Qua gần 2 năm công tác tháng 8/2015 đến nay, bản thân thật sự đồng cảm và chia sẻ những thiệt thòi của người t6am thần viết tắt là NTT so với những người bình thường và người có điều kiệ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ TRÍ DŨNG
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS.Hồ Việt Hạnh
Phản biện 1: TS Lê Hải Thanh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo Luật người khuyết tật năm 2010, tại Điều 3: quy định dạng tật và mức độ khuyết tật bao gồm: khuyết tật vận động, khuyết
tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh, tâm thần, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác
Luật người khuyết tật là chủ trương của Đảng và Nhà nước, từng bước luật pháp hóa các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật, trong đó có các đối tượng người tâm thần, khuyết tật trí tuệ
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên gần 140.000 ha, dân số 1.234.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,00‰ trong thời gian qua tốc độ
đô thị quá diễn ra khá nhanh, nhiều hộ dân xuất phát từ thành phần nông dân chuyển sang các ngành nghề khác, tình trạng dân nhập từ các tỉnh xung quanh di dân cơ học đến thành phố Cần Thơ ngày càng đông đúc, gây áp lực về nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế,… Do áp lực
từ cuộc sống trong một xã hội có nhiều biến chuyển, điều kiện sống thay đổi, tình hình suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường, thiên tai thường xuyên xảy ra
do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nhịp độ cuộc sống thay đổi nhanh chóng, tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy, ma túy tổng hợp, nghiện rượu - bia còn xảy ra,… từ đó người bị rối nhiễu tâm trí, trầm
Trang 4cảm và bệnh tâm thần có chiều hướng gia tăng, cùng với người tâm thần ở các tỉnh xung quanh đến cự ngụ tại một số địa bàn đầu mối giao thông, khu du lịch, chợ để xin ăn trên địa bàn thành phố
Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ được thành lập
từ năm 2005, lúc đầu có tên là Trung tâm Bảo trợ xã hội - Người tâm thần thành phố Cần Thơ và sau nhiều lần thay đổi vị trí và đổi tên cho phù hợp
Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ hiện quản lý
530 đối tượng, trong đó có 447 người tâm thần và 83 người lang thang Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động 101 người, việc quản lý ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ điều trị được quan tâm, từ đó đảm bảo cho tất cả đối tượng quản lý được chăm sóc và nuôi dưỡng đáp ứng các nhu cầu theo quy định Các hoạt động vui chơi giải trí, tập luyện thể thao, lao động trị liệu được duy trì, đội ngũ viên chức, người lao động được học tập về lý luận chính trị, chuyên môn công tác xã hội, điều dưỡng chăm sóc người bệnh, luật, y khoa
Đến nay thành phố Cần Thơ chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này Qua gần 2 năm công tác (tháng 8/2015 đến nay), bản thân thật sự đồng cảm và chia sẻ những thiệt thòi của người t6am thần (viết tắt là NTT) so với những người bình thường và người có điều kiện, những trăn trở đó thúc đẩy tôi quyết tâm theo học lớp này
để nghiên cứu và vận dụng kiến thức về Công tác xã hộ (viết tắt là CTXH) trong lĩnh vực quản lý NTT có ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Vì vậy,
Trang 5tôi chọn chủ đề “Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ” làm Đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất về quản
lý CTXH đối với NTT tại các cơ sở công lập và ngoài công lập, nhằm thúc đẩy hoạt động chăm sóc trợ giúp NTT ngày một tốt hơn
và theo hướng chuyên nghiệp hơn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Đề án phát triển công tác xã hội là một nghề ở Việt Nam theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 32) nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ, thúc đẩy mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ cũng như hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới lĩnh vực này Như vậy có thể thấy việc chăm sóc trợ giúp NTT (trong đó có gia đình họ)đang được xem là một nội dung quan trọng và cần được triển khai theo hướng chuyên nghiệp, trong đó CTXH là công cụ không thể thiếu được cho hoạt động này, để đảm bảo tính chuyên môn ở Việt Nam
Ngày 22/7/2011 Thủ tướng Chính phủ có ban hành Quyết định số 1215/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2011- 2020
Với hai Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu về công tác quản lý người tâm thần
Trong thời gian qua, có thể có nhiều tài liệu, công trình khoa
Trang 6học liên quan tới hoạt động quản lý người tâm thần, tuy nhiên chưa
có nhiều đề tài, tài liệu hay các nghiên cứu về quản lý CTXH đối với NTT nhất là ở Việt Nam Hiện tại nước ta chỉ có một vài nghiên cứu và tập trung về lĩnh vực điều trị trầm cảm, tự kỷ… và quản lý nguồn nhân lực
Nghiên cứu của tác giả Võ Bình Tân về quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Khuyên về dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần từ thục tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quãng Nam
Tóm lại: Có thể thấy đã có những nghiên cứu liên quan tới sức khỏe tâm thần (viết tắt là SKTT), các rối loạn tâm thần, điều trị bệnh tâm thần tại các Bệnh viện Tâm thần, cũng như những yếu tố ảnh hưởng nhưng chưa có một công trình nghiên cứu đề cập đến việc quản lý CTXH tại Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ, việc can thiệp sớm có biện pháp điều trị, phục hồi chức năng và trợ giúp, chăm sóc, tư vấn cho gia đình của NTT tại trung tâm, để vận dụng vào quản lý CTXH đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số lý luận về quản lý, CTXH, NTT và quản lý CTXH về tâm thần và đánh gía thực trạng quản lý CTXH đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, trên cơ sở
đó đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp thiết yếu nhằm thực hiện
Trang 7tốt hơn quản lý CTXH đối với NTT theo hướng khoa học và hiện đại cho Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, trong những năm tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số khái niệm về người tâm thần và quản
- Đưa ra kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về hoạt động quản lý CTXH đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu khía cạnh quản lý CTXH đối với những hình thức thực hành thực tiễn của CTXH đối với NTT, như CTXH cá nhân, CTXH nhóm đối với NTT
Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ (Khu vực
Trang 8Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ)
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay
Về khách thể nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu: đều tra bằng bảng hỏi 20 người tâm thần (đã thuyên giảm có khả năng tương tác) và 15 công chức, viên chức quản lý, lãnh đạo trực tiếp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
Phỏng vấn sâu lãnh đạo, người quản lý tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội, với 10chuyên gia gồm: Trưởng phòng Y tế, Trưởng phòng Phục hồi chức năng - Dạy nghề - Dạy Văn hóa, Trưởng phòng Dinh dưỡng - Tiếp phẩm và Chăm sóc, Giám đốc và 01 Phó Giám đốc phụ trách Khối Y tế;
Quan sát viên chức, người lao động trực tiếp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu được tiếp cận với phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Các cứ liệu được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ Những lập luận đều có căn cứ cơ sở khoa học và thực tiễn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực tế, báo cáo, tài liệu
Trang 9có sẵn và phân tích các góc độ có liên quan
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu chính sách của Nhà nước và địa phương đối với người tâm thần; các hoạt động trong công tác xã hội đối với người tâm thần, những yếu tố ảnh hưởng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:Với phương pháp này, nhằm mục đích để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng đời sống người tâm thần tại Trung tâm, thực trạng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục
và hoạt động tư vấn, tham vấn đối với người tâm thần
- Phương pháp quan sát: Quan sát về môi trường sống, sinh hoạt hằng ngày, thái độ giao tiếp của họ với người xung quanh Trực tiếp tham gia các hoạt động công tác xã hội nhóm đang diễn ra tại Trung tâm Quan sát các buổi sinh hoạt nhóm về nội dung, điều kiện sinh hoạt và trực tiếp quan sát nhân viên công tác xã hội, người nghiện ma túy để đánh giá thái độ, chất lượng, hiệu quả của tiến trình công tác xã hội nhóm
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập từ Luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý CTXH đối với NTT tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội nói riêng và lý luận về chính
Trang 10sách an sinh xã hội với NTT nói chung
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực quản lý CTXH đối với NTT và làm cơ sở để một số nơi có nhu cầu nghiên cứu tham khảo
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản
lý CTXH đối với NTT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ Những phát hiện về rào cản khách quan và chủ quan đối với công tác quản lý CTXH tại Trung tâm sẽ là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý liên quan tới lĩnh vực CTXH đối với NTT tại thành phố Cần Thơ
Góp phần thực hiện Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 -
2020 đạt hiệu quả cao
Đối với đội ngũ công chức, viên chức quản lý giúp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần
Đối với viên chức và người lao động giúp nâng cao hiệu quả công tác, có những đổi mới sáng tạo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng người tâm thần
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
1.1 Một số khái niệm liên quan đến Đề tài nghiên cứu
1.1.1 Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.1.1.1 Công tác xã hội
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội
1.1.1.2 Khái niệm người tâm thần và một số đặc điểm chung của người tâm thần
Người tâm thần là những người mắc các bệnh tâm thần do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tư duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác v.v làm cho bản thân bị giảm sút khả năng lao động, học tập, đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, tổn thiệt
về kinh tế, tình cảm của gia đình và cộng đồng (Cục Bảo trợ xã hội -
2015)
Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 thì khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường
Trang 121.1.2 Khái niệm công tác xã hội đối với người tâm thần
1.1.2.1.Công tác xã hội đối với người tâm thần
Là một hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp cá nhân NTT, gia đình NTT cũng như cộng đồng của họ nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội do bệnh tâm thần gây nên, từ
đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho cá nhân và gia đình của NTT
1.1.2.2 Mục đích của Công tác xã hội đối với người tâm thần
Là hướng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình của NTT tăng cường chức năng xã hội, hòa nhập cộng đồng và thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình NTT tiếp cận được chính sách, nguồn lực xã hội trong can thiệp giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải
1.1.3 Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.1.3.1 Khái niệm Quản lý
Theo Fayel là nhà khoa học tiền bối về quản lý cho rằng:
“Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - điều hành và kiểm soát
Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát ấy” Trong định nghĩa quản lý Fayel đã trực tiếp chỉ ra
rằng: quản lý chính là lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến hành kiểm soát
1.1.3.2 Khái niệm quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần
Quản lý CTXH với NTT là một hoạt động bao gồm xây dựng
Trang 13kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn CTXH trong quá trình trợ giúp NTT, gia đình và cộng đồng dân cư có NTT
1.1.3.3 Cơ sở pháp lý của quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần ở Việt Nam
1.2 Các hoạt động quản lý Công tác xã hội đối với người tâm
thần
1.2.1 Hoạch định Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.2.1.1 Chức năng của hoạch định Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.2.1.2 Nguyên tắc của hoạch định Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.2.1.3 Nội dung của hoạch định Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.2.2 Tổ chức Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.2.2.1 Khái niệm của tổ chức
1.2.2.2 Mục tiêu của tổ chức trong quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần
1.2.2.3 Nguyên tắc quản lý của tổ chức trong việc chăm sóc người tâm thần