1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người việt

20 6,8K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 52,98 KB

Nội dung

Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm là một mảng rất lớn trong truyền thuyết Việt Nam. Đó là truyền thuyết kể về các anh hùng từ thời Thánh Gióng, An Dương Vương đến Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão,.... Các truyền thuyết ấy đã nuôi dưỡng và cổ vũ tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta từ xưa đến nay. Với truyền thuyết và nghệ thuật xây dựng nhân vật theo các mô tuýp: sinh nở thần kì, chiến công phi thường và hóa thân là ba mô tuýp tiêu biểu cùng với màu sắc tưởng tượng, hư cấu…đã góp phần giúp cho những tấm gương anh hùng chống quân xâm lược sống mãi trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Qua từng giai đoạn, nghệ thuật xây dựng nhân vật có sự thay đổi ít nhiều, các yếu tố hư cấu dường như cũng ít đi tuy nhiên những mô tuýp căn bản để xây dựng nhân vật trong truyền thuyết vẫn được biểu hiện rất rõ. Qua truyền thuyết, giúp chúng ta biết bồi đắp thêm truyền thống yêu nước, biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

M Gorki- nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Nga đã nhận xét: “Những tác phẩm ưu tú của các đại thi hào trên thế giới đều bắt nguồn từ trong cái kho tàng sáng tác tập thể của nhân dân từ thượng cổ vốn đã có được tất cả những sự khái quát hóa thi ca, tất cả những hình tượng và điển hình kiệt xuất”.

Truyền thuyết , là một bộ phận của văn học dân gian ra đời từ rất sớm,

nó vừa mang giá trị văn chương vừa là đời sống tinh thần của nhân dân từ bao đời nay Vì vậy truyền thuyết có một vai trò hết sức to lớn , không chỉ với văn học thành văn mà còn với nhiều nghành khoa học và văn hóa khác Mặc dù truyền thuyết có sử dụng nhiều yếu tố hư cấu tưởng tượng, nhưng cốt lõi của những tư liệu đó vẫn là nguồn sử liệu quý báu, mang dấu ấn văn hóa lịch sử Bên cạnh truyền thuyết còn để lại một kho tàng to lớn về các tấm gương dựng nước

và giữ nước từ hình tượng An Dương Vương, Thánh Gióng, , đến các anh hùng chống ngoại xâm đời Trần như: truyền thuyết về Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu Phạm Ngũ Lão….đã trở thành những nhân vật bất tử trong nhiều tác phẩm văn học đời sau lòng dân tộc

Việt Nam có truyền thống anh hùng kiên cường, bất khuất, có tinh thần yêu nước nồng nàn Truyền thống ấy, tinh thần ấy được hình thành từ những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước

Dân tộc Việt Nam với bề dày văn hóa, biết “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ uống nước nhớ nguồn”, biết tưởng nhớ, biết kính trọng và biết ơn những thế hệ cha ông có công chống giặc ngoại xâm Truyền thuyết là một thể loại văn học Dân gian đã trở thành một nơi gìn giữ kho tàng văn hóa người Việt

Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm chiếm số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam Khi nghiên cứu truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm trên phương diện nội dung và nghệ thuật

1

Trang 2

chúng ta

2

Trang 3

không chỉ hiểu được lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn hiểu được tư tưởng người Việt, tâm hồn người Việt, tinh thần dân tộc của người Việt gửi gắm trong

đó

Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm là một mảng rất lớn trong truyền thuyết Việt Nam Đó là truyền thuyết kể về các anh hùng từ thời Thánh Gióng, An Dương Vương đến Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Các truyền thuyết ấy đã nuôi dưỡng và cổ vũ tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta từ xưa đến nay Với truyền thuyết và nghệ thuật xây dựng nhân vật theo các mô tuýp: sinh nở thần kì, chiến công phi thường và hóa thân là ba mô tuýp tiêu biểu cùng với màu sắc tưởng tượng, hư cấu…đã góp phần giúp cho những tấm gương anh hùng chống quân xâm lược sống mãi trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam Qua từng giai đoạn, nghệ thuật xây dựng nhân vật có sự thay đổi ít nhiều, các yếu tố hư cấu dường như cũng ít đi tuy nhiên những mô tuýp căn bản để xây dựng nhân vật trong truyền thuyết vẫn được biểu hiện rất rõ

Qua truyền thuyết, giúp chúng ta biết bồi đắp thêm truyền thống yêu nước, biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Trong tiểu luận này chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề sau:

Truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm và những mô típ, vai trò của các mô tuýp trong việc xây dựng nhân vật anh hùng

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Những truyền thuyết về anh hùng chống ngoại xâm đã được biên soạn và công

bố trong các sách:

+ Truyền thuyết Việt Nam (NXB Văn hóa - Thông tin)

Trang 4

+ Văn học Dân gian, những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị chủ biên, NXB GD

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh loại hình Phương pháp nghiên cứu liên ngành Phương pháp điền dã

4 Cấu trúc của tiểu luận

Tiểu luận bao gồm ba phần:

Phần mở đầu: giới thiệu lí do chọn vấn đề và một vài thông tin cơ bản

của tiểu luận

Phần nội dung: đi vào nội dung chính của vấn đề tìm hiểu về ba mô

tuýp xây dựng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết qua đó cho thấy đặc điểm nghệ thuật mang tính hư ảo thần kì trong tiểu thuyết

Phần Kết: tóm tắt vấn đề.

Trang 5

NỘI DUNG

1 Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm 1.1.Truyền thuyết

Truyền thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá sớm, được ghi lại trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái ( thế kỉ XIV – XV) Nhưng thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thiệu nó lại ra đời khá muộn, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ

XX Truyền thuyết là thể loại cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau

Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (Bùi Văn Nguyên chủ biên) Đỗ Bình Trị xếp truyền thuyết bên cạnh thần thoại, và định nghĩa truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại

có sự kỳ diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử Tính chất thể loại của truyền thuyết bắt đầu được khẳng định rõ

Vào đầu những năm 80, mục từ TRUYỀN THUYẾT do Chu Xuân Diên chấp bút có mặt trong Từ điển văn học Truyền thuyết được khẳng định là một trong những thể loại tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại và truyện cổ tích

Định nghĩa đầu tiên về truyền thuyết có lẽ xuất hiện trong công trình

Lược thảo lịch sử Văn học Việt Nam của nhóm tác giả Lê Quý Đôn Khi xác định

ranh giới giữa thần thoại và truyền thuyết, nhóm tác giả này đã bước đầu định

nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là tất cả những truyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo”.

Năm 1961, trong bộ giáo trình Văn học Dân gian Việt Nam của trường

Trang 6

Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đỗ Bình Trị đã công nhận truyền thuyết là một

thể loại và đã đưa ra định nghĩa về thể loại này: “ Truyền thuyết là những truyện dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử”.

Nhưng trong giáo trình của Đại học Tổng hợp, xuất bản năm 1962 thì

GS Đinh Gia Khánh lại không công nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết mà chỉ coi đó là cổ tích lịch sử

Báo Nhân dân số 549 ngày 29 tháng 4 năm 1969 đăng bài “ Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng Trong đó cố Thủ tướng đã nhận định mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử: “ Những truyền thuyết Dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”.

Năm 1971, trong công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, tác giả Kiều Thu Hoạch với bài viết “Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến” có nêu lên khái niệm về truyền thuyết:

“Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời

nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác

cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân, mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn, nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”.

Trang 7

Đầu những năm 90 của TK XX, Giáo sư Lê Chí Quế, trong giáo trình

Văn học Dân gian Việt Nam, phần Truyền thuyết đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua hư cấu nghệ thuật thần kì”.

Qua những khái niệm về truyền thuyết của các tác giả ta thấy rằng

những yếu tố để xác định một văn bản là truyền thuyết phải đảm bảo những yếu tố sau:

Là một tác phẩm tự sự dân gian

Tác phẩm có nội dung phản ánh nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử trong quá khứ

Tác phẩm đó có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng

1.2 Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm

Truyền thuyết có nhiều loại, trong đó truyền thuyết chống ngoại xâm

mà nổi bật nhất là về người anh hùng “chiếm số lượng nhiều hơn cả” Có người

anh hùng dựng nước như An Dương Vương, anh hùng văn hóa như Không lộ, Chu Văn An Có người anh hùng chống xâm lược như Thánh gióng, Trần Hưng

Đạo… Trong số những truyền thuyết anh hùng thì truyền thuyết về “anh hùng chống xâm lược là nổi bật nhất”

Theo GS Kiều Thu Hoạch thì truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm

hoặc có thể gọi tắt là truyền thuyết chống ngoại xâm “ là một thể loại lấy các nhân vật lịch sử chống ngoại xâm, các anh hùng dân tộc làm đối tượng phản ánh”.

Truyền thuyết ra đời nhằm thể hiện sự đánh giá của nhân dân đối với nhân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử Đối với các truyền thuyết anh hùng chống

Trang 8

ngoại xâm thì cảm hứng chủ đạo là sự ngợi ca, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại hòa bình cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân Để thể hiện điều ấy tác giả dân gian đã lựa chọn, khai thác những tình tiết có giá trị về nội dung và có cả giá trị về nghệ thuật Các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm kể về nhân vật không giống như trong sử biên niên mà do được kể lại trong trí nhớ của nhân dân, lưu truyền trong dân gian nên trong các truyền thuyết có nhiều chi tiết, tình tiết khác biệt so với chính sử

1.3 Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Những văn bản được chọn khảo sát là những văn bản đảm bảo các yếu tố sau:

Văn bản đó phải là những tác phẩm tự sự dân gian, tức là phải có cốt truyện, có nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ kể chuyện

Văn bản đó phải mang đậm chất dân gian: được quần chúng công nhận, trải qua đời sống trong dân gian, thể hiện được tâm tư nguyện vọng và quan điểm đánh giá của nhân dân

Văn bản đó phải kể về những nhân vật anh hùng có công trong công cuộc chống ngoại xâm Cụ thể là những truyện kể về những anh hùng, những tướng lĩnh, trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc thực hiện sứ mệnh cao cả mang tầm vóc quốc gia, dân tộc, mang lại những chiến công, chiến thắng trong cuộc chiến chống ngoại xâm của Tổ quốc

2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết

Việt Nam trải qua thời kì dựng nước và giữ nước với những trang sử chống ngoại xâm hào hùng, oanh liệt Để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá của mình về những sự kiện lịch sử và con người lịch sử thì nhân dân ta đã

“truyền thuyết hóa” con người và sự kiện trong các truyền thuyết nhưng về cơ

Trang 9

bản đều là bắt nguồn từ hiện thực

Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng được nhân dân lựa chọn hư cấu nghệ thuật để trở thành nhân vật trung tâm của truyền thuyết

Nhân dân lựa chọn nhân vật trung tâm là những người có công trong công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, những người bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, thể hiện được tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng và tình cảm của nhân dân Bất kể nhân vật đó có nguồn gốc xuất thân như thế nào, những người có nguồn gốc bình dân; những người có tên tuổi hoặc thậm chí là những người vô danh Không cần xem trọng xuất thân, nếu có công đánh giặc là nhân dân tôn thờ, ngợi ca công trạng bằng truyền thuyết

Thông thường những nhân vật trung tâm trong truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thường là những nhân vật có tài năng xuất chúng, có sức khỏe phi thường mang vẻ kì vĩ, siêu nhiên

Đối với truyền thuyết theo từng thời kì thì yếu tố hoang đường, kì diệu trong các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm đã giảm đi đáng kể Nhưng những nhân vật trung tâm của truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm vẫn được nhân dân hư cấu bằng những yếu tố thần kì mang đầy chất thơ và mộng Đây chính là sự sáng tạo nghệ thuật của nhân dân

Nhân vật trung tâm trong truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm bao giờ cũng gắn với một địa điểm cố định, một sự kiện lịch sử cố định và cùng với nguồn gốc có thực trong đời sống khiến cho ta tin rằng tất cả đều là thực khiến cho người ta tin tất cả những gì viết về nhân vật trong truyền thuyết Tuy vậy nhân vật đó không phải là sự mô phỏng nguyên si, nguyên mẫu trong lịch sử mà

là sự sáng tạo, sự hư cấu nghệ thuật theo quan niệm nghệ thuật của nhân dân và

sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác như yếu tố tâm linh…

Nhận xét đặc điểm nghệ thuật truyền thuyết, tác giả sách văn học

dân gian người Việt góc nhìn thể loại viết: “Khi nói đến tính hư ảo thần kì

Trang 10

như là một đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết thì cũng có nghĩa là nói

đến nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nhất là hình tượng nhân vật

anh hùng chống ngoại xâm, tác giả dân gian thường sử dụng ba mô tuýp

đó là: sinh nở thần kì, chiến công phi thường, và hóa thân” ( Kiều Thu

Hoach, văn học dân gian người Việt góc nhìn, thể loại, NXB Hà Nội, 2006,

trang 106) Với nhân vật anh hùng trong truyền thuyết đã làm sáng tỏ nhận

định trên

3 Một số mô típ cơ bản xây dựng nhân vật trong truyền thuyết

3.1Về khái niệm mô típ

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, xuất bản năm 1993 thì mô típ gọi là

“mẫu đề ” (do người Trung Quốc phiên âm chữ Motif trong tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ: Khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong sáng tác Văn học dân gian

GS Nguyễn Tấn Đắc cho rằng mô típ là “những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian” Như vậy

mô típ là thành tố quan trọng để hình thành nên cốt truyện nhưng ta thấy rằng các thành tố này được sử dụng linh hoạt, có thể tách rời hoặc lắp ghép được

Và GS còn cho rằng “trong khi thuật ngữ motif được dùng một cách rất lỏng lẻo để đưa vào bất kỳ yếu tố nào tham gia vào truyện truyền miệng, cần phải nhớ rằng để trở thành một phần thật sự của truyện kể thì yếu tố đó phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại nó, nó phải khác cái chung chung” Như vậy mô típ thường được lặp đi, lặp lại trong các tác phẩm

dân gian và nó có khả năng gây ấn tượng đặc biệt đối với người nghe

Các tác phẩm dân gian cùng một thể loại thường có một hệ thống mô

Trang 11

típ chung Mỗi mô típ thường được hình thành từ một cơ sở văn hóa - xã hội nhất định, chứa đựng những tư tưởng thẩm mỹ nhất định Trong truyền thuyết về anh hùng chống ngoại xâm ta bắt gặp ba mô tuýp quen thuộc sau:

3.1.1 Mô típ sinh nở thần kì/ xuất thân kì lạ

Mô típ sinh nở thần kì xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ Việt Nam và trên thế giới Đối với truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thì mô típ này cũng xuất hiện khá nhiều trong các bản kể về các anh hùng

Nhân vật là con người như Thánh Gióng, An Dương Vương, Trần Hưng Đạo, Trong số nhân vật là con người, chỉ có Thánh Gióng mang đậm màu sắc huyền thoại, còn lại các nhân vật khác đều là nhân vật có thật trong lịch

sử Nhân vật huyền thoại Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh thần linh, còn nhân vật lịch sử bản thân không mang sức mạnh thần linh nhưng được thần linh trợ giúp như An Dương Vương

Đầu tiên với sự xuất hiện của truyền thuyết Thánh Gióng: mô tuýp xuất thân thần kì được biểu hiện rất rõ: truyện kể rằng vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức Hai ông bà ao ước có một đứa con, một hôm bà ra đồng thấy một vết chân quá to, liền đặt chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé rất khôi ngôi Nhưng đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói biết cười Ở đây những chi tiết thần kì đều chỉ là sự thần thánh hóa để đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên,thần thánh khác thường Sự sinh nở thần kì của Thánh Gióng ở chỗ, ngài không phải được thụ thai bình thường mà là sự kết hợp giữa người và lực lượng siêu nhiên, có thể là thần, người bình thường chỉ mang thai chín tháng mười ngày, riêng với Thánh Gióng phải mười hai tháng mới hạ sinh….tất cả điều đó có lẽ là để giải thích cho sức mạnh kì lạ và sự bất tử của Thánh Gióng sau này

Truyền thuyết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Trong Sự

Ngày đăng: 03/10/2016, 18:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An ( 1994), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra. Tạp chí văn học số 7, tr.43 - 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học số 7
4. Kiều Thu Hoạch (2006), Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu folklore Nhật bản và Trung Quốc, Văn học dân gian người Việt - Góc nhìn thể loại, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian người Việt - Góc nhìn thểloại
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 2006
5. Kiều Thu Hoạch (2002), Xác định thể loại văn học, Thông báo văn hóa dân gian, NXB ĐH Quốc gia, Hà nội, tr . 664 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thể loại văn học, Thông báo văn hóa dângian
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia
Năm: 2002
6. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập Văn học dân gian người Việt
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: NXBKhoa học Xã hội
Năm: 2004
2. Trần Thị An ( 2000), Đặc trưng thể loại truyền thuyết và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, thư viện Quốc gia Khác
3. Trần Thị An, Phạm Minh Thảo và Bùi Xuân Mỹ ( 1998) Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w