1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc

64 2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 632,5 KB

Nội dung

phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.

Trang 1

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Ở nước ta từ những ngày đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường,cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã góp phần quantrọng cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế; hơn nữa, kinh tế tư nhâncòn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và góp phần hình thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa Vớivai trò như vậy, kinh tế tư nhân ngày càng được chú trọng trong các chínhsách kinh tế của Đảng và Nhà nước Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lầnthứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về “Tiếp tục đổi mới cơchế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” -được coi là chính sách toàn diện và có tính đột phá cho sự phát triển thànhphần kinh tế này Trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay vềdoanh nghiệp tư nhân đã cho thấy mặc dù sự tồn tại của loại hình doanhnghiệp này đã được thừa nhận như trong luật doanh nghiệp và trong cácchính sách của Đảng và Nhà nước, sự phân biệt đối xử đối với nó trongthực tế đã là rào cản cho sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có củanó Hai thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước thường nhận đượcsự đối xử khác nhau với lợi thế thường thuộc về khu vực kinh tế nhà nước.Một trong những vấn đề quan trọng là mức độ tiếp cận tín dụng của khuvực kinh tế tư nhân

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóngcủa doanh nghiệp tư nhân về số lượng cũng như quy mô hoạt động, ngànhnghề thì ngành ngân hàng nói riêng và thị trường vốn tài chính nói chungcũng đã có sự phát triển mạnh mẽ Kèm với sự phát triển mạnh mẽ ấy là sựcạnh tranh tìm kiếm khách hàng giữa trị trường chứng khoán với ngân hàngvà giữa những ngân hàng với nhau Các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt lànhững doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phản ảnh những khó khăn trong việc

Trang 2

tiếp cận vốn tín dụng tư phía các ngân hàng và ngược lại ngân hàng lại chorằng sự cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp luôn được cải thiện.

Thành phố Cần Thơ với vai trò là thành phố trung tâm của khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long, nơi đây tập trung hầu hết những ngành nghềhoạt động cho một nền kinh tế thị trường với những thế mạnh về côngnghiệp, thương mại và dịch vụ nói chung Theo số liệu thống kê năm 2005cho thấy sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân tại đây là chiếm trên30% giá trị tổng sản phẩm và giải quyết một lượng lao động lớn của Thànhphố Doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ tập trung chủ yếu ở hìnhthức là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt độngtrong hầu hết các ngành kinh doanh khác nhau Sự lớn mạnh của các doanhnghiệp tư nhân có mặt đáng mừng nhưng tồn tại không ít những khó khăncần tháo dỡ trong đó có vấn đề vốn Theo thống kê của Ngân hàng Nhànước Việt Nam thì Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh thành cómật độ ngân hàng nhiều nhất, như vậy với thuận lợi như vậy thì doanhnghiệp tư nhân liệu có quyết định vay hay không vay? Xuất phát từ vấn đề

này, đề tài mong muốn phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tưnhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàngcủa những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động và cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng của các doanh nghiệp khuvực tư nhân ở Thành phố Cần Thơ từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp chovấn đề được tìm thấy trong bài phân tích.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Phân tích tổng quan về khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Thành phốCần Thơ.

Trang 3

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay ngân hàng củakhu vực doanh nghiệp tư nhân.

- Phân tích sự tác động của từng yêu tố đến quyết định đó.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp tưnhân tại Thành phố Cần Thơ và thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân tạiđây vay vốn ngân hàng hơn nữa.

1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định

Đề tài được thực hiện với những giả thuyết như sau:

- Thứ nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có sự phát triểnmạnh mẽ và cần có những điều kiện cần cho sự phát triển đó Một trongnhững điều kiện cần đó là nguồn vốn tín dụng.

- Thứ hai là có sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng của khu vựcdoanh nghiệp tư nhân Song bên cạnh đó có sự e ngại gia tăng tỷ lệ nợtrong cơ cấu nguồn vốn của chính doanh nghiệp.

- Thứ ba là ý muốn và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệpđược quyết định bởi chính ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp haynhận định chủ quan từ phía ngân hàng Ý muốn và khả năng tiếp cận tíndụng của doanh nghiệp không có sự tác động của các yếu tố khác.

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu

- Khu vực kinh tế tư nhân có quan tâm đến việc xin cấp tín dụng haykhông, và mức độ quan tâm của họ như thế nào?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của những doanhnghiệp này là những nhân tố nào?

- Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến nhu cầu tín dụng của doanhnghiệp có chiều hướng như thế nào?

- Sự tác động qua lại của từng yếu tố đến các yếu tố khác có ảnhhưởng như thế nào đến nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp này?

Trang 4

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.4.1 Địa bàn thực hiện

Luận văn được thực hiện trên phạm vi tại Thành phố Cần Thơ.

1.4.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu

Thời gian thực hiện luận văn từ 01/03/2007 đến 30/05/2007.

Các số liệu thứ cấp về số lượng doanh nghiệp, mức đóng góp vào nềnkinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thu thậptừ các nguồn của Tổng cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê Thành phốCần Thơ Do sự giới hạn về việc tập hợp số liệu của các cơ quan thống kênên các số liệu thứ cấp tập hợp được có sự giới hạn về thời gian, cụ thể là:

- Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2002 – 2004 (Niên giám thốngkê toàn quốc năm 2005).

- Cục thống kê Thành phố Cần Thơ từ 2001 – 2005 (Niên giám thốngkê Thành phố Cần Thơ năm 2005).

Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhânđể tìm kiếm các số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động của từng doanhnghiệp cụ thể trong năm 2006.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với những số liệu thu thập được về

khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó tập trung ở hai loại hình doanhnghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì đây là hai loại hình

doanh nghiệp phổ biến nhất ở khu vực doanh nghiệp tư nhân.

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

- Cái nhìn tổng quan về sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tưnhân.

- Có cái nhìn tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng củakhu vực doanh nghiệp tư nhân.

- Giải pháp nhằm giải quyết sự phát triển và nhu cầu tín dụng của khuvực doanh nghiệp này.

Trang 5

1.6 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀINGHIÊN CỨU

1.6.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Kể từ khi thành phần kinh tế tư nhân được thừa nhận đối với nền kinhtế Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về thành phân kinh tế này Sau đây làmột vài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu này được trình bàytóm tắt.

James Riedel và Trần S Chương (Chương trình phát triển dự ánMêkông – MPDF) (1997) đã đề cập trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển

của doanh nghiệp tư nhân là “tín dụng, tín dụng và tín dụng” Qua cuộcđiều tra đó có thể thấy chính những qui định không rõ ràng về quyền sởhữu, những qui định hạn chế của Nhà nước trong xuất nhập khẩu, hệ thốngthuế bất hợp lý và tệ hành chính quan liêu đã gây ra rất nhiều khó khăn chohoạt động kinh doanh và làm tăng chi phí cho những doanh nghiệp này.Nhưng tất cả các doanh nghiệp được điều tra đều xếp những vấn đề đó sauvấn đề tín dụng mà cụ thể là thiếu tín dụng.

John Rand (2004) (Credit Constraints and Determinants of the Cost ofCapital in Vietnamese Manufacturing) đã đánh giá những hạn chế hay các

ràng buộc dẫn đến hạn chế việc tiếp cận tín dụng cũng như đã nhận dạngcác yếu tố hay đặc tính của khoản tín dụng xác định chi phí vốn của các

doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam Henrik and John Rand (2004) (SME Growthand Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?) đã cung

cấp những bằng chứng về sự sống sót và tăng trưởng của các doanh nghiệpvừa và nhỏ trong giai đoạn 1990 – 2002 Đặc biệt, sự trợ giúp tín dụng củaChính phủ trong giai đoạn ban đầu thành lập công ty đã đóng góp đáng kểvào sự tăng trưởng của khu vực kinh tế này trong những năm cuối thập kỷ90 của thể kỷ trước Tuy nhiên, mức độ quan trọng của sự hỗ trợ này đãgiảm dần khi mà những doanh nghiệp mới sau này dường như không hưởnglợi ích từ hình thức hỗ trợ này.

Năm 2006, Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh (Anoverview of development of private enterprise economy in the Mekong delta of Viet

Trang 6

Nam) đã chỉ ra rằng khu vực kinh tế tư nhân tuy có sự phát triển nhanhnhưng chưa nhận được sự đối xử bình đẳng như khu vưc kinh tế nhà nước,và trong đó việc khó khăn tiếp cận tín dụng cũng được đề cập trong phầnphân tích.

1.6.2 CÁC BÀI VIẾT

“Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân” – PGS.TS Nguyễn

Đình Tự Tác giả cho biết, hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệpthuộc khu vực KTTN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất.Quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy môlớn rất ít Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30%yêu cầu Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng,nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốcdoanh vẫn còn không ít khó khăn.

“Ngân hàng quay lưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ” Nội dung bài viết đề

cập vấn đề DNVVN đang gặp khó khăn và bị phân biệt đối xử trong việc tìmkiếm các nguồn vốn chính thức Do đó, các DNVVN thường trông cậy vào cácnguồn vốn chính thức như vay của gia đình, bạn bè, khách hàng hơn là vay từ cácngân hàng, các tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.Vì khótiếp cận các nguồn vốn chính thức nên họ chỉ có thể vay được khoản tiền ít vàthời hạn vay cũng ngắn.

“''Bơm vốn'' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” Bài viết ghi nhận lại ý kiến của

ông Nguyễn Sĩ Tiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệpvừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam về nguyên nhân khiến SMEs khó tiếp cận nguồnvốn ngân hàng Về phía doanh nghiệp là sự yếu kém trong khâu thiết kế và chuẩnbị dự án vay vốn ngân hàng, thiếu tài sản thế chấp, hệ thống sổ sách kế toán, báocáo tài chính không rõ ràng, minh bạch và cuối cùng là lịch sử tín dụng củaSMEs không có hoặc không rõ ràng Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng vẫnchưa thực sự nhiệt tình trong phục vụ SMEs, thể hiện ở chính sách tài sản thếchấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến SMEs quy mô nhỏ rất khó đápứng được Tâm lý các ngân hàng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phântán, khó quản lý cũng là một vấn đề cần giải quyết.

Trang 7

“Doanh nghiệp vừa và nhỏ “khát” vốn ngân hàng” Tác giả nêu lên thực tế

là nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì không có tài sản thế chấp ngânhàng mà nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã phải quay lưng lại vớingân hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh hiệu quả Nguyên nhân làm hạnchế khả năng vay vốn của doanh nghiệp là sự thiếu thông tin từ ngân hàng, trongđó thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp và thông tinhướng dẫn về thủ tục vay vốn tín chấp; trình độ của một số nhân viên ngân hàngcòn hạn chế dấn tới việc hướng dẫn một cách sơ sài”.

“Luật Doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành vai trò ''bà đỡ'' ” phản ánh tình

trạng phổ biến : các DN, nhất là các DN mới ra đời thường có nguồn vốn kinhdoanh nhỏ Để thực hiện những dự án đầu tư, DN dân doanh thường phải vayvốn hoặc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay từ họ hàng, bè bạn Việctiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vôcùng khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã có nhà xưởng, máy móc, thiếtbị Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với nhữnghợp đồng thuê ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đòi hỏi.Thiếu vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh.

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam trong giai đoạnhiện nay” - Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Bài viết này chỉ ra

rằng đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốncần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế Đây làđiều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu nhưkhông còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự doASEAN - AFTA Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoànlớn của các nước trong khu vực đánh bại Những khó khăn trong việc tiếp cậncác nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiềutrong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanhchưa được cải thiện Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trướchết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinhdoanh Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân Với khả năng tiếp cận nguồn

Trang 8

vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫnnhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.

“Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Bài viết này

mang lại tín hiệu vui cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn Tác giả chobiết : Nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác ngàycàng đa dạng hơn Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn tín dụng được cung cấp bởi hệthống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính, doanhnghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước thôngqua hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Cuốinăm 2001 Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụngcho doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu về vốn cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các chương trình tín dụng của các tổchức, chính phủ nước ngoài như thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa của cộng đồng châu Âu (SMEDF), tín dụng hỗ trợ của ngân hàng hợp tácquốc tế Nhật Bản (IBIC), dự án phát triển khu vực Mê Kông (MPFD), hỗ trợ củacông ty tài chính quốc tế (IFC) cũng như dự án tín dụng phát triển nông thôn củangân hàng thế giới Trong điều kiện quy mô và khả năng tích luỹ của các doanhnghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất quantrọng tạo điều kiện hỗ trợ để có thể đổi mới trang thiết bị, đầu tư cho công nghệmới và mở rộng sản xuất.

Trang 9

Qua chương trình này các doanh nghiệp đã hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ ngânhàng cũng như cách thức giao dịch hợp đồng, thanh toán, vận chuyển và cáctranh chấp có thể xẩy ra khi tham gia thương mại quốc tế

Hội thảo quốc tế “Tinh thần doanh nhân Việt Nam” do Khoa Kinh tế thuộc

ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Thế kỷ Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) tổ chức.Bốn nội dung lớn: 1- Môi trường phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam; 2- Cơ chế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; 3- Bài học từnhững giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tinh thần doanh nhân ởcác nền kinh tế phát triển, nền kinh tế chuyển đổi và nền kinh tế Đông Á - Đẩymạnh văn hóa tinh thần doanh nhân tại Việt Nam; 4- Phát triển kế hoạch hànhđộng.

Trang 10

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Về doanh nghiệp tư nhân2.1.1.1 Khái niêm

Điều 4, Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinhtế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhdoanh theo qui định của pháp luật nhằm mục địch thực hiện các hoạt độngkinh doanh”.

Căn cứ qui định này thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

- Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịchổn định, có tài sản.

- Đã được đăng ký kinh doanh.- Hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Cũng theo điều 4 này thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một sốhoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Khu vực doanh nghiệp tư nhân (Private enterprise - PE) là những

doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập tể, tư nhânmột người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước những chiếm từ

50% vốn điều lệ trở xuống Khu vực doanh nghiệp tư nhân (sau đây trongnghiên cứu này gọi là doanh nghiệp tư nhân) bao gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tựchịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp.

- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợpdanh là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành

Trang 11

viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phầnvốn đã góp vào công ty, không được phát hành chứng khoán.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà thành viên doanhnghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Sốlượng thành viên không vượt quá 50 người, không được phép phát hành cổphiếu.

- Công ty cổ phần tư nhân hoặc Nhà nước chiếm ít hơn 50% giá trị cổphần góp vào Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chi thành những cổphần bằng nhau Số lượng cổ động tối thiểu là 3 người và chỉ chịu tráchnhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vàdoanh nghiệp có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng.

2.1.1.2 Về vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ cácnguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả củadoanh nghiệp Nguồn vốn gồm:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủdoanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc của các cổđông công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,…

- Nợ phải trả: là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phảitrả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền cho vay (vay ngắnhạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài), các khoản nợ phải trảcho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiềnlương, tiền trợ cấp,…) và các khoản phải trả khác.

3.1.2 Về tín dụng3.1.2.1 Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hìnhthái kinh tế Ngày nay tín dụng được hiểu theo các định nghĩa sau:

Trang 12

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được hiểu dưới hình tháitiền tệ hay vật chất, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cảgốc và lãi sau một thời gian nhất định.

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sửdụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hànghóa.

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó mộtbên cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toánlại trong tương lai của bên kia.

Như vậy, tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau Nhưngnội dụng cơ bản của những định nghĩa là thống nhất: Đều phản ánh một bênlà người cho vay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên đượcràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành.

2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay

Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và cácngân hàng đều tuân thủ triệt để các nguyên tắc tín dụng Các nguyên tắc tíndụng được hình thành bắt nguồn từ bản chất tín dụng, được khẳng địnhtrong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng và được pháp lý hóa.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thõa thuậntrên hợp đồng tín dụng.

- Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúngthời gian đã thõa thuận trên hợp đồng tín dụng.

2.1.2.3 Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay đểlà căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng Nội dụng của điềukiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trongquá trình sử dụng tiền vay.

Các khách hàng muốn vay được vốn của ngân hàng phải có các điềukiện cơ bản sau đây:

Trang 13

- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng món vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi vàcó hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi vàphù hợp với qui định của pháp luật.

- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủvà hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các điều kiện cho vay có thể được tùy ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộcvào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoảnvay, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh,…

2.1.2.4 Đối tượng và thời hạn cho vay của ngân hàng

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trông tổng giá trịcấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quátrình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí đểkhách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống vàđầu tư phát triển.

- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưabàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn vàdài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sảncố định đó.

Doanh nghiệp có thể vay vốn cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùngmột thời điểm ở một hay nhiều ngân hàng khác nhau Trong một số trườnghợp một đối tượng của một bên vay có thể được nhiều ngân hàng cùng chovay.

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụngvốn vay Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiềnvay đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ.

Trang 14

Thời hạn cho vay được các bên thõa thuận phù hợp với khả năng củamình Nhu cầu về thời gian sử dụng khoản vay của bên vay tùy thuộc vàođặc điểm sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vayvốn và khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp Thông thường ngânhàng qui định các loại tín dụng theo thời hạn như sau:

- Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12tháng.

- Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12tháng đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng.

- Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sởhữu của mình để đảm bảo thực hiện hiện nghĩa vụ khi nguồn thu thứ nhất bịmất.

- Cầm cố là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyềnsở hữu của mình giao cho ngân hàng cất vào kho để đảm bảo nguồn thu nợthứ hai.

Đảm bảo đối nhân:

- Đảm bảo đối nhân là một hợp đồng, qua đó một người - người bảolãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngânhàng trong trường hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán.

Trang 15

Đánh giá tổng quan về doanh nghiệp tư nhân tại Cần Thơ

Phân tích sự ảnh hưởng của các các yếu tố định lượng đến cầu tín dụng

Ước lượng các tham số phân tích

Sự đóng góp của doanh nghiệp tư nhân

Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân

Tác động của nhân tố bên ngoài

Xác định ý nghĩa của tham số phân tích

Đánh giá hiệu quả phân tích

Giải thích kết quả

Phân tích sự ảnh hưởng của các các yếu tố định tính đến cầu tín dụng

Dữ liệu thứ cấp

Kỹ thuật phân tích mô tả, so sánh

Dữ liệu phỏng vấntrực tiếp DN Kỹ thuật

phân tích biệt số

Kỹ thuật phân tích bản chéo

Mô tả mối quan hệ giữa cầu tín dụng với các yếu tố định tính

Kiểm định mối quan hệ giữa cầu tín dụng với các yếu tố định tính

Lý thuyết về

doanh nghiệp

Trang 16

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Tiêuthức phân tầng là đơn vị hành chính (Quận, Huyện) Công việc chọn mẫu đượctiến hành như sau:

- Thành phố Cần Thơ có 8 quận, huyện Căn cứ vào Niên Giám Thống Kêxác định số lượng doanh nghiệp ở từng quận (huyện) và toàn thành phố.

- Tính toán tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi quận (huyện) so với tổng số doanhnghiệp của thành phố Dựa vào tỷ lệ này, phân định số quan sát (số doanhnghiệp phỏng vấn) cần thực hiện ở mỗi quận (huyện) trong tổng số quan sát củamẫu.

- Đối với mỗi quận (huyện), xác định số lượng doanh nghiệp ở mỗi loạihình sở hữu Tính tỷ lệ số doanh nghiệp ở mỗi loại hình sở hữu so với tổng sốdoanh nghiệp của quận (huyện) Căn cứ vào tỷ lệ này xác định số quan sát cầnthực hiện ở mỗi loại hình sở hữu từ số quan sát được phân định cho mỗi quận(huyện).

Mẫu được chọn theo phương pháp này sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên và tínhđại diện cho tổng thể

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ấn phẩm (Niên giám thống kê,Báo cáo phát triển kinh tế,… ), các bài viết đăng tải trên các báo và tạp chí,các công trình nghiên cứu, quyết nghị của các cuộc hội thảo liên quan đếndoanh nghiệp tư nhân.

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệptư nhân thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn Các doanh nghiệp tư nhân tại Thànhphố Cần Thơ trong nghiên cứu này bao gồm những doanh nghiệp tư nhân, côngty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty liên doanh Do có sự hạn chếvề kinh nghiệm phỏng vấn và sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp nên tất cả 52mẫu phỏng vẫn trực tiếp được em sử dụng để phân tích trong đề tài chỉ bao gồmhai loại hình doanh nghiệp là tư nhân và trách nhiệm hữu hạn.

Trang 17

Số liệu được thu thập trên khắp các địa bàn Thành phố Cần Thơ, trongđó tại quận Ninh Kiều gồm 28 mẫu, tại quận Bình Thủy là 2, tại quận ÔMôn là 3, tại quận Cái Răng là 2, huyện Thốt Nốt là 12, huyện Vĩnh Thạnhlà 2, huyện Phong Điền là 2, huyện Cờ Đỏ là 1.

Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp phỏng vấn được baogồm những ngành nghề chính như sau: thương mại dịch vụ, công nghiệp vàchế biến, xây dựng vân tải.

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng 3 phương pháp phân tích: phương pháp so sánh,phương pháp phân tích biệt số (phân tích phân biệt) và phương pháp phântích bản chéo.

2.3.3.1 Phương pháp so sánh qua các năm:

Phương pháp so sánh là phương pháp đo lường, mô tả và trình bày sốliệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra sosánh và rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thậpđược.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tảthực trạng và xu hướng phát triển về doanh nghiệp tư nhân tại Thành phốCần Thơ gồm các công cụ như sau:

- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tinđã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kếtquả đã nghiên cứu.

- Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêuthức để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nội dụng nghiêncứu.

- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trịcủa một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.

- So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉtiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên haygiảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian

Trang 18

2.3.3.2 Phương pháp phân tích biệt số (phân tích phân biệt)

Phân tích biệt số là một kỹ thuật phân tích dữ liệu khi biến phụ thuộc(biến tiêu chuẩn) là biến phân loại và biến độc lập (biến dự đoán) đượclượng hóa bằng thước đo thang khoảng hay thước đo tỉ lệ.

Trong luận văn này sử dụng phân tích biệt số giữa hai nhóm Phân tíchbiệt số hai nhóm được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vayvốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân.

Trong 52 mẫu phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, bao gồm 40 doanhnghiệp đã có vay và 12 doanh nghiệp không vay trong năm 2006 Em chiatoàn bộ mẫu quan sát thành mẫu phân tích và mẫu kiểm tra bằng biến phântích, biến này nhận giá trị 0 tại mẫu kiểm tra và 1 tại mẫu phân tích.Cả haimẫu phân loại và phân tích đều có tỉ lệ doanh nghiệp vay và không vaybằng nhau Mẫu phân tích có 39 (tỉ lệ 75% tổng số mẫu) mẫu bao gồm 30doanh nghiệp có vay (75% số doanh nghiệp vay) và 9 doanh nghiệp khôngvay (9/12 doanh nghiệp không vay) Việc chọn doanh nghiệp nào làm biếnngẫu nhiên và biến phân tích được chọn ngẫu nhiên bằng hàm excellRAND() Mẫu phân tích dùng để ước lượng hàm phân biệt, mẫu kiểm tradùng để tính đúng đắn của hàm phân biệt

Mô hình phân tích biệt số được lập có dạng tuyến tính như sau:D = b1x1 + b2x2 + b3x3 + b4x4 + b5x5 + b6x6

trong đó:

D: biệt số

b: hệ số hay trọng số phân biệt

x: biến độc lập Các biến độc lập được sử dụng trong mô hìnhgồm các biến định lượng được thu thập là số năm hoạt động (tên biến x1,đơn vị tính năm), vay người thân (tên biến x2, đơn vị tính triệu đồng), thờigian xét duyệt (tên biến x3, đơn vị tính ngày), mức độ hiểu biết (tên biến x4,đơn vị tính thang đo 10 điểm), lãi suất vay gia trọng tức là lãi suất vay ngânhàng trung bình với quyền số là lãi suất (tên biết x5, đơn vị tính %), tổng tàisản (tên biến x6, đơn vị tính triệu đồng)

Các hế số hay trọng số b được tính toán sao cho các nhóm có các giátrị của hàm phân biệt (biệt số D) khác nhau càng nhiều càng tốt Điều này

Trang 19

sẽ xảy ra khi tỉ lệ của tổng các độ lệch bình phương của biệt số giữa cácnhóm (between-group sum of square) so với tổng các độ lệch bình phươngcủa biệt số trong nội bộ các nhóm (within group of squares) đạt cực đại Vàbất cứ kết hợp tuyến tính nào khác của các biến độc lập cũng đều tạo ranhững tỉ lệ nhỏ hơn.

Các tham số trong phân tích biệt số:

- Canonical correlation: hệ số tương quan canonical đo lường mức độliên hệ giữa các biệt số và các nhóm Nó là một thước đo mối liên hệ giữahàm phân biệt đơn và tập hợp các biến giả xác định các nhóm.

- Centroid: là trung bình của các giá trị biệt số trong mỗi nhóm Sốcentroid bằng với số nhóm vì mỗi nhóm có một Centroid.

- Classification matrix: ma trận phân loại (ma trận dự đoán) chứa sốquan sát được phân loại đúng và số quan sát phân loại sai Số quan sát phânloại đúng sẽ nằmg trên đường chéo của ma trận, và số quan sát phân loại sainằm ngoài đường chéo Tổng của các số nằmg trên đường chéo được chicho tổng số quan sát và được gọi là tỉ lệ đúng.

- Discrimiant scores: các biệt số được tính bằng cách nhân các hệ sốkhông chuẩn hóa được với giá trị của các biến, sau đó lấy tổng của các tíchtìm được theo phương trình ở phần trên.

- F value and their significane: giá trị F được tính từ ANOVA một yếutố, trong đó biến phân loại được sử dụng như biến độc lập, và mỗi biến dựđoán được sử dụng như biến phụ thuộc kiểu định lượng.

- Total correlation matrix: ma trận tương quan toàn bộ là ma trậntương quan khi các quan sát được coi như xuất phát từ một mẫu duy nhất.

2.3.3.3 Phương pháp phân tích bản chéo

Phương pháp phân tích bản chéo hay còn gọi là mô tả mối quan hệgiữa các biến định tính để xem mối quan hệ giữa chúng là như thế nào, cóđủ mạnh hay không.

Phân tích bản chéo được sử dụng trong luận văn này nhằm kiểm traxem các yếu tố định định có mối liên hệ như thế nào đến quyết định vaytrong mẫu có đúng trong trường hợp tổng thể hay không Do có hạn chế về

Trang 20

khả năng phân tích nên luận văn chỉ sử dụng phân tích bản chéo hai biến.Biến phụ thuộc trong phân tích là biến phân loại vay hay không vay Cácbiến độc lập gồm những biến định tính sau:

- Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần và khác.

- Ngành nghề cạnh tranh gồm: (1) thương mại, (2) công nghiệp, sảnxuất chế biến, (3) xây dựng, vận tải thông tin.

- Mức độ cạnh tranh theo sự đánh giá của chủ doanh nghiệp gồm haimức cao và không cao.

- Quỹ hỗ trợ tín dụng Doanh nghiệp có tiếp cận quỹ này hay khôngkhi quyết định vay.

- Khó khăn trong thẩm định vay theo doanh nghiệp có hay không.- Các loại thời hạn vay mà doanh nghiệp muốn vay gồm (1) dưới 12tháng và (2) trên 12 tháng.

- Tài sản thế chấp đủ hay không.- Có được bảo lãnh vay hay không.

Biến phụ thuộc được xếp vào hàng, biến độc lập được xếp vào cột.Mối quan hệ được giải thích theo số phần trăm theo cột, trong một số phântích nhằm làm rõ hơn thì sử dụng thêm số phần trăm theo hàng.

Các đại lượng kiểm định được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữacác biến trong mẫu có phù hợp trong tổng thể hay không Các biến địnhtính được sử dụng trong mô hình trong luận văn này là những biến địnhdanh hay thứ bậc, do đó những kiểm định sau sẽ được sử dụng:

- Kiểm định Chi bình phương Kiểm định này chỉ đủ mạnh khi khôngquá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5.

- Kiểm định Likelihood Ratio Kiểm định này cho kết quả tương tưnhư kiểm định Chi bình phương, do đó nó được dùng để kiểm tra kiểm địnhChi bình phương.

- Kiểm định Fisher’s Exact Kiểm định này được sử dụng để khẳng định độtin cậy của hai kiểm định trên trong trường hợp bảng chéo có dạng 2 hàng 2 cộtvà có hơn 20% số ô quan sát nhỏ hơn 5

Trang 21

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.390 km2, chiếm3,49% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 quận: Ninh Kiều, CáiRăng, Bình Thủy, Ô Môn và 4 huyện: Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, VĩnhThạnh; 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 37 xã, 30phường) Trung tâm đô thị tại quận Ninh Kiều.

Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông đường bộ và đường thủycủa vùng, nằm ở ngã tư các trục thủy bộ chính Về đường bộ: trục Thànhphố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục Phôngpênh -Châu Đốc - Cần Thơ - Cà Mau, trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ -Sóc Trăng - Cà Mau; về đường thủy là trục sông Mêkông nối từ biển đếnCampuchia trong đó có gần 60 km đi qua Cần Thơ, trục đường sông CàMau - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra Cần Thơ còn là đầu mốigiao thông tỏa ra khắp các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo đường bộ, trung tâm thành phố cách Thành phố Hồ Chí Minh170 km về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 1A, cách các đô thị khác của vùngkhoảng 60 - 70 - 120 km, có tầm thuận lợi đến các tỉnh lân cận và có tầmvươn xa vừa phải tới Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọngđiểm khác ở phía Nam.

Nhờ có vị trí trung tâm của vùng và bên bờ sông Hậu, có vị trí quantrọng về chính trị, kinh tế, quân sự, mặc dù thành lập sau các đô thị kháccủa vùng song từ những năm 50 của thế kỷ trước, tốc độ phát triển và mở

Trang 22

rộng Thành phố Cần Thơ rất nhanh, vượt lên các đô thị khác của vùngĐồng bằng Sông Cửu Long Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cầu Cần Thơ,sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui và nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật khácchưa được xây dựng hoàn chỉnh đã làm hạn chế việc phát huy tiềm năng vịtrí của Cần Thơ.

3.1.2 Tài nguyên tự nhiêna Khí hậu

Khí hậu của Thành phố Cần Thơ có đặc điểm là nhiệt độ khá cao, khíhậu có hai mùa là mùa mưa và mùa khô với cường độ mưa khá lớn Nhiệtđộ trung bình trong năm 26,7 - 280C, lượng mưa trung bình năm là 1.540 -1.840 mm, ẩm độ không khí là 84 - 86%, số giờ nắng bình quân là 2600giờ, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa TâyNam.

b Nguồn nước

Hệ thống sông chính có tổng chiều dài trên 453 km và mạng lưới kênhrạch chằng chịt chi phối bởi hai nguồn nước chính với dòng chảy khá phứctạp là sông Hậu và sông Cái Lớn Các kênh rạch chính: Cái Sắn, Thốt Nốt,Ô Môn, Xà No, các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn có tác dụng giaothông, cung cấp nước tưới và sinh hoạt sản xuất.

Nước ngầm ở Cần Thơ có trữ lượng khoảng 1.375 ngàn m3 Mạchnước ngầm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nằm ở độ sâu từ 80 - 150 m.

Vào mùa lũ (tháng 7 - 10 âm lịch) địa bàn Thành phố Cần Thơ chịu tácđộng bởi hai dòng lũ chính là dòng lũ từ sông Hậu và dòng lũ từ khu Tứgiác Long Xuyên.

3.1.3 Dân số và nguồn lực con người

Năm 2005 dân số toàn Thành phố Cần Thơ là 1.127.765 người với sốnam là 49,09%, dân số tập trung nhiều nhất ở quân Ninh Kiều với 208.008người, mật độ dân cư là 811 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.1%.

Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Cần Thơ trong năm 2005có 699.835 người, chiếm 62,05% dân số toàn Thành phố Cần Thơ.

Trang 23

Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn la nới đào tạo nguồn lực cho cảvùng Đồng bằng Sông Cửu Long với hệ thống Đại học, viện nghiên cứu,các trường dạy nghề.

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sau khi tách tỉnh Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ phấn đấu phát triểnthành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo đó thành phốtập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển theo hướngxấp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đó.

Bảng 1: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI GDP(Tính theo giá so sánh 1994)

ĐVT: Tỷ đồng

so 2003

% 2005so 2004

Tổng sản phẩm 6.430,8 7.380,7 8.545,3 97,12 106,861 Theo khu vực kinh tế

- Khu vực 1- Khu vực 2- Khu vực 3

107,23121,21114,392 Theo thành phần kinh tế

- Nhà nước- Ngoài nhà nước- Vốn đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Niên giám Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2005, Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ)

Năm 2005, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đạt16.056,54 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 16,96% so với cùng kỳ; Giá trị tăngthêm đạt 7.931,3 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 14,93% cùng kỳ; Giá trị tăngthêm khu vực 1 tang 7,23%, khu vực 2 tăng 21,21% và khu vực 3 tăng 14,39%.

Trang 24

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Sự phát triển của khu vực tư nhân được thể hiện qua 4 mặt: số lượngdoanh nghiệp tư nhân đăng ký ngày càng nhiều, sự đóng góp của khu vựcnày vào tổng sản phẩm trong nước, đóng góp vào giá trị sản xuất côngnghiệp và giải quyết việc làm Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam thìnhỏ nhưng giá trị tổng sản phẩm khu vực này vẫn tiếp tục tăng qua cácnăm, sự gia tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân chỉ thấp hơn tốc độ tăng khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài – khu vực kinh tế có nhiều ưu đãinhất hiện nay - trong cơ cấu tổng sản phẩm.

Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤTCÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Trang 25

Nhìn vào bảng trên ta thấy với một tỉ trọng nhỏ thứ hai trong cơ cấu tỉtrọng GDP nhưng khu vực tư nhân đã tạo ra lượng giá trị sản xuấtcông nghiệp đứng hàng thứ ba Trong khi tỉ trọng giá trị sản xuất côngnghiệp ở các khu vực Nhà nước, tập thể và cá thể có sự giảm xuấthoặc ổn định thì tỉ trọng của khu vực tư nhân tăng liên tục và tốc độtăng còn nhanh hơn tốc độ tăng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư củanước ngoài Năm 2004, tỉ trọng công nghiệp của khu vực này là 20,4%tăng thêm 3,7% tỉ trọng so với năm 2002, trong khi đó khu vực kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng có 2,1%, khu vực nhà nước giảm4,1%, khu vực tập thể giảm 0,2%, khu vực cá thể giảm 1,5% về tỉtrọng công nghiệp.

Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNGPHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005, Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Sự phát triển của khu vực tư nhân còn được hỗ trợ bởi Luật Doanhnghiệp năm 2000 Số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân hiện gia tăngnhanh chóng hàng năm, số lượng doanh nghiệp hiện có năm 2004 gấp 2 lầnsố lượng doanh nghiệp năm 2000 (Phụ lục 1) và chiếm tỷ trọng gần nhưtuyệt đối trong cơ cấu tỷ trọng doanh nghiệp ở nước ta Trong tỷ trọng cácdoanh nghiệp thuộc khu vực này thì doanh nghiệp tư nhân và công ty

Trang 26

TNHH là chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên ta thấy tỷ trọng của doanhnghiệp tư nhân giảm và ngược lại công ty TNHH lại tăng qua các năm.Điều này thể hiện xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trongđiều kiện cạnh tranh Bên cạnh đó cũng phải nói đến sự tăng trưởng đềuđặn của công ty cổ phần tuy chúng chiếm chưa tới 10% tổng số lượng cácdoanh nghiệp Trong xu thế hợp tác, xã hội hoá và cổ phần hóa thì công tycổ phần sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.

Bên cạnh sự phát triển về số lượng, khu vực doanh nghiệp tư nhân cònđóng vai trò là kênh tạo việc làm có hiệu quả cho xã hội Khả năng tạo việclàm của doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng thần kỳ Năm 2000 khuvực này thu hút hơn 850.000 công nhân chiếm 24,28% tổng số lao động cảnước, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt tỉ lệ là 59,05% Đếnnăm 2004 khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tạo ra hơn 2.317.000việc làm tương đương 40,16% tổng số lao động cả nước, qua mặt khu vựcdoanh nghiệp nhà nước trở thành khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làmnhất trong nền kinh tế.

4.2 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG

Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng doanh nghiệp có quimô vừa và nhỏ chiếm phần lớn và có vị trí chi phối trong khu vực doanhnghiệp tư nhân Những đặc tính chủ yếu của khu vực doanh nghiệp tư nhântại vùng này gồm 3 đặc điểm: thứ nhất là đa phần doanh nghiệp có cơ chếquản trị không minh bạch, thứ hai là có giới hạn về vốn, lĩnh vực hoạt độngvà trang thiết bị sản xuất, thứ ba là thiếu sự ổn định trong hoạt động.

Cũng theo nguồn số liệu thống kê trên, sự phân bố số lượng các doanhnghiệp tư nhân tại các tỉnh không đồng đều nhau trong những năm gần đây.Phần đông doanh nghiệp chủ chốt thì tập trung hầu hết ở Cần Thơ, tiếp theođó là Kiên Giang, Cà Mau và Long An Khi sắp xếp những doanh nghiệpnày theo khu vực địa lý thì chúng ta được 03 nhóm tương ứng với 03 đặctính lĩnh vực hoạt động chủ yếu của từng nhóm Nhóm thứ nhất bao gồmCà Mau, Kiên Giang, An Giang và Sóc Trăng, đây là nhóm có điều kiện

Trang 27

thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nghề cá và các loài thủy hải sản.Số lượng doanh nghiệp tư nhân tại đây tăng gấp đôi trong khoảng thời giantừ năm 1999 đến 2003 Thành phố Cần Thơ với đặc tính là vùng trung tâmcủa đồng bằng nên nó có mối liên hệ với nhiều nhóm Những doanh nghiệptư nhân tại thành phố Cần Thơ nhận được nhiều lợi ích từ sự phát triển củanhững lân cận, những doanh nghiệp này đóng vai trò là nơi dự trữ nhiềuloại nguyên vật liệu, cung cấp những tiến bộ công nghệ và cung cấp nhữnglĩnh vực dịch vụ cho cả vùng Nhóm thứ hai bao gồm các tỉnh Long An,Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long đang có sự phát triển liên tục về sốlượng doanh nghiệp đăng ký mới kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này vẫn còn thấp hơn nhóm thứ nhất Nhữngdoanh nghiệp tại đây có lợi thế là những nơi nằm gần Thành phố Hồ ChíMinh và có cơ sở hạ tầng khá tốt (chủ yếu là hệ thống giao thống vận tải)khi so sánh với những vùng khác của đồng bằng Những doanh nghiệp tưnhân thuộc nhóm này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xâydựng và thương mại, chẳng hạn như chế biến gạo, chế tạo và buôn bán máymóc hoặc xây dựng Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại đây cónét tương đồng với sự phát triển của những doanh nghiệp tư nhân tại BìnhDương và Đồng Nai (Bình Dương và Đồng Nai là hai điển hình thành côngvới mô hình phát triển kinh tế với vai trò là vệ tinh của Thành phố Hồ ChíMinh) Nhóm thứ ba là bốn tỉnh bao gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh vàHậu Giang Những doanh nghiệp ở đây thì nhỏ bé và thể hiện xu thế tốc độphát triển chậm hơn các khu vực khác Những tỉnh này có những điều kiệnbất lợi về điều kiện tự nhiên cũng như cơ sở hạ tầng

4.3 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀO NỀNKINH TẾ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khi xem xét vai trò của kinh tế tư nhân trong nền công nghiệp Kinh tếtư nhân đóng một vai trò quan trọng để khuyến khích chuyển đổi cấu trúcnền kinh tế như là một phần của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.Nó giúp xác định và sắp xếp trật tự của lĩnh vực cộng nghiệp so với lĩnhvực nông nghiệp Năm 2000, giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực

Trang 28

kinh tế tư nhân là 9.037,1 tỷ VND chiếm hơn 38,73% tổng giá trị sản lượngcông nghiệp toàn vùng Năm 2004, con số này tăng lên 20.622,4 tỷ tươngđương hơn một nửa giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng đồng bằng Xétvề khu vực kinh tế tư nhân, trong năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân đãvượt qua khu vực kinh tế nhà nước trong tỷ trọng sản lượng công nghiệp.Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực này trong tổng giá trịsản lượng công nghiệp toàn vùng tăng từ 38,73% (năm 2000) lên đến46,30% (năm 2004) Sự đóng góp này đến từ tất cả các thành phần của kinhtế tư nhân, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng quyếtđịnh trong khu vực kinh tế này.

Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦNKINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2005)

Tốc độ phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân cũng góp phầnvào sự tăng trưởng của vùng Bảng 2 thể hiện tốc độ phát triển trung bìnhtrong giai đoạn 2000 – 2004 của ngành công nghiệp là 16,5% Tốc độ tăngtrưởng này gấp đôi tốc độ phát triển trung trình của giai đoạn 1996 – 1999.Xu hướng này ngụ ý rằng tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này là kếtquả của hàng loạt doanh nghiệp mới được thành lập và /hoặc những doanhnghiệp đang tồn tại mở rộng hoạt động của họ sau khi Luật Doanh nghiệpđi vào cuộc sống (tham khảo phụ lục 1)

Trang 29

4.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.4.1 Mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào kinh tế

Tại Đồng bằng Thành phố Cần Thơ, khu vực kinh tế tư có vai trò quantrọng đối với nền kinh tế đó là sản lượng công nghiệp, thương mại dịch vụvà tạo công ăn việc làm Thứ nhất, khu vực kinh tế này đóng góp vào sảnlượng công nghiệp cao hơn khu vực kinh tế nhà nước ví dụ như chế biếngạo, thủy sản và chế biến cá Thứ hai, kinh tế tư nhân đóng một vai tròquan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở địa phương,là nhân tố quan trọng đóng góp không nhỏ cho giá trị sản xuất và xuất khẩucủa địa phương Thêm vào đó, khả năng tạo công ăn việc làm của doanhnghiệp tư nhân là rất lớn và trở thành một trong những kênh tạo việc làmchính.

Bảng 5: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM TẠITHÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005)

Như đã nói ở chương giới thiệu Thành phố Cần Thơ, thành phố này cótốc độ phát triển GDP trung bình là hơn 18%/năm trong giai đoạn 2000 –2005 Sự phát triển đó nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế mà trongđó sự đóng góp của khu vực tư nhân là không nhỏ Trong giai đoạn 2000 –2005, đánh dấu sự lớn mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà

Trang 30

trong đó khu vực tư nhân là nổi bật nhất Sự đóng góp này vào năm 2000chỉ chiếm hơn 14% tổng giá trị GDP của tỉnh Cần Thơ cũ, tuy nhiên sựđóng góp này đã tăng hơn gấp đôi với gần 30% tổng giá trị GDP chỉ sau 5năm với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của khu vực này là hơn38%/năm Sự đóng góp này tăng trong điều kiện chia tách tỉnh vào năm2003 càng nói lên sự lớn mạnh của khu vực doanh nghiệp này.

Bảng 6: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆPTẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Trang 31

2005 tỉ trọng này là 48,7% tỉ trọng – tiếp tục dẫn đầu về tỉ trọng côngnghiệp ở địa bàn.

Doanh nghiệp tư nhân còn đóng một vai trò quan trọng là tạo công ănviệc làm Giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầuở Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng –nơi mà một trong những thách thức lớn nhất là sự phát triển nhanh chóngvà liên tục của lực lượng lao động.

Bảng 7: TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠITHÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005)

Tại Thành phố Cần Thơ, khu vực tư nhân đóng góp hơn 40% giá trịsản xuất công nghiệp và tạo việc làm cho hơn 30% lao động công nghiệp Ởđây có mối liên hệ mật thiết giữa sự đóng góp vào công nghiệp và việc tạoviệc làm của khu vực doanh nghiệp này Khả năng tạo công ăn việc làmcông nghiệp của khu vực tư nhân có hiệu quả hơn khu vực doanh nghiệpnhà nước và các khu vực kinh tế khác, điều này được chứng minh bởi tỉtrọng lao động trong công nghiệp của doanh nghiệp tư nhân tăng khoảng5% trong giai đoạn 2000 – 2005 trong khi đó các khu vực kinh tế khác đềugiảm tỉ trọng lao động công nghiệp.

Nếu xét về hiệu quả sản xuất của lao động công nghiệp tại từng khuvực kinh tế thì ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp bình quân lao động củakhu vực tư nhân đạt gần 400 triệu đồng/lao động trong năm 2005, giá trịnày chỉ thấp hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tính hiệu quả này tăngliên tục và nhanh chóng từ giai đoạn 2000 – 2005 kèm với sự gia tăng về tỉ

Trang 32

trọng lao động công nghiệp như trên là tín hiệu tích cực trong tương lai –điều này cho thấy vai trò ngày càng to lớn của khu vực tư nhân trong nềnkinh tế

Bên cạnh những đóng góp to lớn cho giá trị sản xuất công nghiệp vàtạo việc làm, doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ hoạt động tronglĩnh vực công nghiệp còn đơn điệu về lĩnh vực hoạt động và số lượng laođộng của từng doanh nghiệp còn khiêm tốn Những ngành công nghiệp chủyếu của khu vực doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là những ngành công nghiệpnhẹ như: chế biến lương thực thực phẩm, nước giải khát, may mặc, sản xuấtsản phẩm từ gỗ, chế tạo bàn ghế, sản xuất giấy và in ấn Những ngành nhưcông nghiệp chế tạo máy động cơ, hóa chất còn khiêm tốn về qui mô, sốlượng và đặc biệt là hàm lượng khoa học kỹ thuật trong những ngành côngnghiệp này còn thấp, do đó khả năng tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm cònthấp Những hạn chế trên một phần do nguyên nhân khách quan như sự độcquyền hoạt động của Nhà nước trong một số lĩnh vực, điều kiện tự nhiênkhách quan và cơ sở hạ tầng bị hạn chế Một nguyên nhân rất lớn là đến từqui mô của các doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Cần Thơ – nguyên nhânnày sẽ được đề cập ở phần sau của luận văn này.

Với vai trò là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Thànhphố Cần Thơ đã phát huy thế mạnh về thương mại và dịch vụ của mình.Doanh thu thương mại và dịch vụ của Thành phố tăng liên tục, góp phầnvào sự tăng trưởng đó là sự đóng góp của khu vực tư nhân Năm 2000, khuvực này đạt hơn 3.500 tỉ đồng doanh thu thương mại và dịch vụ đạt tỉ trọng31%, đến năm 2005 tăng hơn 2 lần đạt hơn 7.800 tỉ đồng tương đương tỉtrọng 39% Sự lớn mạnh này thể hiện sự lớn mạnh về số lượng và chấtlượng của doanh nghiệp tư nhân trong thương mại dịch vụ.

Bảng 8: DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾĐVT: tỉ đồng

Tổng số 11.360 12.137 14.417 14.661 18.185 19.983

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài (2006). “Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”, http://www.fetp.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài
Năm: 2006
2. Trương Đình Độ (2004). “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngân hàng nói gì?”, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, (số 8), trang 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngân hàng nói gì?”, "Thời Báo Kinh Tế Việt Nam
Tác giả: Trương Đình Độ
Năm: 2004
3. Tấn Đức (2006). “ Vì sao chưa có doanh nghiệp tư nhân lớn?” Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, (Số : 25-2006 ( 809 )), trang 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao chưa có doanh nghiệp tư nhân lớn?”"Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Tác giả: Tấn Đức
Năm: 2006
4. Tổng cục thống kê, “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ 2002 đến 2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ 2002 đến 2005
5. Tổng cục thống kê, “Điều tra toàn bộ doanh nghiệp từ 2001 đến 2003” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra toàn bộ doanh nghiệp từ 2001 đến 2003
6. Ari Kokko, Hải Đăng biên dịch ( 2003 – 2004). “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
7. Hữu Hạnh (2007). “Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Báo Nhân Dân, (số ra 9/01/2007), trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, "Báo Nhân Dân
Tác giả: Hữu Hạnh
Năm: 2007
8. Henrik Hansen, John Rand, Finn Tarp. “ Tăng trưởng và tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Tăng trưởng và tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước
9. Đình Hòa (2006). “Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (số 806 ngày 17/12/2006), trang 4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, "Nghiên Cứu Kinh Tế
Tác giả: Đình Hòa
Năm: 2006
10. Nguyễn Ngọc Hùng (2006) “Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Cần Thơ, (số 21, tháng 2 năm 2006), trang 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”," Báo Cần Thơ
12. Trần Vũ Nghi (2007). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa với tới... chính sách ưu đãi!”, Tuổi Trẻ, (số ra 20/5/2007), trang 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa với tới... chính sách ưu đãi!”, "Tuổi Trẻ
Tác giả: Trần Vũ Nghi
Năm: 2007
13. Dương Ngọc (2005).“ Vị thế của kinh tế tư nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (số 58), trang 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế của kinh tế tư nhân”, "Thời báo kinh tế Việt Nam
Tác giả: Dương Ngọc
Năm: 2005
14. Việt Phong (2006). “ Toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam: Manh mún”, Doanh Nhân Cuối Tuần, (số11), trang 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam: Manh mún”, "Doanh Nhân Cuối Tuần
Tác giả: Việt Phong
Năm: 2006
15. Lê Văn Sự. “ Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của 10 tỉnh, thành phố và một số phát hiện ban đầu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của 10 tỉnh, thành phố và một số phát hiện ban đầu
16. TS. Nguyễn Đình Tài. “Những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh và các đề xuất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh và các đề xuất
17. Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ, (2006). “Tình hình hoạt động doanh nghiệp”, Niên Giám thống kê 2005, trang 14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình hoạt động doanh nghiệp”, "Niên Giám thống kê 2005
Tác giả: Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ
Năm: 2006
18. Trần Trọng Toàn (2004).“Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sáu bước vượt “rào cản””, Thời Báo Tài Chính, ( Số ra 17/11/2004), trang 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sáu bước vượt “rào cản””, "Thời Báo Tài Chính, (
Tác giả: Trần Trọng Toàn
Năm: 2004
19. Lâm Khiết Toàn (2003). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mong muốn điều gì?”, Đầu Tư Chứng Khoán, (số 22), trang 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mong muốn điều gì?”, "Đầu Tư Chứng Khoán
Tác giả: Lâm Khiết Toàn
Năm: 2003
20. Hồ Hồng Tuân (2006). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường”, Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương, ( số 78), trang 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường”, "Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương
Tác giả: Hồ Hồng Tuân
Năm: 2006
21. Vũ Quốc Tuấn. “Kinh tế dân doanh nhìn từ gốc độ dân chủ hóa trong nền kinh tế mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế dân doanh nhìn từ gốc độ dân chủ hóa trong nền kinh tế mới

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI GDP - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 1 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI GDP (Trang 23)
Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 3 CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG (Trang 25)
Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 4 TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN (Trang 28)
Bảng 5: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM TẠI - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 5 TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM TẠI (Trang 29)
Bảng 6: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 6 TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Trang 30)
Bảng 7: TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 7 TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TẠI (Trang 31)
Bảng 8: DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 8 DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ (Trang 32)
Bảng 14: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 14 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU (Trang 44)
Bảng 17: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 17 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 47)
Bảng 19: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 19 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 48)
Bảng 20: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 20 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 49)
Bảng 21: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 21 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 52)
Bảng 22 :  SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 22 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 53)
Bảng 23: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 23 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 54)
Bảng 24: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY - phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc
Bảng 24 SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w