1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAI GIANG KY NANG TIEP DAN

207 816 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật

Trang 1

BÀI GIẢNG MÔN

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG TIẾP CÔNG DÂN

VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA

CÔNG DÂN

Trang 3

I TIẾP CÔNG DÂN

1 Những vấn đề cơ bản về tiếp công dân

a Khái niệm và đặc điểm:

Khái niệm:

- Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải

thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật

(Khoản 1, Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013)

Trang 4

Thực trạng – năm 2016

Trụ sở, địa điểm Lƣợt tiếp

Trang 5

1 Những vấn đề cơ bản về tiếp công dân

a Khái niệm và đặc điểm:

Đặc điểm:

- Tiếp công dân là trách nhiệm của Nhà nước

- Chủ thể tiếp công dân là cơ quan nhà nước hoặc

cá nhân có thẩm quyền

- Nội dung của tiếp công dân

- Tiếp công dân được thực hiện tại các địa điểm nhất định

- Tiếp công dân được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định

Trang 6

b Vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công dân:

- Việc tiếp công dân giúp cơ quan nhà nước nắm được các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý

- Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và

thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng

là một kênh thông tin để đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước

Trang 7

b Vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công dân:

- Tiếp công dân tạo điều kiện cho nhân dân thực

xã hội

tố cáo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan

có thẩm quyền để xem xét, giải quyết

Trang 8

b Vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công dân:

- Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể của quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, góp phần phát huy bản chất “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” Thông qua công tác tiếp dân, cơ quan nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước

để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các nội dung không còn phù hợp

Trang 9

b Vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công

dân:

- Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần

khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của nhân

dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của

nhân dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã

hội; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân, quyền giám sát của nhân

dân đối với cán bộ, công chức nhà nước góp

phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch,

vững mạnh

9

Trang 10

b Vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công

dân:

- Thông qua công tác tiếp dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó

có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời

- Làm tốt công tác tiếp dân sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, cũng như nhiều bất cập khác của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

10

Trang 11

52,2%

Trang 12

54,2%

Trang 13

13

2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp dân của chính quyền xã

a) Tiếp dân của Hội đồng nhân dân xã

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, thì Thường trực Hội đồng nhân dân xã

có nhiệm vụ tổ chức tiếp dân (Khoản 5, Điều 53 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003) Ngoài ra, trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng quy định: Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm điều kiện, cơ sở vật chất cho việc tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân khi đại biểu yêu cầu Danh sách, kế hoạch, thời gian tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân được niêm yết tại nơi tiếp công dân Thường trực Hội đồng nhân dân gửi kế hoạch tiếp công dân đến Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và mời đại diện các cơ quan này tham dự các buổi tiếp công dân

Trang 15

15

b) Tiếp dân của Ủy ban nhân dân xã

Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trực tiếp giải quyết các công việc của dân, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp dân Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ

tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền (Khoản

2, điều 117 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003) Trong quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân cũng quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Việc tiếp dân được thực hiện theo các hình thức sau đây: Tiếp dân hàng ngày (theo giờ làm việc của Ủy ban nhân dân) hoặc tiếp dân theo định kỳ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiếp dân mỗi tuần ít nhất là một ngày (không kể các trường hợp phải tiến hành theo yêu cầu khẩn thiết), lịch tiếp dân phải được công bố công khai để nhân dân biết Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiếp công dân

Trang 16

- Tổ chức nhân lực và cơ sở vật chất cho hoạt động tiếp dân

- Tổ chức phòng tiếp dân với các trang thiết bị cần thiết, phù hợp với yêu cầu của công việc tiếp dân, trong điều kiện tài chính cho phép

- Tiến hành cuộc tiếp dân

Trang 17

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan

trong việc tiếp công dân.(Điều 18)

- Điều 1, Nghị định 89/1997 của Chính phủ

ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân

quy định: Thủ trưởng cơ quan hành chính

các cấp, các ngành, đơn vị vũ trang nhân

đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,

Trang 18

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong việc tiếp công dân

- Điều 74 Lu ật khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ sung năm

2004, 2005 quy đ ịnh: Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân

Trang 19

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong việc tiếp công dân

- Điều 59, Luật khiếu nại 2011 quy định:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách

điều kiện cần thiết để tiếp công dân; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật,

có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh”

Trang 20

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc tiếp công dân trong cơ quan mình (Điều 18)

+ Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân;

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong vi ệc tiếp công dân

thuận lợi cho việc tiếp

cơ sở vật chất phục

vụ việc tiếp công dân;

Trang 21

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc tiếp công dân trong cơ quan mình (Điều 18)

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong vi ệc tiếp công dân

Trang 22

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc tiếp công dân trong cơ quan mình (Điều 18)

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong vi ệc tiếp công dân

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp dân giải quyết khiếu nại

+ Phối hợp chặt chẽ với

cơ quan, tổ chức, đơn vị

có liên quan tiếp công

dân và xử lý vụ việc

nhiều người cùng khiếu

nại, tố cáo, kiến nghị,

phản ánh về một nội

dung;

Trang 23

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc tiếp công dân trong cơ quan mình (Điều 18)

+ Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân;

+ Có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;

+ Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong vi ệc tiếp công dân

Trang 24

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong việc tiếp công dân

- Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân

ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình

Lãnh đạo huyện Nam

Trực – Nam Định tiếp

công dân tại trụ sở

tiếp công dân của

UBND huyện.

Trang 26

TỈNH HÒA BÌNH

ĐOÀN

ĐBQH

THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY

THƯỜNG TRỰC

Trang 27

HUYỆN LẠC SƠN

Trang 28

PCT UBND

PCT UBND

PCT HĐND

Trang 29

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan trong việc tiếp công dân

- Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân

Trang 30

4 Trách nhiệm của người tiếp công dân

(Điều 8)

2

Cán bộ tiếp công dân CSGT

huyện Cái Bè – Tiền Giang

(Ảnh: Vietnamnet)

1

Ông Cưng vừa hút thuốc vừa tiếp công dân vào sáng 19/11/2012 (ảnh Vnexpress)

Ông Cưng vừa hút thuốc vừa tiếp công dân vào sáng 19/11/2012 (ảnh Vnexpress)

Trang 31

4 Trách nhiệm của người tiếp công dân

Trang 32

- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định

- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc

Trang 33

- Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày

- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết

Trang 34

- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại,

chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử

lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân

Trang 35

Tiếp nhận,

xử lý bước đầu (Đ.25)

Phân loại,

chuyển đơn (Đ.26)

Thông báo kết quả xử lý (Đ.28)

- Đón tiếp và tiếp nhận đơn

- Ghi vào sổ tiếp công dân

- Viết biên nhận cho công dân

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH

Trang 36

+ Đối với đơn do bộ phận tiếp công dân của

cơ quan mình chuyển đến (Được thông báo theo quy định Điều 27 – Luật tiếp công dân)

+ Đối với đơn do cơ quan Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban tiếp công dân chuyển đến

Trang 37

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố

cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

Trang 38

Những trường hợp được từ chối tiếp công dân:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

Trang 39

Những trường hợp được từ chối tiếp công dân:

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;

Trang 40

5.1 Giai đoạn tiếp xúc ban đầu

Trước hết, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân cần có thái độ, tác phong,

cử chỉ, lời nói lịch sự, nhã nhặn, bình tĩnh, khiêm tốn, đúng mực ngay từ khi tiếp xúc ban đầu với công dân, cũng như trong quá trình tiếp công dân Đối với trường hợp đông người khiếu nại cùng một nội dung, thì đề nghị các công dân cử đại diện; cần thiết phối hợp với lực lượng bảo vệ để việc

cử đại diện theo quy định của pháp luật và giữ trật tự, an ninh tại trụ sở cơ quan, đơn vị, không ảnh hưởng đến công tác của cơ quan, đơn vị

5 QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN

Trang 41

Thứ hai, mời công dân đến Phòng tiếp công dân, sắp xếp, bố trí vị trí

ngồi cho công dân thuận tiện Ân cần rót nước mời công dân, nhẹ nhàng, khéo léo tìm hiểu thân nhân của công dân (như tình hình sức khỏe, địa chỉ, gia đình…), để nắm bắt được tâm lý, văn hoá xử sự và giảm sự bức xúc ban đầu hay sự e ngại của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân của

cơ quan Nhà nước Đối với trường hợp đông người, hay một tổ chức thì

sẽ phức tạp và khó khăn hơn, song về cơ bản vẫn phải vận dụng phương pháp như đối với một người, đó là “tập trung” vào người đại diện, người đứng đầu, người thay mặt

5.1 Giai đoạn tiếp xúc ban đầu

Trang 42

Thứ ba, đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân

dân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu cần) và thực hiện các thủ tục như kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trên; ghi chép, phản ánh vào Sổ tiếp công dân các thông tin

cơ bản về nhân thân của người được tiếp

Thứ tư, thông báo cho công dân nắm được nội dung, quy chế tiếp công dân của cơ

quan, đơn vị; quyền hạn, nghĩa vụ của công dân khi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được pháp luật quy định

Thứ năm, trong bất kỳ tình huống nào, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân phải

bình tĩnh, thận trọng, đảm bảo dân chủ, khách quan, tôn trọng sự thật và tôn trọng công dân khi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tuân thủ nghiêm pháp luật của Nhà nước, đường lối chính sách của Đảng Không lợi dụng quyền hạn để sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hóa hoặc thiếu thiện chí, xúc phạm danh dự của công dân

Trang 43

43

Thứ sáu, nếu công dân có thái độ nóng nảy, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân

phải nhã nhặn, mềm dẻo, đôi khi phải lựa ý họ, nhưng phải thể hiện được bản lĩnh, trách nhiệm của người đang thi hành công vụ Nếu công dân tỏ ra xúc động không trình bày được rõ nội dung, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân cần động viên, chia

sẻ, tạo điều kiện cho công dân bình tĩnh trình bày nội dung sự việc và đề nghị, kiến nghị hay yêu cầu cần giải quyết

Thứ bảy, trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có thái độ

thiếu văn hóa hoặc có ý gây rối, xúc phạm uy tín, danh dự cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, thì cần xác định cho họ đây là cơ quan nhà nước, phải có thái độ nghiêm túc, hợp tác và yêu cầu công dân thực hiện nội quy tiếp công dân Trong mọi tình huống, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân phải luôn ở thế chủ động, sáng suốt phán đoán diễn biến sự việc chính xác, có cơ sở khoa học

Ngày đăng: 06/07/2017, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w