1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội, thành phố Hà Nội

88 287 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 852,52 KB

Nội dung

Luận văn thạc sỹ“Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Thụy An-Ba Vì-Hà Nội” của tác giả Dương Thị Thanh Nga năm 2014 đã

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THỊ HỒNG OANH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM

KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ

XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN HẢI HỮU

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Hải Hữu

Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học viên

Phùng Thị Hồng Oanh

Trang 3

1.4 Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật 16 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật 231.6 Quan điểm quốc tế và của Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các

2.2 Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các trung tâm

3.1 Định hướng chung về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trên thế giới có khoảng 93 triệu trẻ em dưới 14 tuổi bị khuyết tật, riêng Việt Nam là 1,2 triệu trẻ Trong đó có nhiều trẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hậu quả chiến tranh với các di chứng chất độc da cam, vật liệu nổ [57] Trẻ em khuyết tật (TEKT) thường ít có cơ hội và không được bảo đảm về các dịch vụ về y

tế, học tập cũng như vui chơi giải trí… Số lượng TEKT có xu hướng gia tăng nhưng công tác quản lý, trợ giúp xã hội cho nhóm đối tượng này còn hạn chế, nhiều trẻ chưa được đánh giá đúng dạng khuyết tật để có thể đưa ra các biện pháp phục hồi đúng và kịp thời TEKT rất cần được can thiệp một cách chuyên nghiệp và có kế hoạch cụ thể, đòi hỏi sự tham gia của nhân viên xã hội, của bác sỹ chuyên khoa, của giáo dục đặc biệt, sự tham gia của gia đình, nhà trường và cộng đồng Công tác trợ giúp cho TEKT, đặc biệt là phục hồi chức năng đã được tiến hành từ rất lâu và có nhiều nghiên cứu hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng các dạng khuyết tật khác nhau; các hoạt động phục hồi chức năng cho TEKT cũng đã được tiến hành bởi các trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện chuyên khoa Tuy nhiên, để quá trình trợ giúp mang tính chuyên nghiệp hơn, giúp cho TEKT không chỉ được phục hồi về thể chất mà còn được tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội (CTXH), dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục…thiết nghĩ cần những chính sách, quản lý CTXH đối với nhóm trẻ này

Trên thế giới, ở các nước như Anh, Mỹ, Canada có các Luật riêng dành cho TEKT, điều này cho thấy, đây là nhóm đối tượng với các đặc tính riêng, cần nhận được sự quan tâm từ nhà nước và xã hội Nhờ có hành lang pháp lý mà công tác phục hồi chức năng, trợ giúp xã hội cũng như các nghiên cứu liên quan đến TEKT cũng được tiến hành chuyên nghiệp và thuận lợi hơn tại các quốc gia này Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách,

đề án trợ giúp cho TEKT Tuy nhiên thực tiễn triển khai các chính sách và chương trình còn nhiều vướng mắc, có những điểm chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình trẻ Đòi hỏi cần có những nghiên cứu sâu hơn về quản lý

Trang 6

2

CTXH đối với TEKT để đánh giá thực trang, đề xuất các giải pháp phù hợp, nâng

cao hiệu quả quản lý và trợ giúp TEKT Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý công

tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội, thành phố Hà Nội” cho luận văn cao học chuyên ngành CTXH của mình

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến TEKT, các nghiên cứu thường tập trung chủ yếu đến biểu hiện, nhận thức, các dạng tật, phương pháp can thiệp đối với TEKT Những công trình nghiên cứu của thế giới là nguồn tài liệu tham khảo quý để Học viên tiếp thu và vận dụng có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn công tác trợ giúp TEKT tại Việt Nam

Nichcy trong tài liệu "Chăm sóc giảm nhẹ: Một món quà thời gian” năm

1989 đã giải thích về khái niệm chăm sóc giảm nhẹ như một khoảng thời gian nghỉ ngơi và giải phóng tạm thời khỏi trách nhiệm chăm sóc thường xuyên và được coi

là một “món quà thời gian” cho những gia đình có trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt

là TEKT, hỗ trợ mối quan hệ của các thành viên trong gia đình qua việc giảm bớt áp lực căng thẳng trong quá trình chăm sóc trẻ liên tục [31]

“Hướng dẫn Chăm sóc Giảm nhẹ Quốc gia – Các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho gia đình của trẻ khuyết tật phát triển, bị bệnh mãn tính và hiểm nghèo, và/hoặc

có nguy cơ bị lạm dụng/sao nhãng” của Cernoch J năm 1994 đưa ra hướng dẫn về

“dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ” như một phần trọng yếu của các dịch vụ bảo vệ ngăn ngừa thứ cấp cho trẻ em Hình thức chăm sóc này giúp giảm bớt những căng thẳng

cả ở khía cạnh cá nhân và xã hội cho các bậc cha mẹ khi phải dành phần lớn thời gian và sức lực chăm sóc con em bị tổn thương/khuyết tật, vốn là những nguyên nhân gây đổ vỡ gia đình và buộc đưa trẻ vào sống trong các trung tâm BTXH [20]

“Thay đổi quan điểm, chính sách và cuộc sống, Tăng cường bảo vệ trẻ em ở Đông Âu và Trung Á: Các dịch vụ bảo vệ sớm cho trẻ em dễ bị tổn thương và gia đình” do Trung tâm Nghiên cứu Innocenti của UNICEF nghiên cứu năm 2003 đã giới

thiệu về các dịch vụ bảo vệ sớm cho trẻ em dễ bị tổn thương Nghiên cứu chỉ ra vai trò

và chức năng của các dịch chăm sóc trong hệ thống ngăn ngừa thứ cấp của quốc gia

Trang 7

3

cho đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt là TEKT và gia đình nhằm tránh cho những trẻ em này bị tách khỏi gia đình của mình một cách không cần thiết [55]

2.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về TEKT dưới góc độ CTXH Song những nghiên cứu mà học viên tiếp cận được, mới chỉ tập trung nghiên cứu về CTXH đối với TECHCĐB nói chung, hoặc CTXH cá nhân với từng dạng trẻ khuyết tật cụ thể Có thể thấy, những công trình nghiên cứu sâu về quản lý CTXH, vai trò

và quy trình của nhân viên CTXH hỗ trợ TEKT, đặc biệt là trẻ đang được nuôi dưỡng tại các trung tâm BTXH còn rất ít Dường như đây vẫn còn là một khoảng trống cho những người quan tâm lĩnh vực này

Đề tài “Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội và đề xuất kế

hoạch phát triển mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ trung ương đến địa phương” của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã

hội năm 2012 Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhóm các đối tượng yếu thế, trong đó có trẻ em khuyết tật có nhu cầu rất lớn với dịch vụ CTXH Tuy nhiên, chất lượng các dịch vụ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ [8]

Luận văn thạc sỹ “Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ

thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Võ

Thị Diệu Quế năm 2014 Đề tài đã đánh giá được thực trạng CTXH đối với TECHCĐB tại các trung tâm BTXH trên địa bàn tỉnh Bình Định Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo hoạt động CTXH đối với TECHCĐB tại các trung tâm tại Bình Định trong giai đoạn hiện nay [34]

Luận văn thạc sỹ“Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật tại Trung tâm

phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại Thụy An-Ba Vì-Hà Nội” của tác giả

Dương Thị Thanh Nga năm 2014 đã đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp TEKT, chỉ ra yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới mô hình CTXH đối với TEKT tại trung tâm Nghiên cứu nhận định khi cán bộ quản lý nhận thức được tầm quan trọng của CTXH trong hoạt đông của trung tâm sẽ mang lại cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên ngành CTXH khi ra trường [30]

Nghiên cứu “An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khuyết tật

tại Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật-mồ côi Thị Nghè” của tác giả Tống Thị Lan

Trang 8

4

năm 2013 đã đưa ra những đánh giá cụ thể thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp

xã hội, dịch vụ xã hội đối với TEKT tại trung tâm Thị Nghè Nghiên cứu chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của trung tâm khi triển khai các chính sách xã hội; điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện (ngân sách, nguồn vận động tài trợ); đội ngũ cán bộ nhân viên, các dịch vụ hỗ trợ thân chủ (giáo dục, y tế, phục hồi chức năng, sinh hoạt)… Từ đó đưa ra một số mô hình và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về CTXH [28]

Ở góc độ nghiên cứu về quản lý công tác xã hội có một số công trình như:

Luận văn thạc sỹ “Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (năm 2016) đã đưa

ra khái niệm Quản lý CTXH với TECHCĐB [32, tr.21] Tác giả cũng phân tích nội

dung về quản lý CTXH bao gồm quản lý về chính sách, pháp luật liên quan; quản lý đội ngũ nhân lực; quản lý đối tượng TECHCĐB; kiểm tra giám sát hoạt động và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khác Đồng thời chỉ ra nhu cầu lớn nhất đối với TEKT là cần được trợ giúp để điều trị phục hồi, nâng cao thể trạng sức khoẻ với các tang thiết bị chuyên dụng; được giáo dục hoà nhập với các lớp học hòa nhập [32]

Nghiên cứu “Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” của tác giả Đàm Hữu Hiệp (năm 2014) đã đánh giá

công tác quản lý trợ giúp về CTXH đối với TECHCĐB và các dịch vụ xã hội hiện nay góp phần mang lại cái nhìn tổng quát; giúp cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn về hoàn cảnh cũng như việc thực hiện các chính sách trợ giúp TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Thái Bình Từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản

lý CTXH [22]

Nguyễn Thị Thu Thủy với luận văn thạc sỹ “Quản lý công tác xã hội đối với

người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” (năm 2014) tập trung nghiên cứu hoạt

động quản lý CTXH đối với NKT Đó là nội dung quản lý về chính sách đối với NKT; nhân lực và dịch vụ CTXH cho NKT; quản lý về đối tượng NKT; quản lý về

cơ sở vật chất Qua nghiên cứu, tác giả hướng đến đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hoạt động quản lý CTXH đối với NKT từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ [45]

Ngoài ra, còn có rất nhiều các chương trình, chính sách của Nhà nước, các báo cáo và tài liệu kỹ thuật về chăm sóc, bảo vệ TECHCĐB, trong đó có TEKT như:

Trang 9

5

- Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010 do tổ chức UNICEF

và Chính phủ Việt Nam biên soạn với sự tham vấn từ nhiều chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế Báo cáo đưa ra phân tích cụ thể về tình hình trẻ em dựa trên cách tiếp cận quyền con người; ghi nhận những thành tựu đã đạt và chỉ ra vấn đề mới nảy sinh từ quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam Báo cáo đưa ra nhận định rằng nhận thức của các gia đình về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đối với TEKT còn hạn chế, ít hoặc không có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe/PHCN Việt Nam có một mạng lưới PHCN dựa vào cộng đồng khá tốt trên 46 tỉnh thành nhưng hệ thống này thường không thân thiện với trẻ [56]

- Báo cáo kết quả thực hiện Luật người khuyết tật và đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tháng 9

năm 2015 đã đánh giá những mặt đạt được, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật NKT trên cả nước Báo cáo cho thấy những biến chuyển tích cực trong quan niệm xã hội khi nhìn nhận về vấn đề NKT và TEKT cho đến những thay đổi

về phương thức, trợ giúp Đồng thời chỉ ra vướng mắc, khó khăn xuất phát từ quy định của luật chưa phù hợp điều kiện thực tế tại một số địa phương Từ đó kiến nghị các giải pháp sửa đổi và hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả triển khai Luật và

đề án trợ giúp NKT [10]

- Tài liệu “Công tác xã hội trong lĩnh vực phục hồi chức năng cho trẻ bại

não” do Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH phối hợp biên soạn cùng tác giả Trần

Văn lý và cộng sự năm 2011 đã phân tích thực trạng công tác quản lý xã hội về chăm sóc, giáo dục, PHCN cho TEKT ở Việt Nam hiện nay, tập trung nghiên cứu sâu nhóm trẻ bại não Từ đó đánh giá các hạn chế và đề xuất giải pháp, nguồn lực hỗ trợ

từ cộng đồng, xã hội phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước [29]

- Nghiên cứu “Đánh giá ban đầu về đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong

lĩnh vực công tác xã hội với trẻ khuyết tật tại cơ sở xã hội” của Thạc sỹ Nguyễn Thị

Bùi Thành năm 2013, đã đưa ra một số đánh giá ban đầu (điểm mạnh, hạn chế ) về năng lực của người làm CTXH với TEKT tại cơ sở xã hội từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên CTXH [46]

- “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển

các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc

Trang 10

- “Khung kỹ thuật phát triển nghề công tác xã hội (Chăm sóc, bảo vệ trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt” là bộ sách chuyên khảo do TS.Nguyễn Hải Hữu (chủ biên) năm

2009 nhằm cung cấp những kiến thức chuyên sâu và khung chiến lược chuyên nghiệp hóa nghề CTXH ở Việt Nam Tài liệu cũng đề cập đến những tiêu chuẩn chăm sóc và tiêu chuẩn nhân viên CTXH trong trung tâm bảo trợ chăm sóc trẻ em [23]

- Tài liệu “Giới thiệu tổng quan về dịch vụ chăm sóc ban ngày cho TEKT

(loại hình dịch vụ chăm sóc hỗ trợ dành cho TEKT và TECHCĐB khó khăn) năm

2016 do Cục Bảo trợ xã hội phối hợp với Unicef nghiên cứu Tài liệu bám sát các tiêu chí, quy trình thủ tục và chính sách đã được quốc tế công nhận và ứng dụng trong triển khai loại hình dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho trẻ em, hướng đến mục tiêu đưa loại hình chăm sóc hỗ trợ vào hệ thống chăm sóc thay thế cho trẻ em Việt Nam, đáp ứng lợi ích tốt nhất cho trẻ [7]

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quản lý CTXH đối với TEKT từ thực tiễn các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này;

- Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với TEKT ở các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý CTXH đối với TEKT tại các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội

- Phân tích và đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTXH đối với TEKT tại các trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội

Trang 11

7

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với TEKT tại các

trung tâm BTXH thành phố Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý CTXH đối với TEKT từ thực tiễn các trung tâm BTXH, thành phố

Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý

CTXH đối với TEKT

Phạm vi về không gian: Tại 03 trung tâm BTXH có nuôi dưỡng TEKT trên

địa bàn thành phố Hà Nội

- Phạm vi về thời gian: Năm 2016 – 2017

4.3 Khách thể nghiên cứu

- Cán bộ quản lý tại các trung tâm BTXH và CBQL mạng lưới cơ sở BTXH ở

Hà nội và trung ương: 47 người Trong đó, 22 cán bộ quản lý gián tiếp ở Sở

LĐTBXH TP.Hà Nội, Bộ LĐTBXH (Cục Bảo trợ xã hội, Cục Bảo vệ và chăm sóc

trẻ em) và 25 cán bộ quản lý trực tiếp tại các trung tâm bảo trợ xã hội

- Trẻ em khuyết tật sống tại các trung tâm BTXH độ tuổi 12-16

- Nhân viên CTXH/cán bộ chăm sóc

5 Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

- Đề tài dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử để nhìn nhận, đánh giá hoạt động quản lý CTXH với TEKT từ thực tiễn các

Trung tâm BTXH và trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tác động khách

quan, chủ quan Cách tiếp cận theo nhu cầu của A.Maslow được sử dụng trong

nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu TEKT qua các dịch vụ

CTXH đang được cung cấp tại các trung tâm BTXH trên địa bàn thành phố Hà Nội TEKT trong lập kế hoạch; quản lý việc thực hiện chính sách, cung cấp dịch vụ;

quản lý đội ngũ nhân lực CTXH; quản lý đối tượng TEKT

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu

Trang 12

8

Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung

và trẻ em khuyết tật nói riêng

Mục đích của phương pháp: Thu thập thông tin từ các công trình khoa học nghiên cứu như luận văn, luận án, sách, báo có liên quan đến CTXH và quản lý nhà nước về chăm sóc, bảo vệ TECHCĐB nói chung và TEKT nói riêng để xây dựng

cơ sở lý luận về CTXH với TEKT: các khái niệm cơ bản, vấn đề lý luận liên quan quản lý CTXH với TEKT

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý CTXH đối với

TEKT, các điều kiện việc làm và cơ sở vật chất, môi trường, trang thiết bị cho

TEKT tại ba trung tâm BTXH, thành phố Hà Nội

Mục đích của phương pháp: Thông qua quan sát hoạt động thực tiễn của cán

bộ quản lý CTXH đối với TEKT ở thành phố Hà Nội làm phong phú thêm cho các kết quả nghiên cứu phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp ph ng vấn sâu:

Tiến hành 05 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý CTXH của Cục Bảo trợ

xã hội, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Sở LĐTBXH Hà Nội; 05 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý CTXH/nhân viên CTXH làm việc với TEKT tại các Trung tâm BTXH thành phố Hà Nội Và 01 nhân viên cung cấp dịch vụ cho trẻ em: mục đích thu thập thêm thông tin về công tác quản lý CTXH với TEKT dưới góc nhìn của nhân viên, 03 trẻ em để tìm hiểu công tác quản lý đã đáp ứng được nhu cầu và quyền của trẻ em như thế nào dưới góc nhìn của các em

Mục đích của phương pháp: Đề tài cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý CTXH làm việc với TEKT nhằm bổ khuyết thông tin cho các nội dung thu được từ phương pháp điều tra định lượng

- Phương pháp điều tra b ng bảng h i

Điều tra 47 cán bộ từ cấp phó trường phòng ở các trung tâm BTXH đến cán

bộ quản lý thuộc cơ quan ban hành chính sách như Sở LĐTBXH Hà Nội và Bộ LĐTBXH (Cục BTXH, Cục BVCSTE)

Mục đích của phương pháp: Đây là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu trong cuộc điều tra này, bao gồm những câu hỏi được xây dựng khảo sát thu thập

Trang 13

9

thông tin về: khách thể nghiên cứu; nhận thức về hoạt động quản lý CTXH với TEKT; thực trạng quản lý CTXH đối với TEKT về xây dựng, ban hành và thực thi văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực CTXH với TEKT; quản lý phát triển đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực CTXH đối với TEKT và quản lý

về đối tượng TEKT cũng như quản lý hoạt động kiểm tra, giám sát tại các trung tâm BTXH Hà Nội; các yếu tố ảnh hưởng hoạt động quản lý CTXH đối với TEKT

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần bổ sung cho hệ thống lý luận CTXH dưới góc độ quản lý, quản trị CTXH đối với TEKT Trong đó có tiêu chí/nội dung quản lý nhà nước về CTXH đối với trẻ khuyết tật, giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý,chính sách nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với trẻ khuyết tật dựa trên các kết quả khảo sát

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả của nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng quản lý CTXH đối

với TEKT trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ,

đề tài cũng mong muốn sẽ phần nào đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, quản lý CTXH đối với TEKT

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, mục lục Nội dung luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Hà Nội

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội

Trang 14

10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT

1.1 Cách tiếp cận trong nghiên cứu và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật

Tiếp cận dựa trên quyền con người là khung lý thuyết chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình hoạt động quản lý CTXH với sự bảo hộ của luật pháp Cách tiếp cận dựa trên quyền con người nhìn nhận khuyết tật không chỉ là vấn đề của y học,

mà bao gồm cả các rào cản xã hội và sự tách biệt khỏi cuộc sống thường ngày bằng

sự phân biệt đối xử và những chuẩn mực không phù hợp tạo nên tính dễ bị tổn thương cho TEKT

Cách tiếp cận đảm bảo quyền con người trong CTXH đối với TEKT nhấn mạnh đến quyền được tồn tại, quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và được phát triển toàn diện, bình đẳng Để thực hiện được cách tiếp cận này, Nhà nước cần

có chương trình, chính sách toàn diện, tập trung vào các chính sách công khai chống nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với TEKT Việc lồng gh p vấn đề khuyết tật trong chương trình phát triển CTXH cũng như cải cách hệ thống an sinh xã hội, phát hiện

và can thiệp sớm, giáo dục toàn diện là các hành động nên ưu tiên thực hiện

Đây là cách tiếp cận mang tính nhân văn, phù hợp chung với nhân loại Cán

bộ quản lý CTXH bảo vệ quyền cho TEKT thông qua chức năng biện hộ của nghề nghiệp; định hướng và tuyên truyền cho gia đình và TEKT hiểu đầy đủ các quyền, trách nhiệm để giúp TEKT kịp thời tiếp cận và thụ hưởng các chính sách đầy đủ, hiệu quả hơn

1.1.2 Thuyết nhu cầu

Theo thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, con người là một thực thể sinh học – tâm lý xã hội cần cả nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội Nhu cầu của con người rất đa dạng, phản ánh mong muốn chủ quan và khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, văn hóa, nhận thức và địa vị xã hội của họ trong mỗi giai đoạn cuộc đời

Trang 15

11

Ông chia nhu cầu con người thành 5 bậc thang từ thấp đến cao gồm: (i) Nhu cầu sống như thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi, không khí… (ii) Nhu cầu an toàn: được bảo vệ, sống trong môi trường hòa bình, không chiến tranh, trường hợp bị mất

kế sinh nhai được Nhà nước bảo vệ và trợ giúp (iii) Nhu cầu thuộc về một nhóm bạn bè, gia đình hay cộng đồng; không bị tách biệt khỏi đời sống xã hội (iv) Nhu cầu được tôn trọng và thừa nhận giá trị bản thân (v) Nhu cầu hoàn thiện: tự khẳng định bản thân, được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân

Cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu cho TEKT trong CTXH nhấn mạnh việc đảm bảo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ Trước hết cần đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản để tồn tại như ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế Sau đó là các nhu cầu cao hơn như nhu cầu được che chở, yêu thương, giáo dục và phát triển các kỹ năng sống, được tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng Cần xác định rằng TEKT gặp rất nhiều vấn

đề, cùng gặp một vấn đề giống nhau nhưng mỗi trẻ khác nhau lại nảy sinh nhu cầu khác nhau Khi tiếp cận để can thiệp trợ giúp cần phải xác định đúng nhu cầu của từng TEKT và gia đình

Trong hoạt động CTXH với TEKT đòi hỏi cán bộ quản lý và nhân viên CTXH phải có kỹ năng thấu hiểu và kỹ năng quan sát để xác định rõ và đúng nhu cầu, từ đó lập kế hoạch can thiệp tìm ra phương pháp hỗ trợ thích hợp Việc đáp ứng nhu cầu của TEKT cũng chính là động cơ để TEKT và gia đình tham gia vào các hoạt động của kế hoạch trợ giúp, mang lại hiệu quả thiết thực và tránh lãng phí

1.1.3 Thuyết vai trò

Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức

vị của con người trong xã hội đó Một cá nhân có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, do vậy những khuôn mẫu ứng xử xã hội đặt ra có thể mâu thuẫn với nhau, tạo

ra khó khăn khi thực hiện các vai trò (ví dụ: một người ở xã hội là lãnh đạo nắm quyền điều hành chỉ đạo, nhưng khi về nhà lại đảm nhận vai trò làm chồng, làm cha, làm con phải tuân theo những quy tắc ứng xử, nề nếp kính trên nhường dưới)

Cán bộ quản lý CTXH cũng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau khi triển khai các hoạt động trợ giúp TEKT hay gia đình trẻ Có lúc cán bộ quản lý CTXH đóng vai trò chỉ đạo, điều hành, cũng có khi lại nhà tham vấn, định hướng hoặc là

Trang 16

12

người kết nối, hòa giải xung đột Ở mỗi vai trò, cán bộ quản lý CTXH phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ riêng biệt Đôi khi, họ phải đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc, nên cần xác định đâu là vai trò chính, hoạt động chính để ưu tiên thực thi

Trong hoạt động quản lý CTXH với TEKT, cán bộ quản lý cần giúp nhân viên CTXH nhận thức vai trò khác nhau, có thể thông qua đóng vai để thấu hiểu được hoàn cảnh của TEKT để có được sự thấu hiểu, có trách nhiệm và suy nghĩ hành động tích cực trong chăm sóc, trợ giúp TEKT tốt hơn

1.1.4 Thuyết quản trị công tác xã hội

Quản trị CTXH là một phần nằm trong quản trị chung Do đó, cán bộ, nhân viên công tác xã hội có thể áp dụng những thuyết này vào các hoạt động quản trị trong các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội Bản chất của quản trị CTXH là

sử dụng những kiến thức, kỹ năng của quản trị để vận hành cơ quan một cách tốt nhất từ đó mang lại những lợi ích hiệu quả nhất cho thân chủ

Lý thuyết xyz cung cấp cho nhà quản trị trong lĩnh vực CTXH những kiến thức cơ bản để tạo ra môi trường làm việc năng động và hiệu quả Thuyết nhấn mạnh để quản lý và điều hành nhân viên cũng như giúp họ cam kết với công việc, nhà quản trị cần phải lưu tâm đến nhu cầu và mong muốn của nhân viên [9] Điều này là rất quan trọng vì một trong những vấn đề hiện nay là nhân viên làm việc trong lĩnh vực CTXH thường không ổn định, nhất là những nhân viên trẻ Vận dụng

lý thuyết quản trị CTXH trong nghiên cứu, Học viên muốn tìm hiểu vai trò của nhà quản lý trong điều hành kế hoạch hành động, tổ chức nhân sự, cung cấp các dịch vụ trợ giúp TEKT tại các trung tâm BTXH

1.2.Trẻ em khuyết tật: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu

1.2.1.Khái niệm

Tại Điều 1, CRC năm 1989 đã ghi nhận “Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ

trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn ”

Trẻ em là người dưới 16 tuổi (Luật Ttrẻ em năm 2016)

Trẻ em khuyết tật thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, dễ bị tổn thương

và chưa được bảo đảm các quyền tham gia hoạt động như mọi thành viên trong

Trang 17

13

cộng đồng Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004 định nghĩa: “Trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng” (Khoản 1, Điều 3)

Luật Trẻ em 2016 (có hiệu lực từ 1/6/2017) cụ thể hóa hơn: “Trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng (Khoản 10, Điều 4)

*Khái niệm trẻ em khuyết tật

Nghiên cứu trẻ em khuyết tật ở Việt Nam năm 2003 đưa ra khái niệm: “Trẻ

em khuyết tật là những trẻ từ 0 - 18 tuổi, không kể những nguyên nhân của khuyết tật, thiếu một hoặc hơn các bộ phận cơ thể hoặc chức năng cơ thể nhất định khiến giảm khả năng hành động và gây khó khăn trong công việc, cuộc sống và học tập”[5]

Theo quy định tại khoản 1, điều 2, Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12

của Quốc hội thì khái niệm trẻ em khuyết tật được hiểu như sau: trẻ em khuyết tật là

những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

Căn cứ Luật trẻ em năm 2016 làm tiêu chí xác định, trong phạm vi nghiên

cứu đề tài, Học viên sử dụng khái niệm chung nhất: Trẻ em khuyết tật là người dưới

16 tuổi, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

Phân loại TEKT:

Căn cứ vào các dạng khó khăn đặc thù, TEKT được phân chia thành các nhóm sau: TEKT vận động; TEKT nghe, nói; TEKT nhìn; TEKT thần kinh, tâm thần; TEKT trí tuệ; trẻ em có những khó khăn khác (bao gồm: trẻ đa tật)

Trang 18

14

Căn cứ cách phân loại mức độ khuyết tật theo Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ, về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT chia thành ba nhóm là: TEKT đặc biệt nặng; TEKT nặng và TEKT nhẹ là trẻ em khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên

1.2.2 Đặc điểm và nhu cầu của trẻ em khuyết tật

Đặc điểm về thể chất: TEKT là những trẻ em bị tổn thương về cơ thể hoặc

rối loạn các chức năng nhất định khiến cho sinh hoạt, lao động, học tập gặp nhiều khó khăn, đặc điểm thể chất của TEKT có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình can thiệp, trợ giúp cho đối tượng này

Đặc điểm tâm sinh lý của TEKT

Về tâm lý tính cách: Do mặc cảm bản thân là người bỏ đi, là gánh nặng cho

gia đình/người thân nên trẻ dễ tự ái, dễ bị kích động, chán nản, thiếu tự tin Trong quá trình tương tác xã hội, thái độ kỳ thị hay hành vi phân biệt đối xử từ những người xung quanh với trẻ, khiến trẻ nảy sinh tâm lý hoài nghi về giá trị bản thân, thiếu tin tưởng, có thái độ tiêu cực, ngại giao tiếp với mọi người Ngược lại, có trường hợp bản thân trẻ giàu nghị lực, kiên trì vượt lên khiếm khuyết thân thể, định kiến xã hội đạt thành tích cao trong học tập và lao động

Về trí tuệ: trí tuệ của TEKT nói chung giảm sút tùy theo dạng tật, nên khả

năng tư duy rất hạn chế (do số lượng cảm giác, tri giác giảm làm ảnh hưởng tới độ chính xác của hình ảnh, sự vật, hiện tượng); tư duy trừu tượng k m, nghèo nàn (do thiếu ngôn ngữ ở trẻ điếc bẩm sinh, trẻ bị thiểu năng trí tuệ…)

Nhu cầu của TEKT: TEKT có những nhu cầu như mọi trẻ em khác và cũng

có những nhu cầu riêng

- Nhu cầu về thể chất (ăn, mặc, ở): trước hết việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý là nhu cầu rất quan trọng, là cơ sở cho trẻ tồn tại và phát triển về thể chất Trẻ cần đáp ứng các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt phù hợp; được khám chữa bệnh, được phục hồi chức năng (thẩm mỹ, tâm lý, sinh lý)

- Nhu cầu được an toàn (được che chở): TEKT cần mái ấm gia đình làm chỗ dựa về tinh thần, được chăm sóc và yêu thương (động viên, khuyến khích, thấu hiểu), được tư vấn về các dịch vụ y tế có liên quan để hỗ trợ trẻ

Trang 19

tư vấn về chống phân biệt kỳ thị

- Nhu cầu phát triển nhân cách: TEKT cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật, tình trạng sức khỏe

1.3 Trung tâm bảo trợ xã hội

Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở BTXH nêu rõ:

Cơ sở bảo trợ xã hội là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đối tượng trở lên Bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội (Điều 1, Điều 2)

Hai thuật ngữ “cơ sở bảo trợ xã hội” và “trung tâm bảo trợ xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau Tuy nhiên, phần lớn sử dụng thuật ngữ “trung tâm bảo trợ xã hội” chỉ “cơ sở bảo trợ xã hội công lập”, có sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước để phân biệt với các “cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập” do các tổ chức, cá nhân thành lập

Ở Việt Nam hiện có các loại hình cơ sở xã hội sau :

a) Các cơ sở công lập thuộc sự quản lý của Nhà nước bao gồm: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm giáo dục lao động xã hội, các trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên, các trung tâm bảo trợ trẻ em, làng thiếu niên, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, các trung tâm nuôi dưỡng người già, các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, các trung tâm công tác xã hội…

b) Các cơ sở xã hội ngoài công lập bao gồm:

Trang 20

16

- Các cơ sở xã hội thuộc sự quản lý của đoàn thể xã hội như: mái ấm, nhà

mở, cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi; cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật…

- Các cơ sở xã hội của tôn giáo nuôi dưỡng chăm sóc trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, người cao tuổi…

- Các cơ sở xã hội của các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước

- Các cơ sở xã hội do tư nhân thành lập có sự cho phép của chính quyền [9] Đến nay, cả nước đã hình thành, phát triển được 418 cơ sở BTXH, trong đó

có 195 cơ sở công lập và 223 cơ sở ngoài công lập được thành lập, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP của Chính phủ Trong số cơ sở BTXH công lập có 40 Trung tâm CTXH Dịch vụ được cung cấp tại các cơ sở gồm: các dịch vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và cung cấp các dịch vụ CTXH, đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho các đối tượng có hoàn cảnh

khó khăn [11]

Trong nghiên cứu này, Học viên tập trung nghiên cứu loại hình cơ sở BTXH

công lập do cơ quan nhà nước quản lý đó là trung tâm BTXH Có thể hiểu, trung

tâm bảo trợ xã hội tỉnh/thành phố là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố, có chức năng tổ chức việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng và tổ chức các hoạt động dịch vụ công cho đối tượng BTXH theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố

1.4 Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật: Khái niệm, chủ thể quản lý và nội dung hoạt động quản lý công tác xã hội

1.4.1 Khái niệm

* Công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

CTXH với TEKT là hoạt động của nhân viên CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ can thiếp trợ giúp TEKT và kết nối các nguồn lực xã hội nhằm trợ giúp TEKT tiếp cận những dịch vụ phù hợp, phát huy năng lực vốn có, vượt qua những khó khăn, trở ngại vươn lên hòa nhập với cuộc sống

Trang 21

17

CTXH với TEKT được xem là một lĩnh vực hoạt động của thực hành công tác xã hội, làm việc với TEKT là đối tượng hạn chế về thể lực, tâm lý; cần sự trợ giúp toàn diện về mọi mặt từ chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc y tế, giáo dục, phục hồi chức năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội

Công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật gồm các hoạt động sau:

Một là, hỗ trợ cá nhân và gia đình TEKT bằng cách giúp họ, phòng ngừa,

chữa trị và giảm nhẹ những khó khăn do khuyết tật mang lại

Hai là, phối hợp vận động tìm nguồn lực hỗ trợ cho TEKT và gia đình trẻ

(chương trình cấp xe lăn, mổ tim ) và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, biết cách sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả

Ba là, lập kế hoạch can thiệp, quản lý ca phù hợp với từng đối tượng TEKT

và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động Khuyến khích trẻ cùng tham gia vào việc lập kế hoạch cá nhân, giám sát và lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính mình

Bốn là, tham gia hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách xã hội, các

dịch vụ CTXH, các chương trình để đáp ứng những nhu cầu của TEKT và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, các tổ chức và cộng đồng người khuyết tật

Năm là, tham gia phản biện những chính sách, dịch vụ và chương trình trong

phạm vi cơ sở hay trong phạm vi quản trị cơ sở hoặc hành động chính trị để biện hộ cho quyền của TEKT nhằm đảm bảo sự công bằng và sự tham gia đầy đủ trong các hoạt động xã hội

Sáu là, truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội, giảm thiểu sự

kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật

* Quản lý công tác xã hội với trẻ em khuyết tật

Quản lý xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động xã hội nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan [24]

Tác giả Trecker (1791) cho rằng “quản trị CTXH là một tiến trình làm việc với con người bằng cách phát huy và liên kết năng lực của họ để họ sử dụng tài

Trang 22

18

nguyên sẵn có thực hiện mục đích cung cấp cho cộng đồng những chương trình và dịch vụ cần thiết” Quan điểm của ông hướng đến việc khơi dậy các tiềm năng con người trong một cộng đồng xã hội Walter Friedlander (1958) lại coi ”quản trị CTXH là một phương pháp của CTXH dựa vào các nguyên tắc và kĩ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của CTXH là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu của con người” [54, tr.83]

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, tổ chức” [47]

Tác giả Phan Văn Kha cho rằng: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ

để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định’’ [25]

Theo Skidmore "Quản lý công tác xã hội là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội trong một tiến trình hai chiều: (1) chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ xã hội cụ thể và (2) dùng kinh nghiệm để khuyến nghị sửa đổi điểu chỉnh chính sách" Tiến trình căn bản của quản lý CTXH bao gồm các

yếu tố: quản lý, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra [44]

Trong luận văn này, khái niệm quản lý CTXH được hiểu như sau: Quản lý

CTXH là một tập hợp các hoạt động liên tục của những nhà quản lý và tất cả nhân viên trong tổ chức/ hệ thống tổ chức CTXH nh m đạt được mục tiêu đề ra bao gồm các hoạt động quản lý đối tượng, nghiên cứu hoạch định chính sách, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách (cung cấp dịch vụ), giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, xây dựng tổ chức, huy động nguồn lực nh m trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương có cuộc sống tốt đẹp hơn

Quản lý CTXH đối với TEKT là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản

lý CTXH dưới sự điều hành của Nhà nước Đó là một quá trình bao gồm các hoạt động phân theo cấp độ quản lý của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội và từ kinh nghiệm

Trang 23

19

thực tiễn đề xuất khuyến nghị, sửa đổi chính sách nhằm mục tiêu trợ giúp tốt nhất cho TEKT

Qua phân tích trên có thể hiểu khái niệm quản lý CTXH đối với TEKT như

sau:Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật là một tập hợp các hoạt động của

các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở các cấp độ khác nhau, được tổ chức có mục đích, có

kế hoạch nh m tác động tới đối tượng quản lý liên quan đến lĩnh vực CTXH với trẻ em khuyết tật để thực hiện mục tiêu đề ra

1.4.2 Chủ thể quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội Các chính sách, chủ trương của Đảng, các Luật do Quốc hội thông qua có liên quan đến TEKT, đều do Chính phủ ban hành thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành theo thẩm quyền Bên cạnh đó, Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thực thi chính sách đối với TEKT nhằm bảo đảm quyền và phúc lợi của TEKT

Theo phân cấp quản lý, Bộ LĐTBXH là chủ thể chính, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em (trong đó có TEKT), giúp Chính phủ điều phối việc thực hiện quyền trẻ em và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em Nghị định 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 quy định Bộ LĐTBXH có trách nhiệm và chức năng quản lý nhà nước với các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội (bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em) và các lĩnh vực khác, trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ

Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em và Cục Bảo trợ xã hội là hai đơn vị chính có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ LĐTBXH thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ

và chăm sóc trẻ em, lĩnh vực công tác xã hội, trong đó có TEKT

Cấp tỉnh, Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố là chủ thể quản lý CTXH với TEKT Đây là cơ quan chuyên môn thuộc UNND tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực CTXH đối với TEKT Để giúp cho sở LĐTBXH thực hiện nhiệm vụ quản lý CTXH đối với TEKT còn có hệ thống tổ chức mang tính chất chuyên môn, chuyên sâu đó là các phòng chức năng và các trung tâm bảo trợ xã hội

Trang 24

20

Cấp huyện, Phòng LĐTBXH là chủ thể quản lý CTXH với TEKT Đây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực CTXH đối với TEKT

Cấp xã, UBND cấp xã là chủ thể quản lý CTXH đối với TEKT và giúp việc cho UBND cấp xã có công chức/cán bộ LĐTBXH

Bên cạnh các chủ thể quản lý CTXH chính nêu trên, theo thể chế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quản lý nhà nước bằng pháp luật thì vai trò của Quốc hội, HĐND các cấp cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định cơ chế chính sách đối với TEKT thông qua các đạo luật hoặc Nghị quyết

1.4.3 Nội dung quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật, tiêu chí và công cụ đánh giá

Các tác giả Lyther Gulick và Lydal Urwich đưa ra công thức POSDCORB với 7 hoạt động quản lý là P: Planning - lập kế hoạch, O: Organizing - Tổ chức; S: Staffing - Quản lý nhân lực; D: Directing - Chỉ huy; CO: Coordinating - Phối hợp; R: Reviewing - Kiểm tra; B - Budgeting - Tài chính [19]

Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở nước ta thì quản lý nhà nước nói chung trong đó có quản lý CTXH đối với TEKT gồm 9 nhóm hoạt động chủ yếu sau đây: Quản lý đối tượng => Nghiên cứu hoạch định chính sách/ huy động phân bổ nguồn lực => Hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức=> Tổ chức thực hiện chính sách (bao gồm cả cung cấp dịch vụ)=> Giám sát, đánh giá thực thi chính sách / cung cấp dịch

vụ => kiểm tra, thanh tra => Sơ kết, tổng kết=> phát triển và quản lý hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ => Hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý

Tuy vậy, ở các cấp độ quản lý khác nhau, lĩnh vực quản lý khác nhau thì nội dung quản lý cũng có điểm khác nhau, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cấp, từng tổ chức Dựa trên các quan điểm đó và thực tiễn hoạt động quản

lý ở Việt Nam, trong nghiên cứu này, học viên sẽ tập trung vào các hoạt động quản

lý về chính sách, đội ngũ nhân lực, đối tượng TEKT, kiểm tra giám sát việc cung cấp dịch vụ

Trang 25

21

1.4.3.1 Hoạt động quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

a) Quản lý về xây dựng và thực thi văn bản chính sách liên quan đến lĩnh vực Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật: Chính sách đối với TEKT hướng đến xây dựng môi

trường phát triển toàn diện cả về thể chất, nhân cách và trí tuệ cho trẻ; đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu và quyền của TEKT Nội dung này bao gồm các hoạt động nghiên cứu xây dựng, ban hành, sửa đổi luật pháp, chính sách; hướng dẫn và

tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, đề án, cung cấp dịch vụ về lĩnh vực hoạt động CTXH đối với TEKT; phổ biến, tuyên truyền và cập nhật trên mạng Internet các văn bản chỉ đạo thực hiện liên quan đến CTXH với TEKT

b) Quản lý đội ngũ ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật gồm nội dung về: quy hoạch phát triển đội ngũ nhân lực làm

CTXH, trong đó có CTXH đối với trẻ em khuyết tật Thực hiện đúng chỉ tiêu kế hoạch được giao, đúng quy trình tuyển dụng (thông báo công khai về tiêu chuẩn, số lượng, thủ tục hồ sơ, thời gian…) và xây dựng tiêu chí tuyển dụng nhân lực CTXH

Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ CTXH cho đội ngũ nhân lực CTXH với trẻ em khuyết tật

c) Quản lý về đối tượng trẻ em khuyết tật

- Quản lý về số lượng trẻ em khuyết tật/ các dạng khuyết tật/mức độ khuyết tật tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH /trung tâm bảo trợ xã hội và ở địa phương;

- Năm bắt nhu cầu, nguyện vọng của TEKT, đặc biệt là nhu cầu tiếp cận dịch

vụ CTXH, phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm các quyền của trẻ em

- Các rào cản trong quá trình tiếp cận dịch vụ CTXH của TEKT…

d) Kiểm tra giám sát hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật

- Kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật, chính sách, chương trình, đề án liên quan đến CTXH với TEKT

- Kiểm tra giám sát việc cung cấp dịch vụ CTXH cho TEKT

- Kiểm tra giám sát về điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở cung cấp dịch

vụ công tác xã hội/trung tâm BTXH nuôi dưỡng TEKT

- Kiểm tra giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ nhân lực CTXH làm việc với TEKT

Trang 26

a) Quản lý về thực hiện chính sách liên quan đến lĩnh vực CTXH với trẻ em khuyết tật:

- Lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với TEKT theo nhiệm vụ, chức năng của trung tâm; đánh giá thuận lợi và khó khăn, góp ý và đề xuất điều chỉnh chính sách với các cấp quản lý;

- Thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách chỉ đạo thực hiện liên quan đến CTXH với TEKT; tổ chức phổ biến, hướng dẫn các chính sách mới tại các buổi giao ban đơn vị, các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ

b) Quản lý về cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

* Tổ chức, quản lý về chăm sóc, nuôi dưỡng: bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất, an toàn và phù hợp; nguồn chi chế độ ăn hàng tháng cho trẻ;

* Tổ chức quản lý hoạt động chăm sóc y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng

* Tổ chức quản lý hoạt động văn hóa-giáo dục

* Tổ chức quản lý kết nối nguồn lực cộng đồng xã hội nhằm thiết lập mạng lưới hỗ trợ, vận động chính sách hỗ trợ, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ về nhà ở, kinh phí, việc làm, giáo dục… cho TEKT và gia đình

* Tổ chức quản lý trường hợp/quản lý ca cho đối tượng

* Tổ chức quản lý, đánh giá chất lượng dịch vụ (xây dựng quy trình cung cấp các dịch vụ CTXH/ kiểm soát về chất lượng….)

c) Quản lý đội ngũ nhân lực làm công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

* Bảo đảm đủ về số lượng

- Đội ngũ cán bộ quản lý (Giám đốc và các Phó Giám đốc, Các trưởng/phó phòng chuyên môn, Các tổ trưởng…)

Trang 27

23

- Đội ngũ cán bộ chăm sóc trực tiếp (y tế, giáo dục, phục hồi chức năng)

- Đội ngũ cán bộ hành chính, hậu cần (cấp dưỡng, bảo vệ)

* Bảo đảm về chất lượng và nâng cao năng lực: Trình độ đào tạo (Thạc sỹ,

Cử nhân, trung cấp), Chuyên môn đào tạo (CTXH, bác sỹ, kỹ thuật viên )

* Bảo đảm chế độ chính sách về tiền lương và các chính sách phúc lợi xã hội

d) Quản lý về đối tượng trẻ em khuyết tật

* Quy mô, số lượng đối tượng: theo giới tính (nam/nữ), độ tuổi và các dạng tật

* Quản lý quy trình tiếp nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ đối tượng

* Đánh giá về nhu cầu của TEKT đối với dịch vụ CTXH

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật

1.5.1 Nhận thức về nghề công tác xã hội

Ở Việt Nam, nghề CTXH khá mới và chưa được nhìn nhận là một nghề nghiệp chuyên môn có tính ứng dụng cao hướng đến hỗ trợ giải quyết rất nhiều vấn

đề xã hội cho đối tượng yếu thế và TEKT Các nhà quản lý, hoạch định chính sách

ở nhiều cấp, ngành chưa nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của nghề CTXH nên chưa quyết liệt triển khai hoạt động của nghề CTXH Phần lớn các gia đình và đối tượng TEKT còn hạn chế về nhận thức, chưa hiểu về vai trò của nghề CTXH, cho rằng nhân viên CTXH đến là hỗ trợ chăm sóc và trợ cấp về tiền, về chính sách

Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ quản lý CTXH với trẻ em nói chung, TEKT nói riêng ở các tỉnh, thành trong cả nước là bản thân họ phải được trang bị những

Trang 28

24

kiến thức cơ bản về nghề CTXH, từng bước tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về nghề CTXH ở Việt Nam

1.5.2 Năng lực của cán bộ quản lý công tác xã hội với trẻ em khuyết tật

Năng lực của CBQL ảnh hưởng lớn đến tiến trình quản lý CTXH đối với TEKT Đó là khả năng sử dụng các tiềm lực của bản thân như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để thiết lập mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đề ra Trong thực hành CTXH, năng lực được định nghĩa như “khả năng để thực hiện nhiệm vụ”, nhân viên xã hội ở các lĩnh vực khác nhau cần phải đạt được các yêu cầu khác nhau để có thể xem là có năng lực

Cán bộ quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật cần có:

* Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp: nắm bắt kiến thức về CTXH, an sinh

xã hội, tâm lý học khi làm việc với nhóm đối tượng là trẻ em có HCĐB và trẻ em

KT Bên cạnh đó cần kiến thức sống sâu rộng và đa dạng về các lĩnh vực văn hóa giáo dục, chính trị, kinh tế và xã hội, pháp lý, tâm lý…

* Các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành hoạt động, và tổ chức công việc cá nhân; kỹ năng tạo động lực làm việc; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giải quyết xung đột trong tập thể;

* Phẩm chất: đặc thù công việc là trợ giúp cho đối tượng yếu thế, thiệt thòi đặc biệt là trẻ em đòi hỏi cán bộ quản lý CTXH cần nhiệt huyết, say sưa và hết lòng với công việc, có trách nhiệm cao, có tinh thần vượt khó, sâu sát, dẫn dắt mọi người kiên trì theo đuổi mục tiêu; tấm lòng khoan dung và thấu cảm

1.5.3 Chính sách đối với cán bộ quản lý công tác xã hội với trẻ em khuyết tật

Chính sách bảo đảm, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ CTXH dành cho các đối tượng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu thực tế như quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp nghề chưa phù hợp với đặc thù công việc mà họ đảm nhận Đây là rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng quản lý CTXH với các đối tượng yếu thế chung, TEKT nói riêng Thu nhập chưa tương xứng với thời gian, công sức bỏ ra và có sự chênh lệch lớn so với nhiều ngành nghề khác (ngành kinh tế, hải quan, y tế…) khiến một số cán bộ không tập trung vào công việc, giảm hiệu quả quản lý Chế độ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ CTXH chưa bài bản, nhất là

Trang 29

25

với cán bộ làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH Đa số cán bộ quản lý tự đào tạo để nâng cao năng lực quản lý của mình trong quá trình tương tác với đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm từ môi trường công tác

1.5.4 Chính sách liên quan lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em khuyết tật

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan TEKT Tuy nhiên, cũng giống như nhiều văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp xã hội nói chung, các chính sách trợ giúp cho TEKT khá tản mạn, phân tán, nhiều Bộ, ngành xây dựng; có sự khác nhau về nguyên tắc, cơ chế, phạm vi… nên gây nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở Thiếu các số liệu đáng tin cậy để làm

rõ điều kiện sống nghèo nàn, khả năng tiếp cận hạn chế các dịch vụ CTXH của TEKT ở Việt Nam khiến cho các cấp xây dựng chính sách và ra quyết định gặp nhiều trở ngại

Quan điểm chính sách, chương trình trợ giúp TEKT còn mang tư tưởng ban phát, cơ chế xin cho, trợ cấp mang tính bao cấp chứ chưa thực sự coi là đầu tư vào con người, đầu tư vào phát triển

1.5.5 Nguồn kinh phí

Hiện tại, hầu hết các các nguồn kinh phí dành cho CTXH đều là nguồn từ ngân sách nhà nước Các nguồn kinh phí bố trí cho các hoạt động của nghề CTXH còn chưa thường xuyên và chậm Quy định mức chi cho một số hoạt động của nghề CTXH chưa phù hợp với thực tiễn

Nguồn kinh phí chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có TEKT chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước nên còn nhiều khó khăn Nguồn vận động từ các cá nhân tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa trong trợ giúp TEKT còn hạn chế

1.6 Quan điểm quốc tế và của Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ

em, trong đó có trẻ em khuyết tật

1.6.1 Căn cứ pháp lý quốc tế

Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (CRC) được Đại hội đồng

Liên Hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989, và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 26/01/1990 Đây là tập hợp toàn diện về các quy tắc có tính pháp

lý quốc tế về bảo vệ trẻ em và phúc lợi của trẻ em Việt Nam là quốc gia Châu Á

Trang 30

26

đầu tiên và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước ngày 20/2/1990 Nội dung chính của Công ước bao gồm các điều khoản về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Trong đó, Điều 23 công nhận rằng một trẻ em bị khuyết tật, khiếm khuyết về tinh

thần hoặc thể chất phải được hưởng một cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp, được tôn trọng phẩm giá, được khuyến khích khả năng tự lực và được tạo điều kiện để tích cực hòa nhập cộng đồng

Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) được Liên

Hợp Quốc thông qua ngày 6/12/2006, có hiệu lực từ ngày 3/5/2008 Việt Nam là quốc gia thứ 118 tham gia ký Công ước vào tháng 10 năm 2007, sau đó phê chuẩn ngày 28/11/2014 Đây là văn bản quốc tế chính thức khẳng định vị thế và quyền hợp pháp của NKT và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Điều 7 quy định rõ về Trẻ em khuyết tật: Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện tất cả các biện pháp để đảm bảo TEKT được thụ hưởng đầy đủ tất cả các quyền con người và tự do cơ bản trên

cơ sở bình đẳng với những trẻ em khác Trong tất cả các hành động có liên quan tới TEKT, lợi ích tốt nhất của trẻ sẽ được quan tâm trước tiên và TEKT được cung cấp những hỗ trợ phù hợp với khuyết tật và độ tuổi để nhận biết về quyền này

Các hướng dẫn quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật một cách toàn diện hơn

1.6.2 Chính sách, pháp luật của Việt Nam

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: Được Quốc hội

thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, tại chương IV: Bảo vệ,

chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, quy định các quyền được bảo vệ, chăm sóc

của nhóm đối tượng TECHCĐB bao gồm TEKT

Luật trẻ em được thông qua ngày 5/4/2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội thứ

13, có hiệu lực ngày 1/6/2017 Việc ban hành Luật trẻ em đánh dấu mốc quan trọng trong pháp luật Việt Nam với sự phản ánh đầy đủ các nhóm quyền của trẻ em được

đề cập trong CRC Đây là sự khẳng định và bảo đảm việc tiếp cận mạnh hơn của trẻ

em nói chung và TEKT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an sinh xã hội

Trang 31

27

và công bằng xã hội Một trong những nội dung mới đáng chú ý là quyền tham gia

của trẻ em (Chương V)

Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội đã

trở thành hành lang pháp lý chính thức bảo vệ toàn diện quyền của NKT, bảo đảm

cơ hội cho NKT cũng như TEKT được tham gia bình đẳng, được tiếp cận mọi

phương diện cơ bản của cuộc sống, bao gồm: chăm sóc y tế; giáo dục; dạy nghề -

việc làm; hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, giải trí, du lịch, nhà ở, công trình

công cộng, giao thông, công nghệ thông tin, truyền thông; dịch vụ BTXH dành cho

NKT; và hoạt động khác

Một loạt các Luật và văn bản dưới Luật cũng được ban hành bao gồm những

điều khoản liên quan tới bảo vệ, chăm sóc TEKT như: Luật Giáo dục năm 2005

(sửa đổi năm 2009), Luật công nghệ thông tin năm 2006, Luật thể dục thể thao,

Luật bảo hiểm Y tế năm 2008 (sửa đổi năm 2014)…

Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Quyết định 647/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt đề án

chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV,

trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học, trẻ em khuyết tật nặng, và trẻ em bị ảnh hưởng

bởi thiên tai, thảm hoạ dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020

Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 về hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật người khuyết tật tiếp nối cung cấp các hướng dẫn chi tiết thực hiện

các điều khoản trên

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Nghị định dành riêng Chương IV, từ

Điều 18 đến Điều 24 qui định và hướng dẫn qui trình thủ tục giải quyết chế độ và

chính sách bảo trợ xã hội dành cho đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng

đồng qua loại hình nhận nuôi dưỡng

Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy

định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2011 qui định tiêu

chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập có thẩm

quyền thành lập theo qui định của pháp luật

Trang 32

28

1.6.3 Cơ sở pháp lý về Đề án phát triển nghề công tác xã hội

Một trong những căn cứ pháp lý quan trọng về lĩnh vực quản lý CTXH với TEKT đó là cơ sở pháp lý về Đề án phát triển nghề CTXH theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 Sau gần 4 năm triển khai Đề án, các Bộ, ngành địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nghề CTXH được ban hành

Đáng chú ý là việc ban hành một số chính sách về nghề CTXH như: Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/2/2013 lần đầu tiên quy định về chế độ tiền lương đối với đội ngũ viên chức CTXH; Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 6/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức,viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội; Thông tư 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8/11/2010 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH; Thông

tư liên tịch số 30/2015/TTLT/BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 quy định mã số và

tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo tiền đề pháp lý quan trọng từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên CTXH vững tin với nghề Có thể khẳng định rằng, đây cũng là những cơ sở pháp lý trọng yếu góp phần phát huy hiệu quả hoạt động quản

lý CTXH đối với TEKT ở nước ta hiện nay

Tiểu kết chương 1

Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu và công trình nghiên cứu; những khái niệm về CTXH, quản lý CTXH với TEKT, các quy định của luật pháp quốc tế và chính sách của Việt Nam… chúng ta có thể thấy hoạt động quản lý CTXH rất quan trọng trong việc trợ giúp TEKT được bảo đảm đầy đủ các quyền và đáp ứng nhu cầu Chương 1, đã đề cập đến cơ sở lý luận về quản lý CTXH, yêu cầu

và các hoạt động cơ bản của quản lý CTXH Các yếu tố tác động đến quản lý CTXH: nhận thức nghề CTXH, năng lực của nhà quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, các chính sách, nguồn kinh phí Những vấn đề mang tính chất lý luận nêu trên sẽ làm nền tảng cho việc phân tích ở các chương tiếp theo và

áp dụng vào thực tiễn tại các trung tâm BTXH tại thành phố Hà Nội

Trang 33

29

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội của thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam Hà Nội hiện có diện tích lớn nhất cả nước với 3.328,9 km2 gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành với 584 xã, phường, thị trấn trực thuộc Hà Nội cũng được xem là mảnh đất hội tụ những tinh hoa văn hóa của đồng bằng sông Hồng cũng như những n t văn hóa đặc sắc chung của cả nước…[59]

Kinh tế Hà Nội luôn giữ được mức tăng trưởng cao Báo cáo của Tổng cục

thống kê cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố tăng 7,73% so với cùng kỳ năm trước Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 9,9% Bình quân trong giai đoạn này, Hà Nội luôn đóng góp 10% GDP cả nước, thu ngân sách chiếm gần 20% cả nước, thể hiện vai trò và vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế

Sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp giảm nghèo, đào tạo nghề, chăm lo cho người có công và các chế độ cho đối tượng BTXH góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, đã tác động tích cực đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó có TEKT Nhưng mặt trái của nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội đòi hỏi cần có

sự tham gia hỗ trợ của các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp

2.1.2 Khái quát về các TTBTXH nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật ở Hà Nội

Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội hiện quản lý 8 trung tâm BTXH, trong đó có

ba trung tâm đang nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng TEKT Báo cáo thống kê số TEKT của ba trung tâm BTXH [41] thể hiện qua bảng sau:

Trang 34

Trẻ khuyết tật

Đối tượng khác (người già, trẻ

Khái quát vị trí, chức năng và nhiệm vụ của các trung tâm:

Trung tâm Phục hồi chức năng Việt-Hàn (sau đây viết tắt là Trung tâm PHCN Việt-Hàn): đóng trên địa bàn Xã Đông Yên-Huyện Quốc Oai-Thành phố Hà

Nội là kết của của sự hợp tác giữa tổ chức “The Global Civic Sharing”-một tổ chức phi chính phủ quốc tế, cam kết thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc hỗ trợ người nghèo ở các nước đang phát triển và nâng cao vị thế xã hội dân sự Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục - hướng nghiệp dạy nghề và y tế trị liệu phục hồi chức năng cho TEKT trong địa bàn Hà Nội

Hiện nay, trung tâm đang nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục hướng nghiệp cho 117 trẻ, trong đó có 65 trẻ em khuyết tật trí tuệ (chiếm 56

%), còn lại là các dạng tật khác bao gồm tật vận động 8 trẻ (chiếm 7%); khiếm thính

17 trẻ (chiếm 15%); tự kỷ 16 trẻ (chiếm 14%); down 11 trẻ (chiếm 9 %) [48]

Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật thành phố Hà Nội (sau đây viết tắt là Trung tâm Nuôi dưỡng TKT) được thành lập vào tháng 4/1978, tiền thân là Trường

dạy chữ cho người câm, người điếc tại xã Viên An- huyện Ứng Hòa-Hà Nội Từ năm 1995, trường được đổi lại tên như hiện nay Trung tâm là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng; PHCN; tổ chức dạy văn hóa theo chương trình giáo dục đặc biệt; hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật con các gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Hà Nội, để các em trưởng thành đủ điều kiện về sống tái hòa nhập cộng đồng, gia đình

Trang 35

31

Hiện tại Trung tâm nuôi dưỡng 137 đối tượng, trong đó: 111 đối tượng đặc biệt nặng và 26 đối tượng tự nguyện Phần lớn đối tượng của trung tâm là trẻ câm điếc, một số là trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ bị down, bị hở hàm ếch chủ yếu từ độ tuổi 6-16 tuổi [49]

Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (sau đây viết tắt là Trung tâm Nuôi dưỡng NG và TTT), trực thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội được thành

lập năm 1966 với tên gọi Trại Cứu tế xã hội đóng trên địa bàn xã Thụy An-huyện

Ba Vì-thành phố Hà Nội Trung tâm có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em tàn tật và trẻ bị bỏ rơi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trung tâm đang nuôi dưỡng 360 đối tượng BTXH gồm 170 người già và NKT (trong đó có 35 NKT nặng không tự phục vụ được); 165 TEKT (trong đó: 48 trẻ từ 5-8 tuổi ; 38 trẻ từ 9-16 tuổi; 79 trẻ từ 16-18 tuổi) Ngoài ra còn có 25 trẻ sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội [50]

2.2 Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội

2.2.1.Quản lý đối tượng là trẻ em khuyết tật tại các trung tâm

2.2.1.1 Quy trình tiếp nhận trẻ em khuyết tật vào trung tâm bảo trợ xã hội

Quy trình tiếp nhận đối tượng TEKT vào các trung tâm BTXH được thực hiện theo hướng dẫn của Sở LĐTBXH Hà Nội và căn cứ quy định pháp luật hiện hành tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội, gồm các bước sau:

Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ đề nghị tiếp nhận TEKT vào trung tâm BTXH gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có ý kiến của trưởng thôn/tổ trưởng dân phố và UBND xã/phường nơi đối tượng cư trú (bản chính);

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú, kèm theo 02 ảnh 4 x 6 cm (bản chính);

- Giấy khai sinh của trẻ khuyết tật xin vào nuôi dưỡng tại trung tâm (bản sao);

Trang 36

- Biên bản họp hội đồng xét duyệt đối tượng vào trung tâm bảo trợ xã hội cấp

xã theo mẫu (bản chính)

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số

29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014:

- Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 8

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng theo Mẫu số 9

- Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo Mẫu 1a, 1b, 1d

Bước 2 Công dân, tổ chức nộp 02 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tiếp nhận thụ lý giải quyết và trả kết quả trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ

Bước 3 Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội có trách nhiệm thẩm định và Giám đốc Sở LĐTBXH ra Quyết định tiếp nhận TEKT vào trung tâm BTXH thuộc thẩm quyền quản lý [58]

2.1.1.2 Lập hồ sơ quản lý đối tượng trẻ em khuyết tật tại các trung tâm

Sau khi có Quyết định của Sở LĐTBXH thì TEKT được chính thức tiếp nhận vào trung tâm BTXH Quy trình tiếp nhận và lập hồ sơ quản lý đối tượng TEKT tại trung tâm bảo trợ xã hội được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đối tượng và đánh giá sơ bộ Đầu tiên gia đình sẽ đưa trẻ

đến khám và phỏng vấn Sau khi khám và lượng giá ban đầu bằng phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp gia đình TEKT, trung tâm tiến hành ghi chép thông tin, lập hồ sơ và hướng dẫn cho các đối tượng Trung tâm cũng tiến hành đánh giá

sơ bộ về mức độ khuyết tật (sức khỏe, tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của gia đình…)

Bước 2: Đánh giá toàn diện Trung tâm sẽ đánh giá sự phát triển của trẻ về

ngôn ngữ, nhận thức, hành vi, vận động nhằm đánh giá đúng khả năng và nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ, thu thập thông tin và sử dụng bảng hỏi để đánh giá trẻ khuyết

Trang 37

33

tật về tất cả các mặt ngôn ngữ, hành vi, nhận thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ…

Bước 3: Lập kế hoạch can thiệp Dựa vào kết quả đánh giá, căn cứ vào nhu

cầu của gia đình trẻ em khuyết tật các giáo viên, kỹ thuật viên, hộ lý cùng nhau phối hợp xây dựng chương trình can thiệp cho từng trẻ, đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng trẻ theo từng tháng/quí

Bước 4: Thực hiện kế hoạch can thiệp Trung tâm thường xuyên đánh giá kế

hoạch can thiệp, nhận x t các bước tiến triển của trẻ để điều chỉnh mục tiêu phù hợp với từng trẻ Hết thời gian thực hiện, các giáo viên, kỹ thuật viên tiến hành đánh giá lại để đưa ra các chương trình can thiệp tiếp theo

Bước 5: Kết thúc và lưu hồ sơ Sau thời gian phục hồi chức năng tại trung

tâm, những trẻ đã hoàn thành chương trình phục hồi chức năng có khả năng hòa nhập cộng đồng sẽ được trung tâm đánh giá cho trẻ tốt nghiệp trở về gia đình để hòa nhập cộng đồng Các kết quả, chương trình phục hồi chức năng của trẻ tiếp tục được

lưu vào hồ sơ lưu tại trung tâm

Bước 6: Triển khai kế hoạch trợ giúp tại cộng đồng Sau khi trẻ kết thúc

chương trình phục hồi chức năng, trung tâm sẽ có bản đánh giá để lưu vào hồ sơ và cho TEKT trở về cộng đồng Đồng thời triển khai kế hoạch trợ giúp cho trẻ tại gia đình (tìm kiếm việc làm, giới thiệu nghề nghiệp phù hợp cho trẻ và hỗ trợ pháp lý)

Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ thực hiện quy trình tiếp nhận, lập hồ sơ quản

lý ca cho đối tượng TEKT

Nhìn chung, phần lớn cán bộ quản lý (59,6%) được hỏi đánh giá các trung tâm đã thực hiện tốt, đầy đủ và đúng quy trình thủ tục tiếp nhận, lập hồ sơ quản lý

ca cho TEKT vào chăm sóc, nuôi dưỡng theo hướng dẫn của Sở LĐTBXH; 40,4% đánh giá mức độ bình thường với hoạt động quản lý này và không có cán bộ nào chọn mức độ chưa tốt Các CBQL đánh giá quy trình tiếp nhận hiện nay là phù hợp,

Trang 38

34

thuận tiện và được hướng dẫn công khai trên trang web của Sở LĐTBXH

Hộp 2.1: PVS, nam, phó Giám đốc trung tâm Khi Sở LĐTBXH ra quyết định nhận đối tượng TEKT vào Trung tâm, phía đơn vị chỉ đạo phối hợp 3 phòng chức năng tiến hành lập hồ sơ, kiểm tra sức kh e ban đầu, phân loại TEKT theo độ tuổi, sức kh e, tình trạng bệnh tật, áp dụng các bước trong tiến trình quản lý ca (quản lý trường hợp) để xác định nhu cầu thực sự cần ưu tiên và có phương pháp trợ giúp hợp lý cho trẻ

2.2.2 Xây dựng và thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em khuyết tật

2.2.2.1 Chính sách đối với trẻ em khuyết tật

Quản lý chính sách CTXH trong hoạt động trợ giúp trẻ em HCĐB nói chung, TEKT nói riêng có vai trò quan trọng định hướng cho mọi kế hoạch hành động để kịp thời điều chỉnh, đối phó với các tình huống thay đổi khi triển khai thực hiện tại

cơ sở Sở LĐTBXH đã tham mưu và trình UBND thành phố Hà Nội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ BVCSTE và CTXH Trên tinh thần chỉ đạo của

Sở, các trung tâm BTXH trực thuộc xây dựng nhiệm vụ kế hoạch hàng năm (ngắn hạn và dài hạn), thực hiện hiệu quả chức năng cơ bản trong quá trình hoạch định chương trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó lồng gh p với nhóm TEKT Có 85,1% CBQL được hỏi đánh giá đã làm tốt việc triển khai kịp thời và đầy đủ các văn bản, chính sách chỉ đạo thực hiện hoạt động CTXH đối với TEKT

Hộp 2.2: PVS, nữ, trưởng phòng BTXH, Sở LĐTBXH Các chính sách trợ giúp TEKT tại trung tâm BTXH về trợ cấp xã hội, y tế, giáo dục đều thực hiện theo chính sách chung của Nhà nước, có điều chỉnh phù hợp với ngân sách và thực tế của thành phố Hà Nội Quy trình hoạch định chính sách, ra quyết định cần có sự đồng ý và phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố

Hà Nội và các bộ ban ngành liên quan để tạo sự đồng thuận và thống nhất trong mọi hoạt động

Trang 39

35

Ba trung tâm hiện nay áp dụng mức chuẩn trợ cấp xã hội theo Quyết đinh 25/2015/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội là 350.000 đồng, cao hơn so với Nghị định 136/2013/NĐ-CP và các tỉnh/thành phố khác, hệ số trợ cấp cho TEKT nặng là 2,0 và TEKT đặc biệt nặng là 2,5 Và quy định cụ thể mức chi khác cho đối tượng BTXH, bao gồm TEKT hàng tháng từ ngân sách thành phố là 350.000/đối tượng/tháng để mua sắm quần áo, sách vở, chăn màn, thuốc, gas…

2.2.2.2 Đánh giá thực hiện chính sách, cung cấp dịch vụ đối với trẻ em khuyết tật

Kết quả đạt được

(i) Về xác định mức độ khuyết tật: Thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật

đã được thành phố triển khai có hiệu quả Năm 2016, toàn thành phố có 11.503 TEKT, tỷ lệ TEKT được chăm sóc trợ giúp là 98,6% Trong đó, TEKT được cấp giấy xác định mức độ khuyết tật chia theo dạng tật và mức độ khuyết tật là 7.755 trẻ [43]

Số TEKT được xác định mức độ khuyết tật của ba trung tâm trong nghiên cứu [41] như sau:

- Trung tâm PHCN Việt Hàn: 117 trẻ

- Trung tâm Nuôi dưỡng NG và TTT: 165 trẻ

- Trung tâm Nuôi dưỡng TKT: 111 trẻ

Theo đó, các em cũng được hưởng các chế độ trợ cấp xã hội hàng thàng, được cấp thẻ BHYT và được chăm sóc y tế, phục hồi chức năng theo quy định hiện hành

(ii) Về bảo trợ xã hội: Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định

chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH; Quyết định số UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng và tại các cơ sở BTXH thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội Năm 2016, thành phố Hà Nội đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 7.755 TEKT thuộc diện đối tượng BTXH và 100% hộ gia đình nhận chăm sóc NKT đặc biệt nặng 100% TEKT tại ba trung tâm tiến hành khảo sát được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định

Trang 40

25/2015/QĐ-36

(iii) Về chăm sóc sức kh e, phục hồi chức năng: Chăm sóc sức khỏe cho

TEKT tại thành phố được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức cấp thẻ bảo hiểm y

tế, phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và hỗ trợ dụng cụ trợ giúp, có 7.535 TEKT được trợ giúp về y tế, PHCN và 100% TEKT được cấp giấy xác định mức độ khuyết tật có thẻ Bảo hiểm y tế Trung tâm nuôi dưỡng NG và TTT đã chăm sóc PHCN cho 65 trẻ, cấp xe lăn cho 80 trẻ; Trung tâm PHCN Việt Hàn đã chăm sóc PHCN cho 137 trẻ và cấp xe lăn cho 01 trẻ

(iv) Về giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề: năm 2016 toàn thành phố có 4.395

TEKT được trợ giúp giáo dục; 420 trẻ được hỗ trợ học nghề và giới thiệu, tạo việc làm phù hợp 100% TEKT của ba trung tâm trong nghiên cứu được miễn học phí Năm 2016, Trung tâm PHCN Việt Hàn đã có 59 TEKT được hướng nghiệp - dạy nghề mây tre đan, làm hoa lụa, làm tăm Trung tâm nuôi dưỡng NG và TTT trợ giúp cho 5 trẻ được miễn học phí, đi học tại các trường học trên địa bàn và 12 trẻ được hướng nghiệp dạy nghề; trung tâm nuôi dưỡng TKT có 123 em được học văn hóa ngay tại trung tâm

(v) Về trợ giúp pháp lý: Triển khai thực hiện Quyết định số

1380/QĐ-UBND ngày 1/4/2015 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015-

2016 đã có 1.902 TEKT được tư vấn, hỗ trợ pháp lý Nội dung tư vấn, trợ giúp tập trung chủ yếu về chính sách BTXH, quyền và lợi ích hợp pháp của TEKT 12 TEKT của trung tâm nuôi dưỡng NG và TTT được trợ giúp pháp lý, tìm kiếm gia đình thay thế 100% TEKT của trung tâm PHCN Việt – Hàn được trợ giúp về pháp

lý Tất cả trẻ tại Trung tâm đều có gia đình nên không có hoạt động chuyển, gửi/ tìm gia đình thay thế Trung tâm nuôi dưỡng TKT trong năm qua đã đón tiếp trên

100 lượt các gia đình đến tham vấn hỏi về chế độ chính sách nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, học tập tại đơn vị

(vi) Về thể dục, thể thao, giải trí và du lịch: 100% TEKT tại các trung tâm

được khảo sát đều được tham gia các chương trình thể dục thể thao, sinh hoạt ngoại khóa, được đi thăm quan, dã ngoại Sở LĐTBXH phối hợp với các quận huyện thị

Ngày đăng: 13/06/2017, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w