1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý GIÁO dục QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN các TRƯƠNG TRUNG học PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ sóc TRĂNG, TỈNH sóc TRĂNG

115 407 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 767 KB

Nội dung

Đạo đức nhà giáo là một phạm trù rất quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội, được xã hội dành cho một sự quan tâm đặc biệt, đạo đức nhà giáo luôn được gắn kết chặc chẽ với một nghề cao quý, đó là nghề dạy học. Trong bất kỳ xã hội nào, thì vị trí của người thầy cũng luôn được đề cao. Với nước ta hiện nay, khi mà khoảng một phần tư dân số đi học và có 1,2 triệu nhà giáo thì những vấn đề liên quan đến ĐĐNG luôn trở thành tâm điểm của toàn xã hội, là chủ đề nóng của dư luận xã hội. Nhà giáo dục học vĩ đại Cômenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục thì không có cán bộ, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”.

Trang 1

MỤC LỤC

Tran

g

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO

1.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề

nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông 231.3 Các nhân tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục đạo

đức nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông 29

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH

2.1 Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học phổ

2.2 Thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục đạo

đức nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học phổthông thành phố Sóc Trăng hiện nay 40

Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ

3.1 Những yêu cầu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học phổthông thành phố Sóc Trăng hiện nay 573.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề

nghiệp cho giáo viên các trường trung học phổ thông

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đạo đức nhà giáo là một phạm trù rất quan trọng trong toàn bộ đờisống xã hội, được xã hội dành cho một sự quan tâm đặc biệt, đạo đức nhàgiáo luôn được gắn kết chặc chẽ với một nghề cao quý, đó là nghề dạy học.Trong bất kỳ xã hội nào, thì vị trí của người thầy cũng luôn được đề cao Vớinước ta hiện nay, khi mà khoảng một phần tư dân số đi học và có 1,2 triệunhà giáo thì những vấn đề liên quan đến ĐĐNG luôn trở thành tâm điểm củatoàn xã hội, là chủ đề nóng của dư luận xã hội Nhà giáo dục học vĩ đại Cô-men-xki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơnnghề dạy học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có thầy giáo thìkhông có giáo dục, không có giáo dục thì không có cán bộ, không có cán bộthì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra nhữngyêu cầu cấp thiết đối với nền đạo đức xã hội nói chung và việc lưu giữ, pháthuy những giá trị cao đẹp đạo đức người thầy nói riêng; Để tạo ra các thế hệngười Việt Nam mới phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước tahội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, lànhiệm vụ của toàn xã hội nhưng trong đó người thầy giữ vai trò không nhỏ

Không ai có thể phủ nhận về vấn đề ĐĐNG có ý nghĩa quyết định tớiviệc hình thành và phát triển nhân cách của người học Vì lẽ đó mà ĐĐNGluôn có vị trí, vai trò quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào

để giữ gìn, phát huy nó trước hiện thực đời sống xã hội bị tác động bởi nhữngmặt tiêu cực của kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế Đảng vàNhà nước đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt bằng việc ban hành nhiều vănbản, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề này, trong đó có Quy định về ĐĐNG cũngđược Bộ GD&ĐT quy định rõ tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày16/4/2008 Theo đó ngoài phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong, nhà giáophải có ĐĐNN

Trang 3

Trong những năm qua, các trường THPT trên địa bàn thành phố SócTrăng, tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng việc “bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chấtlượng ĐNGV” Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một

số GV chưa chấp hành tốt quy định pháp luật, vi phạm các quy định về trật tự

an toàn giao thông, chưa gương mẫu về đạo đức lối sống tại nơi công tác vànơi cư trú, không chấp hành các nghĩa vụ dân sự đã cam kết, chưa thực hiệntốt nghĩa vụ công dân, thậm chí bị kiểm điểm, góp ý nhưng cái sai vẫn khôngchịu sửa, dẫn đến làm phát sinh đơn thư phản ánh tố cáo làm ảnh hưởng đến

uy tín đội ngũ nhà giáo Công tác GDĐĐ nghề nghiệp và việc quản lý hoạtđộng này cho ĐNGV các trường THPT thành phố Sóc Trăng chưa được quantâm đầy đủ và hiệu quả thực hiện còn thấp, hiện đang cần nhiều giải pháp đểtháo gỡ thực trạng này hiện nay

Về vấn đề đạo đức nhà giáo nói chung, trong đó có ĐĐNN nói riêng thìcũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khácnhau và nhiều bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành.Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể,chuyên biệt về quản lý hoạt động GDĐĐ nhà giáo cho giáo viên các trườngTHPT tỉnh Sóc Trăng

Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài: Quản lý Hoạt

động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Liên quan đến ĐĐNG, đã có một số nghiên cứu trình bày dưới dạng bàiviết đăng trên một số tạp chí khoa học chuyên ngành, tiêu biểu có:

* Hướng nghiên cứu về GDĐĐ, tiêu biểu có các công trình:

Tác giả Hà Nhật Thăng đã nghiên cứu “Giáo dục hệ thống giá trị đạo

đức nhân văn” (1998) Cuốn tài liệu được nhiều người biết đến bởi tác giả đã

Trang 4

nêu lên được hệ thống giá trị đạo đức nhân văn của con người Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay

Phạm Minh Hạc một trong các nhà nghiên cứu giáo dục hàng đầu củaViệt Nam, đã nghiên cứu định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Namtrong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và bàn về thực trạng cũng như cácgiải pháp ở tầm vĩ mô về GD&ĐT con người Việt Nam theo định hướng trên.Ông đã nêu lên sáu giải pháp giáo dục đạo đức con người Việt Nam trong thời

kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước: Tiếp tục đổi mới nội dung hìnhthức GDĐĐ trong các trường học, cũng cố ý tưởng GDĐĐ ở nhà truờng trongviệc GDĐĐ cho mọi người Kết hợp chặt chẽ với GDĐĐ với việc thực hiệnnghiêm chỉnh luật pháp của cơ quan thi hành pháp luật Tổ chức thống nhấtcác phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức, lối sốngcho toàn dân, trước hết là cán bộ Đảng viên, cho thầy trò các trường học Xâydựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạođức nâng cao nhận thức cho mọi người

Tác giả Huỳnh Khải Vinh (2002), đã đề cập đến vấn đề cơ bản của lốisống, đạo đức, chuẩn mực, giá trị xã hội, mối quan hệ giữa lối sống, đạođức, chuẩn giá trị xã hội truyền thống và cách mạng, những kinh nghiệm vàbài học của một số nước, thực trạng, phương hướng, quan điểm và giảipháp xây dựng lối sống đạo đức, chuẩn giá trị trong thời kỳ công nghiệphoá - hiện đại hoá

Tác giả Đỗ Đình Dũng với đề tài “Hệ thống biện pháp giáo dục đạo đức

cho học viên đào tạo sĩ quan Phòng không không quân ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học năm 2006.

Công trình đã nghiên cứu đề xuất các biện pháp về đổi mới nhận thức vềGDĐĐ; đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức; đa dạng hoáhình thức tổ chức GDĐĐ; xây dựng mội trường sư phạm thuận lợi cho việcgiáo dục rèn luyện đạo đức cho học viên

Trang 5

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu ở trình độ luận án tiến sĩ

như: “Những giải pháp giáo dục đạo đức cho sỹ quan Biên phòng ở đơn vị cơ

sở trong tình hình hiện nay”, Luận án tiến sỹ Giáo dục học của tác giả Trần

Ngọc Tuân, năm 2001; “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư

phạm trong nhà trường quân sự hiện nay”, Luận án tiến sỹ Giáo dục học của

tác giả Nguyễn Bá Hùng, năm 2010

* Hướng nghiên cứu về Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS,

tiêu biểu có các công trình:

“Thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Long Thành và một số giải pháp”, Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Quản lý và tổ chức văn hoá-giáo dục của Nguyễn Thị Đáp (2004); đãnêu lên thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh ở các trường trunghọc phổ thông huyện Long Thành từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng caohiệu quả của công tác này

“Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Châu Thành, Đồng Tháp”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Văn Trung (2006).

Tác giả đã khai thác công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dưới góc

độ của người hiệu trưởng từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp để nâng caochất lượng của việc tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả nhất các nhiệm vụliên quan

Tác giả Lê Quang Thà với đề tài ‘Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo

dục đạo đức cho học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự”, Luận

văn thạc sỹ QLGD, năm 2008 Nội dung của công trình này đã đề xuất 4 biệnpháp về kế hoạch hoá; tổ chức phối hợp đội ngũ cán bộ quản lý với giảngviên; phối hợp các hoạt động của các đơn vị quản lí học viên; phối hợp giữacác lực lượng trong và ngoài Học viện trong việc GDĐĐ cho học viên Từgóc độ của nhà quản lý, tác giả đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chấtlượng GDĐĐ cho học viên

Trang 6

Tác giả Nguyễn Thế Vinh với đề tài “Quản lí quá trình giáo dục đạo đức

cho học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay”, luận văn thạc sỹ QLGD, năm

2012 Công trình nghiên cứu này đã nêu ra năm biện pháp về tổ chức một cáchkhoa học quá trình GDĐĐ; kế hoạch hoá quá trình GDĐĐ; phát huy vai trò củacác tổ chức, các lực lượng giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục; thườngxuyên kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học viên

Tác giả Quách Mứng với đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục

đạo đức của Hiệu trưởng trường THPT huyện Thạnh trị, tỉnh Sóc Trăng”,

luận văn thạc sỹ QLGD, năm 2013 Đề tài đánh giá sâu về thực trạng tìnhhình đạo đức của HS, chỉ rõ những hạn chế trong quá trình giáo dục đạo đức,

từ đó đề ra nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐcủa Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện

Tác giả Phan Văn Bình với đề tài Quản lý giáo dục đạo đức cho học

sinh dân tộc Khmer ở Trường Trung học cơ sở Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng, luận văn thạc sỹ QLGD, năm 2013 Công trình nghiên cứu này đã nêu

ra năm biện pháp về tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, về kế hoạch, vềnội dung chương trình, về đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinhTHCS người dân tộc Khmer

Bài báo “Đạo đức người thầy Việt Nam xưa và nay”, tác giả Nguyễn

Thị Thọ, Tạp chí Giáo dục, năm 2006, số 150, trang 17-18 “Những ảnh

hưởng của nền kinh tế thị trường tới đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo”, tác

giả Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Giáo dục, năm 2007, số 182 “Không ngừng

nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”, tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong, Tạp chí Dạy và Học ngày nay,

năm 2008, Số 3, trang 9-10 “Đạo đức nhà giáo và vấn đề thể chế hoá”, tác

giả Phạm Đỗ Nhật Tiến, Tạp chí Khoa học giáo dục, năm 2008, số 30, trang

1-4 “Đôi điều suy ngẫm về đạo đức nhà giáo thời kinh tế thị trường và hội

nhập”, tác giả Hồ Hương, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, năm 2008, số 3,

Trang 7

trang 11-13 Tất cả các bài viết đều phân tích sâu về vai trò của đạo đức nhàgiáo đối với người thầy, đặt ra yêu cầu phải không ngừng hoàn thiện vềĐĐNG thông qua hai khía cạnh quan trọng là GDĐĐ cho đội ngũ nhà giáo vànêu cao ý thức trách nhiệm tự tu dưỡng rèn luyện về đạo đức phẩm chất.

Tóm lại, Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu trên nhiều bình

diện khác nhau như: Giá trị đạo đức, GDĐĐ, giáo dục ĐĐNN, phối hợp cáclực lượng trong GDĐĐ, quản lí quá trình GDĐĐ Các công trình đã tổngquan, nghiên cứu các hướng và nội dung chính sau:

Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của ĐĐNG đối với địa vị của ngườithầy trong dạy học và trong đời sống xã hội Những yêu cầu về nâng caophẩm chất ĐĐNG trong tình hình hiện nay

Những thách thức, tác động đến ĐĐNG trong điều kiện kinh tế thị trường.Giáo dục ĐĐNN cho đối tượng là học viên sư phạm trong nhà trườngquân sự

Đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo GDĐĐ

ở các khía cạnh như: Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS,THPT Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học viên ở nhà trường quân sự cụ thể.Chưa có vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp choĐNGV các trường THPT

Ngoài ra, về phương diện lý luận, đã có một số công trình của một sốtác giả nghiên cứu về đạo đức, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng chocác đối tượng khác nhau Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu cụ thể về Quản lýhoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho ĐNGV các trường THPT nói chung, vàquản lí hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho ĐNGV các trường THPT thànhphố Sóc Trăng nói riêng thì chưa có công trình nghiên cứu độc lập Vì vậy,

tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

giáo viên các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” để nghiên

cứu và không trùng lặp với các công trình đã công bố

Trang 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lýhoạt động GDĐĐ nhà giáo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục theo quan điểm của Đảng

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệpcho GV các trường THPT

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệpcho GV các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp chogiáo viên các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và khảonghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho giáo viên các trường THPTthành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn dề lý luận và thực tiễn công tácgiáo dục ĐĐNN cho đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố SócTrăng, tỉnh Sóc Trăng, tìm ra được các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ

Trang 9

nghề nghiệp cho giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố SócTrăng hiện nay theo Quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ GD&ĐT.

Các số liệu khảo sát, đánh giá, sử dụng để nghiên cứu giới hạn từ năm

2010 đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đạo đức nhà giáo nóiriêng được hình thành, phát triển theo các quy luật hình thành, phát triển nhâncách - đạo đức mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã chỉ ra Vì vậy quá trình quản lý nhà giáo, chú trọng áp dụngcác biện pháp quản lý, từ giáo dục nâng cao nhận thức, thực hiện các chứcnăng QLGD đến xây dựng môi trường giáo dục thì sẽ có hiệu quả việc hìnhthành, phát huy những giá trị tốt đẹp về đạo đức nghề nghiệp của giáo viêntrong các trường THPT thành phố Sóc Trăng

Giả thuyết khoa học được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiêncứu về lý luận và kết quả nghiên cứu về thực trạng của công tác quản lý hoạtđộng giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhà giáo, từ đó đề xuất biện pháp quản lý

để đạt kết quả tốt hơn Để hoàn chỉnh luận văn theo góc độ nghiên cứu khoahọc thì toàn bộ giả thuyết khoa học phải được khảo nghiệm để kiểm chứng,khi đó yêu cầu nghiên cứu của luận văn mới được coi như hoàn thành”

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo và về QLGD; trực tiếp

là các tư tưởng, quan điểm về đạo đức, xây dựng, GDĐĐ, nhân cách; các quanđiểm, nguyên tắc và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học QLGD

Quá trình nghiên cứu sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấutrúc, lịch sử - lôgíc và quan điểm thực tiễn để luận giải các nhiệm vụ của đề tài

Trang 10

* Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứuthực tiễn và toán thống kê; cụ thể là:

- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu quan điểm của Đảng, quy định của pháp luật và của ngànhgiáo dục về quản lý ĐĐNG, các tài liệu, luận văn, luận án có liên quan

Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác xây dựng, đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để rút ra những nội dung liên quan trực tiếpđến QLGD đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên các trường THPT hiện nay

Nghiên cứu báo cáo tổng kết của các nhà trường, báo cáo phân tíchchất lượng giáo viên, đánh giá phân loại giáo viên; giáo án của giáo viên;

vở ghi của học sinh

Nghiên cứu báo cáo của các cơ quan lãnh đạo, quản lý chuyên ngành

có nội dung đánh giá về quy tắc ứng xử, quy tắc ĐĐNN như Giáo dục,Thanh tra, Nội vụ

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát khoa học:

Quan sát những hành vi ĐĐNN của giáo viên để có thêm những luận

cứ cho việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Phương pháp điều tra:

Việc tổ chức điều tra khảo sát thực trạng về ĐĐNN của ĐNGV cáctrường THPT thành phố Sóc Trăng và quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệpcho ĐNGV đối với các đối tượng: Cán bộ QLGD ở Sở GD&ĐT, ở các trườngTHPT; giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng

Phương pháp phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn với một số cán bộ là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV lâunăm nhằm tìm hiểu sâu một số vấn đề về thực trạng ĐĐNN của giáo viên và

các biện pháp quản lý

Trang 11

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, những nhận xét của nhàtrường về phẩm chất của các giáo viên hàng năm

Phương pháp khảo nghiệm:

Tổ chức khảo nghiệm nhằm kiểm chứng biện pháp được đề xuất, gồm:cán bộ quản lý cấp Sở, các nhà giáo có uy tín đã nghỉ hưu, lãnh đạo các trườngTHPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, Tổ trưởng các tổ chuyên môn và giáoviên của 06 trường THPT trên địa bàn Thành phố

- Phương pháp toán thống kê: Sử dụng thống kê toán học để xử lý số

liệu, cụ thể hoá bằng các sơ đồ, bảng biểu

7 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần phát triển lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ nghềnghiệp cho giáo viên các trường THPT, cụ thể: xây dựng khái niệm “GDĐĐnghề nghiệp” và “QLGD hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáoviên các trường THPT"

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho giáo viên cáctrường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng phù hợp thực tiễn hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho các cấp quản lý quan tâm chỉđạo thường xuyên công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo; giúpcho mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc tudưỡng rèn luyện ĐĐNN cho bản thân

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cáccán bộ QLGD địa phương, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT

và các thầy cô giáo trong chỉ đạo, quản lý và thực hiện

8 Kết cấu luận văn

Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu; 3 chương (8 tiết); phần kếtluận và kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên

Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh trình độ vănhoá, giá trị nhân cách của một con người, đạo đức là những tiêu chuẩn,nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của conngười với nhau và đối với xã hội nhằm khắc phục các mâu thuẫn và làm cho

xã hội ổn định, phát triển Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnhđạo được nhân dân” [33, tr.252-253] Vì vậy, trước lúc đi xa Người vẫnkhông quên căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạođức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìnĐảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớthật trung thành của nhân dân” 35, tr.510]

Ở góc độ tiếp cận theo nghề nghiệp xã hội, cùng với sự phát triển củasản xuất, phân công lao động chuyên sâu theo ngành nghề dần được hìnhthành và phát triển không ngừng, theo đó ĐĐNN cũng ra đời Theo chỉ dẫn

của Ph.Ăngghen: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp

đều có đạo đức riêng của mình” [10, tr.425]

Đó là cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp trong đời sống xã hội Xãhội càng phát triển, sự phân chia ngành nghề theo hướng chuyên sâu làm xuấthiện thêm nhiều nghề nghiệp mới và được xã hội quan tâm nghiên cứu vềchính quá trình này Trong đó có lý luận về đạo đức nghề nghiệp ra đời đi sâunghiên cứu đạo đức của nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác có tính xã hội hoá

Trang 13

ngày càng cao như: “Đạo đức kinh doanh”, “Đạo đức công chức”, “Đạo đức

nhà báo”, “Đạo đức nhà giáo” Cùng với sự phát triển của sản xuất, khía

cạnh đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp được xã hội quan tâm nghiên cứu.Đạo đức nghề nghiệp trở thành một thuật ngữ phổ biến được xã hội quan tâmnghiên cứu với những yêu cầu, nội dung, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạođức mới cần thiết cho lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đó

Từ cách tiếp cận trên cho thấy, ĐĐNN là những phẩm chất cần có của mỗi

người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định, được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong quan hệ giữa con người, tự nhiên và xã hội trong hoạt hoạt động nghề nghiệp.

Trong xã hội có nhiều nghề, mỗi nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạođức riêng, mang tính đặc thù Ví dụ khi nói đến đạo đức của ngành y thì vấn

đề “lương y như từ mẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành này.Trong thời kì chiến tranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe như con, quí xăng nhưmáu” là phẩm chất ĐĐNN của người bộ đội lái xe thời kì đó Đối với ngườiĐảng viên, cán bộ, Bác dạy phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư”

Theo đó, đạo làm thầy, đạo đức của người thầy giáo, giáo đức – ĐĐNG ra

đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học giáo dục, xưacũng như nay

Trong nền hành chính hiện đại của nước ta ngày nay, ĐĐNN là cácchuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vựchoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định bằng cácvăn bản pháp quy Đó là hệ thống các quan niệm, quy tắc, nguyên tắc, chuẩnmực về quan hệ giữa con người với công việc, con người với con người, cánhân với cộng đồng để điều chỉnh thái độ, hành vi của con người hoạt độngtrong một lĩnh vực lĩnh vực nghề nghiệp xác định bằng sức mạnh của dư luận

xã hội và lương tâm mỗi người nhằm đáp ứng với đòi hỏi đặc thù nghề nghiệp

đó đặt ra, mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội ĐĐNN là những chuẩn mực

Trang 14

qui định phù hợp với nghề hay một lĩnh vực nhất định, là tổng hợp nhữngnguyên tắc, qui tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội; nhằm định hướng vàđiều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa các thànhviên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật

Trong hệ thống tổ chức giáo dục của xã hội, thầy giáo là một trongnhững chủ thể giáo dục hàng đầu mang tính chuyên nghiệp cao Xuất phát từvai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục, được tôn vinh và cũng đặt ra nhữngyêu cầu cao về phẩm chất đạo đức trong nhân cách người thầy Đạo đức nhàgiáo gắn với đặc trưng của nghề dạy học mang tính mô phạm, chuẩn hoácao; vừa dạy người, vừa dạy chữ, do vậy người thầy phải là tấm gương mẫumực, luôn nêu gương đạo đức để những giá trị đạo đức tốt đẹp của ngườithầy được nhân lên trở thành phổ biến trong người học - thầy nào trò ấy Dovậy dạy học là một nghề nghiệp đòi hỏi rất cao về tấm gương nhân cách củangười thầy Nhiều khi người thầy còn được xã hội chọn làm mẫu người lý tưởngcủa xã hội và thông qua tác động tới người học để đến với xã hội, các cộng đồngdân cư

Đạo đức nghề nghiệp trong dạy học được duy trì dựa trên hệ thống cáckhuôn phép, quy tắc, chuẩn mực phản ánh tính chất đặc thù của hoạt độnggiáo dục - đào tạo nhằm đánh giá, điều chỉnh thái độ, hành vi của các nhà giáosao cho phù hợp với yêu cầu mô phạm của nghề nghiệp mình Trong nhàtrường, đội ngũ nhà giáo giữ vai trò nòng cốt của các lực lượng sư phạm và lànhững người quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo

Như vậy, ĐĐNN của người giáo viên là những phẩm chất đặc trưng, phản ánh tính đặc thù của nghề dạy học, tạo ra nội lực điều chỉnh sự hoàn thiện nhân cách của họ; góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả lao động của nhà giáo để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

ĐĐNN của giáo viên bao gồm phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong,tâm huyết với nghề nghiệp; có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;

Trang 15

đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp lòng nhân ái, bao dung, tận tuỵvới công việc

Theo Quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành kèm theo Quyết định số16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).Tại Điều 4 Đạo đức nghề nghiệp viết: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữgìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡđồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độlượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng

Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT (Banhành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm

2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Tiêu chí 2 Đạo đức nghề nghiệp viết: Yêunghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế,quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữgìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, làtấm gương tốt cho học sinh

ĐĐNN nhà giáo là một bộ phận quan trọng trong nhân cách sư phạm,

là thước đo phẩm chất, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội; là cơ

sở để các nhà giáo tự trau dồi các phẩm chất phù hợp với nghề dạy học, thực

sự là tấm gương mô phạm cho người học noi theo

1.1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên

Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá

trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” Hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho giáo viên nhà trường THPT

được diễn ra trong quá trình quản lý giáo viên theo phân cấp (được quy địnhtại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học

do Bộ GD&ĐT ban hành) với sự đan xen kết hợp của tổng thể các hoạt động

Trang 16

dạy học, giáo dục, phát triển và chuẩn bị tâm lý cho giáo viên; thông quanhững cách thức, biện pháp tác động của các lực lượng giáo dục và của chínhbản thân giáo viên nhằm làm cho các chuẩn mực ĐĐNG được triển khai, tiếpthu quán triệt, chấp hành thực hiện, thường xuyên rèn luyện trau dồi, củng cố

để phát triển trở thành nếp sống của mỗi giáo viên THPT

Giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT được tiến hành thông qua bồidưỡng tri thức, năng lực sư phạm và giáo dục thái độ, trách nhiệm của nhàgiáo đối với hoạt động xã hội và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với yêu cầuthực tiễn hoạt động sư phạm trong nhà trường THPT Các biện pháp cụ thểđược thực hiện thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng,quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên; tổ chức các hoạt độnggiáo dục của nhà trường, khuyến khích tự học, tự GDĐĐ trong giáo viên, cácmối quan hệ giao lưu; thông qua thuyết phục, trao đổi, sinh hoạt ngoại khoá;thông qua sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo quản lý, các tấm gương của cácthầy cô giáo và bằng nhiều biện pháp khác nhau, diễn trong môi trường sưphạm gắn với kỷ luật hành chính, nhằm giúp giáo viên thích ứng và đáp ứngyêu cầu thực tiễn hoạt động sư phạm trong nhà trường

Giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT trong mỗi nhà trường có mốiquan hệ chặt chẽ với việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của người giáo viên,với nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục pháp luật, kỷ luật Khi

mà giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT được coi trọng thì bản lĩnh chính trị,lập trường tư tưởng, ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật của mỗi giáo viênhọc sẽ được nâng lên Ngược lại, giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục kỷluật, pháp luật sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết về các giá trị, chuẩn mựcđạo đức, thế giới quan khoa học, niềm tin và tạo ra “hành lang pháp lý” vữngchắc về thái độ, trách nhiệm và hành vi đạo đức; thức tỉnh lương tâm và tạo ra

“cơ chế phòng ngừa” tốt nhất với cái xấu, cái cổ hủ, lạc hậu Vì vậy, quá trìnhquản lý giáo viên trong nhà trường THPT hiện nay cần phải có những cách

Trang 17

thức, biện pháp tác động cụ thể, khoa học thì mới xây dựng được ĐNGV vừa

có đức vừa có tài, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dụctrong tình hình mới Do vậy cần giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT theohướng kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị đạo đứcmới trong nền kinh tế thị trường

Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện về GD&ĐT, thì vấn đềgiáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ĐĐNN là nhiệm vụ cốt lõi

và có tính chiến lược để nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo viên THPT

Như vậy, giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT là quá trình tổ chức, diều khiển, tác động của nhà quản lý lên đối tượng quản lý, có hệ thống nhằm hình thành những phẩm chất phù hợp với các giá trị, chuẩn mực ĐĐNN của người giáo viên đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục phổ thông

Mục tiêu của giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT là hình thành cho họ

ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức nghề nghiệp Toàn bộhoạt động đó là một hoạt động có mục tiêu nhằm hình thành những phẩmchất tốt đẹp của người giáo viên, với những nội dung xác định, các phươngpháp, hình thức thực hiện phù hợp với giáo dục ở trường THPT Giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho giáo viên các trường THPT là một nhiệm vụ giáodục trong nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện họcsinh phổ thông

Nội dung của hoạt động giáo dục ĐĐNN nhà giáo là những cách thức,

biện pháp, phương pháp được thực hiện nhằm giáo dục rèn luyện làm chođội ngũ nhà giáo hình thành, phát triển và từng bước củng cố vững chắcnhững giá trị, chuẩn mực ĐĐNN cần thiết của người giáo viên trong nhàtrường THPT Đó là các phẩm chất sau đây:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, tâm huyết với nghề nghiệp,

có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thươngyêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái,

Trang 18

bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sànggiúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồngnghiệp và cộng đồng

- Tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy củađơn vị, nhà trường, của ngành Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánhgiá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnhthành tích, chống tham nhũng, lãng phí

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầungày càng cao của sự nghiệp giáo dục

Chủ thể giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT là: Hoạt động lãnh đạo,

chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với ngành giáo dục, của SởGD&ĐT đối với các trường THPT và sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, Hiệutrưởng, Tổ trưởng chuyên môn tại mỗi nhà trường Sự chỉ đạo của Uỷ bannhân dân cấp tỉnh thể hiện qua Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh vềthực hiện nhiệm vụ GD&ĐT qua các năm học, trong nội dung phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ QLGD của Chỉ thị có đặt ra yêu cầu: “Tăng cườngtuyên truyền, giáo dục để các nhà giáo giữ vững chuẩn mực đạo đức nhà giáo

hội Ông cho rằng “Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một

dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [11, tr.480].

“Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [49, tr 326].

Trang 19

Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủthể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng một hệ thống các luật lệ,chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mụctiêu xác định.

Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như:xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điềuchỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra Trong đó, mục tiêu quantrọng nhất là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đốitượng quản lý

Sự xuất hiện của hoạt động quản lý trong xã hội dẫn đến mối quan hệgiữa chủ thể và khách thể quản lý và những mối quan hệ qua lại của các nhân

tố trong hệ thống quản lý Những mối quan hệ phức tạp ấy người ta gọi là

quan hệ quản lý - một kiểu của quan hệ xã hội và là đối tượng nghiên cứu của

khoa học quản lý Khoa học quản lý đi sâu nghiên cứu bản chất của các mốiquan hệ quản lý và các quy luật vận động, phát triển của chúng, trên cơ sở đó

đề xuất những con đường, phương pháp tối ưu cho sự quản lý hệ thống xã hộinhằm tạo điều kiện cho nó vận hành thuận lợi đạt tới mục tiêu xác định

Như vậy quản lý ra đời trong quá trình hoạt động của con người Quản

lý có thể hiểu theo những khuynh hướng sau: Quản lý là quá trình điều khiểncủa một hệ thống: Quản lý là hoạt động tác động liên tục có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội bằng hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, cácphương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện, môi trường cho sựphát triển của đối tượng quản lý Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra

QLGD cũng là một phạm trù của quản lý nói chung, tuy nhiên khi nóiđến QLGD thì thường được xét đến khái niệm QLGD trên hai phương diện vĩ

mô và vi mô Như vậy, một cách chung nhất có thể xác định: QLGD là quá

Trang 20

trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tớikhách thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của

hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu giáo dục đã xác định

QLGD nói chung, quản lý trường THPT nói riêng là những hoạt động

cụ thể, là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống)mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhânviên và học sinh; đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngnhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào các hoạt động củanhà trường, làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mụctiêu dự kiến Như vậy, QLGD là hệ thống những tác động có chủ đích có kếhoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, họcsinh cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằmthực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục

Từ khái niệm QLGD nêu trên có thể quan niệm QLGD đạo đức như sau: QLGD đạo đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách

thể quản lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt được kết quả theo mục tiêu xác định Toàn bộ các hoạt động đó chính là sự tác động có tổ chức, có định

hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các luật lệ, chínhsách, nguyên tắc, qui định

Từ những phân tích trên có thể khái quát: Quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên các trường THPT là tổng hợp những nguyên tắc, quy

tắc, quy định và sự chỉ đạo quá trình giáo dục của chủ thể giáo dục, nhằm hình thành những phẩm chất phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp sư phạm, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục phổ thông.

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên cáctrường THPT: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất chính trị,ĐĐNN, lối sống mẫu mực, tâm huyết với nghề Giữ vững phát huy chuẩnmực ĐĐNG, phòng ngừa vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, nắm được thực

Trang 21

trạng và đề ra kế hoạch thực hiện giáo dục ĐĐNN Bên cạnh đó, còn có mụctiêu cũng cần hướng đến nữa là làm cho đội ngũ nhà giáo nhận thức sâu sắcnhững nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học và sángtạo” của mỗi thầy, cô giáo trong hoạt động giáo dục - đào tạo Tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đứccách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục,góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo

viên các trường THPT là Sở GD&ĐT; Hiệu trưởng và cán Tổ trưởng chuyênmôn trong các trường THPT; giáo viên là chủ thể tự quản lý hoạt động giáodục đạo đức nghề nghiệp của bản thân Việc QLGD ĐĐNN cho giáo viênTHPT được thực hiện trên nguyên tắc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, vaitrò và trách nhiệm quản lý của chủ thể quản lý được pháp luật quy định, trựctiếp là Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiềucấp học

Đối tượng quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho GV các trường THPT

là ĐNGV, là quá trình giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của đội ngũ giáoviên các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Hình thức, phương pháp quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo

viên các trường THPT được thực hiện thông qua các phương pháp, hình thứcquản lý gắn với việc thực hiện các chức năng QLGD

Phương thức quản lý, xét ở phương diện hoạt động quản lý thì QLGD

ĐĐNN cho giáo viên THPT bao gồm các hoạt động sau:

Cụ thể hoá mục tiêu giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT; kế hoạchhoá giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT; là khâu đầu tiên của quy trình quản

lý đóng vai trò là đại diện, vạch ra con đường và hoạch định chương trìnhthực hiện; là đưa mọi hoạt động tổ chức giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT

Trang 22

vào kế hoạch với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, có bước đi cụ thể với các điềukiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục ĐĐNN cho giáo viênTHPT; tổ chức việc giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT; chỉ đạo các hoạtđộng; kiểm tra đánh giá.

1.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông

Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy địnhcác tiêu chuẩn về nhà giáo, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đứccủa người thầy, như: Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạođức nhà giáo với mục đích làm cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phùhợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ

sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo

Quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên trong nhà trườngTHPT là tổng hợp các cách thức tác động đến giáo viên, nhằm thực hiệnnhiệm vụ giáo dục toàn diện về đạo đức giáo viên nói chung và đặc biệt chútrọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ GV nói riêng Toàn bộ quátrình là những tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể GV, nhânviên, các tổ chức chính trị, xã hội để đạt được mục tiêu của hoạt động giáodục ĐĐNN cho đội ngũ giáo viên Quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN chođội ngũ giáo viên trong nhà trường THPT bao gồm toàn bộ việc xác định mụctiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra

1.2.1 Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông

- Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ĐĐNN cho giáo viên

Trong hoạt động quản lý thì mục tiêu là một trong những vấn đề quantrọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của hệ thống quản lý Mụctiêu của quản lý là trạng thái tương lai mà chủ thể mong muốn đạt được trongquá trình vận động của hệ thống tại thời gian và không gian xác định Nó là

Trang 23

tiêu đích mà mọi hoạt động của hệ thống hướng tới, nó định hướng và chiphối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý Mục tiêu quản lý phải đượcxác định trước để chi phối, dẫn dắt cả chủ thể và đối tượng quản lý trong toàn

bộ quá trình hoạt động Mục tiêu trong quản lý cũng là sản phẩm quản lý củachủ thể quản lý, nó được xây dựng dựa trên sự nhận thức của chủ thể quản lý

về quy luật vận động của hệ thống quản lý và các vấn đề có liên quan

Việc xác định mục tiêu trong quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN chogiáo viên THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ hoạt động giáodục ĐĐNN và sự phát triển của nhà trường Bởi vì nếu xác định mục tiêu sai,mọi hoạt động QLGD ĐĐNN sẽ trở thành vô nghĩa, thậm chí gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng Do vậy, việc quản lý mục tiêu trong quá trình quản lýhoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên phải đảm bảo tính liên tục và kếthừa của hệ thống; nội dung phải rõ ràng, cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng

là chủ yếu; phải tiên tiến, thể hiện sự phấn đấu của các thành viên, sự pháttriển của hệ thống đồng thời nó cũng phải xác định rõ về mặt thời gian Quản

lý mục tiêu là tổng thể các hoạt động, biện pháp, cách làm để đạt mục tiêutrong giáo dục ĐĐNN cho giáo viên là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩmchất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống mẫu mực, tâm huyết với nghề.Giữ vững phát huy chuẩn mực đạo đức nhà giáo, phòng ngừa vi phạm đạođức, vi phạm pháp luật”

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường theo quy địnhcủa Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấphọc (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) là quản lý ĐNGV và nhân viên Do vậy, việcquản lý ĐNGV các trường THPT là việc làm thường xuyên, bằng nhiều hìnhthức, đó cũng chính là vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo quản lý nhàtrường Có như vậy người Hiệu trưởng mới xây dựng được một ĐNGV vữngmạnh về mọi mặt, xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập, học cách

Trang 24

học và học suốt đời Quản lý ĐNGV các trường THPT thực chất là cách làm,cách giải quyết một vấn đề cụ thể trong công tác quản lý ĐNGV, nó mangtính tổng hợp và đòi hỏi nhiều người tham gia

Để quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho ĐNGV, trướchết chủ thể quản lý cần tìm hiểu, nắm chắc tình hình ĐNGV của nhà trường

về tiểu sử, quá trình đào tạo, quá trình công tác, hoàn cảnh gia đình, nguyệnvọng và sở trường cá nhân Hiệu trưởng phải tìm ra được những điểm mạnh,điểm yếu về từng mặt của từng cá nhân và của cả đội ngũ để chọn lọc nhữngnội dung phù hợp cho mục đích giáo dục ĐĐNN để qua đó sử dụng đội ngũngày càng tốt hơn Tất cả các nội dung việc làm đó là để phục vụ một cách

có hiệu quả cho công tác quản lý nhiệm vụ giáo dục ĐĐNN đối với ĐNGVnhà trường

- Quản lý kế hoạch giáo dục ĐĐNN cho giáo viên:

Vai trò của quản lý kế hoạch giáo dục ĐĐNN là nhằm giúp cho nhàquản lý có khả năng ứng phó với sự thay đổi Quản lý kế hoạch đòi hỏi dựbáo được những thời cơ, thách thức, dự kiến các tình huống, các rào cản vàcách thức xử lý Quản lý kế hoạch giúp cho nhà quản lý nắm chắc các mụctiêu của tổ chức, qua đó có cái nhìn tổng quát, toàn diện hiện tại và tương lai,thấy được sự tương tác giữa các bộ phận Từ đó điều chỉnh hoạt động của bảnthân và tổ chức đúng hướng

Quản lý kế hoạch có các nhiệm vụ như sau: Quản lý việc xác định mụcđích và nhiệm vụ giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV nhà trường, hoàn thiện quátrình giáo dục rèn luyện và tự rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả củacông tác GDĐĐ toàn diện cho nhà giáo Quản lý việc xác định sự lãnh đạochỉ đạo, sự phân công phối hợp, xác định nội dung, tiến độ của quá trình thựchiện các hoạt động giáo dục ĐĐNN của nhà trường Quản lý việc xác định cácbiện pháp và các phương thức tổ chức thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ

và đạt tới các mục đích đã nêu

Trang 25

1.2.2 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên

Trong quản lý việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dụcĐĐNN thì vai trò của chủ thể quản lý có ý nghĩa quyết định, đó là việc phâncông trách nhiệm, phân bổ nguồn lực cho hoạt động giáo dục ĐĐNN, tranhthủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng (Đảng uỷ nhà trường, Chi uỷcác chi bộ), phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là vai trò củaĐoàn Thanh niên Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, động viên, khuyến khích vàuốn nắn các sai lệch trong giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV

Việc quán triệt trước khi tổ chức thực hiện chương trình, nội dung giáodục ĐĐNN cho giáo viên là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý củamỗi nhà trường Yêu cầu quán triệt phải được thấu suốt từ cấp uỷ Đảng, lãnhđạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, Tổ chuyên môn và đến tận mỗi cá nhângiáo viên Mục đích của quán triệt chương trình, nội dung giáo dục đạo đứcđức nghề nghiệp là nhằm đạt được hai vấn đề: thấy được tầm quan trọng và

sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong nhà trường đối với việc giáo dụcĐĐNN cho ĐNGV và vừa nâng cao kỷ cương kỷ luật hành chính trong côngtác quản lý, vừa tạo sự đồng thuận trong nhà trường về một nội dung công tácluôn gắn chặt với chức trách, nhiệm vụ của từng giáo viên, đó là việc chấphành và rèn luyện tu dưỡng về ĐĐNN

1.2.3 Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên

Việc quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ĐĐNNcho giáo viên THPT bao gồm các nội dung sau:

Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng khi thực hiện các nộidung giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV nhà trường Thông qua công tác tuyêntruyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV cáctrường THPT Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các văn kiện của Đảng,

Trang 26

Nhà nước và ngành giáo dục về yêu cầu, nội dung giáo dục ĐĐNN choĐNGV Tuyên truyền cho cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức,thành viên trong nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức rõ về vai trò,trách nhiệm và nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân trong hoạt động giáo dụcĐĐNN cho ĐNGV Lựa chọn, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dụcchính trị, đạo đức, lối sống thích hợp vào hoạt động giảng dạy và các hoạtđộng khác của nhà trường

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNNcho ĐNGV Tích cực và sáng tạo đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các Quy định về “những điều đảngviên không được làm” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua củangành, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,

tự học và sáng tạo” Phải quán triệt nghiêm túc và sâu sắc Quy định về ĐĐNG

đã được Bộ GD&ĐT ban hành và những quy định về chuẩn mực đạo đức nhàgiáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng Đồng thời phải biến những quy định đó thành chuẩn mực đạo đức đểnhà giáo phấn đấu; thành tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tu dưỡng, tự rènluyện, phấn đấu của nhà giáo Mỗi nhà trường phải xây dựng đội ngũ nhà giáo

có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trongsáng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có lối sống vàứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo

Đổi mới công tác quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho nhà giáo Chủđộng phối hợp và sử dụng tối ưu các nguồn lực (con người, tài chính) tronghoạt động GDĐĐ cho ĐNGV Đổi mới QLGD nói chung và GDĐĐ nói riêng

là giải pháp quan trọng được đặt ở vị trí đầu tiên trong Chương trình hànhđộng số 34-CTr/TU ngày 21/01/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sóc Trăng vềthực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "về đổi mới căn bản,

Trang 27

toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"

1.2.4 Quản lý quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của giáo viên

Phát huy vai trò quản lý của tổ chuyên môn và ý thức tự tu dưỡng rènluyện của mỗi giáo viên Thông qua hoạt động của Tổ chuyên môn để pháthuy sự năng động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của từng giáo viên trongnhận thức và tu dưỡng đạo đức Thực hiện các cơ chế phối hợp các lực lượng

xã hội, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trong quản lý hoạt động giáo dụcĐĐNN cho ĐNGV Trên cơ sở rà soát, bổ sung và hoàn thiện chương trìnhphối hợp hoạt động đã ký kết giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoànthể, tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục GDĐĐ cho đội ngũ nhà giáo, cáctrường cần quan tâm chú trọng xây dựng mới các chương trình phối hợp cụthể với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động GDĐĐ cho giáo viên,nhất là Trường Chính trị tỉnh

1.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên

Muốn quản lý kết quả tốt thì phải thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra.Kiểm tra hoạt động giáo dục ĐĐNN bao gồm thu thập thông tin, đánh giá vàđưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV nhàtrường Thực chất của các phương pháp QLGD đạo đức cho GV là tổng hợpcác tác động có ý thức, có kế hoạch đến nhận thức, tình cảm, hành vi của đốitượng, nhằm thúc đẩy, kích thích họ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.Nếu có những biện pháp quản lý hợp lý, có chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thựchiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được các tồn tại và nângcao hiệu quả giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV các trường THPT

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động giáo dụcĐĐNN cho giáo viên THPT; phải xác định cụ thể các tiêu chí, tiêu chuẩn

Trang 28

đánh giá, xếp loại đạo đức nghề nghiệp để giáo viên thực hiện, đồng thời có

sự điều chỉnh bổ sung kịp thời

Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy (chi ủy) nhà trường, các

tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT theo chức năng, nhiệm vụ được quyđịnh tại Điều 19 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông cónhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) là chủ thể quản lý chuyên môn, cũng

là chủ thể kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ĐĐNN cho giáo viên

1.3 Các nhân tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông

Trong quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV trường THPT thìthường phải chịu tác động bởi nhiều nhân tố từ bên ngoài và tác động bêntrong nhà trường

1.3.1 Tác động từ yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD phát triển cả về số lượng và chấtlượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý Đa số nhà giáo tâm huyết với nghề, làmviệc tận tuỵ với tinh thần trách nhiệm cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng,phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, giỏi về chuyên môn.Song một số hạn chế mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI chỉ ra là: “Độingũ nhà giáo và cán bộ QLGD bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một

bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâmhuyết, thậm chí vi phạm ĐĐNN” [20, tr.117]

Trước tình hình như trên, để khẳng định:“Vai trò quyết định chất lượngGD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ QLGD” [20, tr.126] tronggiai đoạn hiện nay thì việc nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo có ýnghĩa vô cùng quan trọng Đây là vấn đề tác động rất lớn đến việc quản lýhoạt động giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV trong mỗi trường THPT

Trang 29

Đối với đội ngũ nhà giáo, phẩm chất chính trị và ĐĐNN là yêu cầu chủđạo, đảm bảo cho họ tuyệt đối trung thành với lý tưởng Đảng, với Tổ quốc,Nhân dân, tâm huyết và yêu nghề trong giảng dạy Nghị quyết Trung ương 8khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đàotạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theoyêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”

[20, tr.126] Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là vấn đề then chốt có

ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũđông đảo người làm công tác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòngchăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Luật Giáo dục hiện hành đã quy định rõ các hành vi giáo viên khôngđược làm trong quá trình làm nghề Ngoài ra, nhằm góp phần xây dựng độingũ nhà giáo vững mạnh, trong thời gian qua Bộ GD&ĐT đã phát động các

cuộc vận động, điển hình là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm

gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với mục đích làm cho đội ngũ nhà giáo,

cán bộ QLGD nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm

gương đạo đức, tự học và sáng tạo” của mỗi thầy cô giáo trong hoạt động

giáo dục - đào tạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán

bộ QLGD về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, ĐĐNN, thườngxuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạotrong các hoạt động giáo dục

1.3.2 Tác động từ yêu cầu xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá hiện nay

Để thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT củaĐảng, đòi hỏi cần có đội ngũ thầy, cô giáo phải đạt chuẩn Đây cũng là đòihỏi đối với đội ngũ thầy cô giáo THPT

Trang 30

Chuẩn chất lượng của đội ngũ thầy, cô giáo là "chìa khoá vàng" - điềukiện quyết định để GD&ĐT của địa phương đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.Chuẩn chất lượng đó cần được thể hiện ở các tiêu chí: Thầy, cô giáo phải cóphẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, đạo đứcnghề nghiệp thanh cao trong sáng Đây chính là "cái gốc cơ bản" để hoànthành nhiệm vụ giáo dục được giao trong bất kỳ tình huống khó khăn nào.Cùng với đó, người thầy còn phải có đạo đức cách mạng trong sáng như Bác

Hồ đã dạy: "Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng" Đạođức cách mạng của người thầy thể hiện trên lĩnh vực giáo dục hằng ngày đó là

sự say mê với công việc giảng dạy, nghiên cứu; là trung thành với khoa học;

là lao động sáng tạo và không biết mệt mỏi cho sự nghiệp GD&ĐT của Đảng,Nhà nước Đạo đức cách mạng của người thầy là lấy tự phê bình và phê bình

để phát huy ngày càng cao những ưu điểm và sửa chữa những khuyết điểm; làkhiêm tốn, thật thà, trung thực, không lợi dụng cái gọi là "dạy thêm, họcthêm" một cách tràn lan để thu tiền của phụ huynh học sinh một cách khônghợp lý ĐĐNN của người thầy là thể hiện ở phong cách mô phạm, sự tôntrọng, quý mến học sinh của mình, quý mến tôn trọng đồng nghiệp và mọingười, không làm điều gì để đánh mất thanh danh của người thầy, không làmảnh hưởng uy tín đội ngũ nhà giáo

Để đào tạo, dạy dỗ những thế hệ học sinh đủ năng lực, trình độ hộinhập quốc tế, thì thầy, cô giáo phải có kiến thức khoa học chuyên sâu Nếuphẩm chất chính trị và ĐĐNN là "cái gốc cơ bản" của người thầy thì kiếnthức khoa học chuyên sâu là điều kiện cơ bản nhất để người thầy thực hiệnthành công chức năng của mình Kiến thức này đòi hỏi hai mặt: Một mặt, phải

có kiến thức nhất định về khoa học cơ bản, về khoa học bổ trợ; mặt khác phảiđạt trình độ nhuần nhuyễn về khoa học chuyên môn, đặc biệt là môn khoa học

do mình đảm nhiệm giáo dục, người thầy nhất thiết phải cao hơn người học

"một cái đầu" Không gì nguy hiểm hơn là sự giáo dục sai, giáo dục sai còntai hại hơn là không giáo dục

Trang 31

Người thầy nhất thiết phải yêu ngành, yêu nghề và yêu người Là "kiếntrúc sư tâm hồn", người thầy phải biết yêu quý nghề nghiệp và yêu quý cảnhững đối tượng (học sinh) mà mình đang thực hiện nhiệm vụ kiến trúc Thầy

mà không yêu ngành, yêu nghề và yêu người thì người thầy đó sẽ không thểthực hiện thành công chức năng giáo dục của mình

Trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay, đòi hỏimỗi người thầy, cô giáo phải ra sức học hỏi, tự bồi dưỡng thêm kiến thứckhoa học và thực tiễn để nâng cao tầm hiểu biết của mình lên ngang tầm đòihỏi của cách mạng và sự nghiệp đổi mới giáo dục đang đặt ra ở nước ta Đây

có thể nói là những tác động rất lớn đối với quản lý hoạt động giáo dụcĐĐNN cho ĐNGV hiện nay Tác động này đòi hỏi quá trình xây dựng ĐNGVđáp ứng yêu cầu chuẩn hoá là luôn phải gắn chặt với việc không ngừng nângcao hiệu quả giáo dục ĐĐNN cho giáo viên

1.3.3 Tác động từ tấm gương về đạo đức của thầy cô giáo

Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ của các

cô giáo, thầy giáo rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang Muốn làm tròn nhiệm vụ đóthì phải luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cáchmạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”,xứng đáng là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giáo dục, đào tạo

Mỗi thầy giáo, cô giáo cần nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề và to lớncủa mình đối với việc dạy “chữ”, dạy “người”; tâm huyết, say mê với nghềnghiệp, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, giữ vững chữ “đạo”, dồi dào chữ

“tâm”; duy trì trật tự, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng nền nếp tự quản, tự giác,nếp sống văn hoá, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp, luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ý chí học tập vươn lên; là ngườitruyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, say mê nghề nghiệp,khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, khát khao cống hiến cho lý tưởngcách mạng để học sinh noi theo

Trang 32

Ý thức tự tu dưỡng rèn luyện để nâng cao đạo đức nhà giáo, nâng caoĐĐNN và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo luôn có vai trò rất tolớn đối với việc tác động đến quá trình quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNNcho ĐNGV của mỗi nhà trường Việc tác động càng to lớn hơn, mạnh mẽ hơnkhi quá trình giáo dục ĐĐNN hiện nay được gắn kết chặt với Cuộc vận động

“Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Ý thức và sự tự giác thực hiện quy định ĐĐNG và ĐĐNN của đội ngũnhà giáo trước hết phải được bắt đầu bằng sự quán triệt và nhận thức sâu sắc về

tư tưởng, từ đó thể hiện qua hành động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức

tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tựhọc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt độnggiáo dục và QLGD, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, góp phầnđổi mới mạnh mẽ sự nghiệp GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

Sự tự giác rèn luyện và thực hiện ĐĐNN của đội ngũ nhà giáo sẽ gópphần phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong sự nghiệpgiáo dục, trong việc giữ gìn uy tín để phát triển bền vững nhà trường Bêncạnh đó cũng góp phần nâng cao vai trò, uy tín của mỗi thầy giáo, cô giáo,cán bộ và viên chức nhà trường trong hoạt động giáo dục và giảng dạy Từ đóthúc đẩy tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồngthời với thực hiện những chuẩn mực ĐĐNG, xây dựng những tấm gươngsáng về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ thầy giáo, côgiáo, cán bộ và viên chức trong nhà trường

Những nội dung về ý thức và sự tự giác nói trên của đội ngũ nhà giáo

về tự tu dưỡng rèn luyện, thực hiện đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn là yếu tố tácđộng có tính chất quyết định đối với hiệu quả quản lý hoạt động giáo dụcĐĐNN cho ĐNGV của mỗi nhà trường Đây là yếu tố mà chủ thể quản lý cầnđặc biệt quan tâm

Trang 33

1.3.4 Tác động từ tình hình thực tế về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên các trường trung học phổ thông hiện nay

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang tồn tại những giá trị đạođức tốt xấu đan xen nhau, những giá trị đạo đức tốt đang có xu hướng khẳngđịnh, được xã hội thừa nhận, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức đang tồn tại

và trở nên phức tạp Vì vậy tình hình thực tế về ĐĐNN của đội ngũ thầy côgiáo trong nhà trường phổ thông luôn có tác động rất lớn đến quản lý hoạtđộng giáo dục ĐĐNN cho đội ngũ nhà giáo Tác động này diễn ra ở hai chiềuhướng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, chiều hướng thứ nhất nếu tìnhhình thực tế về ĐĐNG là tốt hoặc chưa tốt thì sẽ tác động đến thuận lợi hoặckhó khăn trong quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN của chủ thể quản lý, chiềuhướng tác động thứ hai nếu quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN là có hiệu quảhoặc còn hạn chế bất cập thì sẽ tác động tới thực tế ĐĐNN của ĐNGV là tốthoặc chưa tốt

Tình hình thực tế về đạo đức của nhà giáo có ý nghĩa quan trọng tớiviệc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Người thầy giáo chân chínhdạy học trò không chỉ bằng vốn tri thức, hiểu biết, mà còn bằng chính nhâncách đạo đức trong sáng của mình, để cảm hoá, giáo dục học sinh “Dạy chữ”

là quan trọng, nhưng việc “dạy người” còn quan trọng hơn Mục đích của việchọc đã được UNESCO khẳng định: “Học để biết, học để làm, học để chungsống, học để khẳng định mình”, nói cách khác, học để làm người Cho nênngười học thường lấy hình ảnh các nhà giáo làm hình mẫu để noi theo Nhữngbài giảng nhiệt huyết, say mê; lương tâm cùng tinh thần trách nhiệm; sự tậntuỵ của nhà giáo; tấm gương học tập và rèn luyện cùng nhân cách trong sángcủa người thầy sẽ tạo một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn các thế hệ học sinh

1.3.5 Tác động từ môi trường sư phạm của nhà trường trung học phổ thông

Môi trường sư phạm trước hết phải là môi trường giáo dục lành mạnh,

có văn hoá mang tính khoa học và mô phạm, tạo cho nhà trường trở thành

Trang 34

một trung tâm đào tạo có chất lượng cao không chỉ về chuyên môn, tay nghề

mà còn là trung tâm GDĐĐ cho học sinh Phải làm cho học sinh ngày càng tựhào về mái trường mình đang học, về nghề nghiệp cao quý của thầy cô giáođang dạy mình, cũng như sự tôn vinh mà xã hội dành cho họ Muốn vậy mỗithầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Xây dựng kỉcương nền nếp dạy và học, nghiêm minh trong kiểm tra thi cử và trong đánhgiá Phải kiên quyết chống bệnh thành tích, nhận thức đúng thực tế chất lượngdạy và học để khắc phục những điểm còn yếu kém

Môi trường sư phạm là nơi tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ củanhững người làm công tác giáo dục Vì vậy, người lãnh đạo cần quan tâm tíchcực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện, tiện íchnhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò Đồng thời tạo nêntình cảm tốt đẹp của mỗi người khi nhớ về một thời cắp sách đến trường

Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhậphọc đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trườnggiáo dục Môi trường sư phạm thân thiện và tiện ích đòi hỏi người quản lý cầntạo ra một không gian xanh, sạch, đẹp, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cầnthiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục Thực tế, ở nhiều nơi dođiều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn và điều kiện mọi mặt có hạn, do đólàm cho các thành viên trong trường có tâm lý chán nản, chưa yên tâm gắn bóvới nhà trường và chưa thực sự tâm huyết với nghề dạy học

Môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tốt đẹp luôn có tác động rấtlớn đến chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dụcĐĐNN cho ĐNGV, có thể nói môi trường sư phạm tốt là điều kiện cần có để tổchức việc giáo dục ĐĐNN cho thầy cô giáo một cách thật sự có hiệu quả Tuynhiên, ở góc độ tác động của môi trường sư phạm đến quản lý hoạt động giáodục ĐĐNN cho ĐNGV thì phải kể đến vấn đề ứng xử và giao tiếp trong nhàtrường Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng xây dựng bầu không khí vui tươi

Trang 35

phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ,góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, cũng như gópphần hình thành nề nếp kỷ cương kỷ luật trong nhà trường ngày càng tốt hơn.

Để có những hành vi ứng xử có văn hoá cần đòi hỏi trước tiên ở thái độtôn trọng lẫn nhau từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lòng người khác.Trong nhà trường, ngoài cách ứng xử tốt đẹp giữa đồng nghiệp, người quản lýcần chú ý việc xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa giáo viên với họcsinh và giữa học sinh với nhau nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh,đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau Đặc biệt là trong quy tắc ứng xử giữagiáo viên với học sinh cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với phương châm “Thầymẫu mực, trò chăm ngoan” Đồng thời hết sức tránh tình trạng thầy trò cócách ứng xử thiếu tôn trọng lẫn nhau để đi đến những hậu quả đáng tiếc xảy

ra và gây tai tiếng cho ngành giáo dục

Trang 36

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG,

TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và giáo dục trung học phổ

thông thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

2.1.1 Khái quát chung về thành phố Sóc Trăng

Thành phố Sóc Trăng là một cấp hành chính, là thành phố thuộc tỉnh,trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và là đầu mối giao lưu kinh tếquan trọng của tỉnh Sóc Trăng Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồngbằng sông Cửu Long, nằm ở cuối lưu vực sông Mêkông, giáp các tỉnh TràVinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông Từ vị trí địa lý nhưvậy, thành phố Sóc Trăng có lợi thế ở vào vị trí có nhiều thuận lợi để giao lưuvăn hoá, phát triển kinh tế xã hội Với vị trí là trung tâm của vùng lãnh thổrộng lớn Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Sóc Trăng còn có điều kiện

để phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và du lịch

Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích

tự nhiên là 7.616,21ha; dân số 173.900 người, bao gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa,Khmer cùng sinh sống (trong đó có trên 60% người Kinh, người Khmerchiếm 23,4% và người Hoa chiếm 16,4%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bìnhquân giai đoạn năm 2006-2010 là 15,9% GDP bình quân đầu người tăngnhanh, từ 1.157USD tăng lên 1.863 USD Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàngnăm bình quân trên 18%, các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp đều đạt và vượt so với kế hoạch.Hàng năm thành phố huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, có 05trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 01 trường THPT), nhiều năm liềnthành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáodục tiểu học và THCS

Trang 37

Hệ thống chính trị từng bước được củng cố, đổi mới và nâng cao chấtlượng với hơn 87.000 lượt người tham gia vào các đoàn thể Nhiều năm liền,Đảng bộ thành phố Sóc Trăng được công nhận trong sạch vững mạnh, nhiềutập thể và cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Bằng khen, cờthi đua, danh hiệu thi đua các cấp.

Kết cấu hạ tầng trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư từngbước phục vụ cho phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện,quốc phòng và an ninh được giữ vững ổn định

2.1.2 Tình hình giáo dục trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng

Trên địa bàn thành phố Sóc Trăng hiện nay có 06 cơ sở và đơn vị giáodục công lập và dân lập có cấp THPT là: Trường THPT chuyên Nguyễn ThịMinh Khai, Trường THPT Hoàng Diệu, Trường THCS và THPT Lê HồngPhong, Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Trường THCS và THPTiSchool Sóc Trăng (trường dân lập, trước đây là THPT Lê Lợi hệ công lập) vàTrung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sóc Trăng

Tổng số giáo viên cấp THPT của 06 cơ sở và đơn vị giáo dục nói trên

là 524 người, trong đó người dân tộc Khmer 29 (chiếm 10,78%), tất cả đềuđạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trình độ tiến sĩ 01, thạc sĩ 16 Tỷ lệ giáoviên nữ chiếm 79% trong tổng số GV, nguồn đào tạo sư phạm đa số từTrường Đại học Cần Thơ, một số ít từ Trường Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăngliên kết đào tạo với các trường đại học

Ngành GD&ĐT của tỉnh đã tích cực triển khai Chương trình hành độngthực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lầnthứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diệnGD&ĐT Chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung cáccuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiếtthực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng đơn vị, địa phương, gắn với việc đổimới hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường Quan tâm là tốt việc rèn luyện

Trang 38

phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học

Đã từng bước đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lýđối với các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý,tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục điđôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý

Các cơ sở giáo dục trung học đã chủ động, linh hoạt trong việc thực hiệnchương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xâydựng được các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹnăng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,địa phương và khả năng của học sinh; việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy

và học đã đạt được kết quả quan trọng, phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh; tăng cường được kỹ năng thực hành; việc vận dụng kiến thức,

kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là cơ bản đáp ứng Đẩy mạnh ứngdụng một cách có hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy vàhọc Thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năngsống, hiểu biết xã hội, chấp hành pháp luật

Đối với giáo dục trung học phổ thông, trong những năm qua, các

trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đã triển khai thực hiệnnghiêm túc, có hiệu quả, đúng tiến độ với tinh thần trách nhiệm cao cácchương trình, kế hoạch công tác do Sở GD&ĐT ban hành Đa số các trườngTHPT đều chấp hành tốt các quy định, hướng dẫn của ngành, tăng cường việccải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo đủ đội ngũ cho hoạtđộng tại đơn vị; đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động

Hoạt động chuyên môn của các trường nề nếp và ổn định Các trường đều

có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học Công tác quản lý đội ngũ luônđược các trường quan tâm thực hiện, trong đó chú trọng nhất là giáo dục ĐĐNG

Trang 39

nói chung và đặc biệt là giáo dục ĐĐNN nói riêng Nhìn chung đội ngũ nhà giáocác trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có ý thức chấp hành vàthường xuyên tu dưỡng rèn luyện tốt về ĐĐNN của nhà giáo.

2.2 Thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng hiện nay

2.2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng

- Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát nhằm đánh giá thực trạng về ĐĐNN của ĐNGV

và việc quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho ĐNGV của các trường THPTtrên địa bàn thành phố Sóc Trăng hiện nay khách quan, trung thực

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng ĐĐNN và QLGD đạo đức nghềnghiệp cho đội ngũ GV nhằm làm căn cứ để xác định cơ sở thực tiễn cho việcxây dựng các biện pháp QLGD ĐĐNN cho đội ngũ GV của các trường THPTtrên địa bàn thành phố Sóc Trăng

-Đối tượng và địa bàn khảo sát

Đối tượng và số lượng cụ thể: khảo sát là 285 người, gồm: Lãnh đạocác nhà trường (22); Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn các trường (63); Uỷviên Ban Chấp hành các Đoàn trường (58), các Tổ trưởng, Tổ phó tổ chuyênmôn các trường (66); Các Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường (56); cáclực lượng xã hội (20) và 315 GV của 05 trường THPT trên địa bàn thành phố

Chúng tôi tiến hành khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn thànhphố Sóc Trăng, gồm: Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, TrườngTHPT Hoàng Diệu, Trường THCS và THPT Lê Hồng Phong, Trường THPTDân tộc nội trú Huỳnh Cương, Trường THCS và THPT iSchool Sóc Trăng

- Nội dung khảo sát

+ Thực trạng đạo đức, giáo dục ĐĐNN cho giáo viên ở các trườngTHPT thành phố Sóc Trăng hiện nay

Trang 40

+ Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho GV của các chủthể quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng hiện nay

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN chogiáo viên ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng hiện nay

- Phương pháp khảo sát

Xây dựng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạtđộng giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT thành phố Sóc Trăng Tổng kếtkinh nghiệm của hiệu trưởng các trường THPT trên đại bàn thành phố SócTrăng về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho GV THPT thànhphố Sóc Trăng Thông qua các hoạt động của nhà trường, các chương trìnhhoạt động ngoại khóa, hoạt động của các tập thể lớp quan sát nhằm tìm hiểucông tác quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT thành phốSóc Trăng Nghiên cứu các văn bản giáo dục để có cơ sở khoa học đề xuấtbiện pháp quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên THPT thành phốSóc Trăng một cách phù hợp, hiệu quả Sử dụng các công thức toán thống kê

để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét khoa học

- Thời gian khảo sát

Từ 01/01/2015 đến 10/02/2015 tại các Trường: THPT chuyên NguyễnThị Minh Khai, THPT Hoàng Diệu, THCS và THPT Lê Hồng Phong, THPTDân tộc nội trú Huỳnh Cương, THCS và THPT iSchool Sóc Trăng

2.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng

- Về nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng đối với giáo dục ĐĐNN

Ngày đăng: 07/06/2017, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w