Sơ qua các cải tiến giao thứcTCP cho mạng không dây Indirect TCP (I-TCP)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế điều khiển trong giao thức TCP (Trang 54 - 56)

Nguyên lý bảo toàn gói tin trong điều khiển lưu lượng TCP: ”giữ cho số gói số liệu có mặt trong mạng của một kết nối không thay đổi”

2.4.2.2Sơ qua các cải tiến giao thứcTCP cho mạng không dây Indirect TCP (I-TCP)

Indirect TCP (I-TCP)

TCP gián tiếp (Indirect TCP): theo cơ chế này, kết nối TCP từ người gửi sẽ kết thúc tại đầu vào đường truyền hay gây lỗi, nơi đặt agent TCP, agent sẽ biên nhận các gói số liệu mà nó nhận được và chịu trách nhiệm gửi nó đến đích. Trên đường truyền không dây, nơi có tỉ suất lỗi bit cao và thất thường, một kết nối TCP được tinh chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của đường truyền này sẽ được thiết lập. Ngoài kết nối TCP, tại đây, cũng có thể sử dụng một giao thức giao vận khác.

Nhược điểm của I-TCP là làm mất ngữ nghĩa đầu cuối- đầu cuối của giao thức TCP, nút trung gian (trong đó có agent TCP) gửi biên nhận thay cho người nhận, do đó biên nhận có thể đến người gửi trước khi gói số liệu thực sự đến người nhận. Ngoài ra, I-TCP cũng gây khó khăn cho các trạm cơ sở, vì chúng phải chuyển cho nhau một lượng lớn thông tin trạng thái khi xảy ra việc chuyển cuộc gọi.

Snoop TCP

Cơ chế thực hiện agent TCP thứ hai này tôn trọng ngữ nghĩa “end-to-end”. Agent nằm giữa hai mạng không chia đôi kết nối TCP, nó chỉ giữ bản sao các gói số liệu chứ không tự sinh ra các biên nhận. Các biên nhận không phải là lặp mà bên nhận gửi lại sẽ được agent chuyển tiếp tới cho bên gửi, còn các biên nhận lặp sẽ bị chặn lại, tránh cho bên gửi chuyển sang pha phát lại nhanh. Khi nhận được biên nhận lặp thứ ba, hoặc khi agent đã đợi quá một khoảng thời gian hết giờ cục bộ, gói số liệu tương ứng sẽ được agent phát lại. Thời gian hết giờ cục bộ này phải được xác định phù hợp với đường truyền không dây chỉ có một chặng, nó đương nhiên là nhỏ hơn thời gian hết giờ mà bên người gửi (nguồn) sử dụng. Về thực chất, giải pháp Snoop-TCP cũng giống giải pháp phát lại ở tầng liên kết dữ liệu, vì vậy, chúng cũng còn có tên gọi là “phát lại

ở tầng liên kết có sự nhận biết TCP” (TCP aware link layer retransmission). Cả hai giải pháp này đều đòi hỏi không có sự mất gói số liệu do tắc nghẽn trên đường truyền snoop agent và đích, nghĩa là từ trạm cơ sở đến người nhận chỉ có một chặng. Ngoài ra, giải pháp này cũng có nhược điểm tương tự giải pháp phát lại ở tầng liên kết dữ liệu, đó là nó có thể vẫn cản trở các cơ chế kiểu đầu cuối- đầu cuối, nếu thời gian đường truyền xấu kéo quá dài.

Như vậy, với các biện pháp cải tiến này ta thấy sử dụng mạng hiệu suất cao hơn hẳn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế điều khiển trong giao thức TCP (Trang 54 - 56)