KHOA HỌC TỰ NHIÊN:

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 33 - 36)

Ấn Độ là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương đông nói riêng và là một trong những đỉnh cao của văn minh nhân loại nói chung. Nền văn minh Ấn Độ nảy nở từ

rất sớm với những thành tựu hết sức quý giá, trong đó có những thành tựu về khoa học tự nhiên mà chủ yếu là về thiên văn học, toán học, vật lý học và y dược.

4.1 Về thiên văn:

Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo và tôn giáo đã chi phối rất lớn đến tư tưởng và hành động của người dân Ấn Độ. Họ tin vào các vị thần linh, tin vào trời, họ thờ phụng các vì tinh tú nên đã quan sát bầu trời, quan sát các vì sao để cúng tế.Từ đó dần dần họ có các kiến thức về thiên văn. Như vậy “thiên văn là đứa con ngẫu nhiên của môn chiêm tinh” (Will Durant)

Các nhà thiên văn Ấn Độ đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn trăng khuyết.Họ biết được 5 hành tinh Thuỷ, Hoả, Mộc, Thổ, Kim.Họ còn biết được một số chòm sao và sự vận hành của một số vì sao chính.

Thế kỷ V Aryabhata có giảng về nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân.

Điều đó cho thấy người Ấn Độ khá hiểu biết về thiên văn và ngày càng phát triển.Tác phẩm thiên văn cổ nhất Ấn Độ được biết đến ngày nay là quyển Siddhantas (khoảng 425 TCN). Trên cơ sở hiểu biết về thiên văn, người Ấn Độ cũng đã sớm đặt ra lịch. Họ chia 1 năm thành 12 tháng,1 tháng có 30 ngày,1 ngày có 30 giờ. Cứ 5 năm thì có một tháng nhuận. Lịch có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Ấn Độ, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

4.2. Toán học:

Ấn Độ có những phát minh về toán học tương đối toàn diện. Điển hình trên các lĩnh vực như số học, đại số và hình học.

Về số học: thành tựu nổi bật nhất của họ là phát minh ra hệ thống các con số gồm 10 chữ số. Trong đó phát minh vĩ đại nhất là số 0. Dù số 0 được thấy sớm nhất trong tài liệu Arap 873 sau đó 3 năm người ta mới thấy trong tài liệu Ấn Độ nhưng người ta vẫn cho rằng số 0 là do người Ấn Độ sáng tạo ra. Nhờ có nó mà người ta biểu thị được tất cả các số lượng. Tuy nhiên người ta vẫn thường nhầm lẫn và quen gọi các con số này là số Arâp vì người ta tìm thấy chúng đầu tiên ở các tài liệu của người Arâp. Nhưng thực tế, các con số đó được khắc trên phiến đá của Asoka sớm hơn (256 TCN).

Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, tính được căn bậc hai của số 2.

Về hình học: người Ấn Độ tính được số pi= 3,1416, tính được diện tích hình tam giác, diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật, diện tích đa giác và biết được mối quan hệ giữa các cạnh trong một tam giác vuông.

4.3. Vật lý:

Bên cạnh các thành tựu về thiên văn học và toán học, người Ấn Độ còn đạt được một số thành tựu khá quý giá trên lĩnh vực vật lý. Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã sớm nêu ra thuyết nguyên tử.

Người sáng lập ra trường phái triết học Vaisesica là Canada cho rằng vạn vật do các nguyên tử tạo nên nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là do mỗi loại có một thứ nguyên tử khác với loại khác. Còn các nhà triết học theo đạo Giainơ (Jain) thì cho rằng nguyên tử nào cũng như nhau, chỉ có cách tổ hợp là khác nhau mà thôi. Đây là cơ sở đặt nền móng cho sự ra đời của thuyết nguyên tử sau này.

Người Ấn Độ cũng sớm có hiểu biết về quang học và nhiệt học. Canada cho rằng: ánh sáng và nhiệt là một biến thể của bản thể. Udayana thì cho rằng mọi sức nóng đều do mặt trời phát ra. Còn Vachaepati lại cho rằng ánh sáng gồm những phần tử li ti từ các vật phát ra và đập vào mắt ta.

Người Ấn Độ còn sớ có ý niệm về sóng cơ học (các dao động cơ học của sợi dây đàn). Trong các sách âm nhạc cổ của người Ấn Độ có ghi: Họ có đo các sợi dây đàn từ chỗ cột đến chỗ có phím đàn và đã nhận thấy dây đàn càng ngắn thì số rung càng nhiều và nốt nhạc càng cao.

Ngoài ra họ còn nhận biết được lực hút của quả đất trong quyển Siddhantas có ghi: “Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó”.

4.4. Y dược học:

Y học của người Ấn Độ cổ đại rất phát triển, có những thành tựu rất lớn và sớm hơn so với những nước khác.

Các thầy thuốc của Ấn Độ đã biết dùng đến phẫu thuật để chữa bệnh, cùng với đó, người Ấn Độ đã biết chế thuốc tê cho bệnh nhân để giảm đau khi mổ. Từ thế kỷ VI, V TCN người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, biết cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận….

Họ hiểu kỹ bộ tiêu hoá, các dịch vị, hiểu thức ăn biến hoá ở bao tử rồi biến thành dưỡng chất ra sao, rồi dưỡng chất hấp thụ vào máu như thế nào. Họ có nhiều cách xem

bệnh và chữa bệnh rất phong phú đặc biệt đã xem bệnh bằng nước tiểu. Họ có nhiều cách trị bệnh khác nhau, có cách trị bệnh rất lạ lùng như nhịn ăn 7 ngày, có khi chưa đến 7 ngày thì bệnh đã hết. Nếu sau 7 ngày mà bệnh chưa hết thì họ mới cho bệnh nhân dùng thuốc nhưng rất ít.

Cuốn sách cổ nhất của Ấn Độ ngày nay còn giữ được là kinh Atharna-Veda có nhiều đoạn kể về các bệnh và triệu chứng của mỗi bệnh. Các thầy thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là: Xusrata (sushruta) và Saraca.

Ngoài ra họ còn đạt được nhiều thành tựu về hoá học và sinh học.

4.5. Hoá Học

Người Ấn Độ nổi tiếng về nấu sắt, kỹ nghệ nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thuỷ tinh, xi măng…

Đánh giá chung:

Nền văn minh Ấn Độ đã đạt được những thành tựu khoa học tự nhiên hết sức rạng rỡ, đa dạng trên các lĩnh vực. Các thành tựu trên nhiều mặt của khoa học tự nhiên đã góp phần làm nên nền văn minh Ấn Độ, đưa văn minh Ấn Độ lên đỉnh cao của văn minh nhân loại. Những thành tựu về mặt khoa học tự nhiên tạo điều kiện thúc đẩy văn minh Ấn Độ phát triển đồng thời những thành tựu này được đánh giá rất cao và phần nhiều đến ngày nay vẫn được sử dụng bởi tính thực tiễn của nó.

Một phần của tài liệu văn minh ấn độ cổ trung đại (Trang 33 - 36)