là: Người, thú, ong, kiến, trùng, thực vật. Chúng thể hiện ở các mức độ khác nhau thông qua các cơ quan của cảm giác

Linh hồn bất động tồn tại trong 4 nguyên tố lớn: địa, thuỷ, phong, hoả Đối với linh hồn không bị vật chất trói buộc, là linh hồn đã được giải thoát, đạo Jain cho rằng nó là vĩnh hằng, tự do, là mục đích cuối cùng để các tín đồ tu luyện.

Đạo Jain còn cho rằng phi linh hồn gồm hai loại: vật chất định hình và vật chất không định hình. Vật chất định hình do vật chất cực kì nhỏ cấu thành và là thực thể vĩnh hằng, không bị chia cắt. Vật chất vô hình bao gồm thời gian, không gian, pháp và phi pháp. Không gian và thời gian là nơi để nguyên tử phân tử vận động; pháp là điều kiện của vận động, phi pháp là điều kiện để đứng im. Lấy ví dụ, như cá bơi trong nước, thì nước là pháp, bởi nước cung cấp cho cá điều kiện để vận động; người hóng mát dưới gốc cây, cây là phi pháp bởi cây cho con người điều kiện nghỉ ngơi…

Từ sự thích nghi của đạo Jain đối với mệnh và phi mệnh mà chúng ta cho rằng, mô thức cấu thành vũ trụ của đạo Jain vẫn sa vào trạng thái hỗn độn nguyên thuỷ, cho rằng mọi vật chất đều có linh hồn, cho nên con người không được làm hại đến vạn vật

Đạo Jain còn cho rằng, “nghiệp” cũng là một loại vật chất đặc thù, gọi là “thân thể nhỏ bé” có thể nương tựa vào linh hồn con người, trở thành vật cản của sự giải thoát. Sự nương tựa này gọi là “lậu nhập”

Đạo Jain xem nghiệp là sự trói buộc của linh hồn, mà mục đích cuối cùng của việc tu luyện chỉ nhằm giải thoát khỏi những đau khổ, khỏi sự tham lam, kiêu căng, nịnh bợ… (6 chướng, 4 đục) để đạt được sự giải thoát của tâm hồn. Vì vậy cần sự “chế ngự”. “Chế ngự” là dùng những phương pháp tiêu cực và tích cực để khống chế các loại ham muốn và dục vọng. Phương pháp tích cực đòi hỏi tín đồ phải có niềm tin và nhận thức chính xác đối với kinh điển và giáo lí đạo Jain, chấp hành nghiêm túc giáo lí, giới luật.

Giới luật của đạo Jain cũng gồm có 5 điều chủ yếu: Không được ghét bất cứ một sinh vật nào

Không nói dối

Không lấy bất kì một vật gì của kẻ khác nếu không phải là tặng phẩm Không dâm dục

Không được tích luỹ của cải quá nhiều. Phải sống khổ hạnh, từ chối mọi thú vui của xã hội

Phương pháp tiêu cực là đưa hành vi của tín đồ vào giáo qui, giáo giới. Trong các phương pháp này, cấm dục và khổ hành trở thành phương pháp tốt nhất để cho đạo này đạt đến cõi Niết Bàn

Trong một tập “Tạp A Hàm Kinh” quyển 30 ghi “…Kẻ tự hại kia, hoặc là nhổ tóc hoặc là nhổ râu. Hoặc đứng giơ tay, hoặc quì dưới đất, hoặc nằm trong tro đất, hoặc nằm trên gai, hoặc nằm trên cọc, hoặc nằm trên ván, hoặc tưới nước đái bò trên đất rồi nằm lên, hoặc nằm trong nước. Hoặc ngày ba lần tắm cọ, hoặc đứng thẳng một chân….cứ thực hành các loại khổ hành như vậy một cách cần cù nhẫn nại…”

Giới luật khổ hành của đạo Jain rất nghiêm khắc. Đối với việc ăn, ngủ, mặc, đi đứng đều có quy định nghiêm ngặt. Tín đồ đạo Jain thường thực hiện giới luật đó một cách rất máy móc. Ví dụ để giữ đúng luật không sát sinh, họ kiêng cày ruộng để khỏi làm chết các sinh vật trong đất, kiêng ăn mật để khỏi làm hại đến đời sống của ong, kiêng lọc nước để khỏi làm chết các sinh vật nhỏ trong nước; mỗi lần bước chân đi đều phải quét sạch mặt đất phía trước để khỏi dẫm chết các sinh vật nhỏ ở trên đường…Trái lại, đối với bản thân mình tín đồ đạo Jain phải thản nhiên trước cái chết, tức là phải thắng được lòng ham sống, rồi đến một tuổi nào đó, họ chủ trương tuyệt thực tự tử.

Đạo Jain chủ trương thờ thượng đế vì cho rằng vũ trụ không phải do một đấng hoá công nào sáng tạo ra nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại

Những xu hướng phát triển của đạo Jain:

Sau khi Mihariva qua đời khoảng 170 năm, đã có tất cả sáu vị giáo chủ trong đạo Jain tiếp tục kế thừa sự nghiệp của Mihariva

Vị thứ nhất tên gọi là Xu đa man (Sudharman) là tín đồ trung thành của Mihariva, từng đi theo Mihariva 30 năm, sau khi Đại anh hùng qua đời thì giữ vai trò lãnh đạo

Vị thứ hai tên là Jambu, là đệ tử của Sudharman, chống lại giới luật khoả thân hành khất của Mihariva, đổi thành mặc áo trắng, do đó được coi là dấu hiệu phân liệt sớm nhất của phái Bạch Y và phái Khoả thân

Vị thứ ba tên gọi là Prabhava. Sau khi Mihariva qua đời 60 năm thì ông trở thành người lãnh đạo Jain

Vị thứ tư tên gọi là Sayambhava, lúc đầu học tập Vêđa ở Bàlamôn, sau tin theo đạo Jain

Vị thứ năm tên là Yasobađra, là người được Sayambhava chỉ định kế thừa Vị thứ sáu là Bađrabahu, là người đã đề ra một số giáo lí cho đạo Jain sau này Đạo Jain thời kì sau này được coi trọng. Trải qua các triều vua như Chandra Gupta (Sandra Gupta – vương triều Maurya) đến thời vua Asoka – vốn không bài xích các tôn giáo khác Phật, lại quan tâm đến lợi ích của đạo Jain, do đó, kinh điển của đạo Jain cũng coi Asoka là vị vua bảo hộ của mình

Như vậy, sự giúp đỡ và bảo vệ của các thời vua đã khiến cho đạo Jain không ngừng mở rộng và phát triển. Đến TK I TCN, đạo này từ Đông Ấn Độ lần lượt truyền đến Bănglađét, đến Nam Ấn Độ, Tây Bắc Ấn Độ…

Đạo Jain đã trải qua nhiều lần phân liệt, và bắt đầu có sự phân tách tư tưởng từ khi Mihariva còn tại thế. Cho đến lần phân liệt thứ tám, đạo Jain mới chính thức chia làm hai phái Svetambara (phái Áo Trắng) và phái Đigambara (phái Áo trời – Khoả thân). Về sau, tín đồ phái Khoả thân cũng mặc quần áo bình thường, chỉ có các đạo sĩ của họ thì hoàn toàn không mặc áo quần kể cả khi ra ngoài đường.

Từ TK XI đến XIII, đạo Jain do những giáo lí khắt khe và có phần kì quặc, đã không ngừng gặp phải sự phản đối của nhiều tôn giáo khác. Tuy nhiên, Jain vẫn là một tôn giáo phi chính thống, tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử, và cho đến nay vẫn chiếm 0,7% tín đồ theo đạo ở Ấn Độ

Ảnh hưởng của đạo Jain:

Từ giáo lí đạo Jain, mặc dù có những khắt khe và hạn chế trong tư tưởng và cách thể hiện, nhưng đạo Jain vẫn có những đóng góp tích cực trong việc chống lại uy quyền của kinh Vêđa, cùng với đạo Phật chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp

Thứ nhất, đạo Jain đề xướng thuyết nguyên tử luận. Thế kỉ VI TCN người ta đã dự đoán nguyên tử là hạt nhỏ nhất của cấu thành vật chất, hơn nữa khẳng định sự tự vận động của nguyên tử đối lập là động lực cấu thành phân tử, mà sự khác nhau về hình thức và tính chất của các phân tử đã tạo nên rất nhiều hình thái khác nhau của vạn vật trong vũ trụ. Điều này nói lên sự chất phác và trí tuệ của nhân dân Ấn Độ cổ đại, có thể coi là hình hài ban đầu của nguyên tử luận hiện đại.

Thứ hai, đạo Jain phủ nhận thuyết có thần sáng tạo sinh ra thế giới. Họ cho rằng vũ trụ không phải do đấng thần thánh nào sáng tạo ra, mà là do những thực thể vô cùng nhỏ bé cấu thành lại. Họ bài xích các tôn giáo đề cao đấng sáng tạo như đạo Bàlamôn, và phản đối việc thờ tranh ảnh, tượng, và những thủ tục rườm rà của các đạo khác, qua đó góp phần bài trừ đạo Bàlamôn

Thứ ba, đạo Jain nhằm vào cương lĩnh lớn của đạo Bàlamôn là các tập Rich Vêđa, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa, và Actava Vêđa; đề xuất những quan điểm Vêđa không phải là tri thức chân thực, mà chỉ tăng thêm tội ác; Bàlamôn chỉ là những thầy cúng bất học vô thuật; bốn đẳng cấp là do con người đặt ra….Đạo Jain đã lấy việc tuyên bố đẳng cấp bình đẳng để chống lại đạo Bàlamôn

Những tư tưởng này của đạo Jain ở Ấn Độ vào thế kỉ VI đến Thế kỉ V TCN đều phản ánh yêu cầu của nhân dân lớp dưới đối với việc chống lại việc bành trướng của đạo Bàlamôn, và đã từng có tác dụng tiến bộ nhất định

Sự phát triển của đạo Jain đã để lại cho Ấn Độ những di tích cổ như chùa miếu, hang đá, thường gồm những ngôi đền giống nhau. Và trong đền thường có nhiều cột, được chạm khắc rất đẹp. Người ta thống kê có tới 800 ngôi chùa miếu, 11.000 pho tượng thần. Những nghi lễ của tín đồ đạo Jain vẫn được duy trì đến ngày nay…

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 54 - 58)