Chương 2 ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG TRONG GIAO THỨC TCP
2.2.3.2 Kết thúc kết nố
Khi có nhu cầu kết thúc kết nối, thực thể TCP (thực thể A) gửi yêu cầu kết thúc kết nối với cờ FIN=1. Vì kết nối TCP là song công nên mặc dù nhận được yêu cầu kết thúc kết nối của A (A thông báo hết số liệu để gửi), thực thể B vẫn có thể tiếp tục truyền số liệu cho đến khi B không còn số liệu để gửi và thông báo cho A bằng yêu cầu kết thúc kết nối với cờ FIN=1 của mình.
Khi thực thể TCP nhận được thông điệp FIN, sau khi đã gửi thông điệp FIN của chính mình, kết nối TCP thực sự được kết thúc.
TCP hiện nay dung nạp nhiều loại mạng vật lý cơ sở khác nhau bằng việc cung cấp nhiều độ trễ khác nhau, nhiều loại băng thông cũng như tỷ lệ gói tin bị mất. Nó xử lý mỗi kết nối độc lập, cho phép nhiều kết nối từ một máy đến máy khác di chuyển theo con đường có đặc tính cơ sở khác nhau. Quan trọng hơn, TCP có thể hiệu chỉnh đối với những thay đổi của thời gian khứ hồi RTT (Round Trip Time) của một kết nối nên làm cho nó đáng tin cậy ngay cả khi hệ thống chuyển mạch gói cơ sở bị nghẽn mạch hoặc tạm thời bị hỏng.
Việc truyền lại với khả năng hiệu chỉnh chính là trọng tâm của TCP và đóng góp vào sự thành công của nó. Việc truyền lại với khả năng hiệu chỉnh sử dụng cách hoạt động vừa qua để dự đoán cách hoạt động trong tương lai. Nó đòi hỏi TCP tính toán thời gian khứ hồi cho mỗi lần truyền và sử dụng các kỹ thuật thống kê để kết hợp các số liệu riêng lẻ thành một ước lượng đủ đúng của thời gian khứ hồi, hơn nữa TCP liên tục cập nhật ước lượng về thời gian khứ hồi của nó.
Đặc thù phát triển của các mạng diện rộng ngày nay là phát triển trên nền tích hợp của nhiều công nghệ và phương tiện khác nhau. Một hệ thống như vậy mang đặc trưng của một hệ thống không đối xứng, sự chênh lệch giữa các kênh truyền ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ chung của hệ thống.
Mạng diện rộng là hệ thống liên mạng với giao thức trao đổi dữ liệu cơ bản là TCP, trong đó băng thông cho mỗi kênh trao dổi dữ liệu chênh lệch nhau đáng kể. Việc nghiên cứu hiệu suất mạng gắn liền với việc điều khiển các gói xác nhận ACK đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các giao thức mới.
Trong các hệ thống mạng, điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau.
Tắc nghẽn là nguyên nhân, là lý do điều khiển lưu lượng. Sự tắc nghẽn xảy ra khi dữ liệu nhận được vượt quá khả năng xử lý của một nút mạng. Trong các hệ thống mạng diện rộng sự tắc nghẽn làm giảm hiệu suất, tăng thời gian truyền và xử lý, điều này đôi khi dẫn đến nghẽn mạch toàn bộ hệ thống. Điều đó có thể do một số nguyên nhân sau:
• Thiết bị mạng không đáp ứng được nhu cầu xử lý số liệu (ví dụ: bộ đệm quá nhỏ…)
• Tần suất dữ liệu đầu vào quá lớn so với tần suất dữ liệu đầu ra • Thời gian chờ xử lý, xếp hàng…quá lớn
• Tần suất lỗi mạng cao
Vấn đề là khi một trong các điều kiện trên xảy ra nó có thể kéo theo các điều kiện còn lại. Để giải quyết vấn đề này trong các hệ thống mạng người ta phải đưa vào các thủ tục điều khiển tắc nghẽn.