MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT (VIETLAND) 1 1.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt 1 1.2 Đặc điểm hoạt động 2 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 3 1.4Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 5 1.4.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 5 1.4.1.1 Tình hình tài chính 5 1.4.1.2 Kết quả kinh doanh 7 1.4.2 Phương hướng hoạt động của công ty 9 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT 10 2.1 Tổ chức hệ thống kiểm toán 10 2.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán trong đơn vị 10 2.1.2 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và hoạt động đào tạo kiểm toán viên 11 2.1.2.1 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp 11 2.1.2.2 Hoạt động đào tạo KTV tại công ty 13 2.1.3 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán 15 2.2 Tổ chức quy trình kiểm toán của công ty 15 2.2.1 Nội dung triển khai quy trình kiểm toán tại khách thể kiểm toán 15 2.2.2 Cách thức vận dụng các phương pháp ,thủ tục và kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán 22 2.3 Tổ chức hồ sơ kiểm toán của công ty 35 2.3.1.Nội dung tổ chức hồ sơ kiểm toán chung 36 2.3.2 Nội dung tổ chức hồ sơ kiểm toán năm 37 2.4 Tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán của đơn vị 39 2.4.1 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39 2.4.2 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 43 2.4.3 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán 48 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT(VIETLAND) 50 3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán tại công ty 50 3.1.1 Ưu điểm 50 3.1.2 Những tồn tại 50 3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán của công ty 52 3.2.1 Về công ty: 52 3.2.2 Về quy trình kiểm toán: 53
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN TÀI
CHÍNH ĐẤT VIỆT (VIETLAND) 1
1.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt 1
1.2 Đặc điểm hoạt động 2
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 3
1.4Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 5
1.4.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 5
1.4.1.1 Tình hình tài chính 5
1.4.1.2 Kết quả kinh doanh 7
1.4.2 Phương hướng hoạt động của công ty 9
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT 10
2.1 Tổ chức hệ thống kiểm toán 10
2.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán trong đơn vị 10
2.1.2 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và hoạt động đào tạo kiểm toán viên 11
2.1.2.1 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp 11
2.1.2.2 Hoạt động đào tạo KTV tại công ty 13
2.1.3 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán 15
2.2 Tổ chức quy trình kiểm toán của công ty 15
2.2.1 Nội dung triển khai quy trình kiểm toán tại khách thể kiểm toán 15
2.2.2 Cách thức vận dụng các phương pháp ,thủ tục và kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán 22
Trang 22.3.1.Nội dung tổ chức hồ sơ kiểm toán chung 36
2.3.2 Nội dung tổ chức hồ sơ kiểm toán năm 37
2.4 Tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán của đơn vị 39
2.4.1 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39
2.4.2 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 43
2.4.3 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán 48
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT(VIETLAND) 50
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán tại công ty 50
3.1.1 Ưu điểm 50
3.1.2 Những tồn tại 50
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm toán của công ty 52
3.2.1 Về công ty: 52
3.2.2 Về quy trình kiểm toán: 53
Trang 3Sơ đồ 1.1: Sơ đồ toàn công ty 4
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phòng kiểm toán 5Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn ĐấtViệt (Vietland) giai đoạn 30/09/2012- 30/09/2015 7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phòng kiểm toán 11
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN
TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT (VIETLAND)
1.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt (Vietland) được chuyển đổi
từ công ty Cổ phần Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt vào ngày 11/6/2007, đượcphép kinh doanh theo giấy phép số 41303001221 ngày 26/09/2002 do Ủy ban
Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt (sau đây gọi tắt là Vietland)được xây dựng theo mô hình mẹ – con, trong đó một nhánh của công ty là thànhviên của Vietland - Công ty dịch vụ kế toán và tin học Sao Mai, chuyên cungcấp về các dịch vụ kế toán, tư vấn thuế và cung cấp phần mềm kế toán
Từ khi hoạt động đến nay, công ty đã 3 lần thay đổi trụ sở hoạt động đểphù hợp với quy mô ngày càng lớn của công ty Hiện nay công ty có một trụ sởchính và 3 văn phòng đại diện:
+ Trụ sở chính đặt tại: 02, Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, Q.1, Tp.HCM
+ Văn phòng đại diện tại Hà Nội: 209 Giảng Võ, phường Cát Linh, Đống
Trang 51.2 Đặc điểm hoạt động
Hiện nay, Vietland là một trong những công ty kiểm toán có uy tín,chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn trong các lĩnh vực Quản trị doanhnghiệp - Tài chính kế toán - Thuế - Đầu tư và mọi vấn đề liên quan đến việc tổchức hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh
vực, ngành nghề và hình thức sở hữu khác nhau
Hiện nay Vietland đang cung cấp các dịch vụ sau:
toán
hoàn thuế; hướng dẫn kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; trợgiúp các khiếu nại về thuế
dịch vụ định giá tài sản, định giá doanh nghiệp; tư vấn cổ phần hoá, tư nhân hoá
Trang 6và các thủ tục niêm yết (IPO); tư vấn sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; tư vấncác hoạt động tài chính khác theo yêu cầu cho doanh nghiệp.
nghiệp và văn phòng đại diện; tư vấn khung pháp luật và cơ cấu quản lý; phântích chính sách của chính phủ đối với phát triển kinh tế; tư vấn cổ phần hoá
tư; nghiên cứu thị trường và đánh giá về nghành nghề kinh doanh; lập dự án đầu
tư khả thi; tư vấn về ưu đãi đầu tư
yêu cầu khách hàng; cho thuê kế toán trưởng, sử dụng giải pháp phần mềm kếtoán
Trong trường hợp đặc biệt, Vietland có khả năng hợp tác tốt với các công
ty và các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước hoặc với các cơ quan quản lýNhà Nước để tăng cường chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng
+ Phó giám đốc có trách nhiệm quản lý, tổng hợp báo cáo mọi vấn đề liênquan đến hoạt động của công ty, đồng thời phụ trách bộ phận dịch vụ kế toán vàđiều hành phòng dịch vụ kế toán
+ Các trưởng phòng chịu trách nhiệm các phòng ban
Trang 7Thủ
Qũy
Sơ đồ toàn công ty:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ toàn công ty
Trực tiếp khảo sát tình hình khách hàng để đưa ra mức phí kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân lực thực hiện hợp đồng kiểmtoán
Trực tiếp thực hiện các hợp đồng kiểm toán có quy mô lớn, phức tạpmang tính rủi ro cao
Kiểm tra chất lượng của báo cáo kiểm toán trước khi trình giám đốc điềuhành
- Phó phòng: hỗ trợ trưởng phòng trong việc phân công nhân lực thực hiệnhợp đồng kiểm toán và điều hành phòng kiểm toán
- Trưởng nhóm: chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán vàphát hành báo cáo kiểm tóan Nhóm trưởng phân công và hướng dẫn các trợ lýthực hiện hợp các đồng kiểm toán
Trang 8- Trợ lý kiểm toán: thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn và chỉ đạocủa trưởng nhóm.
Sơ đồ phòng kiểm toán:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phòng kiểm toán
* Phòng thẩm định: thực hiện các dịch vụ thẩm định các công trình xây
dựng, định giá tài sản, xác định giá tri doanh nghiệp…
* Phòng kế toán: chịu trách nhiệm giao báo cáo và thu phí dịch vụ, theo
dõi sổ sách kế toán, phản ánh tình hình hoạt động công ty, mua và xuất các dụng
cụ văn phòng cho các phòng ban …
* Thủ quỹ: giữ tiền, ghi sổ thu chi tiền mặt và chi tiền khi có chứ ký của
giám đốc và kế toán trưởng
* Phòng marketing (phòng kinh doanh): nghiên cứu thị trường, theo dõi
thông tin khách hàng, liên hệ trực tiếp với khách hàng, chào giá, soạn thảo hợpđồng, dịch các báo cáo, văn bản sang tiếng Anh, Hoa và ngược lại…
* Phòng lưu trữ: lưu trữ hồ sơ kiểm toán khách hàng, in báo cáo, chuẩn bị
hồ sơ làm việc cho các phòng ban khác
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
1.4.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
1.4.1.1 Tình hình tài chính
Trưởng Phòng
Trưởng Nhóm Phó Phòng
Trợ lý kiểm toán
Trang 9Các sáng lập viên của Vietland là các kiểm toán viên có thâm niên và kinhnghiệm tại các công ty kiểm toán lớn của Nhà Nước trực thuộc Bộ tài chính.Một đội ngũ nhân viên và cộng tác viên là các chuyên viên có kinh nghiệm trongcác linh vực thuế, tài chính, ngân hàng, luật pháp, tin học… Bên cạnh đó, công
ty có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành của chính phủ Do vậy công ty
có các lợi thế riêng như:
-Có điều kiện cập nhật thường xuyên những văn bản pháp luật mới, cácthay đổi trong hệ thống tài chính Quốc gia, các chính sách mới về Thuế, đầu tưnước ngoài nên chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ mà công ty cung cấpngày càng cao, được nhiều khách hàng tín nhiệm về khả năng đáp ứng yêu cầu
và mong đợi của khách hàng
-Có đội ngũ nhân viên không ngừng được nâng cao chất lượng, được đàotạo có hệ thống, có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc và lòngtin của khách hàng
-Bằng sự tận tâm cùng những kinh nghiệm, chuyên môn sâu không ngừngtích luỹ, hiện nay công ty đã duy trì được khoảng 100 khách hàng thường xuyêntrong phạm vi toàn quốc, đồng thời phát triển thêm số khách hàng mới nhờkhông ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như công tácmarketing
-Nước ta vừa gia nhập WTO (7/11/2006), các công ty thi nhau lên sàn giaodịch chứng khoán nên nhu cầu về kiểm toán độc lập là rất lớn Các công ty nướcngoài và có vốn đầu tư nước ngoài cũng là những khách hàng thường xuyên củacác công ty kiểm toán, với lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càngtăng thì khách hàng sẽ càng nhiều thêm
Trong bối cảnh hội nhập nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, ngànhkiểm toán Việt Nam lại còn non trẻ, công ty Vietland nói riêng cũng như cáccông ty kiểm toán Việt Nam nói chung đều gặp những khó khăn nhất định:
Trang 10-Môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn trong giai đoạn hoànthiện Các văn bản pháp lý mới ban hành cách nay không lâu và còn đang xâydựng, sửa đổi, bổ sung nên hay có sự thay đổi.
-Sự gia tăng số lượng các công ty kiểm toán làm cho thị trường kiểm toántrở nên sôi động Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán lại không được quan tâmđúng mức Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong khi các chuẩn mực lạichưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ làm cho chất lượng kiểm toán bị thả nổi.-Tâm lý ngại mời kiểm toán ở đa số các doanh nghiệp (trừ những doanhnghiệp bắt buộc kiểm toán theo pháp luật quy định) đã hạn chế số lượng kháchhàng ở tất cả các công ty kiểm toán
1.4.1.2 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn
Đất Việt (Vietland) giai đoạn 30/09/2012- 30/09/2015
3 Lợi nhuận trước thuế 499 717 218 43,69 1069 352 49,09
4 Số lượng nhân viên 169 172 3 1,78 187 15 8,72
Trang 11Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn
Đất Việt (Vietland) giai đoạn 2014-2016.
Trang 12Nhận xét về tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua:
-Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ của Công ty tăng qua các năm ,cụ thểnhư sau :
+Năm 2015 so với năm 2014 tăng 810 triệu đồng tương ứng 3.76%.Trong
đó doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính tăng 385 triệu đồng tương ứng tăng21,58%, doanh thu kiểm toán dự án tăng 456 triệu đồng tương ứng tăng 9,55%,doanh thu kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản tăng 126 triệu đồng tương ứng tăng2.51%, Doanh thu dịch vụ kế toán tăng 367 triệu đồng tương ứng tăng8.89%,doanh thu dịch vụ khác giảm 524 triệu đồng tương ứng 9% Doanh thudịch vụ khác giảm là do công ty tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chủ đạo làdịch vụ kiểm toán
+Năm 2016 so với năm 2015 tăng 1824 triệu đồng tương ứng tăng8.17%.Trong đó doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính tăng 1357 triệu đồngtương ứng tăng 62.56%, doanh thu kiểm toán dự án tăng 336 triệu đồng tươngứng tăng 6.42 %, doanh thu kiểm toán đầu tư và xây dưng cơ bản tăng 90 triệuđồng tương ứng tăng 1.75%,doanh thu dịch vụ kế toán tăng 6 triệu đồng tươngứng tăng 0.13% ,doanh thu dịch vụ khác tăng 35 triệu đồng tương ứng tăng0.66%
mức tăng của doanh thu tương ứng qua các năm ,cụ thể :
+Năm 2015 so với năm 2014 tăng 592 triệu đồng tương ứng tăng2.82%,trong đó chi phí nhân viên tăng 327 triệu đồng tương ứng tăng 3.19%,chí phí khác tăng 218 triệu đồng tương ứng tăng 43,69 %
+Năm 2016 so với năm 2015 tăng 1472 triệu đồng tương ứng tăng6.81%,trong đó chí phí lương nhân viên tăng 1344 triệu đồng tương ứng tăng12,69%,chi phí khác tăng 128 triệu đồng tương ứng tăng 1.16%
Kết luận : Do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí
qua các năm nên lợi nhuận sau thuế năm 2015 so vớ năm 2014 tăng 218 triệuđồng tương ứng tăng 43.69%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 352 triệu đồng
Trang 13tương ứng tăng 49,09% Bên cạnh đó số lượng nhân viên trong công ty không
ngày càng phát triển cũng như hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả vớilượng khách hàng không ngừng tăng lên qua các năm
1.4.2 Phương hướng hoạt động của công ty
Đứng trước tình hình nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thửthách, Ban Giám đốc đã đề ra phương hướng phát triển của công ty trong nhữngnăm tiếp theo như sau:
Về khách hàng:
-Nâng cao chất lượng phục vụ để giữ vững khách hàng cũ, tập trung khaithác nhóm khách hàng là các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp nước ngoài lớnvới giá phí kiểm toán cao
-Tiếp tục tham gia dự thầu kiểm toán các dự án lớn, các tổng công ty
-Mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càngphong phú của khách hàng
-Có chính sách nhân sự tốt để thu hút và giữ chân những nhân viên có kinhnghiệm, trình độ cao Sửa đổi chính sách lương, thưởng phù hợp, tạo điều kiệncho người lao động gắn bó lâu dài với công ty
Về công ty:
-Mở thêm nhiều văn phòng đại diện và chi nhánh khắp 3 miền, chủ yếu làtập trung ở các tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương,Quãng Ngãi… để khai thác thêm khách hàng mới
-Nâng cao trình độ nhân viên và chất lượng phục vụ nhằm củng cố uy tíncủa công ty
Trang 14CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐẤT VIỆT
2.1 Tổ chức hệ thống kiểm toán
2.1.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán trong đơn vị
Giới thiệu phòng kiểm toán:
Phòng kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, đứng đầu làtrưởng phòng
- Trưởng phòng: chịu trách nhiệm lập kế hoạch và điều hành hoạt độngcủa phòng kiểm toán
Trực tiếp khảo sát tình hình khách hàng để đưa ra mức phí kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân lực thực hiện hợp đồng kiểmtoán
Trực tiếp thực hiện các hợp đồng kiểm toán có quy mô lớn, phức tạpmang tính rủi ro cao
Kiểm tra chất lượng của báo cáo kiểm toán trước khi trình giám đốc điềuhành
- Phó phòng: hỗ trợ trưởng phòng trong việc phân công nhân lực thực hiệnhợp đồng kiểm toán và điều hành phòng kiểm toán
- Trưởng nhóm: chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán vàphát hành báo cáo kiểm tóan Nhóm trưởng phân công và hướng dẫn các trợ lýthực hiện hợp các đồng kiểm toán
- Trợ lý kiểm toán: thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn và chỉ đạocủa trưởng nhóm
Trang 15Sơ đồ phòng kiểm toán:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phòng kiểm toán 2.1.2 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và hoạt động đào tạo kiểm toán viên
- Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 : Kiểm soát chất lượng doanh nghiệpthực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụliên quan khác (VSQC1)
- Chuẩn mực 200: Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toánkhi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
- Chuẩn mực 210: Hợp đồng kiểm toán
- Chuẩn mực 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tàichính
- Chuẩn mực 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
Trưởng Phòng
Trưởng Nhóm Phó Phòng
Trợ lý kiểm toán
Trang 16- Chuẩn mực 240: Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quátrình kiểm toán báo cáo tài chính
- Chuẩn mực 250: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trongkiểm toán báo cáo tài chính
- Chuẩn mực 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểmtoán
- Chuẩn mực 265: Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộvới Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
- Chuẩn mực 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính
- Chuẩn mực 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thôngqua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị
- Chuẩn mực 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểmtoán
- Chuẩn mực 330: Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá
- Chuẩn mực 402: Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụngdịch vụ bên ngoài
- Chuẩn mực 450: Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán
- Chuẩn mực 500: Bằng chứng kiểm toán
- Chuẩn mực 501: Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mực và sự kiệnđặc biệt
- Chuẩn mực 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài
- Chuẩn mực 510: Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ
- Chuẩn mực 520: Thủ tục phân tích
- Chuẩn mực 530: Lấy mẫu kiểm toán
- Chuẩn mực 540: Kiểm toán các ước tính kế toán
- Chuẩn mực 550: Các bên liên quan
- Chuẩn mực 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thức kỳ kế toán
- Chuẩn mực 570: Hoạt động liên tục
- Chuẩn mực 580: Giải trình bằng văn bản
Trang 17- Chuẩn mực 600: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn
- Chuẩn mực 610: Sử dụng công việc của KTV nội bộ
- Chuẩn mực 620: Sử dụng công việc của chuyên gia
- Chuẩn mực 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo về báo cáo tàichính
- Chuẩn mực 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhạn toànphần
- Chuẩn mực 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác trongbáo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”
- Chuẩn mực 710: Thông tin so sánh- Dữ liệu tương ứng và báo cáo tàichính so sánh
- Chuẩn mực 720: Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chínhkiểm toán
- Chuẩn mực 800: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theokhuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
- Chuẩn mực 805: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khikiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính
- Chuẩn mực 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt
- Chuẩn mực 910: Công tác soát xét báo cáo tài chính
- Chuẩn mực 920: Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoảthuận trước
- Chuẩn mực 930: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
- Chuẩn mực 1000: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Quyết định 87/2005/QĐ-BTC: Công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
kế toán, kiểm toán Việt Nam
2.1.2.2 Hoạt động đào tạo KTV tại công ty
Công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Đất Việt cũng giống như những công
ty kiểm toán khác, để nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực; công
ty đã xây dựng quy trình đào tạo và phát triển cho nhân viên
Trang 18Phạm vi áp dụng: Mọi nhân viên có Hợp đồng lao động chính thức vớiCông ty Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo,căn cứ vào:
- Chiến lược, phương hướng hoạt động của công ty
- Nhu cầu đào tạo
- Nguyện vọng đào tạo của cá nhân, bộ phận
- Triển khai kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt
- Kế hoạch, chương trình đào tạo phảo được Tổng Giám đốc phê duyệtQuy trình, thủ tục:
- Nguyên tắc đào tạo: Phải phục vụ cho nhân viên nâng cáo trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, tay nghề có liên quan đến công việc, vị trí đang đảm nhận; phảiphù hợp với kế hoạch và định hướng phát triển của công ty; không ảnh hưởngđến các hoạt động kinh doanh của công ty nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả đào tạocao
- Phương pháp xác định: Cá nhân có nhu cầu đào tạo sẽ điền vào phiếu vànộp cho bộ phận nhân sự; trên cơ sở Bản mô tả công việc và tiêu chuẩn đánh giánăng lực của từng vị trí, Phòng/ bộ phận sẽ so sánh yêu cầu cần có về kiến thức,
kỹ năng công việc và năng lực, trình độ chuyên môn thực tế của mỗi người đểxác định nhu cầu đào tạo; khi có giấy mời của tổ chức đào tạo bên ngoài, phòngHCNS sẽ xem xét căn cứ trên kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt và trìnhBGĐ
- Hình thức đào tạo:
Đào tạo tại chỗ: Trong quá trình làm việc, nhiều người kinh nghiệm hơn
sẽ truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn, côngviệc này được tiến hành thường xuyên ở mọi vị trí công tác
Đào tạo nội bộ: Công ty mở lớp, mời giáo viên bên ngoài, phòng HCNS
có trách nhiệm liên hệ với cá nhân/tổ chức có khả năng đào tạo khóa học Thamgia các khóa học tổ chức tại Công ty
Trang 19 Đào tạo bên ngoài: Xuất phát từ nhu cầu đào tạo, phòng HCNS chủ độngliên hệ với các tổ chức chuyên ngành để gửi nhân viên đi đào tạo; khi có giấymời của tổ chức bên ngoài mà nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu và kếhoạch đào tạo của công ty, công ty sẽ cử người đi đào tạo dựa trên đề xuất của
bộ phận nhân sự có sự phê duyệt của Giám đốc
2.1.3 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Căn cứ vào mức độ công việc thì một đoàn kiểm toán sẽ có từ ba đến nămngười, gồm một trưởng nhóm kiểm toán và ba trợ lý Nhóm kiểm toán hìnhthành từ khi có lời mời kiểm toán từ phía khách hàng, và chịu trách nhiệm toàn
bộ trong quá trình kiểm toán Tổ chức đoàn kiểm toán ở Vietland gắn chặt vớiqui trình một cuộc kiểm toán cụ thể, từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến giaiđoạn kết thúc hợp đồng kiểm toán Giai đoạn chuẩn bị, công việc khảo Sát vàđánh giá khách hàng là chủ yếu do trưởng nhóm thực hiện, Vì nó có vai tròquyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán, uy tin nghề nghiệp của KTV và uytin của Lietland Trong giai đoạn lập kế hoạch, trưởng nhóm sẽ căn cứ vào đặcđiểm kinh doanh của khách hàng, và trình độ của từng trợ lý kiểm toán lập nênchương trình kiểm toán phù hợp Chương trình kiểm toán qui định rõ tráchnhiệm của từng người, những công việc cần làm và phải làm của các thành viêntrong đoàn kiểm toán, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng Và các vấn đềtrong tâm trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán đổi với từng phần hànhcụthể Căn cứ vào đó đoàn kiểm toán sẽ bước sang giai đoạn triển khai cuộckiểm toán, thông thường trong giai đoạn này, các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ docác trợ lý thực hiện, trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, soát xét, kiểmtra quá trình thực hiện và tổng hợp các kết luận kiểm toán
2.2 Tổ chức quy trình kiểm toán của công ty
2.2.1 Nội dung triển khai quy trình kiểm toán tại khách thể kiểm toán
Khái niệm qui trình trong kiểm toán báo cáo tài chính được hiểu là các giai
các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm
Trang 20toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên báo cáo tài chính ,từ đónâng cao chất lượng ,bảo đảm tính hiệu quả hiệu năng của từng cuộc kiểmtoán.Cuộc kiểm toán tại công ty TNHH tư vấn và kiểm toán Đất Việt thườngđược thực hiện theo quy trình gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán
- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn 3 :Hoàn thành kiểm toán
A,Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Công việc chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành côngcủa một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính trên cả hai phương diện là hạn chế rủi
ro kiểm toán trong phạm vi có thể chấp nhận được đồng thời tối ưu hóa chi phíkiểm toán Vì thế, các chuẩn mực kiểm toán quy định khá chặt chẽ về nhữngcông việc cần tiến hành trong giai đoạn này; dựa vào đó, các công ty kiểm toánxây dựng thành các quy trình kiểm toán phù hợp với đơn vị mình và phù hợp vớitừng nhóm khách hàng cụ thể
Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, bao
gồm:
Tiền kế hoạch là quá trình tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàngnhằm giúp KTV tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá khả năng phục vụ vàcác vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán… Dựa váo đó, nếu đồng
ý, KTV sẽ ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng (Giáo trình Kiểm toán, 2007,trang 117)
Về việc tiếp nhận khách hàng: Trong một lĩnh vực phải chịu nhiều áp lực
và cạnh tranh như hiện nay thì việc có và giữ được khách hàng là rất khó khăn.Tuy nhiên, KTV cũng cần phải thận trọng khi tiếp nhận những yêu cầu củakhách hàng vì rủi ro KTV gánh chịu trách nhiệm pháp lý rất cao và sẽ gặp phảinhững bất lợi nghiêm trọng trong tương lai nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp.Đoạn 12 VSA 220 – Kiểm toán chất lượng hoạt động kiểm toán nêu rõ: “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng,
Trang 21công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàngcủa công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng”.Theo Điều 14 – Quy chế kiểm toán độc lập cũng nêu: “ KTV được thựchiện các dịch vụ kiểm toán cho các đơn vị khách hàng mà KTV không có quan
hệ kinh tế và không có quan hệ họ hàng thân thuộc với lãnh đạo đơn vị”
Vì thế, khi được mời kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải phân công chonhững KTV nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việccũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán
Những người phân công nhiệm vụ kiểm toán cũng đòi hỏi phải có kinhnghiệm cũng như phải linh hoạt trong việc lựa chọn KTV Không nên thay đổithường xuyên KTV kiểm toán cho một khách hàng quen nhằm giúp cho hai bên
có mối quan hệ tốt đẹp cũng như giúp họ nắm vững được nét đặc thù của doanhnghiệp Mặt khác, công ty cũng phải có chính sách luân chuyển KTV để tránhviệc quá quen thuộc với khách hàng dễ dẫn đến sức ỳ về tâm lý và kiểm tra theolối mòn, hoặc mất đi tính độc lập, khách quan
Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định trong chuẩn mực kiểmtoán thứ tư được thừa nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi: “Công tác kiểm toán phảiđược lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải giám sát đúng đắn”
Đoạn hai trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 (VSA 300) cũngnêu rõ: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để cóthể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”
Lập kế hoạch kiểm toán gồm những công việc như: tìm hiểu khách hàng,
tìm hiểu kiểm soát nội bộ, xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán đểlập kế hoạch và chương trình kiểm toán
Tìm hiểu về khách hàng:
-Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình kiểm toán hữuhiệu và hiệu quả, KTV phải có hiểu biết đầy đủ về khách hàng, chủ yếu là vềtình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của họ Những hiểu biết này
sẽ giúp KTV hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động
Trang 22của đơn vị, nhất là giúp KTV xác định được các khu vực có rủi ro cao để cónhững biện pháp thích hợp
-Hiểu biết về khách hàng còn là cơ sở để đánh giá các ước tính kế toán vànhững giải trình của đơn vị, xét đoán về sự phù hợp của chính sách kế toán,đánh giá về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán…(Giáo trìnhKiểm toán, 2007, trang 123)
Nhũng nội dung cần tìm hiểu như:
+ Tình hình thị trường và cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinhdoanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các quy định khác của luật pháp
có liên quan đến ngành nghề…
+ Những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: những đặc điểm về sở hữu
và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị…
Để đạt được những hiểu biết trên, KTV phải:
+ Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh như:
o Điều lệ công ty và giấy phép thành lập
o Báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành và một vài năm trước
o Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị (hay Hội đồngthành viên) và Ban giám đốc
o Các hợp đồng hay các cam kết quan trọng
o Các nội quy, chính sách của khách hàng
o Các tài liệu khác như: các văn bản luật, chế độ, chính sách của Nhà nước
có liên quan đến môi trường kinh doanh và linh vực hoạt động của đơn vị; Báochí và những nguồn tin từ các phương tiện thông tin đại chúng
(Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 124)
+ Tham quan đơn vị: KTV có thể tận mắt quan sát về mọi hoạt động củakhách hàng Từ đó, KTV sẽ tiếp cận và quan sát về thiết ke và vận hành của hệ
Trang 23thống kiểm soát nội bộ; quan sát thực tế đối với các phương tiện kinh doanh …(Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 126)
+ Phỏng vấn: Trong quá trình tham quan, KTV có thể trực tiếp trao đổi vớinhững cán bộ chủ chốt tại các bộ phận Từ đó, KTV có thể đánh giá đượcchuyên môn, năng lực cũng như phẩm chất các nhân viên đơn vị (Giáo trìnhKiểm toán, 2007, trang 126)
Phân tích sơ bộ
Phân tích ngoài việc giúp cho KTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động củakhách hàng còn giúp KTV phát hiện những biến động có thể dẫn đến rủi ro cao,giúp KTV xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục có bị vi phạm haykhông?
Vì vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác lập mứctrọng yếu có thể chấp nhận đối với các sai lệch phát hiện được
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng có những hạn chế tiềm tàng, xuất phát từnhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ KTV thường lấy mẫu kiểm tra chứ không kiểm tra toàn bộ
+ Sự xét đoán nghề nghiệp của KTV…
Chính vì thế, khả năng KTV nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính
là điều luôn có thể xảy ra Vấn đề cần đặt ra là cần phải tìm cách giới hạn khảnăng đó ở mức độ chấp nhận được Vì vậy, KTV phải đánh giá rủi ro kiểm toán
Trang 24để điều chỉnh các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp sao cho rủi ro này có thểgiảm xuống thấp đến mức chấp nhận được.
Rủi ro kiểm toán gồm có: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát
hiện (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 128)
B Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹthuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằngchững kiểm toán Đó là quá trình được thực hiện có kế hoạch, có chương trình
cụ thể và chủ động nhằm thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và
có độ tin cậy cao để minh chứng cho những ý kiến mà kiểm toán viên đã đưa ratrong Báo cáo kiểm toán
*Thực hiện thủ tục kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Bước một ,tìm hiểu và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng
- Bước hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và lập kế hoạch kiểm toáncho từng khoản mục
- Bước ba, thực hiện thủ tục kiểm soát
*Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
-Bước thứ nhất ,xây dựng mô hình phân tích
-Bước thứ hai,xem xét tình độc lập và mức độ tin cậy của các dữ liệu tàichính và nghiệp vụ
-Bước thứ ba, ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ
-Bước thứ tư, phân tích nguyên nhân và tính chất của các chênh lệch
-Bước thứ năm , xem xét những phát hiện qua kiểm toán
*Thủ tục kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
-Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết
-Xác định các khoản mục trên tài khoản để thực hiện kiểm tra chi tiết
-Lựa chọn các khoản mục chính
Trang 25-Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đãchọn
-Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết khoản mục
-Xử lý các chênh lệch kiểm toán hay sai sót kiểm toán đối với các khoảnmục
C Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Tại Vietland, hoàn tất công việc kiểm toán là giai đoạn kết quả của cácbước cụ thể trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán được xem xét trongmối quan hệ hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự kiện bấtthường, những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập bảng khai tài chính
Sau khi hoàn thành tất cả các thể thức kiểm toán, KTV cần tổng hợp cácthông tin thu được để đi đến một kết luận chung về sự trình bày báo cáo kiểmtoán và tiến hành thẩm định bổ sung nếu cần Đây là một quá trình có tính chủquan cao và dựa rất nhiều vào sự phán xét nghề nghiệp của KTV Giai đoạn nàygồm các công việc sau:
tin thu được sau kiểm toán đã đủ để đưa ra kết luận kiểm toán hay chưa Nếuchưa, KTV sẽ tiến hành thẩm định bổ sung
Trưởng nhóm kiểm toán, làm việc với lãnh đạo bộ phận được kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán, thể hiện
ý kiến nhận xét của KTV về nội dung kiểm toán Đối với hoạt động kiểm toánnội bộ tuỳ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị mà báo cáo kiểmtoán có thể có những hình thức khác nhau
Một Báo cáo kiểm toán bao gồm các phần chính sau:
Trang 26- Ý kiến nhận xét và kiến nghị của KTV
Giám đốc có cơ sở ra các quyết định đúng trong điều hành quản lý doanhnghiệp
khi lập báo cáo
kiểm toán
Sau khi KTV lập báo cáo kiểm toán, báo cáo này phải được thông qua BanGiám đốc Riêng báo cáo kiểm toán BCTC, quản trị được đính kèm với BCTCtrước khi lưu hành BCTC (Theo nghị định 59/CP ngày 8/10/96 của Chính phủ)
2.2.2 Cách thức vận dụng các phương pháp ,thủ tục và kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán
A Cách thức vận dụng các phương pháp để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Đất Việt sử dụng kết hợp tất cảcác phương pháp kiểm toán để thu thập bằng chứng cụ thể là:
Phương pháp kiểm toán hệ thống
* Khái niệm : là phương pháp kiểm toán trong đó , các thủ tục, các kỹ thuậtkiểm toán , được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng về tính thích hợp haytính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được kiểm toán Hay nói cách khác kiểm toán viên dựa theo kiểm toán nội bộ để xây dựng cácthủ tục , các kỹ thuật kiểm toán , thông qua hai khâu :
Trang 27a Phân tích hệ thống : là đánh gía tính hiệu quả hay thích hợp của kiểmsoát nội bộ thông qua việc mô tả hay mô hình hoá Đánh giá thông qua bốnbước :
- Bước 1 – Hình dung một quy trình nghiệp vụ lý tưởng hay tốt nhất về mộtnghiệp vụ đang được kiểm toán
- Bước 2 – Xem xét các quy trình nghiệp vụ hiện tại của doanh nghiệpđược kiểm toán , quy trình đó được thể hiện trên văn bản quy trình nghiệp vụ
- Bước 3- So sánh quy trình nghiệp vụ hiện tại với quy trình lý tưởng Bước 4- Tìm ra được điểm mạnh điểm yếu của quy trình hiện tại khoangvùng rủi ro và xác định trọng tâm khu vực kiểm toán
b Xác nhận hệ thống : Là việc kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế đối vớicác quy định về quy trình nghiệp vụ :
Bước 1 – Nắm vững và mô tả một cách rõ ràng chi tiết quy trình nghiệp vụđược quy định bằng văn bản
Bước 2 – Xem xét trên thực tế áp dụng các thử ngiệm kiểm soát để đánhgiá xem các quy định để có được tuân thủ hay không
Bước 3 – So sánh giữa quy trình diễn ra trên thực tế với quy định bằng vănbản thấy được những các điểm khác biệt
Bước 4- Giải thích nguyên nhân và hậu quả của sự khác biệt
* Ưu điểm phương pháp này :
* Nhược điểm
- Không nhấn mạnh vào chiều sâu của vấn đề kiểm toán , rủi ro kiểm toáncao
Trang 28 Phương pháp kiểm toán cơ bản hay riêng lẻ
* Khái niệm : Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục các kỹ thuậtkiểm toán được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên quan đến giữ liệutrong hệ thông kế toán và sử lý thông tin cung cấp
- Đặc trưng của phương pháp này là tiến hành các thử nghiệm , các đánhgiá đều dựa trên hệ thống thông tin , dựa trên các báo cáo tàichính , vì vậy làphương pháp thử nghiệm theo số liệu và những thử nghiệm theo phương phápnày là phương pháp cơ bản
a Phân tích các báo cáo tài chính :
- Ngay trước khi nhận được báo cáo chuẩn kiểm toán
- Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán cũng phải kiểm tra báo cáo tàichính
- Phân tích báo cáo tài chính giúp cho kiểm toán viên có được cái nhìn tổngquát về tình hình tài chính , tình hình hoạt động thông qua quy mô hoạt động ,thông qua cơ cấu tài sản nợ , tài sản có, thấy được những điều không hợp lý ,những điều bất bình thường , những biến động lớn , những vùng rủi ro , nhữngtrọng tâm , trọng yếu cần kiểm toán
b Kiểm tra chi tiết vào ngiệp vụ và số dư tài khoản
- Kỉểm toán viên có thể kiểm tra trực tiếp hoặc toàn bộ và chọn mẫu nghiệp
vụ kinh tế , để xác định tính chính xác hợp pháp , hợp lệ của từng nghiệp vụ
- Mục tiêu của kiểm tra nghiệp vụ :
+ Để đảm bảo là nghiệp vụ được phê chuẩn đúng đắn , từng nghiệp vụ đều