1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người việt

158 742 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Truyền thuyết dân gian người Việt về cặp đôi nhân vật anh hùng thể hiện sự ngợi ca của nhân dân đối với những người anh hùng dân tộc và mang tính giáo dục sâu sắc .... Truyền thuyết dân

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I Lí do chọn đề tài 1

1 Lí do khoa học và thực tiễn 1

II Lịch sử vấn đề 2

III Mục đích nghiên cứu 7

IV Giới hạn phạm vi đề tài 7

V Đối tượng nghiên cứu 7

VI Phương pháp nghiên cứu 8

VII Đóng góp mới của đề tài 9

VIII Cấu trúc của luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG VÀ CẶP ĐÔI NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 11

1.1 Nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt 11

1.1.1 Khái niệm nhân vật anh hùng 11

1.1.2 Cơ sở lịch sử - văn hóa của sự hình thành và phát triển trong truyền thuyết dân gian người Việt kể về nhân vật anh hùng 12

1.1.3 Diện mạo nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt 15

1.2 Cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt 18

1.2.1 Khái niệm “cặp đôi nhân vật anh hùng” 18

1.2.2 Phân loại nhóm truyện về cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt 22

Tiểu kết chương I 35

CHƯƠNG II CẶP ĐÔI NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG 36

Trang 2

2.1 Ý nghĩa của cặp đôi nhân vật anh hùng trong việc phản ánh lịch sử

36

2.1.1 Truyền thuyết về cặp đôi nhân vật anh hùng mang tính hiện thực lịch sử 36

2.1.2 Truyền thuyết về cặp đôi nhân vật anh hùng phản ánh một cách cụ thể lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt NamError! Bookmark not defined 2.2 Cặp đôi nhân vật anh hùng thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng dân tộc 45

2.2.1 Là con người có sức khỏe và tài trí 45

2.2.2 Là con người có những kì tích chiến công 47

2.2.3 Là con người hiếu – nghĩa vẹn toàn 49

2.2.4 Là hiện thân của sức mạnh đoàn kết 51

2.2.5 Biểu hiện lí tưởng đạo đức của nhân dân 53

2.3 Truyền thuyết dân gian người Việt về cặp đôi nhân vật anh hùng thể hiện sự ngợi ca của nhân dân đối với những người anh hùng dân tộc và mang tính giáo dục sâu sắc 56

2.3.1 Truyền thuyết dân gian người Việt về cặp đôi nhân vật anh hùng thể hiện sự ngợi ca của nhân dân đối với những người anh hùng dân tộc 56

2.3.2 Truyền thuyết dân gian người Việt về cặp đôi nhân vật anh hùng mang giá trị giáo dục sâu sắc 57

Tiểu kết chương II 61

CHƯƠNG III CẶP ĐÔI NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT 62

3.1 Đặc điểm kết cấu cốt truyện về cặp đôi nhân vật anh hùng 62

3.1.1 Kết cấu hoàn chỉnh 62

3.1.2 Kết cấu chuỗi 70

3.2 Các motif xây dựng cặp đôi nhân vật anh hùng 72

3.2.1 Motif về sự sinh nở thần kì 73

Trang 3

3.2.2 Motif về tướng lạ, tài lạ và chiến công 78

3.2.3 Motif về sự hóa thân – âm phù 81

3.3 Bút pháp lí tưởng hóa cặp đôi nhân vật anh hùng 85

3.4 Thời gian và không gian nghệ thuật 88

3.4.1 Thời gian nghệ thuật 88

3.4.2 Không gian nghệ thuật 92

3.5 Đặc điểm lời kể chuyện 97

3.5.1 Lời kể nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện 97

3.5.2 Lời kể thể hiện sự kết dính giữa các câu chuyện truyền thuyết (cùng thời kì) 98

3.5.3 Lời kể là sự ca ngợi tuyệt đối dành cho các cặp đôi nhân vật anh hùng 99

Tiểu kết chương III 102

PHẦN KẾT LUẬN 103

1 Những đề nghị 103

2 Kết luận 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHẦN PHỤ LỤC 110

Trang 4

Cùng với các thể loại dân gian khác, truyền thuyết cũng có một chỗ đứng quan trọng trong nền văn học dân gian Việt Nam Nó ra đời trên gốc rễ thần thoại và phản ánh một cách độc đáo quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta Nghiên cứu truyền thuyết, do đó, đã trở thành một mảnh đất màu mỡ,

ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn để các nhà nghiên cứu tìm đến khai mở

Trong truyền thuyết dân gian người Việt đều có truyện kể về các cặp nhân vật anh hùng Với tinh thần yêu nước, lao động cần cù và sáng tạo, đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã sản sinh ra những người anh hùng dân tộc trong cùng một thời kì Họ đều là những người có nhiều đóng góp, hi sinh

to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Những nhân vật cặp đôi bổ trợ cho nhau, san sẻ công việc, gánh vác những khó khăn mà dân tộc đang phải đối mặt Các cặp nhân vật anh hùng từ lâu đã trở thành cặp biểu tượng bất diệt, là điểm dựa tinh thần, là nguồn sức mạnh được nhân đôi trong tâm hồn bao thế hệ người Việt Từ vai trò to lớn của những nhân vật cặp đôi trong đời sống thực tại, không biết tự bao giờ, đã đi vào tiềm thức nhân dân một cách tự nhiên Rất nhiều nhân vật được đưa vào thần điện, được hóa thân bất tử, được lưu truyền trong những truyện kể, những bài ca dân gian để đời đời ngưỡng mộ, ngợi ca và thờ phụng

Trang 5

Hình tượng các nhân vật cặp đôi xuất hiện khá nhiều trong truyền thuyết nhưng vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, có chăng cũng chỉ là sự vô tình đề cập tới, nhắc tới mà thôi

Trong phạm vi một đề tài luận văn tốt nghiệp, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những đánh giá, tìm hiểu, nghiên cứu bước đầu về nhân vật cặp đôi trong truyền thuyết dân gian người Việt Nhằm đạt tới mục tiêu đó, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống truyện kể, phân loại nhân vật thông qua nội dung phản ánh và qua việc phân tích những đặc điểm nghệ thuật của hình tượng nhân vật

cặp đôi Việc nghiên cứu đề tài Khảo sát cặp đôi nhân vật anh hùng trong

truyền thuyết dân gian người Việt sẽ góp phần bảo lưu và phát triển những

giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc Vì vậy, đây là đề tài mới

mẻ và có ý nghĩa khoa học

II Lịch sử vấn đề

1 Dựa theo bảng chỉ dẫn về motif văn học dân gian của Stith Thomson

trong cuốn Motif – index of folk literature, vol 1 – 6, nhà nghiên cứu Nguyễn

Huy Bỉnh đã có sự phân loại các cặp đôi tướng quân rất chi tiết trong cuốn

Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc Ở đây, tác giả đã đề

cập tới một mục nhỏ, đó là: Hiện tượng xuất hiện cặp đôi tướng quân [5, tr

207], với sự thiết lập một bảng thống kê rất cụ thể về các cặp đôi tướng quân trong truyền thuyết xứ Bắc, gồm 23 cặp nhân vật Ứng với mỗi cặp nhân vật

là vùng lưu truyền hoặc nơi thờ, chiến công cũng như triều đại mà nhân vật đó

hành trạng

Mặc dù chỉ là một mục nhỏ trong toàn bộ bốn chương lớn về truyện kể dân gian xứ Bắc nhưng nhờ công trình nghiên cứu này của Nguyễn Huy Bỉnh, chúng tôi cũng có sự gợi mở cho hướng nghiên cứu về kiểu cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt trên bình diện sưu tầm, phân loại

Trang 6

2 Trong công trình Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam, PGS TS

Nguyễn Thị Huế đã giới thiệu toàn cảnh và diện mạo kho tàng truyện dân gian Việt Nam với một khối lượng các type truyện thuộc các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện trạng,… Cuốn sách đồ sộ hơn một nghìn trang này cũng đề cập tới 04 type truyện có xuất hiện nhân vật anh

hùng cặp đôi (trong số 17 type truyện) ở mục B – Truyền thuyết về thần thánh

và phép thuật:

- Type truyện Hai anh em thần Cao Sơn, Quý Minh

- Type truyện Hai người anh hùng là Thần Biển

- Type truyện Người anh hùng là Thần Cây và Thần Nước

- Type truyện Trương Hống, Trương Hát – Hai vị Thần Sông

Công trình cũng đề cập 01 type truyện có xuất hiện nhân vật anh hùng

cặp đôi (trong số 10 type truyện) ở mục C – Truyền thuyết về các vị vua:

- Type truyện Truyện về hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm lên

ngôi vua

Công trình cũng đề cập 03 type truyện có xuất hiện nhân vật anh hùng

cặp đôi (trong số 51 type truyện) ở mục E – Truyền thuyết về người anh hùng:

- Type truyện Hai vị anh hùng thác sinh từ hoa đào, hoa huệ diệt giặc Hán

- Type truyện Người anh hùng là các cặp vợ chồng Thủy Thần

- Type truyện Người anh hùng là hai cặp nam nữ Thiên Thần và Thủy Thần

Qua việc tra cứu các type truyện trên, chúng tôi càng có thêm nền tảng vững chắc cho định hướng nghiên cứu đề tài về cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt của mình Cũng chính nhờ công trình này, chúng tôi có cơ sở trong việc triển khai tìm hiểu, phân tích các type và motif của kiểu truyện truyền thuyết có sự xuất hiện của các cặp nhân vật anh hùng

3 Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về các

nhân vật anh hùng trong thể loại truyện truyền thuyết

Trang 7

Trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân

gian Việt Nam [50], nhóm biên soạn đã tổng hợp những bài viết rất quý giá về

truyền thống yêu nước của hình tượng người anh hùng trong truyện dân gian,

như: bài viết Hình tượng anh hùng trong truyện dân gian các dân tộc thiểu số

miền Bắc của tác giả Bùi Văn Nguyên [50; 42]; Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước, giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam của tác

giả Cao Huy Đỉnh [50; 65]; Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử của tác giả Phan Trần [50; 141]; hay bài viết Truyền thuyết anh hùng trong

thời kì phong kiến của tác giả Kiều Thu Hoạch [50; 172];… Các bài viết đều

khơi nguồn cảm hứng và giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về đặc điểm của nhân vật anh hùng (không chỉ trong thể loại truyền thuyết mà còn trong sử thi, trong truyện cổ tích…) Đồng thời, qua đó chúng tôi càng có cơ sở để khẳng định tính cách anh hùng của nhân dân ta trong lao động sáng tạo cũng như trong chiến đấu đều đã trở thành một truyền thống, một phẩm chất hết sức cao đẹp của dân tộc Điều đó được thể hiện rõ nét qua hình tượng người anh hùng trong thể loại truyền thuyết nói riêng và trong thể loại văn học dân gian nói chung Và cặp đôi nhân vật anh hùng mà chúng tôi đang khảo sát, nghiên cứu cũng nằm trong quỹ đạo ấy

Trong Luận án Phó tiến sĩ của Lê Văn Kỳ: Mối quan hệ giữa truyền

thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng, Chuyên ngành Văn học dân gian,

ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, H 1995 Luận án bên cạnh giới thuyết về khái niệm truyền thuyết, lễ hội còn tập trung đi sâu làm rõ mối quan hệ giữa các truyện truyền thuyết với hội lễ về các anh hùng dân tộc Vẫn chưa thực sự tìm hiểu kĩ các cặp anh hùng xuất hiện cùng nhau trong lịch sử hay các đền đài thờ cúng một lúc hai nhân vật lịch sử

Trang 8

Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy được một số đề tài khóa luận, luận văn khác cũng nghiên cứu về nhân vật anh hùng qua các câu chuyện truyền thuyết Như:

Khảo sát đặc điểm nhóm truyền thuyết về các nữ tướng của Hai Bà, Lê

Thị Xa, Khóa luận tốt nghiệp, Chuyên ngành Văn học dân gian, ĐHSP Hà Nội, 2003 Trong công trình nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu chuỗi truyền thuyết về các nữ tướng của Hai Bà Trưng trên bình diện thi pháp của văn học dân gian: thi pháp nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật,… và đặc biệt, khóa luận đã chỉ ra mối tương quan giữa các câu chuyện truyền thuyết với một số lễ hội tương ứng Mặc dù vậy, khóa luận chỉ tập trung khảo cứu trên những truyện về các nữ tướng của Hai Bà

Hình tượng người nữ tướng trong truyền thuyết dân gian Phú Thọ,

Nguyễn Ngọc Yến, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội,

2004 Mục đích nghiên cứu mà tác giả hướng tới ở đây đó là qua sưu tầm, thống kê các tư liệu, tác giả có thể giới thiệu một cách đầy đủ, hệ thống về người nữ tướng trong truyền thuyết dân gian Phú Thọ Từ thực tế lễ hội Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ để ta thấy được sức sống của nữ tướng Xuân Nương trong lòng người dân Đất Tổ Luận văn đã có những đóng góp mới trong việc dựng lại hình tượng người nữ tướng trên quê hương Phú Thọ một cách hệ thống, khá đầy đủ Và cũng giống như những đề tài nghiên cứu về

nữ tướng trong truyền thuyết trước đó, luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết bà Xuân Nương và lễ hội Hương Nha cùng các vùng phụ cận ở Tam Nông, Phú Thọ Đồng thời, luận văn cũng góp tiếng nói khẳng định vai trò của người phụ nữ ở Phú Thọ trong buổi đầu dựng nước và giữ nước

Hình tượng nữ tướng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai

Bà Trưng lưu hành ở Vĩnh Phúc, Nguyễn Thị Thu Cúc, Luận văn Thạc sĩ

khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2009 Luận văn trên đã khảo sát, sưu tầm

Trang 9

và nghiên cứu chuỗi truyện truyền thuyết về Hai Bà Trưng và các nữ tướng lưu truyền ở Vĩnh Phúc Qua đó, luận văn tìm hiểu một số phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ tướng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà ở Vĩnh Phúc Và cũng giống như những luận văn, khóa luận trước đấy, tại đây tác giả cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết này và tín ngưỡng phong tục ở Vĩnh Phúc để thấy sức sống của người nữ tướng trong cuộc sống người dân nơi đây

Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt xứ Thanh, Nguyễn

Hồng Hạnh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2009 Luận văn đã nhận diện được sự tồn tại của một hệ thống truyền thuyết dân gian người Việt xứ Thanh về nhân vật nữ lưu truyền trong dân gian trên địa bàn xứ Thanh từ nhiều đời nay Lần đầu tiên nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt xứ Thanh được khảo sát, hệ thống, phân loại, phân tích tìm hiểu một cách tương đối đầy đủ, khoa học Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu nhân vật nữ trong truyền thuyết và xem xét nó trong mối quan hệ với lễ hội và tín ngưỡng dân gian địa phương mà chưa có sự chọn lọc

hệ thống cặp đôi nhân vật trong truyền thuyết dân gian người Việt xứ Thanh

Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian Hà Nam, Phạm Thị Minh

Nguyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2013 Trong luận văn này, truyền thuyết dân gian Hà Nam về nhân vật nữ bước đầu được thống kê, phân loại căn cứ vào đặc trưng của hình tượng nhân vật nữ và nội dung phản ánh của nó Luận văn cũng đã cố gắng khai thác được các motif trong cách thể hiện nhân vật, hình thức kết cấu truyện Và cũng giống như những đề tài nghiên cứu trên, luận văn cũng xem xét mối quan hệ giữa nhân vật nữ trong truyện dân gian Hà Nam với tín ngưỡng thờ nữ thần ở địa phương, từ đó đi đến kết luận về các giá trị văn hóa của tín ngưỡng

Trang 10

Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu ở một nhân vật anh hùng ở một địa phương hoặc chỉ ra được mối liên hệ giữa những câu chuyện truyện truyền thuyết về nhân vật anh hùng với các hội lễ, tín ngưỡng phong tục trong địa phương mà chưa đề cập sâu sắc về kiểu truyện có sự xuất hiện của nhân vật anh hùng cặp đôi Đây là một vấn đề nghiên cứu còn để ngỏ mà chúng tôi đang cố gắng lấp đầy bằng đề tài luận

văn tốt nghiệp: Khảo sát cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân

gian người Việt

III Mục đích nghiên cứu

1 Qua sưu tầm, thống kê các tư liệu, luận văn giới thiệu một cách có hệ

thống, khá đầy đủ về cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

2 Từ việc nghiên cứu, luận văn cho thấy đặc điểm diện mạo cũng như

sức sống, giá trị của cặp đôi nhân vật anh hùng trong việc phản ánh lịch sử cũng như thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng dân tộc

3 Đề tài cũng cho thấy những vai trò của cặp đôi nhân vật anh hùng

trong kết cấu cốt truyện, motif xây dựng nhân vật cũng như bút pháp lí tưởng hóa cặp đôi nhân vật anh hùng

IV Giới hạn phạm vi đề tài

Cặp đôi nhân vật anh hùng xuất hiện nhiều trong các truyện truyền thuyết khác nhau của các anh tộc anh em Nhưng luận văn chỉ xin tập trung làm nổi bật đặc điểm của cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyện truyền thuyết dân gian người Việt

V Đối tƣợng nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cặp nhân vật anh hùng từ những truyện truyền thuyết được tập hợp trong các cuốn:

Trang 11

- Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 4, tập 5 – Truyền thuyết

dân gian người Việt) – Kiều Thu Hoạch (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, 2004

- Truyền thuyết Việt Nam – Nhóm biên soạn: Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị

An, Phạm Minh Thảo, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998

- Truyện dân gian Kim Bảng (Tập 1) – Lê Hữu Bách, Hội văn nghệ dân

gian Việt Nam, Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2011

- Truyền thuyết ven Hồ Tây – Nhóm tác giả: Bùi Văn Nguyên, Vũ Tuấn

Sán, Chu Hà, Hội văn nghệ Hà Nội, Hà Nội, 1975

- Thần tích Việt Nam – Lê Xuân Quang, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội, 1995

VI Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp

có tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học, như:

Phương pháp sưu tầm, khảo sát: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi

tập hợp những tư liệu truyền thuyết dân gian người Việt có nhắc đến cặp đôi nhân vật anh hùng

Phương pháp thống kê: Phương pháp này có tầm quan trọng đặc biệt

trong luận văn nhằm thống kê số lượng các truyền thuyết đã và đang được lưu hành trong cộng đồng dân cư người Việt Phương pháp này giúp cho chúng tôi có những chứng cứ cụ thể để tăng sức thuyết phục cho những vấn đề luận văn đưa ra trong quá trình phân tích

Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi đặt nhân vật

trong thể loại truyền thuyết trong mối quan hệ với nhân vật trong thể loại thần thoại và sử thi Đồng thời, trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng so sánh các truyện truyền thuyết có một nhân vật anh hùng với các truyện truyền

Trang 12

thuyết có cặp đôi nhân vật anh hùng để từ đó tô đậm hơn đặc điểm của cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Phương pháp này

được sử dụng khi chúng tôi phân tích các dẫn chứng truyện để phục vụ cho việc chứng minh, làm sáng tỏ các đặc điểm của cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyện truyền thuyết

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Do tính nguyên hợp, tính chất sinh

hoạt thực hành là đặc trưng của văn học dân gian nói chung và thể loại truyền thuyết nói riêng nên khi tiến hành đề tài này, chúng tôi đã vận dụng tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, văn hóa, địa lí, tôn giáo, tín ngưỡng,… để lí giải một số vấn đề

VII Dự kiến những đóng góp mới của đề tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài nhân vật anh hùng trong truyền thuyết nhưng việc nghiên cứu cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt còn là đề tài mới mẻ, chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc Với luận văn này, chúng tôi dự kiến sẽ mang lại những đóng góp mới như sau:

1 Luận văn thống kê, phân loại một cách có hệ thống các bản kể truyền

thuyết có sự xuất hiện của cặp đôi nhân vật anh hùng

2 Thông qua việc khảo sát, luận văn dựng nên hình tượng cặp đôi nhân

vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt một cách chi tiết, kĩ lưỡng, đầy đủ Qua đó, phác họa được diện mạo, đặc điểm của nhân vật anh hùng trong thể loại truyền thuyết dân gian người Việt

3 Luận văn góp tiếng nói khẳng định vai trò của cặp đôi nhân vật anh

hùng trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, trong những năm tháng chiến đấu quật khởi của nhân dân để giành được độc lập, tự do, hạnh phúc

VIII Cấu trúc của luận văn

Trang 13

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm:

Chương I: Tổng quan về nhân vật anh hùng và cặp đôi nhân vật anh

hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

Chương II: Cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian

người Việt dưới góc độ nội dung, tư tưởng

Chương III: Cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian

người Việt dưới góc độ nghê thuật

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NHÂN VẬT ANH HÙNG VÀ CẶP ĐÔI NHÂN VẬT

ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT

1.1 Nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

1.1.1 Khái niệm nhân vật anh hùng

Từ “anh hùng” (heros) vốn theo tiếng Latinh có nguồn gốc từ tiếng Hi

Lạp cổ, có nghĩa đen là canh giữ hay bảo vệ Theo cách hiểu thông thường,

nhắc đến “anh hùng” người ta nghĩ ngay tới một cá nhân nổi bật vì những

cống hiến, lòng can đảm hay những hành động với mục đích cao thượng, đặc

biệt là những người dám hi sinh cuộc sống của bản thân vì những mục đích

rất nhân văn hoặc là con người nổi bật, xuất chúng trong một lĩnh vực nhất

định nào đó “Theo The Encyclopedia of Mythology (Bách khoa toàn thư về

thần thoại) của tác giả Arthur Cotterell: Truyện kể dân gian của tất cả các nền

văn hóa chứa đầy cảm hứng người anh hùng thể hiện những đặc điểm lý

tưởng và tài năng của một cá nhân nào đó, chẳng hạn như sự can đảm của

Archilles, khả năng kì lạ của Heracles, trí thông minh của Odysseus và sức

chịu đựng của Oedipus Một anh hùng cổ điển là một nhà vô địch trong mọi ý

nghĩa Họ vượt qua những thử thách, khó khăn để khơi thông những bế tắc

của thế giới Tuy nhiên, nhân vật anh hùng cũng không phải là bất khả xâm

phạm hay luôn luôn bất tử, đôi khi họ được giúp đỡ, đôi khi lại bị cản trở bởi

các vị thần” [2; 45] Như vậy, nhân vật anh hùng thực sự có một vị thế đặc

biệt quan trọng, có vai trò hoàn thiện dần thế giới và kiến tạo ra nền văn minh

nhân loại

Theo chúng tôi, nhân vật anh hùng là những người hội tủ đủ trí – đức –

tài, là người đem lại cuộc sống mới và là đại diện cho cả một cộng đồng, một

Trang 15

thời đại Nhân vật anh hùng thường chứa đựng một số đặc điểm phổ biến như: phát minh ra sản phẩm văn hóa, các công cụ hữu ích phục vụ cho hoạt động nông nghiệp của thời đại mà họ tồn tại; hoặc chiến đấu vì cuộc sống chung của bộ tộc, quê hương mình Nhân vật anh hùng còn có công lớn trong việc dạy dỗ, truyền bá cư dân trong vùng cách thức sử dụng các công cụ lao động, cung cấp thực phẩm cho dân chúng trong hoàn cảnh có chiến tranh và chết chóc, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, khai sinh ra một ngành nghề mới, mở mang bờ cõi,… - Những anh hùng văn hóa Đồng thời, khi nước nhà bị giặc xâm lăng, nhân dân bị áp bức bóc lột, người anh hùng cũng sẵn sàng hi sinh,

tụ hội quân tướng để chống giặc dữ – Những anh hùng chống ngoại xâm

1.1.2 Cơ sở lịch sử - văn hóa của sự hình thành và phát triển trong truyền thuyết dân gian người Việt kể về nhân vật anh hùng

Khi con người nhận thức rõ nét về chủ quyền lãnh thổ, về sự tự tôn dân tộc ấy là lúc con người đã đặt mình trong tâm thế của người làm chủ đất nước Con người khao khát được khám phá đến tận cùng mọi giá trị của đời sống,

có nhu cầu thể hiện và khẳng định những giá trị của cộng đồng Đấy chính là bản lề và là nền tảng quan trọng của sự hình thành và phát triển thể loại truyền thuyết dân gian

Nếu như trong buổi hồng hoang nguyên sơ của lịch sử, khi e dè đứng trước thiên nhiên rộng lớn ẩn chứa nhiều bí ẩn, con người đã nhân hình hóa, nhân tính hóa thiên nhiên, vạn vật một cách không tự giác Những bản truyện thần thoại đầu tiên ra đời như là câu trả lời còn nhiều nghi hoặc về thế giới khách quan xen lẫn cả sự tôn thờ của con người Đến thời đại kim khí khi con người bước đầu chế ngự được thiên nhiên, đạt được những thành quả nhất định trong lao động sản xuất khiến họ ý thức được tài năng, khả năng của mình, rồi dần thần thánh hóa chính mình, và đó là lúc dòng chảy truyền thuyết được khai mở Đặc biệt, khi ý thức về lịch sử tồn vong của cộng đồng ngày

Trang 16

càng phát triển, cảm hứng tôn vinh sức mạnh dân tộc được đề cao “người ta mượn lại những hình tượng vang bóng một thời trong thần thoại vốn là niềm

tự hào của cộng đồng, nhào nặn lại, móc nối nó với những sự kiện và nhân vật lịch sử có thực ở đời sau” [16; 49], nối tiếp như vậy, dòng truyện kể không ngừng tiếp tục được sáng tác và lưu truyền

Dân gian đã kí gửi trong các câu chuyện của mình về sự hình thành dân tộc, kể về những chiến công của con người trong quá trình định canh định cư, những chiến công trong chiến đấu chống giặc dữ, kể về những chiến tích hào hùng cả trong văn hóa lẫn trên mặt trận để thiết lập mối quan hệ bền chặt trong cộng đồng cũng như củng cố, phát triển sự lớn mạnh của dân tộc Quá trình hình thành dòng chảy truyền thuyết dân gian của người Việt nói riêng này cũng chính là quá trình hình thành nên những tấm gương anh hùng tiêu biểu, quả cảm

Có thể nói, khi truyền thuyết ra đời cũng là lúc xã hội thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ, con người thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào những thế lực siêu nhiên vô hình Với sự phát minh ra kĩ thuật luyện kim, con người đã tự tạo cho mình bước chuyển lớn trong cuộc sống, đã tự biến mình thành những con người khổng lồ tiến vào xã hội văn minh hơn “Đó là bước tiến vọt từ đồ đá sang đồ đồng – sắt, từ hái lượm săn bắn sang trồng trọt lúa nước và định cư nông nghiệp […], từ mẫu hệ sang phụ quyền, từ bộ lạc sang liên minh bộ tộc và nhà nước phôi thai, tóm lại từ dã man sang văn minh, ở trên vùng châu thổ sông Hồng Nó xác lập bản sắc dân tộc và vị trí chủ thể của người Lạc Việt, trong sự kế thừa và giao lưu văn hóa ngày càng rộng rãi cởi mở với nhiều chủng tộc anh em ở trên “cõi Lĩnh Nam” xưa” [10; tr.31] Quá trình liên kết, cố kết các bộ tộc được diễn ra mạnh mẽ dựng xây nên khối thống nhất Văn Lang – Âu Lạc, rồi tiếp sau đó là các triều đại thay phiên nhau cai trị nước Nam ta Con người đã chủ động hợp sức cùng nhau chiếm lĩnh

Trang 17

đất đai, vượt qua các trở ngại, khai phá vùng đồng bằng, đắp đê, trị thủy, ngăn

lũ Hoạt động liên kết cộng đồng để đắp bờ, chống lũ, lấy nước làm ruộng đã

mở rộng trên khắp vùng Công việc chống ngập úng, lũ lụt thiên tai không thể

là công việc của một người, một nhà hay một xóm mà nó luôn luôn đòi hỏi sự cổng hưởng to lớn của cả cộng đồng người Thêm vào đó, mối đe dọa xâm lăng của các tộc người khác cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi một sự cố kết thực sự bền chặt, chung sức chung lòng trong cộng đồng với cơ cấu Nhà nước sơ khai Trong hành trình lịch sử trải dài đó, cộng đồng tôn vinh những thủ lĩnh liên minh bộ lạc, những vị anh hùng với quyền lực và sức mạnh to lớn, những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba với quyền lực tối thượng được Trời ban, thần thánh phù trợ Cộng đồng tôn vinh, thậm chí tôn thờ những người anh hùng có công mở đất, dựng nước và giữ nước

Nếu như thần thoại là sự nhận thức còn nhiều hạn chế của con người về thiên nhiên quá đỗi rợn ngợp, lớn rộng thì đến thời kì sau, con người đã nghiêng về xu hướng ngợi ca, sùng bái tầm vóc khổng lồ của cộng đồng mình đang vươn lên để chiếm lĩnh, làm chủ sự khổng lồ của thiên nhiên hay cũng là làm chủ cuộc sống của chính mình Cộng đồng anh hùng đó được tích tụ và biểu hiện bằng một cá nhân – hình tượng Cá nhân – hình tượng đó mang tư thế, tầm vóc của cả cộng đồng Song, dường như lòng tự tôn dân tộc quá lớn, con người không chỉ tìm thấy sức mạnh của cộng đồng mình ở một cá nhân

mà còn ở nhiều cá nhân Sự xuất hiện đồng thời cùng lúc hai thậm chí hơn hai anh hùng, mãnh tướng cùng cứu dân cứu đời càng thể hiện sức mạnh kì vĩ của con người Đó là sự lớn mạnh, sự đoàn kết của một tập thể anh hùng; hay nói một cách khác, cặp đôi nhân vật anh hùng là sự biểu hiện rõ nét nhất của tính tập thể, tính cộng đồng của nhân dân Đây chính là cơ sở lịch sử xã hội, là môi trường thuận lợi hình thành và phát triển hình ảnh cặp đôi nhân vật anh hùng trong các bản kể truyền thuyết của dân gian xưa

Trang 18

1.1.3 Diện mạo nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

Từ cơ sở lịch sử - văn hóa của dân tộc, nhân vật anh hùng trong truyền thuyết hiện lên với những đặc điểm riêng biệt, rõ nét Truyền thuyết nảy sinh

từ gốc rễ là thần thoại, trong thời đại anh hùng Một bộ phận thần thoại được lịch sử hóa thì đó cũng là cái mốc đánh dấu sự chuyển hóa thể loại – nó bước sang địa hạt của truyền thuyết Con người lúc này không còn cuộc sống man

di, dã man mà bước sang thời kì của kĩ thuật chế tác đồ đồng và đồ sắt Đó là thời kì của “thanh kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt” làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội Nói như Ăng-ghen: “Mỗi thành viên nam giới của bộ lạc đến tuổi thành niên đều là một chiến binh” Kết quả là từ liên minh bộ lạc chuyển sang nhà nước sơ khai do một người anh hùng đứng đầu Từ đó, con người ý thức về tiếng nói, lãnh thổ, quyền lực và tài sản văn hóa buổi đầu Vì vậy, nhân vật chính trong truyền thuyết chủ yếu là người và một số nhân vật bán thần (ảnh hưởng từ nhân vật thần thoại) Chẳng hạn như: Lạc Long Quân – nguồn gốc nòi Rồng cao quý, Âu Cơ – đến từ giống Tiên thanh cao, Sơn Tinh, Thủy Tinh,… - đều là những nhân vật anh hùng khởi nguyên trong truyền thuyết Khi con người dần tin vào khả năng của mình và khát khao làm chủ thiên nhiên, truyền thuyết dần xuất hiện nhân vật là các anh hùng có khả năng điều chỉnh môi trường tự nhiên và xã hội Việc diệt trừ các loài thủy quái, yêu ma, dậy con người cách làm ăn, chăn nuôi, tạo ra phong tục, thậm chí tạo ra cả sông ngòi, biển cả… là những hoạt động chủ yếu của anh hùng văn hóa Nhân vật anh hùng lịch sử cũng có sức mạnh phi thường, đem lại chiến công vẻ vang cho cộng đồng bằng chính tài năng, sức mạnh của mình, thậm chí được thần linh phù trợ, như Vua Hùng, An Dương Vương, Lê Lợi,… Việc phân loại nhân vật trong truyền thuyết đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu bàn luận và cũng có nhiều cách phân chia khác nhau Trong quá

Trang 19

trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và thấy được có nhiều cách chia nhân vật trong truyền thuyết Chẳng hạn:

Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian

[39], tác giả Đỗ Bình Trị đã phân loại các nhân vật trong truyền thuyết theo lịch sử, gồm: các nhân vật có màu sắc sử thi của pho truyền thuyết thời các vua Hùng, các nhân vật của những truyền thuyết về thời Bắc thuộc, các nhân vật của những truyền thuyết về giai đoạn xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập, các nhân vật của những truyền thuyết về giai đoạn nhân dân đấu tranh chống phong kiến và tiếp tục chống ngoại xâm Tuy nhiên, tác giả

khẳng định: “Dù phân loại cách nào thì nhân vật cũng chỉ có bấy nhiêu kiểu

dạng Đó là: 1/ những anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, 2/ những “anh hùng nông dân” chống phong kiến, 3/ những danh nhân văn hóa và những vị quan có công đức với dân” [39; 61]

Cách phân loại nhân vật trên giống với cách phân loại của tác giả Kiều

Thu Hoạch trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt [20] Trong

nhóm truyền thuyết về nhân vật, tác giả Kiều Thu Hoạch đã chỉ rõ các tiểu loại nhỏ cùng những lí giải cụ thể cho từng tiểu loại:

“- Truyền thuyết về các anh hùng chống xâm lược; như các nhân vật Hai

Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,…

- Truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; đó là các danh nhân lịch sử, các tổ tiên nòi giống, dòng họ, các bách nghệ tổ sư, như các nhân vật Lạc Long Quân, Âu Cơ, các vua Hùng, Lư Cao Sơn tổ nghề rèn, Mẹ Phật Man Nương, Chu Văn An,…

- Truyền thuyết về các anh hùng nông dân; là các nhân vật phất cờ khởi nghĩa, các lãnh tụ nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến thối nát cùng bọn quan lại tham tàn gian ác, đó là truyện kể về các nhân vật như Quận He,

Ba Vành, Bà Ba Cai Vàng,…” [20; 35]

Trang 20

Như vậy, chúng tôi nhận thấy dù là cách chia nào, nhân vật trong truyền thuyết cũng đều là những người anh hùng được nhân dân tôn thờ, ngưỡng vọng Nếu như cổ tích vẽ nên những nhân vật hư cấu, phiếm chỉ thì nhân vật trong truyền thuyết là những nhân vật lịch sử, được nhân dân ghi nhận và hầu hết họ đều là những nhân vật anh hùng Nhân vật trong các câu chuyện cổ tích

là “những nhân vật điển hình sâu sắc và rõ nét nhất, hoàn thiện nhất về

phương diện nghệ thuật” như lời Macxim Gorki đã nhận xét [38; 61] Còn

nhân vật truyền thuyết được khắc tạo nên nhờ chất liệu lịch sử Xuất phát từ nhu cầu khẳng định tính dài lâu của lịch sử dân tộc, người kể truyền thuyết đã tạo nên những câu chuyện song hành cùng dòng chảy lịch sử dân tộc: từ sự hình thành của họ Hồng Bàng đến việc tổ chức bộ máy nhà nước sơ khai dưới triều Hùng Vương; từ những chiến công trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc cho đến việc xây dựng, củng cố quốc gia qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… Đây là một quá trình vô cùng dài lâu gắn với mỗi bước đi thăng trầm của lịch sử dân tộc Vì vậy, nhân vật anh hùng trong truyền thuyết cũng theo sát từng dấu mốc quan trọng của lịch sử nước nhà Tên tuổi và chiến công của họ mang tầm vóc dân tộc, thể hiện mối liên hệ gắn bó sâu sắc của cả một cộng đồng, thể hiện sức mạnh của cả một giang sơn thu về một mối

Tuy nhiên, các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết không phải là sự sao chép hoàn toàn từ lịch sử, mà từ chất liệu lịch sử có thật cộng thêm trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, các nhân vật đó đã được tái tạo lại, hiện lên màu sắc, huyền ảo và đẹp đẽ hơn Đó là sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường thế tục với những nét kì ảo phi thường Công việc của các tác giả

dân gian khi kể về các nhân vật trong truyền thuyết ấy là “lựa chọn những sự

kiện, những nhân vật có thật trong lịch sử, dựng lại diện mạo và tầm vóc của những sự kiện và những nhân vật ấy, đồng thời lí tưởng hóa những người,

Trang 21

những sự việc cần được ngợi ca, khôi phục lại những sự thật lịch sử bị che lấp, bị bỏ qua hoặc bị xuyên tạc” [38; 62] Các nhân vật lịch sử thời đại Hùng

Vương còn xa lạ với đời sống con người (khi là những nhân vật bán thần, có phép thuật kì lạ) nhưng càng về sau, những nhân vật anh hùng càng được xây dựng một cách gần gũi với nhân dân hơn, đời thường hơn Công trạng của họ cũng là một phần công trạng của nhân dân, họ được nhân dân yêu mến, gần gũi, kính trọng và thậm chí còn được bảo vệ (điều đáng lẽ là ngược lại trong thần thoại và sử thi) mỗi khi gặp nguy hiểm Như vậy, nhân vật truyền thuyết

đã gần gũi với con người hơn, đậm đà tính nhân văn hơn Người anh hùng chân thực hơn, không còn thần thánh hóa như nhân vật trong thần thoại, không còn lí tưởng hóa như nhân vật trong sử thi nữa

Như vậy, diện mạo của các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt hiện lên chân thực, là nhân vật của lịch sử và qua mỗi nhân vật ấy, ta thấy được thái độ, tình cảm của nhân dân đối với nhân vật/ sự kiện lịch sử được nhắc tới trong truyện Và trong quá trình sáng tác, kể lại ấy, nhân dân cũng thể hiện ở đó trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo hư cấu của mình để nhằm tô đậm hơn diện mạo, tính cách, tài năng, chiến công của nhân vật trong truyền thuyết Vì vậy, khi xây dựng nhân vật truyền thuyết, dân gian đã làm công việc tái tạo lịch sử chứ không phải là sự sao chép nguyên si Đây cũng là một đặc điểm nổi bật khi xây dựng nhân vật trong thể loại truyền thuyết, đặc biệt là nhân vật anh hùng

1.2 Cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

1.2.1 Khái niệm “cặp đôi nhân vật anh hùng”

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt [34]:

Từ “cặp” được giải nghĩa là “đi đôi, quan hệ với nhau thành một đôi” [34; 167]

Trang 22

Từ “đôi” được giải nghĩa là “tập hợp cùng hai vật cùng loại, hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị về mặt chức năng, công dụng, v.v.” [34; 452]

Từ “anh hùng” được giải nghĩa là “nhân vật thần thoại có sức mạnh và dũng khí phi thường, lập nên những kì tích/Người có tài năng và dũng khí hơn hẳn người thường, làm nên những việc được người đời ca tụng” [34; 9]

Tóm lại, “cặp đôi nhân vật anh hùng” trong thể loại truyền thuyết là hai nhân vật anh hùng trung tâm cùng xuất hiện trong một câu chuyện truyền thuyết, có mối quan hệ với nhau; có tầm vóc, sức mạnh phi thường; cùng đồng hành, sát cánh bên nhau để thực hiện một sứ mệnh, một nhiệm vụ, làm nên chiến công vẻ vang cho dân tộc

1.2.2 Cơ sở hình thành cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

Như đã trình bày ở trên, truyền thuyết ra đời khi con người đã vượt thoát khỏi cuộc sống dã man để bước vào thời kì của kĩ thuật chế tạo đồ đồng, đồ

đá Đó cũng là lúc các bộ tộc, bộ lạc hình thành, phân chia đất đai Điều này dẫn đến sự phân tranh giữa các bộ tộc nhằm mở mang lãnh thổ nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự liên minh giữa các bộ tộc nhỏ để vượt qua thách thức từ các bộ tộc lớn mạnh hơn Chính điều kiện xã hội ấy đã sản sinh ra những con người anh hùng, đại diện cho cộng đồng đứng lên làm chủ, thống lĩnh và chỉ huy bộ lạc, bộ tộc mình giành chiến thắng Người anh hùng có khi chỉ là một

cá nhân nhưng cũng có khi là một cặp đôi, thậm chí là ba hay bốn vị anh hùng cùng đồng hành, sát cánh bảo vệ và xây dựng đất nước Như vậy, có thể thấy cặp đôi nhân vật anh hùng là một biểu hiện của tính tập thể, tính cộng đồng của nhân dân

Theo sát từng bước đi thăng trầm của dân tộc, lịch sử đã chứng minh sự tồn tại của cùng lúc hai thủ lĩnh tướng quân trong cùng một thời kì, một giai

Trang 23

đoạn, như: chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị (Hai Bà Trưng), anh em Phùng Hưng – Phùng Hải, anh em Ngô Xương Ngập – Ngô Xương Văn,… Chính những cặp hình mẫu này đã khơi nguồn cảm hứng để các tác giả dân gian kể

về những cặp đôi tướng quân lừng lẫy trong thiên hạ, những cặp đôi anh hùng cùng ghi danh lập nên kì tích chiến công hiển hách với non sông đất nước

Trong cuốn Lí luận văn học – Những vấn đề hiện đại [29], tác giả Lã

Nguyên đã tuyển dịch những công trình nghiên cứu có giá trị kinh điển của những học giả hàng đầu ở thế kỉ XX Trong đó có bài viết của nhà nghiên cứu

Iu.M Lotman về Nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của loại hình học [29;

128] khiến chúng tôi chú ý bởi trong quá trình phân tích, tác giả có nhắc tới

sự xuất hiện của loại “nhân vật – song trùng” [29; 131] Mặc dù tác giả tập trung nghiên cứu nhân vật – song trùng trong các văn bản truyện kể hiện đại nhưng cũng có cái nhìn đối sánh với nhân vật – song trùng trong các văn bản huyền thoại Nhân vật – song trùng trong văn bản hiện đại có mối quan hệ

“hình vuông” với nhau, chẳng hạn:

nhân vật – song trùng trong văn bản hiện đại là sự lặp lại của các cặp đôi nhân vật trong một tác phẩm văn học nhưng ở mỗi cặp nhân vật lại có cấp độ thể hiện khác nhau Việc đưa các nhân vật trong một văn bản vào không gian tuần hoàn như vậy nhằm mục đích “quy về một hình tượng duy nhất” Khác với

Trang 24

văn bản hiện đại, nhân vật – song trùng trong văn bản huyền thoại lại mang tính đồng nhất tuyệt đối Cặp đôi nhân vật cùng sóng đôi với nhau, thực hiện các hành động, các nhiệm vụ, chưa có sự phân tách cấp độ như các cặp đôi nhân vật trong các tác phẩm hiện đại Và hầu hết, trong các văn bản huyền thoại chỉ xuất hiện một cặp đôi nhân vật, như trong thần thoại Hi Lạp, cặp đôi nhân vật trung tâm cùng xuất hiện, cùng chiến đấu, cùng hi sinh Trong truyện

Tội ác và sự thù hằn giữa hai anh em Atơrê và Tiextơ [51; 344]: hai anh em

cùng có chung kẻ thù và cùng tiêu diệt kẻ thù là Cridippôx, hai anh em cùng

bị Pêlôp phát giác,… Trong truyện Truyện hai anh em sinh đôi Dêtôx (Zétos)

và Ăngphiông (Amphion) [51; 362]: hai anh em sinh đôi – hai con trai của

nàng Ăngtiôp xinh đẹp; hai anh em cùng được thần Dớt che chở, cùng sống yên bình và lớn lên dưới mái nhà của người chăn chiên; hai anh em cùng bắt trói mụ Điêrkê và cứu thoát mẹ mình; sau đó họ cùng trở về thành Cađmê, bắt tên vua Licôx và lên ngôi trị vì đô thành… Như vậy, nhân vật – song trùng trong văn bản huyền thoại, theo quan niệm của tác giả Lotman, là một cặp đôi

nhân vật có tất cả những hành động “được xem là đồng nhất với nhau” [29;

137], không có sự “song trùng” với một cặp đôi nhân vật khác, bản thân hai nhân vật trung tâm của truyện đã có sự gắn kết, đồng hành với nhau trong mọi hành động

Từ cơ sở lịch sử cũng như cơ sở lí luận của Lotman, chúng tôi có nền tảng khoa học để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hình tượng cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt Chúng tôi có định hướng khi nghiên cứu về nhân vật cặp đôi trong truyền thuyết: Trong cùng một truyện,

có sự xuất hiện của hai nhân vật cùng đóng vai trò trung tâm nhưng hành động, số phận của họ hầu như “đồng nhất”, không có sự tách biệt Nhưng cũng cần nhắc lại, sự đồng nhất ấy không làm hình tượng cặp đôi nhân vật trở nên “một màu”, lặp lại mà ngầm thể hiện sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng

Trang 25

đồng – tinh thần chung của nhóm truyền thuyết dân gian người Việt nói riêng cũng như của thể loại truyền thuyết nói chung Đồng thời, trong quá trình kể, người kể cũng có sự phân tách hành động riêng lẻ của từng nhân vật Tất cả những đặc điểm độc đáo của cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt chúng tôi sẽ phân tích kĩ ở chương II và III của luận văn

1.2.3 Phân loại nhóm truyện về cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

1.2.3.1 Khảo sát

Trong quá trình làm đề tài này, chúng tôi đã tiến hành thu thập và khảo sát tất cả những tài liệu liên quan đến các cặp đôi nhân vật anh hùng, từ những tư liệu địa phương đến những tư liệu lưu hành trong toàn quốc Nguồn

tư liệu mà chúng tôi sử dụng để khảo sát truyền thuyết dân gian người Việt về cặp đôi nhân vật anh hùng gồm 05 tư liệu Trong đó, chúng tôi tập trung khảo

sát từ cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt [20] và thống kê được 40

truyện Gồm:

1 Sự tích vua bà Bến Nước và vua ông Cội Cây

2 Sự tích Cai số đại vương và Lôi công đại vương thời Hùng Vương

3 Sự tích hai anh em sinh đôi Nguyễn Cảm, Nguyễn Ứng đại vương thời Hùng Vương

4 Sự tích Thổ Thống và Nại nương thời Hùng Vương

(Sự tích Nại nương và các gia thần thời Hùng Vương)

5 Sự tích hai anh em sinh đôi Cao Sơn – Quý Minh

6 Sự tích Trâu Á – Trâu Thành thời Hùng Vương đánh Thục

7 Trần Giới, Trần Hà

8 Sự tích hai anh em Thiện, Quang thời Hùng Vương

9 Sự tích Hùng Hải, Đỗ Huy thời Hùng Vương

Trang 26

10 Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương

11 Sự tích Anh công, Dực công thời Hùng Vương

12 Sự tích Đào An, Đào Ý thời Hùng Vương

13 Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân

14 Sự tích Nguyễn Thiện, Nguyễn Vực đánh giặc Ân

20 Sự tích Thủy Hải và Đăng Giang thời vua Trưng

21 Sự tích hai anh em Uyên Mặc đại vương và Quang Dung công chúa

thời Hai Bà Trưng

22 Truyện hai mẹ con theo vua Trưng đánh giặc Tô

23 Doãn công – Đào nương

24 Sự tích Doãn Công dẹp giặc Tô Định (Doãn Công – Đào Nương)

25 Sự tích các ông Cả Lợi, Hai Lợi

26 Sự tích anh hùng của hai chị em Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn

27 Hà Tơ, Hà Liễu

28 Sự tích Đại lang, Nhị lang thời Triệu Việt Vương

29 Sự tích Trương Hống, Trương Hát

30 Truyện hai anh em thủy thần sinh đôi đánh giặc Lương

31 Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương

32 Sự tích Minh Chu đại vương và Minh Khiết đại vương

33 Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý

34 Sự tích Chỉnh nương và Chu Chương

Trang 27

35 Truyện Bảng Công và Hải Công đời Trần

36 Sự tích đức Đông Bảng và đức Tây Hải

37 Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị đời Lê Thái Tổ

38 Sự tích Dương Trực và Tô Quang thời Lê

39 Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê

40 Vợ ba Cai Vàng

Ngoài ra, trong cuốn Truyện dân gian Kim Bảng [47], chúng tôi sưu tầm

được thêm 05 truyện, đó là:

1 Sự tích Đức Hùng Hựu và Đức Hùng Trí

2 Sự tích ông Bàn và ông Lễ

3 Sự tích Linh Lang Đại vương và Cư sĩ Đại vương ở Phù Đê

4 Sự tích Nhị vị Tướng quân Minh Phúc, Minh Hải ở Phương Đàn

5 Sự tích Tướng quân Dương Cần và Tướng quân Lê Đạt ở làng Điền Xá

Trong cuốn Truyền thuyết Việt Nam [26], chúng tôi sưu tầm được thêm

03 truyện, đó là:

1 Tuấn Cương và Quế Hoa đánh giặc nước

2 Quế Nương và Dung Nương

3 Ngọc Nương, Bảo Nương

Trong cuốn Truyền thuyết ven Hồ Tây [48], chúng tôi chỉ tìm thấy được

Trang 28

Như vậy, cho đến thời điểm này, dựa vào 05 nguồn tư liệu trên, chúng tôi đã thống kê được 50 truyện truyền thuyết người Việt về đề tài cặp đôi nhân vật anh hùng Có thể đây chưa phải là con số đầy đủ, thế nhưng so với các thể loại khác của văn học dân gian thì đây là con số không nhỏ Điều đó

đã phần nào thể hiện sự giàu có và phong phú trong vốn văn học dân gian của người Việt Đây thực sự là một mảng truyền thuyết có giá trị cả về phương diện nội dung lẫn phương diện hình thức

1.2.3.2 Tiêu chí phân loại cặp đôi nhân vật anh hùng

42%

28%

30%

Truyền thuyết về thời kì Hùng Vương

Truyền thuyết về thời kì Bắc thuộc

Truyền thuyết về thời kì độc lập tự chủ

Trang 29

Khi khảo sát truyền thuyết về đề tài cặp đôi nhân vật anh hùng của người Việt trong các tài liệu mà chúng tôi đã thu thập, sưu tầm; dựa vào mối quan

hệ giữa các cặp nhân vật trong truyền thuyết, chúng tôi đã tiến hành phân chia

50 truyện truyền thuyết tìm được về các cặp đôi nhân vật anh hùng thành các loại hình như sau:

Trang 30

Bảng 1.1: Phân loại cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt

Cặp đôi anh hùng là anh (chị) –

em ruột

Cặp đôi anh hùng là anh (chị) –

em kết nghĩa

Cặp đôi anh hùng là

vợ - chồng

2 Sự tích Cai số đại vương và Lôi công đại vương

3 Sự tích hai anh em sinh đôi Nguyễn Cảm, Nguyễn

6 Sự tích Trâu Á – Trâu Thành thời Hùng Vương

8 Sự tích hai anh em Thiện, Quang thời Hùng Vương x

10 Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời x

Trang 31

11 Sự tích Anh công, Dực công thời Hùng Vương x

19 Sự tích anh em Trù công và Thuận nương giúp Bà

21

Sự tích hai anh em Uyên Mặc đại vương và Quang

22 Truyện hai mẹ con theo vua Trưng đánh giặc Tô x

24 Sự tích Doãn Công dẹp giặc Tô Định

(Doãn Công – Đào Nương)

x

Trang 32

26 Sự tích anh hùng của hai chị em Lê Ả Lan và Lê

31 Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương x

32 Sự tích Minh Chu đại vương và Minh Khiết

33 Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý x

39 Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại

Trang 34

1.2.3.3 Kết quả phân loại

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ là cha – con giữa hai nhân vật anh hùng là rất ít Trong cuốn “Truyện kể dân gian trong không gian Văn hóa xứ Bắc”, tác giả Nguyễn Huy Bỉnh cũng chỉ ra chỉ có một truyện

Hùng Nhạc – Hùng Linh được lưu truyền ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang,

“cặp đôi tướng quân là cha con” [5; 211] Tác giả đã khẳng định “Đây là

truyền thuyết phản ánh về thời kì đánh giặc Ân Những người anh hùng là cha con luôn ẩn chứa những điều bí mật và trong chiều sâu văn hóa của nó còn lưu lại tàn dư của các thần thoại cổ xưa Hiện tượng cha và con là một cặp đôi tướng quân, là sự gắn bó giữa hai thế hệ trong một gia đình, đồng sức, đồng lòng vì nước, vì dân Nó phần nào phản ánh tính chất “cha truyền con nối” vốn là đặc tính văn hóa của người Việt Nam xưa kia” [5; 211] Dựa

theo sự nghiên cứu này của tác giả Nguyễn Huy Bình kết hợp cùng quá trình sưu tầm, chắt lọc tài liệu, trong luận văn này của chúng tôi không phân loại cặp đôi nhân vật anh hùng theo mối quan hệ cha – con nữa Thay vào đó, chúng tôi phân chia các cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt theo những mối quan hệ sau:

1.2.3.3.1 Cặp đôi nhân vật anh hùng là mẹ - con

Cách phân loại theo mối quan hệ mẹ - con cũng có nét giống với cách phân loại theo mối quan hệ là cha – con, khi nó thể hiện sự gắn kết giữa hai thế hệ trong một gia đình Đồng thời, nó cũng là sự sót lại của thần thoại cổ xưa khi xã hội theo tư tưởng mẫu hệ, con cái chịu ảnh hưởng và gắn bó với

mẹ mình hơn người cha Chúng tôi đã khảo sát và tìm thấy có 02 truyện

truyền thuyết (chiếm 4%), đó là: Truyện hai mẹ con theo vua Trưng đánh giặc

Tô, Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương Cả hai câu chuyện đều cho thấy tình

yêu nước nồng nàn không chỉ có ở mỗi cá nhân con người, mà nó còn là truyền thống của mỗi gia đình Việt Nam xưa kia

Trang 35

1.2.3.3.2 Cặp đôi nhân vật anh hùng là chú – cháu (cậu – cháu)

Trong số 50 truyện truyền thuyết mà chúng tôi sưu tầm được, chỉ có duy nhất 01 truyện về cặp đôi nhân vật anh hùng có mối quan hệ là cậu – cháu

(chiếm 2%) Đó là truyện Cậu cháu Hàn Minh (cặp đôi tướng quân Hàn Minh

và Động Đình Vương) Đây là mối quan hệ thứ bậc ruột thịt thứ hai mà chúng tôi khảo sát, thấy được sau mối quan hệ mẹ - con Qua đó càng khẳng định cội

rễ của truyền thống yêu nước thương dân chính là từ gia đình, là sự truyền thụ của thế hệ trước đối với thế hệ sau, “cha truyền con nối” Đó là biểu hiện cụ thể nhất của sức mạnh toàn dân Khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc là nhờ

có sự thống nhất giữa các cá nhân trong một gia đình – đơn vị nhỏ cấu thành nên xã hội

1.2.3.3.3 Cặp đôi nhân vật anh hùng là anh (chị) – em ruột

Mối quan hệ ruột thịt giữa hai nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt không chỉ thể hiện qua mối quan hệ cha – con, mẹ - con, chú (cậu) – cháu, mà còn được thể hiện qua mối quan hệ anh (chị) – em ruột thịt Đây cũng là mối quan hệ chiếm số lượng nhiều nhất trong 50 truyện truyền thuyết người Việt chúng tôi khảo sát về cặp đôi nhân vật anh hùng Kết qủa

phân loại cho thấy có 34 truyện (chiếm 68%), gồm các truyện như: Sự tích

Đào An, Đào Ý thời Hùng Vương; Sự tích hai anh em Uyên Mặc đại vương và Quang Dung công chúa thời Hai Bà Trưng; Sự tích Chỉnh nương và Chu Chương; Sự tích Dương Trực và Tô Quang thời Lê; Ngọc Nương, Bảo Nương… Hai người anh hùng cùng “một bọc sinh ra”, cùng một mẹ nuôi lớn,

cùng chung hoài bão và mang lại ấm no cho nhân dân Có lẽ sự kết hợp của hai anh em/ hai chị em ruột thịt đã tạo nên sức mạnh được nhân lên gấp bội

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy có riêng truyện Sự tích

Tướng quân Dương Cần và Tướng quân Lê Đạt ở làng Điền Xá hai nhân vật

anh hùng có mối quan hệ anh – em họ, nhưng vẫn là những người trong cùng

Trang 36

một huyết tộc Họ không chỉ hiểu nhau mà còn dễ dàng sẻ chia, sẵn sàng sinh

tử cùng người anh em máu thịt của mình Và ta cũng nhận ra, sự kết hợp của cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết không chỉ thể hiện sức mạnh bội phần, mà còn thể hiện tình yêu thương giữa những người thân yêu trong gia

đình - “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” Sức mạnh, tài năng và cả sự “ăn ý”

trong hành động đã giúp họ giành được những chiến công hiển hách, ghi dấu trong lòng nhân dân muôn đời

1.2.3.3.4 Cặp đôi nhân vật anh hùng là anh (chị) – em kết nghĩa

Qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết không chỉ có mối quan hệ anh (chị) – em ruột thịt, mà còn có những cặp đôi anh hùng trong truyền thuyết có mối quan hệ anh (chị) - em kết nghĩa Chúng tôi đã sưu tầm và tổng kết có 07 truyện truyền thuyết người Việt (chiếm 14%) về cặp đôi nhân vật anh hùng có mối quan hệ anh (chị) – em kết nghĩa, cụ thể là mối quan hệ anh – em kết nghĩa Ta sẽ thấy trong các truyện:

Sự tích Cai số đại vương và Lôi công đại vương thời Hùng Vương; Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân; Võ Trung và Võ Quốc; Truyện Bảng Công và Hải Công đời Trần; Sự tích đức Đông Bảng và đức Tây Hải Họ tuy

không cùng cha mẹ, không cùng họ tộc hay bất cứ quan hệ họ hàng nào, là những con người “khác máu” nhưng không “tanh lòng” Xuất phát điểm cho mối quan hệ anh – em kết nghĩa ấy là tình huynh đệ gắn bó, thấu hiểu nhau, cùng chia sẻ những khó khăn cuộc sống… quan trọng là họ cùng chung tình yêu với non sông đất nước, có chí lớn của bậc trượng phu Và qua những cặp đôi nhân vật anh hùng có mối quan hệ anh – em kết nghĩa, ta càng nhận ra sự

đoàn kết của nhân dân: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống

nhưng chung một giàn”

1.2.3.3.5 Cặp đôi nhân vật anh hùng là vợ - chồng

Trang 37

Một mối quan hệ nữa chúng tôi cũng nhận thấy trong 50 truyện truyền thuyết người Việt đã khảo sát, đó là mối quan hệ vợ - chồng của các cặp đôi nhân vật anh hùng Mối quan hệ này dễ dàng tìm thấy trong các truyện, như:

Sự tích vua bà Bến Nước và vua ông Cội Cây; Sự tích Thổ Thống và Nại nương thời Hùng Vương; Doãn công – Đào nương; Sự tích Doãn Công dẹp giặc Tô Định (Doãn Công – Đào Nương); Vợ ba Cai Vàng… Cặp đôi nhân

vật anh hùng là vợ - chồng xuất hiện trong 06 truyện chúng tôi khảo sát được (chiếm 12%) Cặp đôi nhân vật này không chỉ là những cặp vợ chồng chung thủy, yêu thương nhau mà với họ, tình yêu gia đình đã quyện hòa cùng tình yêu đất nước Họ cùng “chung lưng đấu cật” trải qua khó khăn, hiểu nỗi lòng của nhau và hiểu cả những hoài bão, những khát vọng muốn “một phen thay đổi sơn hà”

Trang 38

Tiểu kết chương I

Qua quá trình tìm hiểu khái quát về nhân vật anh hùng trong thể loại truyền thuyết nói chung, chúng tôi đã có những cơ sở lí thuyết để từ đó hình thành khái niệm và phân loại cặp đôi nhân vật anh hùng trong nhóm truyện truyền thuyết dân gian người Việt nói riêng Việc tìm hiểu cho thấy truyền thống yêu nước sớm hình thành và phát triển, trở thành truyền thống lâu đời, nét đẹp trong văn hóa người Việt Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại quân xâm lược và không ngừng nỗ lực lao động, xây dựng, đổi mới đất nước Cộng đồng nhân dân với tinh thần yêu nước, đoàn kết trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã sáng tạo và lưu giữ một kho tàng văn học dân gian phong phú Ở đó, nhân dân đã xây dựng nên những hình tượng về người anh

hùng áo vải, một trong số đó có hình tượng về cặp đôi nhân vật anh hùng

Trên cơ sở xây dựng khái niệm và đưa ra tiêu chí phân loại cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt, chúng tôi bước đầu có định hướng và cái nhìn khái quát về kiểu nhân vật này Từ chính những khái quát chung nhất ấy, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát sâu hơn về những đặc điểm

về nội dung và hình thức nghệ thuật của nhóm truyện truyền thuyết dân gian

người Việt về cặp đôi nhân vật anh hùng

Trang 39

CHƯƠNG II

CẶP ĐÔI NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TRUYỀN THUYẾT

DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG

2.1 Cặp đôi nhân vật anh hùng thể hiện các nhân vật lịch sử và

tưởng tượng một cách độc đáo

2.1.1 Truyền thuyết về cặp đôi nhân vật anh hùng thể hiện một cách

độc đáo các nhân vật lịch sử

Truyền thuyết dân gian là sự thật lịch sử được phản ánh lại qua trí tưởng

tượng đa sắc màu, phong phú của dân gian Vì thế, các nhân vật, kể cả là cặp

đôi nhân vật anh hùng, trong truyền thuyết đều mang trong nó chức năng

phản ánh lịch sử rất rõ nét Nếu như nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật

hư cấu thì nhân vật trong truyền thuyết lại do lịch sử tạo ra Tuy nhiên, nhân

vật trong truyền thuyết không phải là bản sao của nhân vật lịch sử, mà nó đã

được các tác giả dân gian tái tạo lại một cách độc đáo, màu sắc huyền diệu

hơn “Nhân vật truyền thuyết là nhân vật lịch sử được nhân dân tái tạo nhằm

mục đích kể chuyện về lịch sử, qua đó thể hiện thái độ và cách đánh giá riêng

của mình đối với lịch sử Và trong sự tái tạo ấy, đương nhiên cũng có vai trò

nhất định cảu hư cấu, của trí tưởng tượng” [39; 62] Và cặp đôi nhân vật anh

hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt cũng nằm trong quy luật đó

Chẳng hạn về cặp đôi anh hùng Trưng Trắc – Trưng Nhị: Trong cuốn

Tiến trình lịch sử Việt Nam [52], nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ngọc đã tóm

lược cuộc đời, sự nghiệp của chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị Điểm chú ý

trong sử lược so với các truyện truyền thuyết mà chúng tôi sưu tầm, đọc được

đó là về sự ra đời cũng như sự hi sinh của hai nữ tướng Nếu như sử học chỉ

kể ngắn gọn và chính xác lai lịch xuất thân của Hai Bà là “con gái của lạc

tướng huyện Mê Linh” [52; 38], thì trong truyền thuyết, sự ra đời của hai vị

Trang 40

nữ tướng đã mang màu sắc kì bí, một sự dự báo cho sự xuất hiện của hai nữ

tướng kì tài sau này: “Một hôm bà Trần nằm mơ thấy một đóa mẫu đơn trong

cung trăng nở hai bông Sau đó bà có mang Đến ngày mùng 1 tháng Tám Giáp Tuất trời bỗng tối sầm, trong phòng thì gió thơm ngào ngạt, khí lành tỏa sáng Bà trở dạ sinh liền hai gái…” [20; 423] Và không chỉ kể lại những

chiến công, cách đánh trận và mưu lược của Hai Bà theo như sách sử, mà trong truyền thuyết, các tác giả dân gian còn miêu tả ngoại hình, vóc dáng của

hai bậc anh hùng mà họ luôn yêu mến: “… mặt như gương ngọc, sắc tựa bình

vàng, mày ngài, mắt phượng, má phấn, môi son, quả là tiên nữ chốn Bồng Lai, chúa hoa ở Lãng Uyển, không phải là hạng con gái tầm thường” [20;

423] Thậm chí sự hi sinh anh dũng của hai người phụ nữ kiên cường cũng

được các tác giả dân gian dành lời kể đầy ưu ái: “… Vương biết số trời khó

tránh Anh hùng không luận ở sự thành bại Ngày mùng 8 tháng Ba, Vương và

Bà em gieo mình xuống Hát Giang Anh hồn thường giúp dân giúp nước…”

[20; 425] Với lịch sử, những người anh hùng đã ra đi mãi mãi, chỉ có chiến công và kì tích của họ còn ở lại, được sách sử lưu giữ Với truyền thuyết, những người anh hùng còn sống mãi trong lòng nhân dân, bất tử cùng non sông đất nước

Ta cũng sẽ bắt gặp cách miêu tả về căn nguyên sự ra đời hay sự hóa thân bất tử của các cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết dân gian người Việt đầy kì bí, mang màu sắc thần linh như truyền thuyết về Hai Bà Trưng Cặp đôi nhân vật anh hùng trong truyền thuyết vẫn giữ đúng đặc trưng của nhân vật trong thể loại truyền thuyết nói chung: Đó đều là những người anh hùng từ nhân dân mà ra nhưng được thiêng hóa, được hình thành từ một thế lực siêu nhiên như Trời, do thần thánh đầu thai,… cha mẹ là người dân thường cũng chỉ là “cái cớ” để người anh hùng náu mình, “hợp thức hóa” cho

sự ra đời của mình Tuy nhiên, sự ra đời kì lạ của người anh hùng chỉ nhằm

Ngày đăng: 23/06/2017, 10:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2014
2. Đặng Thị Lan Anh (2016), Nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kì Văn Lang - Âu Lạc, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kì Văn Lang - Âu Lạc
Tác giả: Đặng Thị Lan Anh
Năm: 2016
3. Mikhail Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Mikhail Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
4. Nguyễn Chí Bền (1996), Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ, NXb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Năm: 1996
5. Nguyễn Huy Bỉnh (2015), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc
Tác giả: Nguyễn Huy Bỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2015
6. Nguyễn Thị Thu Cúc (2009), Hình tượng nữ tướng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lưu hành ở Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng nữ tướng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lưu hành ở Vĩnh Phúc
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Cúc
Năm: 2009
7. Nguyễn Nghĩa Dân (sưu tầm) (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân (sưu tầm)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2001
8. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
9. Cao Huy Đỉnh (1962), Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người anh hùng làng Dóng
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1962
10. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1976
11. Nguyễn Định (2007), Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ
Tác giả: Nguyễn Định
Năm: 2007
12. Nguyễn Xuân Đức (2002), Vai người kể chuyện trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, Tạp chí Văn học, số 09/2002, trang 77 – 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai người kể chuyện trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Năm: 2002
13. Nguyễn Xuân Đức (2012), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2012
14. La Mai Thi Gia (2015), Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lí thuyết và ứng dụng, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lí thuyết và ứng dụng
Tác giả: La Mai Thi Gia
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
15. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Nguyễn Bích Hà (2012), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
17. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
18. Phùng Thị Phương Hạnh, 2011, Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái
20. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, (tập 4), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
21. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, (tập 5), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w