Trẻ em khuyết tật TEKT thường ít có cơ hội và không được bảo đảm về các dịch vụ về y tế, học tập cũng như vui chơi giải trí… Số lượng TEKT có xu hướng gia tăng nhưng công tác quản lý, tr
Trang 11
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÙNG THỊ HỒNG OANH
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
Trang 22
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hải Hữu
Phản biện 1: TS.Nguyễn Thị Vân
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội -Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Phản biện 2: PGS.TS.Nguyễn Hữu Chí
Trường Đại học Luật Hà Nội
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
8:00 giờ ngày 12 tháng 5 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới có khoảng 93 triệu trẻ em dưới 14 tuổi bị khuyết tật, riêng Việt Nam là 1,2 triệu trẻ Trẻ em khuyết tật (TEKT) thường ít có cơ hội và không được bảo đảm về các dịch vụ về y tế, học tập cũng như vui chơi giải trí… Số lượng TEKT có xu hướng gia tăng nhưng công tác quản lý, trợ giúp xã hội cho nhóm đối tượng này còn hạn chế TEKT rất cần được can thiệp một cách chuyên nghiệp
và có kế hoạch cụ thể cùng sự tham gia của nhân viên xã hội, của bác
sỹ chuyên khoa, của giáo dục đặc biệt, sự tham gia của gia đình, nhà trường và cộng đồng Để quá trình trợ giúp mang tính chuyên nghiệp hơn, giúp cho TEKT không chỉ được phục hồi về thể chất mà còn được tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội (CTXH), dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục…thiết nghĩ cần những chính sách, quản lý CTXH đối với nhóm trẻ này
Trên thế giới, ở các nước như Anh, Mỹ, Canada …có các Luật riêng dành TEKT, điều này cho thấy, đây là nhóm đối tượng với các đặc tính riêng, cần nhận được quan tâm từ nhà nước và xã hội Nhờ
có hành lang pháp lý mà công tác PHCN, trợ giúp xã hội cũng như các nghiên cứu liên quan đến TEKT cũng được tiến hành chuyên nghiệp và thuận lợi hơn tại các quốc gia này Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách,
đề án trợ giúp cho TEKT Tuy nhiên thực tiễn triển khai các chính sách và chương trình còn nhiều vướng mắc, có những điểm chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình trẻ Đòi hỏi cần có những nghiên cứu sâu hơn về quản lý CTXH đối với TEKT để đánh giá thực trang, đề xuất các giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả quản
Trang 4lý và trợ giúp TEKT Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý công tác
xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ
xã hội, thành phố Hà Nội” cho luận văn cao học chuyên ngành công
tác xã hội của mình
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm được đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề
hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật, trong đó đáng lưu ý như:
- “Hướng dẫn Chăm sóc Giảm nhẹ Quốc gia – Các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho gia đình của trẻ khuyết tật phát triển, bị bệnh mãn tính và hiểm nghèo, và/hoặc có nguy cơ bị lạm dụng/sao nhãng” của Cernoch J đưa ra hướng dẫn về “dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ” giúp giảm bớt những căng thẳng cả ở khía cạnh cá nhân và xã hội cho cha
mẹ khi phải dành thời gian và sức lực chăm sóc trẻ khuyết tật
- Nghiên cứu “Thay đổi quan điểm, chính sách và cuộc sống, Tăng cường bảo vệ trẻ em ở Đông Âu và Trung Á: Các dịch vụ bảo
vệ sớm cho trẻ em dễ bị tổn thương và gia đình” của UNICEF năm
2003 chỉ ra vai trò và chức năng của các dịch chăm sóc trong hệ thống ngăn ngừa thứ cấp của quốc gia cho đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt là TEKT nhằm tránh việc tách trẻ em khỏi gia đình
- Luận văn thạc sỹ“Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Thụy An-Ba Vì-Hà Nội” của tác giả Dương Thị Thanh Nga (năm 2014) đã đánh
giá thực trạng hoạt động trợ giúp TEKT, chỉ ra yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới mô hình CTXH đối với TEKT tại trung tâm
Trang 5- Luận văn thạc sỹ “Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn
Thị Oanh (năm 2016) đã phân tích nội dung về quản lý CTXH bao gồm quản lý về chính sách, pháp luật liên quan; quản lý đội ngũ nhân lực; quản lý đối tượng TECHCĐB; kiểm tra giám sát hoạt động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khác để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
- Báo cáo kết quả thực hiện Luật người khuyết tật và đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ LĐTBXH
năm 2015 đã đánh giá những mặt đạt được, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật NKT trên cả nước và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách
- Tài liệu “Giới thiệu tổng quan về dịch vụ chăm sóc ban ngày cho TEKT (loại hình dịch vụ chăm sóc hỗ trợ dành cho TEKT
và TECHCĐB khó khăn) năm 2016 do Cục Bảo trợ xã hội phối hợp với Unicef nghiên cứu Tài liệu bám sát các tiêu chí, quy trình thủ tục
và chính sách đã được quốc tế công nhận và ứng dụng trong triển khai loại hình dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho TEKT
Phần tổng quan nghiên cứu cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về TEKT dưới góc độ CTXH Song những nghiên cứu
mà Học viên tiếp cận được, mới chỉ tập trung nghiên cứu về CTXH đối với TECHCĐB nói chung, hoặc CTXH cá nhân với từng dạng trẻ khuyết tật Việc thiếu vắng những nghiên cứu sâu về quản lý CTXH đặc biệt là đối với TEKT được nuôi dưỡng ở trung tâm BTXH là một khoảng trống lớn trong việc cung cấp và mang lại dịch vụ, lợi ích tốt nhất cho TEKT
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 6- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quản lý CTXH đối với TEKT từ thực tiễn các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này;
- Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với TEKT ở các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý CTXH đối với TEKT tại các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội
- Phân tích và đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTXH đối với TEKT tại các trung tâm BTXH, thành phố
Hà Nội
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với TEKT tại các trung tâm BTXH thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý CTXH đối với TEKT từ thực tiễn các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội
- Cán bộ quản lý tại các trung tâm BTXH và CBQL mạng lưới
cơ sở BTXH ở Hà nội và trung ương: 47 người Trong đó, 22 cán bộ quản lý gián tiếp ở Sở LĐTBXH TP.Hà Nội, Bộ LĐTBXH (Cục Bảo
Trang 7trợ xã hội, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em) và 25 cán bộ quản lý trực tiếp tại các trung tâm bảo trợ xã hội
- Trẻ em khuyết tật sống tại các trung tâm BTXH độ tuổi
12-16
- Nhân viên CTXH/cán bộ chăm sóc
5 Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
- Đề tài dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để nhìn nhận, đánh giá hoạt động quản lý CTXH với TEKT từ thực tiễn các Trung tâm BTXH trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tác động khách quan, chủ quan Cách tiếp cận theo nhu cầu của A.Maslow được sử dụng nhằm tìm hiểu nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu TEKT qua các dịch vụ CTXH đang được cung cấp tại các trung tâm Cách tiếp cận dựa trên quyền và bảo đảm quyền của TEKT và vai trò của quản lý được vận dụng để làm rõ nội dung các hoạt động quản lý CTXH đối với TEKT ở các trung tâm
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý
CTXH đối với trẻ em khuyết tật, các điều kiện việc làm và cơ sở vật chất, môi trường, trang thiết bị cho TEKT tại ba trung tâm bảo trợ xã
hội thành phố Hà Nội
- Phương pháp ph ng v n sâu:
Tiến hành 05 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý CTXH của Cục BTXH, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Sở LĐTBXH Hà
Trang 8Nội; 05 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý CTXH/nhân viên CTXH làm việc với TEKT tại các Trung tâm BTXH thành phố Hà Nội Và 01 nhân viên CTXH và 03 TEKT để tìm hiểu công tác quản
lý đã đáp ứng được nhu cầu và quyền của trẻ em như thế nào dưới góc nhìn của các em
- Phương pháp điều tra bằng ảng h i: Điều tra 47 cán
bộ từ cấp phó trưởng phòng ở các trung tâm BTXH đến cán bộ quản
lý thuộc cơ quan ban hành chính sách như Sở LĐTBXH Hà Nội và
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả của nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng quản lý CTXH đối với TEKT trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, đề tài cũng mong muốn sẽ phần nào đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, quản lý CTXH đối với TEKT
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, mục lục Nội dung luận văn bao gồm 3 chương,
cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
Trang 9Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Hà Nội
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT
1.1 Cách tiếp cận trong nghiên cứu và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật
Cách tiếp cận đảm bảo quyền con người trong CTXH đối với TEKT nhấn mạnh đến quyền được tồn tại, quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và được phát triển toàn diện, bình đẳng Để thực hiện được cách tiếp cận này, Nhà nước cần có chương trình, chính sách toàn diện, tập trung vào các chính sách công khai chống nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với TEKT; lồng ghép vấn đề khuyết tật trong chương trình phát triển CTXH cũng như cải cách hệ thống an sinh xã hội; phát hiện và can thiệp sớm, giáo dục toàn diện là các hành động nên ưu tiên thực hiện
1.1.2 Thuyết nhu cầu
Cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu cho TEKT trong CTXH nhấn mạnh việc đảm bảo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ Trước hết cần đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản để tồn tại như ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế Sau đó là các nhu cầu cao hơn như nhu cầu được che
Trang 10chở, yêu thương, giáo dục và phát triển các kỹ năng sống, được tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng
Trong CTXH với TEKT đòi hỏi cán bộ quản lý và nhân viên CTXH phải có kỹ năng thấu cảm và kỹ năng quan sát để xác định rõ
và đúng nhu cầu, từ đó lập kế hoạch can thiệp tìm ra phương pháp hỗ trợ thích hợp Đây cũng chính là động cơ để TEKT và gia đình tham gia vào các hoạt động của kế hoạch trợ giúp, mang lại hiệu quả thiết thực và tránh lãng phí
1.1.3 Thuyết vai trò
Cán bộ quản lý CTXH có thể đóng nhiều vai trò khác nhau khi triển khai các hoạt động trợ giúp TEKT hay gia đình trẻ Trong hoạt động quản lý CTXH với TEKT, cán bộ quản lý cần giúp nhân viên CTXH nhận thức vai trò khác nhau để có được sự thấu hiểu, có trách nhiệm và suy nghĩ hành động tích cực trong chăm sóc, trợ giúp
TEKT tốt hơn
1.1.4 Thuyết quản trị công tác xã hội
Quản trị CTXH là một phần nằm trong quản trị chung Lý thuyết xyz cung cấp cho nhà quản trị trong lĩnh vực CTXH những kiến thức cơ bản để tạo ra môi trường làm việc năng động và hiệu quả Do đó, cán bộ, nhân viên CTXH có thể áp dụng những thuyết này vào các hoạt động quản trị tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
xã hội Vận dụng lý thuyết quản trị CTXH trong nghiên cứu, Học viên muốn tìm hiểu vai trò của nhà quản lý trong điều hành kế hoạch hành động, tổ chức nhân sự, cung cấp các dịch vụ trợ giúp TEKT tại các trung tâm BTXH
1.2.Trẻ em khuyết tật: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu 1.2.1.Khái niệm
Trang 11Căn cứ Luật Trẻ em năm 2016 làm tiêu chí xác định, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, Học viên sử dụng khái niệm chung nhất:
Trẻ em khuyết tật là người dưới 16 tuổi, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
1.2.2 Đặc điểm và nhu cầu của trẻ em khuyết tật
Đặc điểm về thể ch t: Trẻ em khuyết tật là những trẻ em bị
tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định khiến cho sinh hoạt, lao động, học tập gặp nhiều khó khăn, đặc điểm thể chất của TEKT có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình can thiệp, trợ giúp cho đối tượng này
Đặc điểm tâm sinh lý của TEKT
Về tâm lý tính cách: Trẻ dễ tự ái, dễ bị kích động, chán nản,
thiếu tự tin; có tâm lý hoài nghi về giá trị bản thân Ngược lại, có trường hợp bản thân trẻ giàu nghị lực, kiên trì vượt lên khiếm khuyết thân thể, định kiến xã hội đạt thành tích cao trong học tập và lao
động Về trí tuệ: trí tuệ của TEKT nói chung giảm sút tùy theo dạng
tật, nên khả năng tư duy rất hạn chế; tư duy trừu tượng kém, nghèo
nàn…Nhu cầu của trẻ em khuyết tật: TEKT có những nhu cầu như
mọi trẻ em khác và cũng có những nhu cầu riêng Đó là nhu cầu về thể chất (ăn, mặc, ở), đáp ứng tiện nghi sinh hoạt phù hợp; được khám chữa bệnh, được phục hồi chức năng (thẩm mỹ, tâm lý, sinh lý) Nhu cầu được an toàn, được thấu hiểu, được tư vấn về các dịch
vụ y tế có liên quan hỗ trợ cho trẻ TEKT có nhu cầu được tôn trọng
và giao lưu, tiếp xúc với mọi người, tham gia các hoạt động xã hội…
1.3 Trung tâm bảo trợ xã hội
Trang 12Trong nghiên cứu này, Học viên tập trung nghiên cứu loại hình cơ sở BTXH công lập do cơ quan nhà nước quản lý đó là trung
tâm BTXH Có thể hiểu, trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh/thành phố là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương inh và
Xã hội tỉnh/thành phố, có chức năng tổ chức việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động sản
xu t, phục hồi chức năng và tổ chức các hoạt động dịch vụ công cho đối tượng BTXH theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
1.4 Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật 1.4.1 Khái niệm
Quản lý CTXH đối với TEKT là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý CTXH dưới sự điều hành của Nhà nước Đó là một quá trình bao gồm các hoạt động phân theo cấp độ quản lý của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội và từ kinh nghiệm thực tiễn đề xuất khuyến nghị, sửa đổi chính sách nhằm mục tiêu trợ giúp tốt nhất cho trẻ em khuyết tật Qua phân tích trên có thể hiểu khái niệm quản lý
CTXH đối với TEKT như sau: Quản lý CTXH đối với TEKT là một tập hợp các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở các c p độ khác nhau, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm tác động tới đối tượng quản lý liên quan đến lĩnh vực CTXH với trẻ em khuyết tật để thực hiện mục tiêu đề ra
Trang 131.4.2 Chủ thể quản lý c ng tác hội đối với t ẻ em khuyết tật
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các chính sách, chủ trương của Đảng, các Luật do Quốc hội thông qua có liên quan đến TEKT, đều do Chính phủ ban hành và quản lý toàn diện việc thực thi nhằm bảo đảm quyền và phúc lợi của TEKT
Theo phân cấp quản lý, Bộ LĐTBXH là chủ thể chính, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em (trong đó
có TEKT) Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em và Cục Bảo trợ xã hội là hai đơn vị chính có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ LĐTBXH thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em, lĩnh vực công tác xã hội, trong đó có TEKT Cấp tỉnh, Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố là chủ thể quản lý CTXH với TEKT Cấp huyện, Phòng LĐTBXH thuộc UBND cấp huyện là chủ thể quản lý CTXH với TEKT Cấp xã, UBND cấp xã là chủ thể quản lý CTXH đối với TEKT và giúp việc cho UBND cấp xã có công chức/cán bộ LĐTBXH Vai trò của Quốc hội, HĐND các cấp cũng rất quan trọng trong việc quyết định cơ chế chính sách đối với TEKT thông qua các đạo luật hoặc Nghị quyết
1.4.3 Nội dung quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật, tiêu chí và công cụ đánh giá
Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở nước ta thì quản lý nhà nước nói chung trong đó có quản lý CTXH đối với TEKT gồm 9 nhóm hoạt động chủ yếu sau đây: Quản lý đối tượng
=> Nghiên cứu hoạch định chính sách/ huy động phân bổ nguồn lực
=> Hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức=> Tổ chức thực hiện chính sách (bao gồm cả cung cấp dịch vụ)=> Giám sát, đánh giá thực thi chính sách / cung cấp dịch vụ => kiểm tra, thanh tra => Sơ kết, tổng kết=> phát triển và quản lý hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ => Hợp tác