1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf

50 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 829,85 KB

Nội dung

Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản Đặc biệt đối với người dân trồng mía ở Hậu Giang họ phải đối mặt với tình hình biến động của giá cả, và tình trạng nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được đầu ra cho sản phẩm Đáng ngại hơn, cây mía là cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và đóng vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh Thêm vào đó, do đặc điểm sản xuất của nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiên tự nhiên, diện tích gieo trồng trải dài trên diện rộng và sản phẩm nông nghiệp không thể tồn trữ lâu trong điều kiện nông hộ mà thu hoạch thì lại "rộ", nên người nông dân thường bị ép giá họ phải bán tháo, bán chạy sản phẩm ra thị trường để tránh tình trạng mất trắng không thu được gì

Hậu Giang là tỉnh mới được chia tác từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên được xem là tỉnh còn yếu kém phát triển hơn các tỉnh khác trong nước Hậu Giang hiện có gần 85% dân số và trên 79% lao động đang sinh sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn Có thể nói nông nghiệp là ngành kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận dân cư trong tỉnh Thu nhập hàng năm của người dân tương đối thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ Trong khi đó để có thể thu hoạch được một vụ mùa nông sản nói chung thì phải mất khoảng thời gian dài như: mía 8 đến 9 tháng, trong suốt thời gian này người nông dân không thể trồng xen canh thêm cây trồng khác để tăng thu nhập, hạ giá thành, còn nếu có thì chỉ số lượng nhỏ không đáng kể

Trang 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua đề tài nghiên cứu để thấy được thực trạng của việc sản xuất mía của Hậu Giang trong giai đoạn từ 2005 đến 2007

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Vì mía là mặt hàng nông sản chủ lực có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong tỉnh nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang

- Thấy được mức thu nhập của người dân sản xuất mía của tỉnh như thế nào - Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía ở Hậu Giang

1.3 PHẠM VI NGHÊN CỨU

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng của việc sản xuất đối với cây mía ở Hậu Giang trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Lược khảo tài liệu nghiên cứu là đề tài nghiên cứu khoa học về công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn ở huyện Ô Môn thành phố Cần Thơ

“Tạo thị trường tiêu thụ cho nông sản ở huyện Ô Môn - Cần Thơ” năm 2000, ban chủ nhiệm Trường Đại Học kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài Võ Thanh Thu, bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp logic học, phương pháp quy nạp để nói lên tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản ở huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ Qua đó tác giả đã đưa ra những giảp pháp nhằm tạo thị trường tiêu thụ cho nông sản nhưng bài viết chưa đưa ra được những chỉ số kinh tế nhằm thể hiện hiệu qủa sản xuất của nông sản ở huyện Ô Môn như thế nào

Trang 3

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tìm hiểu chung

2.1.1.1 Đặc điểm sản xuất của nông nghiệp

a) Đặc điểm sản xuất chung

- Trong sản xuất nông nghiệp ruộng đất vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt: Do trong quá trình sản xuất nó quyết định (trực tiếp hay gián tiếp) loại nông sản được sản xuất nếu không có ruộng đất thì cơ bản không thể tiến hành hoạt động sản xuất, và trong quá trình sử dụng đất đai nếu không biết sử dụng cải tạo hợp lý thì đất đai ngày càng xấu đi không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, phát triển của cây trồng, trái lại nếu biết sử dụng cải tạo hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống: Đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là những cây trồng vật nuôi phát sinh, tồn tại và sinh trưởng theo các qui luật sinh học Do đó trong quá trình sản xuất chúng luôn đòi hỏi những tác động thích hợp của con người và của tự nhiên để sinh trưởng và phát triển

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ: Do các cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp sinh trưởng và phát triển theo qui luật sinh học

- Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời trên không gian ruộng đất rộng lớn, lao động và tư liệu lao động luôn bị di động và thay đổi theo không gian và thời gian

- Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên đặc biệt là các điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước

b) Đặc điểm sản xuất riêng của nông nghiệp Việt Nam

- Sản xuất nông nghiệp nước ta phổ biến là còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún - Quy mô sản xuất thường nhỏ do ruộng đất bình quân trên đầu người ít, sức lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng

Trang 4

Cung của một hàng hoá đặc biệt là nông sản cũng có những ngoại lệ sau: Tính mùa vụ của sản xuất,

Tâm lý sợ giá còn tăng nữa

Ngoại lệ của cầu: Cầu của một sản phẩm nhìn chung tuân theo định luật trên trong mối tương quan với giá cả, tuy nhiên còn có những ngoại lệ sau, đặc biệt là đối với sản phẩm nông sản:

Tính mùa vụ của sản xuất, Tình trạng lạm phát,

Khủng hoảng kinh tế và tình trạng thất nghiệp, Tâm lý sợ giá còn tăng ( giảm ) nữa

* Các điều kiện của cung và cầu

Để hình thành nên cung và cầu của một sản phẩm cần có những điều kiện sau: Khẩu vị và sự ham muốn

Khả năng tài chính để thoả mãn nhu cầu

Khả năng về kỹ thuật để sản xuất hay cung cấp hàng hoá, dịch vụ Thái độ của người mua và người bán

Trang 5

2.1.1.3 Thị trường nông sản

Thị trường là nơi người mua và người bán đến với nhau để trao đổi mua bán sản phẩm Vậy thị trường nông sản là nơi nông sản phẩm được trao đổi mua bán thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ

2.1.1.4 Khái niệm về lợi nhuận

Là sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí của đơn vị sản xuất Mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi sản phẩm hay dịch vụ và cho tất cả các đơn vị Vì vậy, lợi nhuận là mục đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh

Công thức tính lợi nhuận LN = TR - TC

Nhìn chung có 3 hướng cơ bản để tăng lợi nhuận Tăng doanh thu và giữ nguyên chi phí

Tăng doanh thu và giảm tổng chi phí

Giữ nguyên doanh thu và giảm tổng chi phí

2.1.1.5 Khái niệm về chi phí

Tổng chi phí (Total Costs=TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động trong một thời kỳ sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm )

Tổng chi phí được viết theo công thức TC=∑Xi = n ∑QiPi

i=1 Trong đó

Xi: chi phí của khoản mục đầu vào i

Qi: Sản lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i

hoặc tổng chi phí được viết theo công thức sau TC = TFC + TVC

Trong đó

TFC: Tổng chi phí cố định hay tổng định phí TVC: Tổng chi phí biến đổi hay tổng biến phí

Trang 6

Nói tóm lại, chi phí là những khoản bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất trong nông nghiệp bao gồm:

Chi phí vật chất: Giống, phân bón, nông dược, xăng dầu…

Chi phí lao động: Làm đất, gieo sạ, ngâm ủ, bơm nước, bón phân, phun thuốc, thu hoạch,…

2.1.1.6 Khái niệm về doanh thu

Doanh thu của đơn vị (TR: total revenue) là tổng của tất cả các khoản thu có được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường được tính theo vụ, theo quý, theo năm

Công thức tính doanh thu được viết như sau TR = TVP = TPP * P =

n ∑QiPii=1 Trong đó

i: là sản phẩm i

Qi: sản lượng sản phẩm i

Pi: đơn giá bán của đơn vị sản phẩm i

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ sách, báo, internet, từ các phòng chức năng có liên quan của tỉnh

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu, thông tin của đề tài được thống kê lại qua các năm nghiên cứu, thông qua số liệu đó chúng ta đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng, tình hình diễn biến của vấn đề

Từ những thông tin liên quan đến đề tài được cung cấp, thu thập tiến hành phân tích đánh giá để làm rõ lên vấn đề mà đề tài nghiên cứu

Trang 7

So sánh số tương đối: lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi cho giá trị tương đối năm trước

%Uy = %y1 –%y0 %Uy: Giá trị chênh lệch %Y1 : giá trị năm sau %Y0 : giá trị năm trước

Trang 8

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1 Vị trí địa lý

Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu thuộc châu thổ sông Mê Kông Thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam Tỉnh được thành lập vào ngày 01/01/2004 với địa giới chính xác như sau:

- Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang - Phía Tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng - Phía Đông Bắc giáp sông Hậu Giang

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 3.1.2.1 Khí hậu

Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm tương đối thấp (bình quân khoảng 1.441 mm/năm) Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, với lượng mưa không đáng kể (chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), nguồn nước tưới từ sông Hậu trong mùa kiệt về khu vực phía Tây của tỉnh hạn chế dẫn tới nhiều khu vực thiếu nước dành cho canh tác nông nghiệp trong mùa khô

3.1.2.2 Sông ngòi

Là tỉnh nằm trong trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng nước được cung cấp từ hệ thống kênh rạch của tỉnh khá dồi dào, trên địa bàn của tỉnh có 4 hệ thống sông lớn: Sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8 km), Sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15 km) sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh dài 57 km) sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh dài 16 km) ngoài ra còn có các dòng sông chính khác như: Kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, Kênh Xà No góp phần tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt cho tỉnh Các tuyến kênh rạch chính của tỉnh vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước vừa làm nhiệm

Trang 9

vụ tưới tiêu cho tỉnh Nhưng lượng nước mặt của tỉnh không phù hợp cho mục đích sinh hoạt ăn uống, mà rất phù hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm là do tình trạng vệ sinh, phèn hoá, sử dụng thuốc sát trùng và phân vô cơ tại chỗ, cộng với quá trình bào mòn đất đai từ phía thượng lưu chuyển về

3.1.2.3 Chế độ thuỷ văn

Chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu tác động của thủy triều biển Đông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Tây, đã tạo thành khu vực giáp nước ở phía Tây – Nam tỉnh, làm cho quá trình tiêu thoát lũ và nước mưa bị chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên đồng ruộng trong mùa mưa lũ (3 - 4 tháng) và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu vực có địa hình thấp trũng, nhất là địa bàn của các huyện Long Mỹ và Vị Thủy Mặt khác, lũ góp phần bồi đắp phù sa và rửa phèn mặn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Điều kiện kinh tế

Kinh tế Hậu Giang tính đến 29/11/ 2007 đạt được những thành tựu cơ bản sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 13 – 14% Trong đó khu vực I tăng 4 – 5%; khu vực II tăng 21 – 22%; khu vực III tăng 16 – 17%

Giá trị sản xuất (GO - Giá so sánh 94) tăng 16 – 17%; trong đó: nông – lâm – ngư nghiệp tăng 6 – 7%, công nghiệp – xây dựng 23 – 24%, thương mại – dịch vụ tăng 18 – 19%

GDP bình quân đầu người 9,8 triệu đồng/người, tăng 13%, quy tương đương 607 USD/người (1USD = 16.150 VND)

Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế Tỷ trọng khu vực I chiếm 34 – 35%, khu vực II chiếm 35 – 36%, khu vực III chiếm 29 – 30% (phấn đấu đạt cơ cấu kinh tế theo thứ tự khu vực I, II, III là 34,9% – 35,5% – 29,6%)

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ 120 - 130 triệu USD Kim ngạch nhập khẩu 400 triệu USD

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 12.000 – 12.200 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với ước thực hiện năm 2007 Trong đó, ước vốn đầu tư phát triển từ

Trang 10

vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1.112 tỷ đồng, tăng 30,89% so KH đầu năm 2007 (850 tỷ), chiếm 9,11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tổng thu ngân sách địa phương 2.062 tỷ đồng Tổng thu nội địa 418 tỷ đồng, tăng 9,13% so thực thu năm 2007 Tổng chi ngân sách địa phương 2.060 tỷ đồng, đạt 97,6% so thực chi năm 2007, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 57,48% tổng chi

3.1.3.2 Điều kiện xã hội

Hậu Giang là nơi mưa thuận gió hoà rất thích hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển khu đô thị và khu dân cư tập trung

Bảng 1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang)

Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh phần lớn được sử dụng để trồng lúa (61%), tiếp đó là cây ăn quả (kể cả cây khóm) chiếm 16%, cây mía chiếm 11% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đứng hàng thứ ba trong cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh, diện

Trang 11

tích đất trồng rau màu và cây công nghiệp dài ngày của tỉnh chiếm tỷ trọng bằng nhau Từ đó cho thấy cây mía có ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển và tăng trưởng của tỉnh Hậu Giang

trồng lúa trồng mía ăn quả rau màu dài ngày

Hình 1 CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG

Ngoài ra tỉnh còn thành lập nên các vùng chuyên canh nông sản Vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao: 50.000 ha

Vùng nguyên liệu mía: 10.300 ha Vùng nguyên liệu khóm: 1.500 ha

Vùng cây ăn trái đặc sản: 2.500 ha (Bưởi năm roi, Măng cụt, Xoài cát hoà Lộc, Quýt đường)

Hậu Giang còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt với diện tích mặt nước là 54.000 ha, trong đó chủ yếu tập trung vào các đối tượng nuôi như: Tôm càng xanh, cá Thát Lát, cá đồng có giá trị kinh tế cao ( rô đồng, sặc rằn, lóc, bống tượng và một số loài cá nuôi ghép )

Ngoài ra Hậu Giang còn tập trung phát triển ngành chăn nuôi Trong đó, năm 2007 tổng đàn trâu bò của tỉnh Hậu Giang là 3.531 con (trong đó bò lai Sind chiếm 56,36% tổng đàn), riêng theo toàn tỉnh có 206.921 con năm 2007

Trang 12

▲ Công nghiệp

Hậu Giang có khu công nghiệp Vị Thanh, diện tích 150 ha được quy hoạch xây dựng bên quốc lộ 61 kênh Xáng Hậu và sông Cái Tư - Rạch Nhút thuộc địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Vị Thanh Đây là khu công nghiệp nằm trên vùng tập trung nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm như: khóm, mía, đậu, mè, các loại rau củ, gạo chất lượng cao thúc đẩy vùng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Ì Chế biến thuỷ sản:

Công ty Cổ Phần thuỷ sản Cafatex công suất 12.000 tấn/năm Công ty TNHH thuỷ hải sản Việt Hải công suất 3.500 tấn/năm Công ty TNHH Phú Thạnh công suất 1.680 tấn/năm

Nhà máy chế biến gạo Danida (Vị Thanh) công suất 42.000 tấn gạo/năm

Nhà máy gạo công ty lương thực Sông Hậu (Long Mỹ) công suất 30.000 tấn gạo/năm

Xí nghiệp lượng thực Vị Thanh công suất 30.000 tấn/năm

Nhà máy nông trường Cờ Đỏ (Long Mỹ) công suất 20.000 tấn/năm Toàn tỉnh có 300 nhà máy xay xát nhỏ công suất 800.000 tấn/ năm

▲ Danh lam thắng cảnh

Hậu Giang còn lưu trữ nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh như: Khu di tích Căn Cứ Tỉnh Uỷ, Chợ nổi Phụng Hiệp, Đền Thờ Bác (xã Lương Tâm - Long Mỹ), khu di tích Chiến Thắng Tầm Vu (Châu Thành A) rất thuận lợi cho phát triển du lịch

Trang 13

▲ Con người

Nhân dân các dân tộc Hậu Giang rất đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, biết vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hoà nhập với tiến trình xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế

▲ Về địa mạo, địa hình, địa chất: tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ màu

mỡ, bao gồm 2 dạng mạo là đê tự nhiên ven sông Hậu và hình thành đất đai có địa hình cao và các cù lao dọc theo sông Hậu và đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% có địa hình bằng phẳng thấp dần theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ, cao trình phổ biến từ 0,6 m - 0,8 m và tương đối bằng phẳng

▲Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông đường thuỷ quốc gia là Kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp

3.2 HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN

Hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có lịch sử hình thành phát triển lâu đời Toàn tỉnh có tất cả 53 chợ lớn nhỏ Trong đó nổi bật nhất là:

Hệ thống siêu thị Co-op Mart Vị Thanh tại số 319 Trần Hưng Đạo, Phường 1, thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Do công ty TNHH thương mại Sài Gòn Cần Thơ đầu tư xây dựng)

Chợ Vị Thanh trên địa bàn thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (do công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng Cần Thơ xây dựng)

Chợ Ngã Bãy (chợ nổi Phụng Hiệp), Chợ Mang Cá thuộc thị xã Ngã Bãy, Tỉnh Hậu Giang (do công ty TNHH Xây Dựng- Thương Mại - Dịch Vụ Việt Mai đầu tư xây dựng)

Trung tâm thương mại Thị Trấn Ngã Sáu (do công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát Triển đô thị Thiện Phúc đầu tư xây dựng)

Chợ Bảy Ngàn, Châu Thành A (do công ty TNHH Hiệp Thuận xây dựng) Chợ Vịnh Chèo huyện Vị Thủy, Hậu Giang (do công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Lấp Cần Thơ xây dựng)

Trang 14

3.3 CÁC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP 3.3.1 Lao động

Hậu Giang có lực lượng lao động dồi dào, với tổng số dân cư của tỉnh khoảng 802.797 người tính đến thời điểm 13/12/2007 Dân số trong độ tuổi lao động là 569.837 người chiếm khoảng 82,2% dân số Dân số tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc doanh là khoảng 436.218 chiếm khoảng 76,55% dân số trong độ tuổi lao động Trong đó lực lượng lao đông tham gia vào các lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 58,55%; công nghiệp xây dựng khoảng 8.5%; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng là khoảng 9,5% dân số trong độ tuổi lao động

3.3.2 Đất đai

Địa hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No Nên đất đai ở đây khá màu mỡ, phì nhiêu với diện tích đất phù sa là 41.348 ha chiếm 30% diện tích tự nhiên, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt Ngoài ra tỉnh còn có diện tích đất nhiễm phèn khá lớn 52.374 ha, chiếm 38% diện tích tự nhiên, đã được tỉnh quan tâm cải tạo rất lâu đời nên hầu hết điều ở trạng thái phèn hoạt động và hiện nay có thể sản xuất 2 - 3 vụ lúa trên năm Hậu Giang còn có đất mặn nhưng diện tích không đáng kể 5.513 ha (chiếm 4% diện tích tự nhiên), đất xáo trộn có diện tích 38.592 ha (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) bao gồm đất lên liếp trồng cây lâu năm, đất chuyên dùng, đất thổ cư

Trang 15

Tỷ trọng các loại đất nông nghiệp Hậu Giang được thể hiện rõ qua hình sau đây Qua hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh Tiếp theo là đất phù sa, đất xáo trộn, đất mặn

Kết quả thực hiện như sau: Công trình đã thực hiện được 1.119.119 m3 thuỷ lợi phục vụ cho sản suất nông nghiệp, nâng tổng diện tích có thuỷ lợi cơ sở năm 2007 đạt 93.000ha chiếm 68% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có nước tưới tiêu, cải tạo môi sinh môi trường và phòng chống lũ lụt năm 2007

Trang 16

Bảng 3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ

Stt Đơn vị Khối lượng (m3) Tỷ trọng (%)

3.3.4 Giao thông nông thôn 3.3.4.1 Giao thông bộ

Thực hiện chiến dịch thuỷ lợi giao thông mùa khô năm 2007, toàn tỉnh đạt được những thành tựu sau:

Về đường giao thông: Thực hiện 840.710 m2 Trong đó : Đường nhựa và Bê tông: 545.88 m2 Đường đá cấp phối: 294.828 m2

Về cầu giao thông thực hiện 285 cây cầu đạt 9.314 m2

Hiệu quả xây dựng được 269 tuyến đường với 405,181 km và xây dựng được 265 cây cầu với 4.600 m Như vậy tính đến nay toàn tỉnh đạt 511/511 ấp có đường giao thông đi lại được trong hai mùa và 59/62 xã xe bốn bánh đi lại được trong hai mùa

Trang 17

Hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh tương đối tốt, giao thông được nối liền từ quốc lộ đến đường xã, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nông thôn, giúp cho khu vực này có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển và mua bán nông sản một cách nhanh chóng

3.3.4.2 Giao thông thủy

Hiện tại giao thông thủy đang là hệ thống giao thông chính trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực nông thôn và về cơ bản phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển của sản xuất và đời sống Phần lớn người dân trong tỉnh sống bằng nghề nông nên việc vận chuyển nông sản khi vào mùa là chuyện rất cần thiết, giao thông đường thuỷ giúp người dân vận chuyển nông sản một cách dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả kinh tế cao Thêm vào đó, người dân xưa vẫn quen với việc đi lại bằng đường thuỷ nên giao thông đường thuỷ là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giao thông nông thôn của Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung

Thực hiện chiến dịch mùa khô 2007, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 3.178.897 m2 đường (1.574,58 km) và xây dựng 28.202 m2 cầu (1.178 cây cầu kiên cố)

3.3.5 Về hoá học hoá

Về hoá học hóa thì các sản phẩm hoá học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: phân bón thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản được cung cấp bởi các hợp tác xã và các tư nhân với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau Nhìn chung về cơ bản đáp ứng được vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tuy nhiên, việc kiểm soát giá cả, chất lượng, đo lường các vật tư nông nghiệp trong thời gian qua của các cơ quan chức năng nhà nước còn hạn chế, dẫn đến tình trạng tăng giá lúc vào vụ hoặc bán các vật tư chất lượng thấp vẫn còn

3.3.6 Về công nghệ sinh học

Về công nghệ sinh học, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 Trại sản xuất giống nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang mới được xây dựng, 1 Trung tâm sản xuất giống mía Long Mỹ thuộc công ty mía đường Cần Thơ, Công ty Thái Dương nhân giống khóm cayen, các hợp tác xã và 58 cơ sở

Trang 18

sản xuất giống thủy sản các loại của tư nhân Các cơ sở sản xuất giống này đã cung ứng được khoảng 32,40% diện tích canh tác lúa, 69% diện tích sử dụng giống mía mới trong vùng nguyên liệu, 30% nhu cầu giống thủy sản, 34 ha giống khóm cayen, nhu cầu giống cây con còn lại là do người dân tự đầu tư hoặc tự trao đổi và đi mua ở nơi khác Chính vì vậy, mà nhiều giống cây con người dân sử dụng không rõ nguồn gốc, không biết về chất lượng cũng như tình trạng dịch bệnh…

3.4 GIỚI THIỆU VỀ MÍA HẬU GIANG 3.4.1 Giới thiệu về cây mía

Mía đường là ngành trồng trọt quan trọng trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 11% trong cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang Cây mía Hậu Giang cho năng suất và chất lượng cao so với các vùng lân cận trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Mía cung cấp nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất đường và một số ngành công nghiệp khác Không có mía nguyên liệu thì hoạt động của các nhà máy đường khó đảm bảo là có thể hoạt động được Trồng mía tạo thêm thu nhập cho người dân góp phần cải thiện đời sống, giảm tệ nạn xã hội Hàng năm trên địa bàn tỉnh người dân thường trồng mía xen canh với lúa theo tỷ lệ 1mía – 1 lúa

3.4.2 Quy trình sản xuất mía

Chọn giống: Lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi xanh tốt, chọn

những cây to khoẻ đứng thẳng, không sâu bệnh, không trổ bông Phân đoạn cây mía thành những đoạn hom dài 20 – 30cm có hai đốt mang mắt cho mần tốt, ngâm hom giống vào dung dịch nước vôi 1% trong 12 – 24 giờ rồi đem trồng Tuỳ theo chân đất trồng mà có thể chọn cách lên liếp, thông thường người dân làm theo kiểu cuốn chiếu phổ biến hơn kiểu ốp bệ Có thể đào học sâu 25 cm và rộng 30 cm để trồng mía theo hàng đơn, hàng cách hàng 1,2 m, hom cách hom 30cm hoặc đào học trồng thành hàng đôi, hàng cách hàng 2,4 m, hai hàng mía trên liếp cách nhau 40cm, hom đặt cách nhau 30 – 40 cm, hai hàng đôi cách nhau 1,4 m, đất trống trên liếp và giữa các liếp mía dùng để trồng xen đậu xanh, nành, mướp, khoai, sắn…

Chọn phân: Canh tác mía sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón lót với liều

lượng 1.000 – 2.000 kg/ha lúc làm liếp, bằng cách rải đều lên rảnh rồi lấp đất mỏng trước khi trồng 1 – 2 ngày, có thể trộn 15 kg Basudin 10 H/ha vào phân bón lót để

Trang 19

phòng trị sâu đục thân mía Bón thúc ở giai đoạn: Lúc mía sau khi trồng 1 – 1,5 tháng, bón 750 – 1.000 kg/ha, từ 2 – 2,5 tháng tuổi bón lượng phân bằng lần 1, từ 3 – 4 tháng tuổi bón 500 – 1.000kg/ha

Chú ý: Khi mía trồng trên 5 tháng tuổi thì ngưng bón thúc, khi bón phân thúc

nên kết hợp lấp đất vô chân mía là tốt nhất, đối với chân đất nhiều cát cần tăng thêm 10% lượng phân bón hữu cơ Người trồng mía có thể giảm lượng phân hữu cơ nói trên nhưng phải thêm vào 150 kg Ure/ha lúc bón thúc lần 2 và 150 kg Ure cộng thêm 200 kg Kali/ha lúc bón thúc lần 3

Thu hoạch: Khi mía đã chín đủ chữ đường thì thu hoạch Dùng dao bén chặt sát gốc mía, phần ngọn chặt tới mặt trăng thì đạt Thời gian từ lúc đốn mía tại ruộng và vận chuyển đến nhà máy chế biến trong vòng 24 giờ là tốt nhất, năng suất đường thu được là tối đa

Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, thì năng suất mía nguyên liệu bình quân thu được 120 tấn/ha

Xử lý gốc mía vừa thu hoạch, cuốc bằng mặt liếp chừa 3 – 5 mần ẩn, rồi cuốc dọc hai bên góc mía làm cho đứt rễ già, xong bón phân lót với lượng tăng thêm 20% so với vụ tơ rồi lấp đất lại

Trang 20

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA TẠI TỈNH HẬU GIANG

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG 4.1.1 Tình hình sản xuất chung

Tình hình sản xuất cây mía của người dân trong tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn và thuận lợi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh

Bảng 4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG

Năm 2005 2006 2007

Chênh lệch 06/05

Chênh lệch 07/06 Diện tích

Thực trạng sản xuất mía qua các năm từ 2005 đến 2007 ở Hậu Giang có những thay đổi lớn về diện tích và năng suất sản xuất nên từ đó kéo theo sản lượng sản xuất cũng thay đổi theo

Về năng suất: Năng suất sản xuất hàng năm trên địa bàn tỉnh có những thay đổi bất thường, giảm mạnh ở năm 2006 (giảm 19 tấn/ha) và lại tăng nhẹ trong năm 2007 (tăng 6 tấn/ha) Việc giảm của năng suất sản xuất năm 2006 là do điều kiện canh tác trong năm này gặp nhiều khó khăn, sự diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên như mưa, bão, lũ …

Trang 21

Về diện tích sản xuất: Diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong các năm 2005, 2006, 2007 có sự tăng giảm không đều, diện tích canh tác tăng mạnh trong năm 2006 tăng 1.142 ha, xong khi sang năm 2007 thì diện tích trồng mía lại giảm 149 ha Chính sự biến động không ngừng này của năng suất sản xuất và của diện tích canh tác nên đã dẫn đến sự thay đổi của sản lượng sản xuất thu hoạch được trong năm

Mặc dù trong năm 2006 diện tích tăng lên nhanh nhưng năng suất sản xuất lại giảm xuống mạnh và sự tăng lên của diện tích nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất nên sản lượng sản xuất trong năm giảm 177.687 tấn và chỉ đạt 1.347.018 tấn Sang năm 2007, thì sản lượng sản xuất tăng lên và tăng 80.270 tấn Do sự giảm đi của diện tích canh tác trong năm này nhỏ hơn sự tăng lên của năng suất sản xuất nên sản lượng sản xuất mới tăng lên

4.1.2 Tình hình sản xuất qua các năm 4.1.2.1 Tình hình sản xuất mía năm 2005

Cây mía được xem là cây trồng chủ lực của Hậu Giang sau cây lúa và cây ăn quả Với diện tích gieo trồng của năm là 14.521 ha (chiếm tỷ trọng 11%) Năng suất sản xuất đạt được trong năm là 105 tấn/ha (cá biệt có những hộ trong vùng sản xuất nguyên liệu đạt năng suất 200 tấn/ha) Sản lượng sản xuất thu được trong năm là 1.524.705 tấn Tuy nhiên diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm từ 19.237 ha năm 2000 xuống còn 14.521 ha năm 2005, tổng diện tích đã giảm 4.716 ha, trong đó riêng huyện Phụng Hiệp đã giảm 2.893 ha (chiếm 61,30% diện tích mía bị giảm toàn tỉnh) Nguyên nhân chính là do, ở huyện Phụng Hiệp, ngoài diện tích trồng mía có đê bao chống lũ, phần ngoài đê bao là luân canh với lúa (1 vụ lúa – 1 vụ mía), phải thu hoạch mía sớm để chạy lũ nên cả năng suất và hàm lượng đường đều thấp Mặt khác, khả năng cạnh tranh của cây mía với cây lúa và đặc biệt là cây ăn quả những năm gần đây không cao, nên người dân có xu hướng chuyển sang trồng hai vụ lúa hoặc trồng cây ăn trái

Trang 22

Điều kiện canh tác trong năm

Điều kiện tự nhiên: Sự diễn biến của thời tiết trong năm tương đối thuận lơi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, mặc dù hàng năm trên địa bàn tỉnh thường có lũ đến sớm

Giống: Đạt được năng suất sản xuất cao như vậy là nhờ trong năm có đến 60% diện tích trồng mía sử dụng giống để gieo trồng Các giống mía được trồng phổ biến là ROC 16, ROC 10, VN 84-4137, ROC 18, VD 86-368, Quế Đường 11, có năng suất và chữ đường cao

Kỹ thuật canh tác:

- Kỹ thuật hỗ trợ: Trong những năm qua nhà nước cũng như doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân như quy hoạch vùng mía nguyên liệu của tỉnh Trong đó, công ty Cổ Phần mía đường Cần Thơ Casuco – đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu 5.646 ha mía Hậu Giang còn tiến hành hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc, đầu tư giống mới và vật tư, giúp nhiều hộ đạt năng suất sản xuất cao

- Kỹ thuật hộ: Người dân Hậu Giang với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có thời gian canh tác lâu và biết tận dụng tối đa những lợi thế riêng ở địa phương mình, cùng với sự triển khai áp triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng chuyên canh hoá, từ đó làm cho giá thành sản xuất giảm, tăng được hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía

Thành tựu: Trong năm này thì người dân trồng mía đạt được năng suất sản xuất rất cao 105 tấn/ha

Hạn chế: Trong năm diện tích canh tác mía nguyên liệu trong tỉnh chưa có giống mới để gieo trồng chỉ có 60% diện tích gieo trồng có giống mía mới để canh tác, còn lại đến 40% diện tích canh tác mía phải sử dụng giống mía cũ từ gốc của năm trước

4.1.2.2 Tình hình sản xuất mía năm 2006

Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự tăng lên so với vụ trước (2005), diện tích canh tác 15.663 ha tăng 1.142 ha Năng suất sản xuất của ngành thì giảm so với vụ trước 2005 bình quân 86 tấn/ha và giảm 19 tấn/ha, sản

Trang 23

lượng canh tác là 1.347.018 tấn mía nguyên liệu Diện tích giảm so với vụ trước là 177.687 tấn, Sản lượng thì bằng diện tích canh tác nhân với năng suất sản suất, mà trong năm này diện tích canh tác thì tăng mà tổng sản lượng lại giảm Điều này cho thấy rằng sự tăng lên của diện tích sản xuất nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất

Nguyên nhân khi kết thúc vụ mía 2005 bà con trồng mía trúng lớn vừa trúng gía, vừa trúng mùa nên sang vụ này bà con không ngại chặt phá những diện tích canh tác những cây khác như khóm đã lão hoá và các vườn cây ăn trái kém hiệu quả khác để trồng mía Nên sang vụ này (2006) diện tích canh tác mía của tỉnh lại tăng đáng kể so với vụ trước

Điều kiện canh tác trong năm

Điều kiện tự nhiên: Trong năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vừa qua phải gánh chịu hậu quả nặng nề do cơn bão số 9 để lại, đã làm cho vùng mía nguyên liệu ở Hậu Giang bị ngập nước gây chết gốc và trổ bông hàng loạt khiến chất lượng và sản lượng mía sụt giảm, gây thiệt hại lớn cho người dân trồng mía nhất là ở huyện Phụng Hiệp nơi có diện tích trồng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh (9.000 ha)

Giống: Trong năm có 70% - 75% diện tích trồng mía trong vùng mía nguyên liệu sử dụng giống mía mới để gieo trồng và các giống mía được trồng phổ biến trong năm là: ROC 6, QĐ11, Việt Đường, ROC22,…

Kỹ Thuật canh tác: Cùng với những kinh nghiệm canh tác mía của người dân và sự giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật canh tác từ phía công ty mía đường Casuco đã giúp đỡ người dân rất nhiều trong canh tác

Chính sách hỗ trợ: Trong năm công ty mía đường Casuco hỗ trợ cho người dân canh tác mía bằng cách cho 100 – 350 kg giống/hộ; mua 1kg giống tặng 1kg phân hữu cơ Nông dân mua giống trả trước 40% và số còn lại được trả chậm từ 6 tháng đến 1 năm

Ngoài ra, trong năm thì Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang và nhà tài trợ công ty mía đường Casuco tổ chức cuộc thi nông dân trồng mía giỏi, nhằm giới thiệu và nâng cao sự hiểu biết của người dân về các giống mía mới Qua

Trang 24

hội thi thì Hậu Giang đã có 70% - 75% diện tích trồng mía chuyển đổi trồng các giống mía mới, năng suất và chất lượng đường cao

Thành tựu: Sang năm này thì diện tích trồng mía nguyên liệu sử dụng giống mía mới phục vụ cho canh tác tăng lên, nâng tổng diện tích canh tác sử dụng giống mía mới từ 60% năm 2005 lên 70% đến 75% năm 2007

Hạn chế: Ý thức của người dân trồng mía trong tỉnh chưa cao thể hiện qua việc mở rộng diện trồng mía một cách tự phát không theo quy hoạch nên việc sản xuất mía còn thụ động trước những biến đổi của thời tiết

4.1.2.3 Tình hình sản xuất mía năm 2007

Sang vụ 2007 thì diện tích canh tác và năng suất sản suất mía nguyên liệu của Hậu Giang có sự thay đổi so với vụ trước

Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự giảm đi từ 15.663 ha (2006) còn 15.514 ha 2007 ( giảm 149 ha ), nhưng năng suất sản xuất lại tăng lên và tăng 6 tấn/ha, sản lượng sản xuất được là 1.427.288 tấn tăng 80.270 tấn Diện tích thu hoạch đến cuối năm là 12.209 ha

Điều kiện canh tác trong năm

Điều kiện tự nhiên: Do đặc thù của tỉnh là vùng trũng mía – lúa và lũ ở đây thường đến sớm, phải thu hoạch chạy lũ vào khoảng cuối tháng 9 là xong, để tranh thủ sạ xen vụ lúa liếp nhằm tăng thu nhập cải tạo đất hạ gía thành sản xuất Nhìn chung thì diễn biến khí hậu trên địa bàn tỉnh cũng rất thuận lợi và thích hợp cho cây mía phát triển Nhưng do hạn chế của lũ nên ở đây cây mía có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển nhưng không có đủ thời gian để tích luỹ đường từ đó làm cho chữ đường trong mía thấp không bán được giá cao Cũng chính do điều kiện canh tác mía khó khăn như vậy nên trong năm nhiều diện tích gieo trồng được bà con chuyển sang các loại cây trồng khác thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Điều này đã làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động của nhà máy đường của tỉnh

Giống mía: trong năm 2007 toàn tỉnh có 95% diện tích canh tác sử các giống mía mới để gieo trồng, các giống mới như ROC16, DLM24, VĐ86-368, R570, VĐ93-159, QĐ11 còn lại một số giống mới đang được nông dân trồng trình diễn

Trang 25

như CR74-250, C13-281, C13-2474, Đài ưu, VĐ85-177, M30-3566, K88-65 Còn lại 5% diện tích canh tác toàn tỉnh sử dụng gốc mía cũ Tuy nhiên, do đặc thù vùng trũng mía - lúa nên việc sản xuất giống để tự trồng hoặc lưu gốc cho vụ sau thường khó thực hiện được

Kỹ thuật canh tác và hỗ trợ: Ngoài việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình canh tác mía, nông dân còn được sự hỗ trợ tích cực trong công tác khuyến nông của CASUCO như chuyển đổi giống; chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng các mô hình, các điểm trình diễn; tổ chức các buổi tham quan, hội thảo đầu bờ và một số các đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mía Ngoài ra, ngành nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cũng tích cực hỗ trợ trong việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền vận động người trồng mía theo hướng thâm canh, lưu gốc để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn

Thành tựu: Sang năm này thì toàn tỉnh đã nâng diện tích trồng mía sử dụng giống lên 95% diện tích canh tác toàn tỉnh Về phía các ngành các đơn vị liên quan có sự tham gia nhiệt tình, tổ chức các chương trình như các điểm trình diễn; tổ chức các buổi tham quan;…nhằm hỗ trợ kỹ thuật trồng mía cho người dân

Hạn chế trong năm: Việc sản xuất mía trong năm còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, canh tác còn chịu sự tác động mạnh của diễn biến phức của thời tiết

Do đặc thù của địa phương là xuống giống tập trung, thu hoạch tập trung như Phụng Hiệp, Ngã Bảy nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu công lao động để thu hoạch mía Và do diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún mà phương tiện vận chuyển thì lại nhỏ, nên gặp khó khăn trong việc chuyên chở mía từ đồng ruộng đến tay thương lái Việc vận chuyển mía phải tốn thời gian tương đối lâu nên làm cho chữ đường và sản lượng mía giảm, mà giá mía do thương lái vận chuyển về nhà máy cao hay thấp là do chữ đường trong mía chứ không phải do năng suất mía cao hay thấp Đã làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu mua mía nguyên liệu cho người dân, đều này đã dẫn đến tình trạng ép giá trong việc mua bán mía của người dân

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH (Trang 10)
Bảng 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH (Trang 10)
Hình 1. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 1. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG (Trang 11)
Hình 1. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 1. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG (Trang 11)
Địa hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
a hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No (Trang 14)
Bảng 2. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 2. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT (Trang 14)
Tỷ trọng các loại đất nông nghiệp Hậu Giang được thể hiện rõ qua hình sau đây. Qua hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọ ng cao  nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
tr ọng các loại đất nông nghiệp Hậu Giang được thể hiện rõ qua hình sau đây. Qua hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọ ng cao nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh (Trang 15)
Bảng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ (Trang 16)
Bảng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ  Stt  Đơn vị Khối lượng (m3)  Tỷ trọng (%) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ Stt Đơn vị Khối lượng (m3) Tỷ trọng (%) (Trang 16)
Tình hình sản xuất cây mía của người dân trong tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn và thuận lợi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong việ c t ạ o  thu nhập cho người dân trong tỉnh - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
nh hình sản xuất cây mía của người dân trong tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn và thuận lợi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong việ c t ạ o thu nhập cho người dân trong tỉnh (Trang 20)
Bảng 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG (Trang 20)
Bảng 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 26)
Hình 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 26)
Hình 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1  HA MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 26)
Bảng 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 26)
Hình 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM (Trang 27)
Hình 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM (Trang 27)
Bảng 6. CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 6. CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT (Trang 28)
Bảng 6. CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 6. CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT (Trang 28)
Bảng 7 . CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ VẬT CHẤT - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 7 CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ VẬT CHẤT (Trang 29)
Bảng 8. GIÁ PHÂN BÓN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 8. GIÁ PHÂN BÓN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) (Trang 31)
Bảng 8. GIÁ PHÂN BểN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 8. GIÁ PHÂN BểN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) (Trang 31)
Hình 5. SỰ THAY ĐỔI GIÁ PHÂN QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 5. SỰ THAY ĐỔI GIÁ PHÂN QUA CÁC NĂM (Trang 32)
Hình 5. SỰ THAY ĐỔI GIÁ PHÂN QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 5. SỰ THAY ĐỔI GIÁ PHÂN QUA CÁC NĂM (Trang 32)
Bảng 9. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 9. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG (Trang 33)
Bảng 9. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 9. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG (Trang 33)
Bảng 10. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG THUÊ MƯỚN - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 10. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG THUÊ MƯỚN (Trang 33)
Hình 6. DOANH THU TIÊU THỤ MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 6. DOANH THU TIÊU THỤ MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 35)
Bảng 11. THU NHẬP TRÊN NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 11. THU NHẬP TRÊN NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH QUA CÁC NĂM (Trang 35)
Hình 6. DOANH THU TIÊU THỤ MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 6. DOANH THU TIÊU THỤ MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 35)
Hình 7. LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 7. LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 37)
Hình 7. LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA QUA CÁC NĂM - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 7. LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA QUA CÁC NĂM (Trang 37)
Hình 8. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU 2005 - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 8. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU 2005 (Trang 38)
Chí phí/doanh thu (%) Lợi nhuận/doanh thu (%) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
h í phí/doanh thu (%) Lợi nhuận/doanh thu (%) (Trang 38)
Hình 8. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU 2005 - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 8. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU 2005 (Trang 38)
Hình 10. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢ NHUẬN TRONG DOANH THU 2007 - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 10. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢ NHUẬN TRONG DOANH THU 2007 (Trang 39)
Hình 10. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢ NHUẬN TRONG DOANH THU 2007 - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Hình 10. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢ NHUẬN TRONG DOANH THU 2007 (Trang 39)
Bảng 1. HIỆU QỦA SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2005) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 1. HIỆU QỦA SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2005) (Trang 48)
Bảng 1. HIỆU QỦA SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2005) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 1. HIỆU QỦA SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2005) (Trang 48)
Bảng 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2006) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2006) (Trang 49)
Bảng 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2006) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2006) (Trang 49)
Bảng 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2007) - Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf
Bảng 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2007) (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w