NHỮNG TIỀN ĐỀ:

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 64 - 66)

- Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao – Atman có thể hoà nhập vớ

1. NHỮNG TIỀN ĐỀ:

Qua những chương trước đã cho ta thấy cái nhìn tổng quan tương đối toàn diện về những thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kỳ cổ trung đại. Từ đó ta có thể rút ra những nhận xét khách quan nhất về nền văn minh lớn bậc nhất thế giới thời bấy giờ.

Trước hết phải nhận xét nền văn minh Ấn Độ ra đời tương đối sớm. Mặc dầu xét cụ thể về mặt niên đại thì văn minh sông Ấn- Hằng ra đời ở thời kỳ sau so với văn minh Ai Cập và văn minh Lưỡng Hà, tuy nhiên không phải vì thế mà trình độ phát triển kém hơn thậm chí còn có xu hướng ngược lại. Nếu đưa ra một cái nhìn khách quan nhất, so sánh trên nhiều phương diện thì có thể khẳng định văn minh Ấn Độ phát triển toàn diện hơn và cũng ở trình độ cao hơn so với 2 nền văn minh xuất hiện trước đó. Xét về mặt logic thì đây cũng là một sự phát triển hợp với quy luật khách quan: cái sau phát triển hơn cái trước trên cơ sở của sự kế thừa và tiếp biến văn hoá cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia, khu vực. Đồng thời nó cũng cho thấy sự sáng tạo của con người đối với trình độ phát triển của văn hoá nói chung. Việc phát hiện ra 2 thành phố Harappa và Mohenjo-daro đã cho thấy trước khi có sự xâm nhập của nền văn hoá bên ngoài (tức văn hoá của ngừơi Arya) thì bản thân Ấn Độ đã có một nền văn minh phát triển ở trình độ cao và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Sự phát triển của yếu tố nội tại cùng với sự du nhập mạnh mẽ của văn hoá Aryan đã là một cơ sở để Ấn Độ phát triển một nền văn hoá đa dạng, phong phú. Để khi nhắc tới văn minh Ấn Độ người ta nghĩ ngay đến một nền văn hoá “đa dạng phát triển trong sự thống nhất chung”.

Sau những nhận xét về mặt niên đại của văn minh Ấn Độ ta nhắc tới vị trí xuất hiện của nền văn minh Ấn Độ. Cũng giống như nhiều các nền văn minh cổ của phương Đông khác văn minh Ấn Độ cũng được “thai nghén” trên lưu vực của những con sông

lớn. Đó là 2 con sông Ấn và sông Hằng. Đây là cơ sở tiền đề cho sự sớm xuất hiện của Nhà nước cổ đại Ấn Độ. Bằng chứng là đầu TNK III TCN, Nhà nước Ấn Độ đã được ra đời. Từ đó tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo của văn minh Ấn Độ mà trong đó ví dụ tiêu biểu là sự ra đời của chữ viết. Từ sự phát triển của những nền văn minh thế giới nói chung, văn minh Ấn Độ nói riêng thì sự ra đời của chữ viết có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết cùng với Nhà nước thì nó là một trong những biểu hiện ra đời của văn minh - tức sự phát triển cao hơn hẳn văn hoá. Chữ viết- công cụ, phương tiện hữu hiệu nhằm lưu giữ lại những thông tin quý giá cho đời sau như lịch sử, văn học, hệ thống giáo lý tôn giáo tín ngưỡng,… nhưng đồng thời nó cũng cho thấy được trình độ phát triển của nền văn minh ấy ở bậc nào (thể hiện chữ viết đơn giản hay phức tạp..)

Bên cạnh đó nền văn minh Ấn Độ do được hình thành tên lưu vực sông nên về cơ bản nền văn minh Ấn Độ là văn minh nông nghiệp. Từ đó nó cũng có những tác động đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ. Cũng có thể thấy sự tác động của hoạt động kinh tế đối với sự phát triển của văn minh nói chung được biểu hiện ở khá nhiều các quốc gia khác như Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc và Hy Lạp ở giai đoạn sau. Đối với Ấn Độ là những phát hiện về thiên văn như biết được quỹ đạo của mặt trăng, tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết,… hay các phép tính về toán học như tính diện tích các hình vuông, hình chữ nhật có vai trò lớn đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Chúng được ứng dụng vào trong sản xuất thực tiễn như tiến hành đo đạc ruộng đất, tính mùa vụ gieo hạt,… Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Đó là cơ sở cho Ấn Độ có một nền kinh tế vững chắc- là nền tảng cho sự phát triển của văn minh Ấn Độ.

Về mặt tự nhiên như chúng ta đã biết lãnh thổ Ấn Độ thời trung đại bao gồm cả các quốc gia như Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay. Lãnh thổ rộng tiếp giáp với nhiều các quốc gia tiêu biểu là Trung Quốc; các khu vực Tây Á, Đông Nam Á. Bên cạnh đó Ấn Độ còn đồng thời tiếp giáp với biển Ấn Độ Dương với một đường bờ biển kéo dài và tương đối khúc khuỷu tạo điều kiện cho Ấn Độ mở rộng các hoạt động giao lưu kinh tế nhất là thông qua các hải cảng, các con đường biển. Lãnh thổ rộng rãi, trải dài như một “tiểu lục địa” của mình là điều kiện lý tưởng cho Ấn Độ phát triển cả các hoạt động giao lưu kinh tế về đường bộ. Con đường tơ lụa- hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây) cũng đi qua lãnh thổ của Ấn Độ trên cả lãnh thổ đất liền và đường biển. Chính vị trí địa lý thuận lợi là “đệm” giữa 2 khu vực Đông và Tây này đã giúp Ấn Độ phát triển được các ngành kinh tế của mình. Thông qua các hoạt động trao đổi thì các luồng văn hoá ngoại lai

cũng được xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ. Góp phần đa dạng hơn nền văn hoá của Ấn Độ nói chung. Nói cách khác đây chính là “cách” mà người Ấn Độ tự làm giàu cho vốn liếng văn hoá của mình.

Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Ấn Độ với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của mình với các loại kim loại như quý cũng là một điều kiện để văn minh Ấn Độ phát triển như hệ các công trình cung điện, lăng tẩm hay các tượng, phù điêu bằng vàng, bạc,... được ra đời.

Có thể nhận thấy rằng chính bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi là một cơ sở nền tảng quan trọng đầu tiên giúp văn minh Ấn Độ được phát triển.

Thứ hai, bên cạnh đặc điểm về điều kiện tự nhiên thì chính sự đa dạng của nguồn dân cư đã làm nên sự phong phú đối với văn minh Ấn Độ. Bản thân đất nước Ấn Độ là một đất nước rộng lớn lại có những điều kiện rất thuận lợi đã sớm là đối tượng dòm ngó của nhiều cư dân các tộc người. Ngay từ những trang lịch sử đầu tiên của đất nước mình, dân tộc Ấn đã tạo nên văn minh Harappa và Mohenjo-daro- một nền văn minh khá phát triển so với nhiều quốc gia cùng thời kỳ bấy giờ. Sau chủng tộc Arya đã tràn vào lãnh thổ Ấn Độ mang theo nền văn hóa của mình. Bên cạnh hai chủng tộc chính trên Ấn Độ còn có nhiều các chủng tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập. Họ dần đồng hóa với các thành phần dân cư khác và vô hình chung những nét văn hóa của họ cũng đã được giao thoa và tiếp biến tạo thành một “bản hòa tấu” chung, góp phần đa dạng nền văn minh của Ấn Độ. Nói một cách ngắn gọn văn minh Ấn Độ bản thân nó đã là một sự đa dạng dưới một thể chung thống nhất.

Như vậy ta có thể đưa ra được những đánh giá đầu tiên về sự phát triển của văn minh Ấn Độ. Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự đa dạng của cư dân đã giúp chúng ta hiểu được những tiền đề nào giúp cho Ấn Độ phát triển được một nền văn hóa đặc sắc như vậy. Có thể khái quát đây chính là nhận định đầu tiên cho văn minh Ấn Độ nói chung.

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w