Phân tích chi phí vật chất

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf (Trang 28 - 32)

Trong chi phí vật chất gồm có các khoản mục chi phí sau: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, chi phí giống chiếm tỷ trọng cao nhất tiếp đó là chi phí phân bón và sau cùng là chi phí dùng cho thuốc bảo vệ thực vật. Hàng năm chi phí vật chất phục vụ cho sản xuất mía trên địa bàn tỉnh Hậu

Giang có sự thay đổi, chi phí này giảm trong năm 2006 và tăng lên trong năm 2007 nhưng sự tăng giảm này rất nhỏ có thể cho rằng chi phí vật chất hàng năm trong trồng mía của Hậu Giang ổn định. Mặc dù tổng chi phí vật chất có thể xem là không thay đổi nhưng các khoản mục chi phí bên trong có sự thay đổi rất lớn.

Bảng 7 . CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ VẬT CHẤT

ĐVT: đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Giống 4.970.000 53,27 4.550.000 49,14 4.200.000 4,91 Phân bón 3.860.000 41,37 4.210.000 45,46 4.865.000 50,86 Ure 1.610.000 17,26 1.750.000 18,90 1.925.000 20,13 DAP 900.000 9,65 840.000 9,07 1.050.000 10,98 NPK 1.350.000 14,47 1.620.000 17,49 1.890.000 19,76 Thuốc BVTV 500.000 5,36 500.000 5,40 500.000 5,23 TỔNG 9.330.000 100 9.260.000 100 9.565.000 100 (Nguồn: phòng Khuyến Nông sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Trong chi phí vật chất phục vụ sản xuất mía hàng năm thì có chi phí giống và chi phí phân bón thay đổi còn chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không thay đổi và nó ổn định qua các năm.

a) Phân tích chi phí giống

Hàng năm người trồng mía phải đầu tư khoảng 4 – 5 triệu đồng để mua giống mía mới, các loại giống mía được trồng phổ biến là ROC16, DLM24, VĐ86-368, R570, VĐ93-159, QĐ11 còn lại một số giống mới đang được nông dân trồng trình diễn như CR74-250, C13-281, C13-2474, Đài ưu, VĐ85-177, M30-3566, K88-65…. Nếu giá phân bón phục vụ cho trồng mía hàng năm đều tăng thì giá mía giống/đơn vị lại giảm, nhưng nhìn chung chi phí mía giống đơn vị hàng năm vẫn cao. Giá giống mía hàng năm trên địa bàn tỉnh cao nguyên nhân là do việc cung cấp giống

cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang còn nhiều hạn chế, đối với cây mía trong năm 2006, chỉ có khoảng 70% diện tích sử dụng giống mía mới, còn lại khoảng 30% diện tích trồng mía trên địa bàn tỉnh phải sử dụng giống cũ (chừa gốc của vụ trước cho vụ sau). Điều này thể hiện sự khan hiếm của mía giống trên địa bàn tỉnh, cung về mía giống nhỏ hơn cầu về mía giống nên gía mía giống đơn vị cao. Nhưng đến năm 2007 thì toàn tỉnh có đến 95% diện tích trồng mía có giống mía mới để gieo trồng đã cho thấy sự khan hiếm của mía giống ngày càng được giảm bớt.

Việc giá giống mía đơn vị hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cao nhưng đều giảm là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thông qua các hệ thống truyền thông đại chúng, nên việc gieo trồng mía giống đạt kết quả cao trên qui mô rộng. Nên việc cung mía giống trên thị trường giảm bớt sự khan hiếm, do cung mía giống ngày càng tiến gần đến cầu về mía giống nên đã đạt mức cân bằng cung cầu, từđó đẩy giá mía giống giảm dần.

b) Phân tích chi phí phân bón

Phân bón là một yếu tố đầu vào rất cần thiết cho cây trồng, phân bón bổ sung lượng dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời nó còn góp phần cải tạo đất, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Các loại phân bón thường được sử dụng trong canh tác mía ở tỉnh Hậu Giang là phân Ure, DAP và phân NPK. Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang người dân trồng mía sử dụng phân Ure nhiều nhất, tiếp đó là phân NPK, sau cùng là DAP.

Chi phí phân bón phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng và tăng mạnh trong năm 2007. Và phân là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu chi phí vật chất và trong tổng chi phí sản xuất hàng năm cho một ha mía của tỉnh.

Bảng 8. GIÁ PHÂN BÓN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Đồng Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Ure 4.600 5.000 5.500 400 500 DAP 5.600 5.600 7.000 0 1.400 NPK 5.400 5.400 6.000 0 600

(Nguồn: phòng Khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang)

Nhìn chung các khoản mục phân bón phục vụ cho sản xuất mía từ năm 2005 đến 2007 đều tăng, và mức tăng không đồng đều giữa các năm và giữa các loại phân. Có loại tăng đều qua các năm và cũng có loại không tăng hoặc tăng đồng đều qua các năm.

Giá phân Ure hàng năm đều tăng, và mức tăng năm sau lớn hơn mức tăng năm trước, cụ thể năm 2006 tăng 400 đồng/kg so với năm 2005 và sang năm 2007 tăng 500 đồng/kg so với 2006, mức tăng ở năm 2007 lớn hơn mức tăng ở năm 2006 100 đồng/kg. Sự tăng lên của giá phân Ure cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất hàng năm của cây mía. Điều này nói lên điều kiện sản xuất của cây mía ngày càng khó khăn, nếu giá bán của cây mía nguyên liệu hàng năm không tăng lên tương ứng thì hiệu quả sản xuất mía của tỉnh sẽ không cao.

Giá phân DAP không tăng trong năm 2006 nhưng lại tăng vọt trong năm 2007, mức tăng là 1.400 đồng/kg.

Giá phân NPK không tăng trong năm 2006 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2007, mức tăng này khá cao 600 đồng/kg.

Giá các loại phân phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng trong năm 2007, và có một mặt hàng đó là phân DAP tăng mạnh

nhất 1.400 đồng/kg. Điều này thể hiện nguyên nhân tại sao chi phí sản xuất mía trong năm 2007 cao hơn trong các năm trước.

55005000 5000 4600 7000 5600 5600 6000 5400 5400 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 năm đồ ng Ure DAP NPK

Hình 5. SỰ THAY ĐỔI GIÁ PHÂN QUA CÁC NĂM

c) Phân tích chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Cùng với sự tăng giá của phân bón thì thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng lên đáng kể trung bình giá thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 20% đến 30% so với trước đây. Nhưng chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm của tỉnh không tăng, nhờ trình độ dân trí trong nhân dân ngày càng được nâng cao nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có khoa học hơn, hiệu quả hơn từ đó tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất mía ở Hậu Giang.pdf (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)