Pháp Luật kinh doanh là tổng thể những qui phạm pháp luật do nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành, thay đổi, chấm dứt tư cách chủ thể kinh doanh với nhau và giữa chủ thể kinh doanh với các cơ quan hữu quan.
Trang 1BÀI GIẢNG MÔN
LUẬT KINH DOANH
Giảng viên: TS Phan Văn Đoàn
Điện thoại : 0987.26.55.25
Email: diepdoan2003@gmail.com
FB: Diep Doan Phan
Web: quytu thienvicongdong.com/vieclamchomoinguoi.com
Trang 2NỘI DUNG MÔN HỌC
- Chương I: Tổng quan về pháp luật kinh doanh
- Chương II: Chủ thể các quan hệ kinh doanh
- Chương III: Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh doanh
- Chương IV: Hợp đồng áp dụng trong kinh doanh
- Chương V: Chế tài và giải quyết tranh chấp kinh doanh trong thương mại
Trang 3Tài liệu học tập
Giáo trình Luật kinh tế (dùng trong các trường cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp) – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Giáo trình Luật Thương Mại của Đại học Luật Hà Nội;
Giáo trình Luật thương mại – Đại học Cần thơ
Bài giảng Pháp Luật kinh doanh
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP
LUẬT KINH DOANH
• 1 Khái niệm Luật kinh doanh:
1.1 Khái niệm Luật kinh doanh
1.2 Đối tượng điều chỉnh
1.3 Phạm vi điều chỉnh
1.4 Phương pháp điều chỉnh
• 2 Vai trò của luật kinh doanh đối với nền
kinh tế quốc dân.
Trang 61.1 Khái niệm Luật kinh doanh
• Luật kinh doanh trong giai đoạn hiện nay có thể định nghĩa:
Pháp Luật kinh doanh là tổng thể những qui phạm pháp luật do nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành, thay đổi, chấm dứt tư cách
Trang 71.2 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh
của Luật kinh tế.
• Mỗi một ngành luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.
A Đối tượng điều chỉnh của ngành luật kinh
doanh là những quan hệ kinh tế do luật kinh
tế tác động vào, phát sinh trong kinh doanh
hoặc quản lý Nhà nước trong kinh doanh.
Trang 81.2 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh
của Luật kinh tế.(tt)
• Việc xác định đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế cũng trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta nắm được vấn đề Nhà nước sẽ sử dụng Luật kinh tế để tác động vào đời sống kinh tế của xã hội như thế nào Chẳng hạn như:
a Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh.
b Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà
nước về kinh tế đối với các chủ thể kinh doanh.
c Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ của đơn vị kinh
Trang 9a Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh.
Đây là nhóm quan hệ chủ yếu, nhóm này có đặc điểm là:
Các quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt
động kinh doanh.
Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các doanh
nghiệp.
Các chủ thể này độc lập và bình đẳng với nhau.
Nhóm quan hệ này phát sinh chủ yếu thông qua các
hợp đồng kinh tế.
Do nảy sinh từ nhu cầu kinh doanh nên ngoài sự tác động của thị trường các quan hệ này còn chịu sự tác động, điều chỉnh của kế hoạch Nhà nước.
Trang 10b Nhóm qh phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước về KT đối với các chủ thể kinh doanh.
• Đây là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý Nhà
nước về kinh tế Chủ thể tham gia quan hệ này có địa vị pháp lý khác nhau Một bên là cơ quan quản lý kinh tế, một bên là các đơn vị kinh doanh Tuy nhiên quan hệ
này không phải là quan hệ quản lý theo luật hành chính
mà là quan hệ quản lý gắn liền với vận động của quan
hệ hàng hóa tiền tệ.
• Vd: Vận động người VN dùng hàng VN.
• Vd2: Hạn chế cấp phép kinh doanh một số ngành nghề
Trang 11c Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ của
đơn vị kinh doanh.
• Đây là quan hệ giữa những bộ phận cấu thành của một đơn vị kinh tế phát sinh khi chúng
tiến hành hoạt động kinh doanh.
• Vd: Quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc quản trị doanh nghiệp, phòng ban.
Trang 12Phạm vi điều chỉnh
• Hành vi kinh doanh
• Không gian và thời gian diễn ra hoạt động kinh doanh
Trang 13Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh
doanh
• Phương pháp bình đẳng.
• Phương pháp quyền uy.
• Phương pháp mệnh lệnh và thỏa thuận.
Trang 14Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh doanh.
• Phương pháp bình đẳng.
Phương pháp này chủ yếu điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh cuả các đơn vị kinh doanh.
Theo phương pháp này các vấn đề mà các bên tham gia quan tâm đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận.
Vd: Quan hệ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; quan
Trang 15Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh
doanh
• Phương pháp quyền uy.
Khi tham gia vào quan hệ quản lý kinh doanh,
các chủ thể ở vào vị trí không bình đẳng về địa
vị pháp lý, một bên là cơ quan quản lý Nhà
nước về kinh tế, một bên là đơn vị kinh doanh vd: Quan hệ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trang 16Phương pháp mệnh lệnh và thỏa thuận.
• Luật kinh doanh vừa điều chỉnh các quan hệ
quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng, vừa điều chỉnh các quan hệ sản xuất kinh
doanh giữa các chủ thể bình đẳng, do vậy mà
nó sử dụng và phối hợp phương pháp điều
chỉnh khác nhau
• Luật kinh doanh sử dụng: Phương pháp mệnh
Trang 172 Vai trò của luật kinh doanh đối với
nền kinh tế thị trường
• Luật kinh doanh tạo ra mục tiêu quản lý nền kinh
tế bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý trong
kinh doanh an toàn, bình đẳng, thuận tiện cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thành
nền kinh tế thị trường văn minh, dân chủ, hiện đại.
Trang 182 Vai trò của luật kinh doanh đối với
nền kinh tế thị trường
• Xác định địa vị pháp lý, xác định hành vi kinh
doanh cho các chủ thể kinh doanh, đồng thời
điều tiết được nền kinh doanh ấy.
Trang 192 Vai trò của luật kinh doanh đối với
nền kinh tế thị trường
• Góp phần to lớn trong việc đấu tranh có hiệu
quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong
quá trình vận hành nền kinh tế thị trường và bảo
vệ một cách chắc chắn lợi ích của các doanh
nghiệp, của mọi công dân.
Trang 202 Vai trò của luật kinh doanh đối với
nền kinh tế thị trường
• Quy định chi tiết đồng thời hướng dẫn các trình
tự, thủ tục thành lập, giải thể, tuyên bố phá sản,
… đối với các chủ thể kinh doanh.
• Quy định vấn đề tài phán trong kinh doanh, điều này giúp cho các chủ thể kinh doanh bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trang 22MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
Trang 23 I/ Những vấn đề chung về chủ thể kinh
doanh
Khái niệm chủ thể kinh doanh
Phân loại chủ thể kinh doanh
II/ Những vấn đề chung về doanh nghiệp
2.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
2.2 Phân loại doanh nghiệp
2.3 Thành lập và đăng ký kinh doanh doanh
nghiệp
2.4 Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp
Chương 2: CHỦ THỂ CỦA CÁC QUAN HỆ
KINH DOANH (15 Tiết)
Trang 24 Kinh doanh được định nghĩa về mặt pháp lý đầu tiên
tại Điều 3 Luật công ty ngày 21/12/1990, định nghĩa này được nhắc lại trong Luật doanh nghiệp năm 1999
(ngày 12/06/1999), tại Điều 3: “Kinh doanh là việc
thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ
I/ Những vấn đề chung về chủ thể kinh
doanh
Trang 25Ở VN chủ thể kinh doanh có thể được hiểu là tất
cả các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp hơn của luật thực định thì chủ thể kinh doanh có thể được hiểu gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã làm thủ tục theo qui định và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư (Theo Luật đầu tư năm 2005 thì giấy chứng nhận đầu tư sẽ có giá trị như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
Như vậy, một chủ thể được thành lập ra chủ yếu để tiến hành hoạt động kinh doanh với đầy đủ các dấu hiệu vừa nêu trên là chủ thể kinh doanh.
1.1 Khái niệm chủ thể kinh doanh:
Trang 26Theo quan điểm được nhiều người đồng ý hiện nay thì chủ thể kinh doanh gồm hai nhóm:
1.2 Phân loại chủ thể kinh doanh
Trang 27 Tổ chức kinh doanh: chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp, ngoài ra còn bao gồm hợp tác xã, các chủ thể khác.
Cá nhân kinh doanh: bao gồm hai loại là
cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá
nhân không có đăng ký kinh doanh.
27
Trang 28 Loại cá nhân có đăng ký kinh doanh được pháp luât quy định dưới dạng hộ kinh doanh (Được quy định tại Chương 6, Đ49-Đ56 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh)
Cá nhân không có đăng ký kinh doanh là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Cá nhân kinh doanh:
Trang 292.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý được định nghĩa là:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (k.1 Điều 4
Luật doanh nghiệp 2005)
II/ Những vấn đề chung về doanh
nghiệp
Trang 30Đặc điểm của doanh nghiệp
Trang 31Phân Loại Doanh nghiệp
TS PHAN VĂN ĐOÀN 31
Trang 32Nội dung các quy định về thành lập và
đăng ký kinh doanh DN bao gồm 02 vấn
Trang 33a/ Đối tượng có quyền thành lập và quản lý DN:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật DN 2005
thì: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân
nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” Như
vậy, theo quy định trên, mọi tổ chức (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính), mọi cá nhân (không phân biệt nơi cư trú), nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập DN, đều có quyền thành lập và có quyền tham gia quản lý DN tại VN
03/06/24 Vieclamchomoinguoi.com 33
2.3.1 Thành lập DN và góp vốn
vào DN
Trang 34a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán
bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh
Khoản 2 Điều 13 Luật DN 2005: “Tổ chức, cá nhân sau
đây không được quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam:
Trang 35đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”
“Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập
và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (tt)
Trang 36 Theo Nghị định 102/2010NĐ-CP, Điều 13 quy định: “1 Tất
cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều
13 của Luật Doanh nghiệp.
Những đối tượng bị cấm thành lập DN vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần của cty, nếu họ không rơi vào những trường hợp cấm, bao gồm (Khoản 4 Điều 13 Luật DN 2005):
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b/ Đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp
Trang 37Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho DN (thừa nhận tư cách pháp
lý của DN) và DN sẽ được đảm bảo về mặt pháp lý
kể từ khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh
Ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh:
+ Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung như: quản lý ngành nghề hợp pháp, điều kiện đủ được kinh doanh, xác định tỉ lệ, sự cân đối giữa các ngành nghề để có chính sách kinh tế phù hợp, để thu thuế…
+ Xác lập tư cách chủ thể kinh doanh ở các doanh nghiệp, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại
2.3.2 Đăng ký kinh doanh cho DN
Trang 38Thứ nhất: điều kiện về tài sản (vốn):
Thứ hai: điều kiện về ngành nghề kinh
Trang 39 DN muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì DN phải
có tài sản, tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người
thành lập DN Tài sản này có thể là: “Tài sản góp vốn
có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty” (Khoản 4 Điều 4 Luật DN 2005).
03/06/24 contact@trustlawyer.com.vn 39
Thứ nhất: điều kiện về tài sản (vốn):
Trang 40theo quy định tại Điều 7 Luật DN 2005 có 03 nhóm ngành nghề kinh doanh, về nguyên tắc, các chủ thề kinh doanh có quyền kinh doanh tất cả những
Trang 41 - Các ngành nghề cấm kinh doanh: Luật
DN 2005 quy định rằng DN sẽ không
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh Điều 7 Nghị
định 102/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể những ngành, nghề cấm kinh doanh:
Thứ hai: điều kiện về ngành nghề kinh
doanh (tt)
Trang 42a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
b) Kinh doanh chất ma túy các loại;
c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
đ) Kinh doanh các loại pháo;
e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Các ngành nghề cấm kinh doanh:
Trang 43h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;
i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;
k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi
trường;
o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc
sử dụng tại Việt Nam;
p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành
- Các ngành nghề cấm kinh doanh (tt)
Trang 44Bên cạnh đó, Điều 30 Luật Đầu tư 2005 cũng quy định các
dự án cấm kinh doanh như sau:
Điều 30 Lĩnh vực cấm đầu tư
1 Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
2 Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3 Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
4 Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào
Các ngành nghề cấm kinh doanh (tt)