1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý trường hợp đối với người cao tuổi từ thực tiễn tại trung tâm công tác xã hội tỉnh tiền giang tt

22 577 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 268,33 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN QUANG VINH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG Chuyên

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUANG VINH

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS HÀ THỊ THƯ Phản biện 1: TS Nguyễn Hải Hữu

Phản biện 2: TS Nguyễn Hữu Chí

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn Từ năm 1979 đến 2009 tỉ lệ người cao tuổi đã tăng 7,1%, 7,2%, 8,2% và 9,0% trong tổng dân số Theo kết quả điều tra biến động dân số năm 2013 tỉ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 10,2% và như vậy dân số Việt Nam đã ở trong thời kỳ “bắt đầu già”

Đối với tỉnh Tiền Giang theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tính đến tháng 12/2015 toàn tỉnh có 164.740 người cao tuổi (chiếm 9,65 % tổng dân số) Trong tổng số người cao tuổi, người có bảo hiểm y tế là 70.712 người chiếm tỉ lệ 43% số người cao Người cao tuổi đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội là 35.257 người

Như vậy còn 58.771 người cao tuổi (chiếm khoảng 35 % tổng số người cao tuổi) trên địa bàn tỉnh đang sống bằng sự nỗ lực của bản thân, gia đình Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách với người cao tuổi, đặc biệt quan tâm chăm sóc người cao tuổi là người

có công với nước, người cao tuổi không nơi nương tựa Tuy nhiên các chính sách hỗ trợ chủ yếu là trợ giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực tài chính đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, trong khi hiện nay nhu cầu người cao tuổi cần trợ giúp đa dạng Với hình thức trợ giúp truyền thống không mang tính hiệu quả bền vững, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người cao tuổi

Nghề công tác xã hội tại tỉnh Tiền Giang đang trong giai đoạn hình thành, kinh nghiệm công tác xã hội với người cao tuổi chưa có và những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã hội Từ những khó khăn chung nêu trên, công tác xã hội với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chưa? Thực trạng Công tác xã hội với người cao tuổi tỉnh Tiền Giang như thế nào? Tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang việc chăm sóc

Trang 4

Từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Quản lý trường hợp đối với

người cao từ thực tiễn tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang”

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về người cao tuổi và công tác xã hội với người cao tuổi

đã có khá nhiều ở Việt Nam và được thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau

Tác giả Nguyễn Hữu Dương với đề tài “ cơ sở lý luận và thực hiện việc xây dựng chính sách xã hội với người cao tuổi”

Bùi Thị Xuân Mai (2012), Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao

động – Xã hội, Hà Nội

Đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Trịnh Thị Cánh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xã hội trong hoạt động quản lý trường hợp đối với người cao tuổi từ thực tiễn tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang, từ đó có những đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động này đối với nhóm người cao tuổi nhằm đưa ra những cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất để thực hiện tốt công tác xã hội với người cao tuổi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Đánh giá thực trạng quản lý trường hợp đối với người cao tuổi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc quản lý trường hợp đối với người cao tuổi Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang

Ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp và trợ giúp một cá nhân và

đề xuất các biện pháp quản lý trường hợp đối với người cao tuổi từ thực tiễn tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý trường hợp đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng, từ việc đánh giá thực trạng về người cao tuổi, thực trạng công tác quản lý trường hợp đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội để rút ra những

lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, thuyết nhu cầu của A.Maslow, Thuyết tâm lý xã hội của E.Erikson Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tâm lý, sinh lý, quá trình phát triển của con người, nhất là người cao tuổi, cũng như các yếu tố có liên quan như các dịch vụ hỗ trợ cho người cao tuổi, các hoạt động công tác xã hội với người cao tuổi tác động tới quá trình phát triển về thể chất và tinh thần

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các thuyết chính sau: Thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống sinh thái, thuyết nhận thức hành vi

Trang 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp

phân tích tài liệu thứ cấp là chủ yếu

- Phương pháp phỏng vấn:

- Phương pháp quan sát:

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp:

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: - Phương pháp thống kê toán học: Sau khi kết thúc khảo sát, tiến hành thống kê và xử lý kết quả từ phiếu điều tra Các số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để

Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Nghiên cứu cũng muốn làm rõ thêm về phương pháp trợ giúp người cao tuổi bị tổn thương dưới cách tiếp cận công tác xã hội trong việc quản

xã hội chuyên nghiệp cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt và người cao tuổi tại tỉnh Tiền Giang trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đồng thời xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ tỉnh đến cơ sở

Trang 7

để có thể đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi và gia đình, góp phần thực hiện tốt nhất các quyền cơ bản con người

Bên cạnh đó, sản phẩm của đề tài nghiên cứu còn có thể được vận dụng làm tài liệu tham khảo của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội trong quản lý trường hợp đối với người cao tuổi tại cộng đồng

7 Cơ cấu của luận văn

Bao gồm các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Chương 2: Thực trạng quản lý trường hợp đối với người cao tuổi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang

Chương 3: Ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

1.1 Lý luận và đặc điểm người cao tuổi

1.1.1 Một số khái niệm

- Khái niệm về người cao tuổi

Người cao tuổi (hay còn gọi là người già/người cao niên) là người thuộc một bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật từng nước quy định Tại Việt Nam, Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 có hiệu lực từ ngày 01/7/2010) quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể

Một số nước phát triển quy định người cao tuổi là những người từ đủ

65 tuổi trở lên Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau

Khái niệm NCT được thay thế cho người già vì thực tế nhiều người

60 tuổi trở lên vẫn còn hoạt động Vì vậy cụm từ “Người cao tuổi” bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với cụm từ “ Người già” Trong những năm gần đây khái niệm người cao tuổi được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Như vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm NCT theo quan điểm của Công tác xã hội như sau:Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên là một

Trang 9

trong nhóm đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH do sự thay đổi về tuổi tác làm NCT thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội khiến NCT gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống

1.1.2 Đặc điểm tâm lý – xã hội và nhu cầu của người cao tuổi

* Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi

- Đặc điểm về sinh lý:

- Đặc điểm về tâm lý:

* Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Nhu cầu của người cao tuổi

1.2 Lý luận về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

1.2.1 Một số khái niệm

* Khái niệm quản lý trường hợp

Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý trường hợp (QLTH) Sau đây là một số định nghĩa về QLTH trên thế giới:

- Ballew and Mink (1996) nhấn mạnh vào đối tượng trợ giúp của quản lý trường hợp “Những người mà cuộc sống của họ không thỏa mãn hay không phong phú do gặp nhiều vấn đề cần sự trợ giúp cùng lúc của nhiều nơi cùng giúp đỡ”

- US national Association of Social Workers (1992): “Đánh giá nhu cầu của thân chủ và gia đình thân chủ, sắp xếp, phối hợp, giám sát và biện

hộ một gói nhiều dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu phức tạp của thân chủ

cụ thể”

- “Là một tiến trình hợp tác trong việc đánh giá, hoạch định, tạo thuận lợi và biện hộ cho những phương án và dịch vụ đáp ứng nhu cầu sức khỏe của một cá nhân thông qua giao tiếp và các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy kết quả có chất lượng và hiệu quả” (Case Management Society of Americe)

Tóm lại: QLTH là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu đối tượng cá nhân, gia đình, xác

Trang 10

định, kết hợp và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp đối tượng tiếp cận với các nguồn lực để giải quyết vấn đề của họ một cách hiệu quả.

- Khái niệm quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Từ các khái niệm trên, quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

được hiểu như sau: là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của người cao tuổi, xác định kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm trợ giúp người cao tuổi xác định đúng nhu cầu, nhận biết vấn đề của mình Quản lý trường hợp với người cao tuổi còn là sự điều phối các dịch vụ hỗ trợ xã hội chủ yếu vì mục đích bảo vệ và chăm sóc lâu dài cho người cao tuổi

1.2.2 Nguyên tắc trong quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Trên nền tảng triết lý và giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp của ngành CTXH có nhiều nguyên tắc khác nhau tuy nhiên trong quá trình làm việc của CTXH đối với NCT cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc chấp nhận NCT

Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của NCT

Nguyên tắc tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia giải quyết vấn đề

Nguyên tắc bảo đảm tính khác biệt của mỗi trường hợp

Tính bảo mật thông tin cho NCT

1.2.3 Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

1.2.3.1 Thu thập thông tin và nhu cầu của người cao tuổi

1.2.3.2 Đánh giá nhu cầu người cao tuổi

1.2.3.3 Xây dựng kế hoạch

1.2.3.4 Thực hiện kế hoạch trợ giúp

1.2.3.5 Đánh giá cuối kỳ và kết thúc quản lý trường hợp với người cao tuổi

1.2.4 Các lý thuyết ứng dụng trong quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

1.2.4.1 Thuyết hệ thống sinh thái

Trang 11

1.2.4.2 Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

1.2.4.3 Thuyết nhận thức – hành vi

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

1.3.1 Đặc điểm của người cao tuổi

1.3.2 Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên quản lý trường hợp

1.3.3 Yếu tố thuộc về năng lực đáp ứng của Trung tâm

1.3.4 Yếu tố nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương

1.4 Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

1.4.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến người cao tuổi

1.4.2 Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận quản lý trường hợp đối với người cao tuổi, các khái niệm về người cao tuổi, về quản lý trường hợp, về quản lý trường hợp với người cao tuổi Những khái niệm này đã làm rõ khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Đồng thời trong chương 1 tác giả cũng xác định các nguyên tắc và các nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cao tuổi gồm các nhiệm vụ: thu thập thông tin của người cao tuổi, đánh giá thân chủ người cao tuổi, xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp, đánh giá cuối kỳ và kết thúc quản lý trường hợp với người cao tuổi

Đề tài cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cao tuổi gồm các yếu tố: yếu tố thuộc về bản thân người cao tuổi, yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên QLTH, yếu tố thuộc về năng lực đáp ứng của Trung tâm, yếu tố nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương Cơ sở pháp lý liên quan đến người cao tuổi, cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO

TUỔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI

TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về đại bàn nghiên cứu

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định tổ chức lại Trung tâm bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tiền Giang hoạt động đến nay Trung tâm Công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp xã hội công lập, trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Công tác xã hội hoạt động có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng

2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trung tâm Công tác xã hội hiện đang quản lý 100 công chức, viên chức và người lao động với nhiều trình độ khác nhau, cho nên khả năng nhận thức cũng khác nhau Trong đó có 40 nhân viên quản lý trường hợp,

có 18 nam, 22 nữ Nhân viên quản lý trường hợp đa số đều có trình độ Trung cấp nghề công tác xã hội trở lên Trình độ chuyên môn có 10 cử nhân công tác xã hội; 03 cử nhân xã hội học; 05 cao đẳng sư phạm; 10 trung cấp công tác xã hội; 2 cử nhân luật; 5 trung cấp điều dưỡng; 5 y sỹ, viên chức trái ngành điều có tham gia tập huấn quản lý trường hợp

2.2 Thực trạng nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người cao tuổi

2.2.1 Thu thập thông tin và nhu cầu của người cao tuổi

Trong công tác thu thập thông tin về NCT rất cần thiết, ngoài việc góp phần vào việc cung cấp thông tin cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng còn giúp trong công tác quản lý hồ sơ, quản lý theo từng nhóm, theo khả

Ngày đăng: 15/06/2017, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w