1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý GIÁO dục QUẢN lý GIÁO dục đạo đức CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG KIM LIÊN, hà nội

123 549 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị, t¬¬ư tư¬¬ởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chư¬¬a đ¬ược ngăn chặn, đẩy lùi mà còn diễn biến phức tạp” 8, tr.173. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đ¬ược Đại hội chỉ ra là: “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống” 8, tr.216. Đây là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thế giới có nhiều biến động phức tạp nh¬ư hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 14

1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường

1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội 26

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIM LIÊN, HÀ

2.1 Khái quát về Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội 332.2 Thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đứccho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội 342.3 Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế trong giáo dục đạo đức

và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung

Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

3.1 Những yêu cầu trong xây dựng biện pháp quản lý giáo dụcđạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim

3.2 Những biện pháp cơ bản quản lý giáo dục đạo đức cho họcsinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội hiện nay 613.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 85

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ

XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,

Trang 2

lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng thamnhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngănchặn, đẩy lùi mà còn diễn biến phức tạp” [8, tr.173] Một trong những giảipháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo được Đại hội chỉ ra là:

“nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống” [8, tr.216] Đây là

vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thế giới cónhiều biến động phức tạp như hiện nay

Sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càngcao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải tạo ra những conngười ngày càng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú

về tinh thần và trong sáng về đạo đức GDĐĐ cho học sinh THPT là một bộphận hữu cơ của quá trình giáo dục, có tính chất cốt lõi, nền tảng của công tácgiáo dục thế hệ trẻ, góp phần bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về các giá trịchuẩn mực đạo đức xã hội, định hướng cho các em những chuẩn mực, giá trịđạo đức phù hợp với xã hội mới và truyền thống văn hóa của dân tộc, giúpcác em phát triển hài hòa về nhân cách và trở thành một công dân tốt Muốnnâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT đòi hỏi phải thực hiện đồng

bộ nhiều giải pháp, trong đó quản lý tốt hoạt động GDĐĐ cho học sinh giữ

vai trò then chốt, góp phần thực hiện mục tiêu “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [23, tr.8].

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục, quản lý GDĐĐ cho họcsinh Trường THPT Kim Liên Hà Nội đã được cấp uỷ, BGH nhà trường quantâm và đạt được những chuyển biến tích cực Nội dung, hình thức, PPGD,quản lý GDĐĐ ngày càng được đổi mới và đi vào chiều sâu Về cơ bản học

Trang 3

sinh đã có nhận thức, thái độ, hành vi đúng với các giá trị, chuẩn mực đạođức, tích cực tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống Tuy nhiên, trên thực tế,việc GDĐĐ cho học sinh trong quá trình dạy học - giáo dục của Nhà trườngcòn chưa được chú trọng đúng mức Một bộ phận học sinh có nhận thức thiênlệch giữa học tập và rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống,

mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân,lập nghiệp; có những tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích Thêm vào

đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phimảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan niệm về tìnhbạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưađược trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này

Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện nhiệm

vụ dạy học - giáo dục ở Trường THPT Kim Liên, Hà Nội hiện nay Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do công tác giáo dục và quản lýGDĐĐ cho học sinh của Nhà trường còn những hạn chế, bất cập; nhận thức

về quản lý GDĐĐ cho HS ở một bộ phận GV, CBQL giáo dục còn chưa đầy

đủ và thống nhất; Nhà trường còn chưa có những chương trình, nội dunghướng dẫn quản lý, giảng dạy, GDĐĐ cụ thể cho học sinh Bên cạnh đó, côngtác GDĐĐ còn chưa huy động được một cách rộng rãi các lực lượng xã hộicùng tham gia với nhà trường Ngoài ra, việc đánh giá kết quả GDĐĐ cho họcsinh còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa thống nhất giữa các nhà trường phổthông Những hạn chế trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDĐĐ chohọc sinh và chất lượng dạy học - giáo dục ở Trường THPT Kim Liên, Hà Nội

Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Kim Liên, Hà Nội ” làm đề tài nghiên

cứu của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trang 4

Đạo đức là một hình thức ý thức xã hội, có vai trò quan trọng trong bất

kỳ xã hội nào từ trước đến nay Do đó, từ xa xưa con người đã rất quan tâmnghiên cứu đạo đức, xem nó như động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cáchcon người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Ở phương Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469 – 399 TCN) chorằng cái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tínhthiện ấy được lan toả thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định đượcchuẩn mực đạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với PP nhậnthức khoa học [38, tr.34]

Khổng Tử (551 - 478 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc.Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh”, trong đó “Nhân” - Lòngthương người - là yếu tố hạt nhân, là yếu tố cơ bản nhất của con người Đứngtrên lập trường coi trọng GDĐĐ, Ông có câu nổi tiếng truyền lại cho đếnngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn”

Thế kỷ XVII, Komemxky - Nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã cónhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”.Komemxky đã chú trọng PH môi trường bên trong và bên ngoài để GDĐĐcho HS [21, tr.27]

Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiêncứu về GDĐĐ như: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky… Nghiên cứu choviệc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạođức và GDĐĐ cho cán bộ, HS Bác cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, lànền tảng của người cách mạng Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo GDĐĐcách mạng cho đoàn viên và thanh niên, HS thành những người thừa kế xâydựng CNXH vừa có “đức” vừa có “tài”

Ở Việt Nam liên quan đến đạo đức, GDĐĐ và quản lý GDĐĐ có nhiềucông trình khoa học bàn đến, có thể khái quát theo các hướng nghiên cứuchính như sau:

Trang 5

* Hướng nghiên cứu về GDĐĐ

Khi nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ các tác giả đã đề cập đến mụctiêu, nội dung, PP GDĐĐ Tiêu biểu phải kể đến công trình nghiên cứukhoa học cấp nhà nước được tổng kết trong tác phẩm “ Về phát triển toàndiện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” – do Phạm MinhHạc chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, 2001) Lần đầu tiên trong lịch sử,khái niệm đạo đức được thoát khỏi tư duy sao chép, xác định chuẩn mựcgiá trị đạo đức không chỉ là quan hệ con người với con người mà trên 5quan hệ (với bản thân, với người khác, với công việc, với môi sinh và lýtưởng của cộng đồng)

Về mục tiêu GDĐĐ, tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang bị chomọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn,kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ; rènluyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, cóthói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tíchcực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước” [12, tr.168-170] Ông đã nêu lên sáu giải pháp GDĐĐ con ngườiViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, trong

đó có: “Tiếp tục đổi mới nội dung hình thức GDĐĐ trong các trường học,cũng cố ý tưởng GDĐĐ ở nhà truờng trong việc GDĐĐ cho mọi người Kếthợp chặt chẽ với GDĐĐ với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của cơquan thi hành pháp luật Tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước

và các phong trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết là cán

bộ, đảng viên, cho thầy trò các trường học ” [12, tr.72]

Tác giả Hà Nhật Thăng với nghiên cứu “Giáo dục hệ thống giá trị đạođức nhân văn (1998) Cuốn tài liệu được nhiều người biết đến bởi tác giả đã

Trang 6

nêu lên được hệ thống giá trị đạo đức nhân văn của con người Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay [26, tr.26]

Tác giả Phạm Khắc Chương đã đi sâu bàn về GDĐĐ trong tác phẩm

“Chi nam nhân cách học trò” (1992), Nxb ĐHSP Hà nội (2000) và tác phẩm

"Một số vấn đề GDĐĐ và GDĐĐ ở trường phổ thông”, Nxb Giáo dục (1995)

Tác giả Đặng Vũ Hoạt (1992), trong công trình nghiên cứu “Đổi mớihoạt động GVCN lớp với việc GDĐĐ cho sinh viên”, Tập san nghiên cứugiáo dục, số 8 Ông đã đi sâu nghiên cứu vai trò của GVCN trong quá trìnhGDĐĐ cho học sinh và đưa ra một số định hướng cho GVCN trong việc đổimới nội dung, cải tiến PP GDĐĐ cho học sinh ở nhà trường phổ thông

Tác giả Nguyễn Kim Bôi (2012) nghiên cứu về “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh THPT Trần Đăng Ninh - Hà Tây” Từ

thực trạng đạo đức của học sinh của nhà trường mà tác giả coi là tiêu biểu chođặc điểm của nhiều trường ở nông thôn Việt Nam, tác giả đã đưa ra một sốgiải pháp để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT

Bên cạnh đó, có nhiều công trình bàn về chuẩn mực đạo đức của conngười Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Viết Chức (chủ biên 2001), “Đạo đức,lối sống và đời sống văn hóa Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước”, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn ThanhDuy (2004) “Văn hóa đạo đức, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Vănhóa - Thông tin, Hà Nội Đặc biệt, trong 2 công trình nghiên cứu của tác giảHuỳnh Khái Vinh, “Việt Nam tinh hoa đạo đức” (2001), Nxb Hà Nội và “Một

số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” (2001), Nxb CTQG, HàNội Tác giả đã đề cập đến vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức, chuẩn mực,giá trị xã hội, mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội truyềnthống và cách mạng, những kinh nghiệm và bài học của một số nước, thựctrạng, phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống đạo đức,chuẩn giá trị trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa [37, tr.56]

Trang 7

Tác giả Đỗ Đình Dũng với đề tài "Hệ thống biện pháp GDĐĐ cho họcsinh đào tạo sĩ quan Phòng không - Không quân ở Học viện Phòng - KhôngKhông quân hiện nay”, Luận văn thạc sĩ GDH năm 2006 Công trình đãnghiên cứu đề xuất các biện pháp về đổi mới nhận thức về GDĐĐ; đổi mới vềnội dung, PP GDĐĐ; đa dạng hóa hình thức tổ chức GDĐĐ; xây dựng mộitrường sư phạm thuận lợi cho việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học viên.

Ngoài ra một số luận án tiến sĩ cũng trực tiếp bàn về vấn đề GDĐĐnhư: "Những giải pháp GDĐĐ cho sỹ quan Biên phòng ở đơn vị cơ sở trongtình hình hiện nay”(2001), Luận án tiến sỹ GDH của tác giả Trần Ngọc Tuân;

"GDĐĐ nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong các nhà trường quân sựhiện nay” (2010), Luận án tiến sỹ GDH của tác giả Nguyễn Bá Hùng

Ngoài ra, còn nhiều bài báo viết về đạo đức và GDĐĐ, tiêu biểu có cáccông trình “Đạo đức người thầy Việt Nam xưa và nay”(2006), của tác giảNguyễn Thị Thọ, Tạp chí Giáo dục, số 150 “Những ảnh hưởng của nền kinh tếthị trường tới đạo đức nghề nghiệp cùa nhà giáo"(2007), tác giả Nguyễn AnhTuấn, Tạp chí Giáo dục, số 182 “Không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức nhàgiáo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”(2008), tác giả Trần Nguyễn KhánhPhong, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3 “Đạo đức nhà giáo và vấn đề thể chếhoá”(2008), tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 30 Tácgiả Trần Xuân Trường với công trình “Đạo đức cách mạng và sự nghiệp đổimới’’(2001), Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1

* Hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ cho giáo viên, học sinh, sinh viên

Tiêu biểu có công trình của tác giả Lê Thị Thu (2005), “biện pháp quản

lý GDĐĐ cho sình viên Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Hải Dương Tácgiả Đặng Văn Chiến với đề tài: "Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinhTHPT ở cụm trường Gia Lâm" (2006) Tác giả Trần Thế Hùng (2006) với Đềtài: "Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT

Trang 8

Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh" Tác giả Trần Văn Hy với đề tài: "Biệnpháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh THPT ở huyện Tân Hiệp, tỉnh KiênGiang" (2008) Tác giả Lê Quang Thà với công trình “Tổ chức phối hợp cáclực lượng GDĐĐ cho học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự”,Luận văn thạc sỹ QLGD, năm 2008 Nội dung của những công trình này đã

đề cập những vấn đề cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục nhà trường, các tácgiả đã chỉ ra những nội dung cơ bản của quản lý GDĐĐ cho học sinh, sinhviên; phân tích các yếu tố tác động đến công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh,sinh viên Các công trình trên cũng đã đề cập đến các giải pháp và đều nhấnmạnh cần phải nâng cao nhận thức cho các đối tượng giáo dục; đổi mới nộidung, hình thức GDĐĐ; xây dựng môi trường giáo dục và phối hợp giữa giađình, nhà trường và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh, sinh viên

Từ góc độ của nhà quản lý, trong công trình “Biện pháp quản lý GDĐĐtruyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp củahiệu trưởng trường THPT Thành phố Hà Nội” (2010), tác giả Đỗ Thị ThanhThủy đã đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho

HS, tuy nhiên tác giả chỉ bàn đến vấn đề quản lý GDĐĐ thông qua hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp Ngoài ra, còn nhiều công trình của các tác giả theohướng này, tiêu biểu có Tác giả Nguyễn Hữu Tân (2010), “Quản lý hoạt độngGDĐĐ trong mối quan hệ phối giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở TrườngTHPT Tân Yên 2 - Tỉnh Bắc Giang”; Luận văn thạc sĩ QLGD của tác giả ChuMạnh Cường (2010), “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tưtưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chínhtỉnh Thái Nguyên” Tác giả Phạm Thanh Bình với đề tài: "Quản lý hoạt độngGDĐĐ cho học sinh THPT Quận cầu Giấy thành phố Hà Nội" (2012)

Tác giả Nguyễn Thế Vinh với đề tài ‘‘Quản lí quá trình GDĐĐ cho họcviên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay”(2012), luận văn thạc sỹ QLGD.Công trình nghiên cứu này đã nêu ra năm biện pháp tổ chức một cách khoahọc quá trình GDĐĐ; kế hoạch hóa quá trình GDĐĐ phát huy vai trò của các

Trang 9

tổ chức, các giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục, thường xuyên kiểm trađánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh.

Tóm lại: Các công trình khoa học của các tác giả nêu trên là những định,

gợi mở quan trong giúp tác giả xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.Các công trình đó đã đề cập và luận giải nhiều khía cạnh của vấn đề đạo đức,GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh, sinh viên Đồng thời, đưa ra nhữnggiải pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh, sinh viên ở các nhà trường hiện nay.Tuy nhiên những công trình trên đây chủ yếu mới chỉ dừng lại ở nhận xét, nhậnđịnh có tính chất chung nhất, chưa nêu rõ các đặc điểm, nguyên nhân, cáchthức triển khai công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh, sinh viên một cách bàibản, có kế hoạch, có hệ thống, mang tính hiệu quả và tính bền vững Chính vìvậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Trường THPT KimLiên, Hà Nội là đề tài đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn GDĐĐcũng như xu hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý GDĐĐ cho học sinh; đề xuấtcác biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường THPT Kim Liên, Hà Nội,góp phần nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục của Nhà trường

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý GDĐĐ cho học sinh

trường THPT

- Đánh thực trạng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường THPT

Kim Liên, Hà Nội hiện nay

- Đề xuất các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường THPT Kim

Liên, Hà Nội hiện nay

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Trang 10

Quản lý giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh Trường THPTKim Liên, Hà Nội.

* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường THPT Kim Liên, Hà Nội.

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý GDĐĐ cho

học sinh Trường THPT Kim Liên, Hà Nội hiện nay

Các số liệu điều tra, khảo sát được tính từ năm 2011 cho đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý GDĐĐ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọngcủa Trường THPT Kim Liên, Hà Nội hiện nay Đồng thời, điều này cũng là nộidung, yếu tố thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện họcsinh, chất lượng giáo dục và dạy học của Nhà trường Tuy nhiên, đây là vấn đềvẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập Nếu các chủ thể giáo dục và chủ thể quản

lý đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn một cách đầy

đủ về quản lý GDĐĐ cho học sinh; đồng thời đề xuất được những biện phápquản lý GDĐĐ cho học sinh, như: nâng cao nhận thức; tổ chức giáo dục khoahọc chặt chẽ và đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ có tính đồng bộ, khả thi

, thì sẽ quản lý được hoạt động GDĐĐ cho học sinh Trường THPT Kim

Liên, Hà Nội, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, góp phần thiết thực vàonâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học - giáo dục của Nhà trường

6 Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở PP luận duy vật biện chứngcủa chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh vàcác quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo, nhất là các nội dungxung quanh đến đạo đức, GDĐĐ cho học sinh hiện nay Trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả tiếp cận vấn đề theo quan điểm hệ thống - cấu trúc;

Trang 11

quan điểm phức hợp: hoạt động giá trị nhân cách; quan điểm lịch sử

-lô gíc; quan điểm thực tiễn

* Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài, tác giả vận dụng tổng hợp các PP nghiên cứu khác nhau,

cụ thể là các PP nghiên cứu:

* Các Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Bao gồm các PP: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệthống hoá các vấn đề thông qua sự nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận,chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội

- Phương pháp tọa đàm trao đổi: Xây dựng mẫu hỏi và tổ chức tọa đàm,trao đổi với học sinh, giáo viên, CBQL Trường THPT Kim Liên Hà Nội

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, các chuyêngia giáo dục và giáo viên có uy tín, kinh nghiệm

- Phương pháp khảo nghiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạchkhảo nghiệm tại Trường THPT Kim Liên, Hà Nội

- Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng PP toán thống kê để xử lí các số liệu

điều tra

7 Ý nghĩa của đề tài

Trang 12

Bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về GDĐĐ; quản lý GDĐĐ cho

học sinh Trường THPT Đồng thời, đề xuất các biện pháp có tính đồng bộ,

khả thi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường

THPT Kim Liên, Hà Nội hiện nay

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp những cứ liệu, luận cứxác đáng cho Nhà trường để chỉ đạo, thực hiện GDĐĐ cho học sinh có cơ sởkhoa học và thực tiễn

Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các thầy cô giảng dạy các mônhọc có liên quan đến giáo dục chính trị, đạo đức, GDCD

8 Kết cấu của đề tài

Đề tài kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương (9 tiết), kết luận và kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

* Đạo đức

Đạo đức là một phạm trù được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứunhư: triết học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, giá trị học…mỗi lĩnh vực có một cách tiếp cận riêng và đã tạo ra một hệ thống lý luận rấtphong phú và sâu sắc

Dưới góc độ Triết học: "đạo đức là một trong những hình thái sớmnhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điềutiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng.Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mọingười bằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ

và danh dự" [18]

Dưới góc độ Đạo đức học: "đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặcbiệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyêntắc, chuẩn mực xã hội" [18]

Dưới góc độ Giáo dục học: "'đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặcbiệt bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan

hệ của con người với con người" [12]

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì đạo đức: "là phép tắc về quan hệ giữangười với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội" [34]

Theo quan điểm Mác - Lênin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,

có nguồn gốc từ lao động, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cộng đồng xãhội Đạo đức phản ánh và chị sự chi phối của tồn tại xã hội Mỗi phương thứcsản xuất lại làm nảy sinh một dạng đạo đức tương ứng và do vậy đạo đức cótính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc

Trang 14

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, thì kháiniệm "Đạo đức" cũng có thay đổi theo tư duy và nhận thức mới Tuy nhiên,không có nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là cácgiá trị đạo đức mới Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, các giá trị đạođức hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộcvới xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại Đó là tinh thần cần cù laođộng, sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội,sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có nếp sống văn minh lànhmạnh, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả Đạo đức là một hìnhthái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế vật chất xã hội, đồngthời nó cũng có quan hệ tương tác với các hình thái ý thức xã hội khác nhưpháp luật, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học…

Các quan niệm về đạo đức kể trên tuy có cách hiểu khác nhau tùy theogóc độ tiếp cận, nhưng về mặt tổng quát đều có những điểm cơ bản thốngnhất như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội,phản ánh hiện thực đời sống xã hội Đây là một phương thức điều chỉnh hành

vi của con người, giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn theo tiểu chuẩncủa xã hội, giúp xã hội ngày càng phát triển hơn Đạo đức là một hệ các giátrị, các quy tắc, các chuẩn mực mà mọi người phải tuân thủ theo trong mốiquan hệ giữa cá nhân với các nhân, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội

Tóm lại đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống những

nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá vàđiều chỉnh hành vi của cá nhâu trong quan hệ xã hội, với người khác, với bảnthân, làm cho hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích xã hội

* Giáo dục đạo đức

Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt “GDĐĐ là quá trình biếncác chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhânthành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thóiquen của người được giáo dục” [10]

Trang 15

“GDĐĐ là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ

thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức)

phù hợp với yêu cầu của xã hội” [17]

GDĐĐ là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếpnhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hoá những nhu cầucủa xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân GDĐĐ được thựchiện trong gia đình, nhà trường và trong môi trường xã hội, với những hìnhthức đa dạng và những PP phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trường cómột vị trí đặc biệt quan trọng

Ngày nay, GDĐĐ cho học sinh là GDĐĐ xã hội chủ nghĩa Nâng caochất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinhthần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập,

có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôntrọng pháp luật Đó là quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, không gian, từmọi phương diện, mọi lực lượng trong xã hội Trong đó, nhà trường đóng vaitrò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức học sinh; Là mộtquá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách dướitác động, ảnh hưởng có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có sự lựa chọn vềnội dung, PP, hình thức

GDĐĐ trong trường phổ thông là một bộ phận của của quá trình giáodục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáodục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và giáodục hướng nghiệp nhằm hình thành cho học sinh niềm tin, thói quen, hành vi,chuẩn mực về đạo đức GDĐĐ học sinh là quá trình tác động tới học sinh củanhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tìnhcảm, niềm tin đạo đức và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành viđạo đức trong đời sống xã hội Song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủđạo định hướng

Trang 16

Từ cách hiểu trên, có thể quan niệm, GDĐĐ cho học sinh THPT là quá trình tác động liên tục có mục đích, có kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến học sinh nhằm hình thành ở các em ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội.

Bản chất GDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục

và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng, tạo lập tìnhcảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen, hành vi văn minh trongcuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội

Trong quá trình giáo dục nhà giáo dục và đối tượng giáo dục có quan

hệ tương tác; những tác động của nhà giáo dục đóng vai trò định hướng, sựtiếp nhận và chuyển hoá có ý thức các giá trị của đối tượng giáo dục đóngvai trò quyết định sự thành công của quá trình giáo dục Ở nhà trường phổ

thông, GDĐĐ là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp uỷ, BGH nhà trường,

mà trực tiếp là của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và củacác lực lượng giáo dục khác để nhằm hình thành cho học sinh những trithức đạo đức, chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo đức, tình cảm đạo đức, sựđánh giá về đạo đức, từ đó góp phần hình thành ở người học các quan hệđạo đức và hành vi đạo đức đúng đắn, tạo nên nền tảng vững chắc cho sựphát triển toàn diện nhân cách

Mục tiêu GDĐĐ Mục tiêu của GDĐĐ là quá trình chuyển hoá

những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạođức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ dúng đắn tronggiao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quenchấp hành cá quy định của pháp luật

Nhiệm vụ GDĐĐ học sinh THPT: Giáo dục cho học sinh nhận thức đúng

đắn các chuẩn mực đạo đức, những giá trị chân chính của các chuẩn mực đó.Đồng thời, khơi dậy ở học sinh những rung động, những tình cảm đối với hiện

Trang 17

thực xung quanh, có thái độ rõ ràng với những hành vi đạo đức của bản thân

và của mọi người trong xã hội Qua đó, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đứcđúng đắn cho học sinh

Nội dung GDĐĐ Nội dung GDĐĐ cho học sinh thể hiện trong hệ

thống những giá trị đạo đức nhân văn, có ý nghĩa rất quan trọng trong quátrình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Nội dungGDĐĐ cho học sinh bao gồm các chuẩn mực và qui tắc đạo đức về mục đíchcuộc sống bản thân, về lối sống cá nhân, về các mối quan hệ trong gia đình,trong tập thể và ngoài xã hội, về cuộc sống lao động sáng tạo, về nghĩa vụ laođộng và bảo vệ Tổ quốc

Phương pháp GDĐĐ, là cách thức tác động của các nhà giáo dục

lên đối tượng giáo dục những chuẩn mực đạo đức cần thiết, phù hợp vớinền đạo đức xã hội PP GDĐĐ cho học sinh THPT rất đa dạng và phongphú Các nhà giáo dục và quản lý giáo dục phải vận dụng linh hoạt chophù hợp với mục đích, đối tượng và tình huống cụ thể như thuyết phục;nêu gương; đối thoại, tranh luận; tổ chức rèn luyện, hình thành thói quenhành vi tốt đẹp, tạo tình huống giáo dục; đòi hỏi sư phạm; PP thi đua,khen thưởng, trách phạt…

Hình thức GDĐĐ GDĐĐ cho học sinh THPT là một phận của quá

trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành thông qua các hình thức như:Thông qua giảng dạy học tập môn GDCD và các bộ môn khác theochương trình; thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,hoạt động ngoại khoá, tham quan dã ngoại; thông qua các buổi sinh hoạttruyền thống, sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần; thông qua cácphong trào thi đua của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; qua hoạtđộng văn hoá, văn nghệ; qua hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa vàGDĐĐ bằng cách “củng cố tăng cường giáo dục ở gia đình và cộng đồng,kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường”

Trang 18

1.1.2 Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông

* Quản lý

Theo nghĩa rộng, “quản lý là hoạt động có mục đích của con người Quản

lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động củanhững người khác nhằm thu được kết quả mong muốn” 19 Quản lý còn đượchiểu là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đốitượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhấtđịnh Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướngdẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mụcđích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan 28

Ở góc độ khác, tác giả Trần Kiểm cho rằng Quản lý là nhằm phát huy

sự nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thànhnhững thành tựu của xã hội Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mụcđích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuậnlợi và đạt tới mục đích dự kiến 19

Mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận và khái niệm khác nhau về quản

lý, song nhìn chung các định nghĩa đều thể hiện: Quản lý là một hoạt độngluôn có trong quá trình lao động xã hội Lao động quản lý là điều kiệnquan trọng làm cho xã hội loài người tồn tại và phát triển Nó được tiếnhành trong một tổ chức hay một hệ thống xã hội Đó là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạtđược mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường Quản lývừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Bởi thế, trong quá trình thực hiện hoạtđộng quản lý, người CBQL phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo đểchỉ đạo hoạt động của tổ chức một cách khoa học nhằm đạt được mục đích

đề ra của tổ chức

Trang 19

Như vậy, quản lý là quá trình chủ thể quản lý tác động vào đối tượngquản lý nhằm huy động, sử dụng, điều chỉnh các nguồn lực (nhân lực, tài lực,vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất

* Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý quản lýđến tất cả mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục nhàtrường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáodục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

Ở các cơ sở giáo dục, thì “quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tựgiác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thểquản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh vàcác giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệuquả mục tiêu giáo dục của nhà trường” 5 Tiêu điểm của nhà trường là quá trìnhgiáo dục nên cũng có thể hiểu quản lý giáo dục thực chất là những tác động củachủ thể quản lý vào quá trình giáo dục được tiến hành bởi tập thể giáo viên và họcsinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các xã hội nhằm hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

GDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể của nhà trường.Đây cũng là một trong những nội dung quản lý quan trọng đặc biệt của Hiệutrưởng ở các trường phổ thông hiện nay

Quản lý GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể giáodục lên đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra Đây làquá trình chủ đạo, điều hành hoạt động GDĐĐ của chủ thể giáo dục tác độngđến đối tượng giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh,đảm bảo quá trình GDĐĐ đúng hướng, phù hợp với những chuẩn mực, quytắc đạo đức được xã hội thừa nhận

Trang 20

Quản lý GDĐĐ cho học sinh còn là một quá trình huy động các lựclượng giáo dục, các điều kiện phương tiện giáo dục, phù hợp các môi trườnggiáo dục, giúp học sinh có được tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hìnhthành hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Từ cách tiếp cận trên, đề tài cho rằng: Quản lý GDĐĐ cho học sinh THPT là sự tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đối với toàn bộ quá trình GDĐĐ cho học sinh, nhằm đảm bảo cho quá trình GDĐĐ diễn ra theo đúng

kế hoạch và đạt được hiệu quả tối ưu đáp ứng mục tiêu, yêu cầu dạy học giáo dục của các trường phổ thông.

-Về bản chất, quản lý GDĐĐ cho học sinh là quá trình tác động có địnhhướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình GDĐĐ nhằmthực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ đề ra Như vậy, Quản lý GDĐĐ cho họcsinh là những tác động có tính hướng đích, không bó hẹp trong quá trình dạyhọc, mà là tổng hợp các hoạt động sư phạm, đồng thời quản lý quá trình GDĐĐcũng không tách rời quản lý các nội dung học tập khác như văn hoá, chính trị,pháp luật, kỷ luật mà chúng đan xen vào nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung chonhau nhằm giáo dục phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh

Mục tiêu quản lý GDĐĐ cho học sinh Là những kết quả dự kiến sẽ đạt

được do quá trình vận động của đối tượng quản lý dưới sự tác động của chủthể quản lý; sự thống nhất trong nhận thức tư tưởng và hành động của chủ thể

và đối tượng quản lý Mục tiêu của quản lý GDĐĐ cho học sinh là làm choquá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ.Qua đó, giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xã hội nhậnthức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý GDĐĐ, nắm vữngquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề pháttriển con người toàn diện, có thái độ, hành vi phù hợp đối với công tác quản

lý GDĐĐ Điều quan trọng nhất của việc quản lý GDĐĐ cho học sinh là làmcho quá trình GDĐĐ tác động đến người học để hình thành cho các ý thức,

Trang 21

tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập những thói quen, hành vi đạo đức thểhiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.

Chủ thể quản lý GDĐĐ cho học sinh: Chủ thể quản lý là tập thể, cá

nhân được tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp tronglãnh đạo, QLGD, rèn luyện học sinh trong suốt quá trình dạy học – giáo dục ởnhà trường phổ thông Do đó, chủ thể quản lý GDĐĐ cho học sinh trườngTHPT là: các cấp uỷ, BGH nhà trường; các cơ quan chức năng, tổ bộ môn;đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD trong nhà trường; các tổ chức đoàn thể chínhtrị xã hội ở địa phương; gia đình học sinh; các tập thể học sinh, tự quản lý củahọc sinh Trong những chủ thể quản lý nói trên thì cấp ủy, BGH nhà trường,đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường là chủ thể trực tiếp,thường xuyên và quan trong nhất

Khách thể quản lý GDĐĐ: Là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác

động, điều khiển, quản lý của chủ thể lãnh đạo, quản lý trong suốt quá trìnhhọc tập, rèn luyên ở nhà trường Như vậy, học sinh và tập thể học sinh vừa làkhách thể (đối tượng chịu sự quản lý của chủ thể) vừa là chủ thể trong quátrình tổ chức tự quản lý, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân

Nội dung quản lý: Bao gồm quản lý việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ; thực

hiện nội dung, PP, hình thức GDĐĐ; quản lý; quản lý kiểm tra, đánh giá kết quảGDĐĐ; quản lý sự PH các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong GDĐĐ chohọc sinh; quản lý quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện của học sinh; quản lý các điềukiện đảm bảo cho quá trình GDĐĐ

Phương pháp quản lý GDĐĐ: bao gồm toàn bộ những cách thức, biện

pháp tác động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệthống công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định Hệthống công cụ quản lý gồm: các chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức đảng;pháp luật của Nhà nước; điều lệ trường THPT; quy chế GDĐT và chươngtrình, kế hoạch, mệnh lệnh của chỉ huy các cấp Sử dụng đồng bộ nhiều PP

Trang 22

quản lý, song cần tập trung vào ba PP chủ yếu, đó là: PP hành chính; PP tâm

lý xã hội; PP kích thích bằng vật chất, tinh thần

1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông

1.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh là việc làm quan trọng,cần thiết trong công tác quản lý giáo dục Đây là một quá trình xác địnhnhững mục tiêu và các biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh giúp người quản lý tư duy mộtcách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, phát huy mọinguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức GDĐĐ cho học sinh có hiệuquả hơn

Khi lập kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh, người CBQL cần lưu ý:Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu GD trong nhàtrường; nắm vững thực trạng đạo đức học sinh và công tác GDĐĐ của nhàtrường hiện tại; phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp và kếhoạch hoạt động GD khác; lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng,thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm, sinh lý học sinh để đạt hiệu quả giáodục cao; thành lập Ban đức dục, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thànhviên trong Ban đức dục để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc GDĐĐcho học sinh và xây dựng kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng, năm

1.2.2 Chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Cấp ủy, BGH nhà trường cần triển khai việc bố trí nhân lực cho côngtác GDĐĐ cho học sinh một cách hợp lý Phát huy vai trò của Ban đức dụctrong tư vấn cho BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình,kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường Người Hiệu trưởngcần đưa ra những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa

Trang 23

phương và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để công tác GDĐĐ cho học sinhtrong trường THPT đạt hiệu quả cao Không những thế, người CBQL cần bốtrí, thu xếp về tài lực, vật lực để công tác GDĐĐ cho học sinh có điều kiệntriển khai hiệu quả.

Để công tác GDĐĐ thực sự được triển khai theo đúng quy trình sưphạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra, người CBQL cần hướng dẫn các tổchức trong và ngoài nhà trường, CB, GV, NV trong nhà trường cách thứcthực thi kế hoạch, đặc biệt chú trọng việc đổi mới nội dung, hình thức, PPGDĐĐ cho phù hợp Chú trọng quản lý nâng cao chất lượng dạy học mônGDCD, tích hợp GDĐĐ trong các môn học khác và trong các hoạt độngngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá…Ngoài ra, người Hiệu trưởng phảiluôn để ý, giám sát các hoạt động GDĐĐ được thực hiện bởi các tổ chức, cánhân trong và ngoài nhà trường để điều chỉnh, động viên, kích thích và uốnnắn việc thực thi kế hoạch đề ra

1.2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ học sinh khâu cuối cùng của hoạt độngGDĐĐ Thực chất quản lý kết quả GDĐĐ là hoạt động kiểm tra, đánh giá mứcđạt được của mục tiêu GDĐĐ ở từng giai đoạn và tổng thể chương trình

Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ là quá trình chủ thểquản lý tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng của toàn bộ quá trình GDĐĐtheo những tiêu chí về mục tiêu, yêu cầu của chương trình, nội dung và kếhoạch GDĐĐ đã được xác định trong từng tuần, tháng, học kỳ, năm học.Kiểm tra, đánh giá phải chính xác, khách quan, toàn diện, công khai và côngbằng, căn cứ vào các tiêu chí đã được xác định, loại bỏ các yếu tố chủ quan,tranh tư tưởng nể nang, thành tích Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảGDĐĐ không dừng lại ở kết quả cuối cùng mà tiến hành kiểm tra đánh giátất cả các khâu: mục tiêu, chương trình nội dung; hình thức và kế hoạchtrong quá trình GDĐĐ cho học sinh

Trang 24

Cách kiểm tra: Kiểm tra từ trên xuống những hoạt động của các tổchức, cá nhân có liên quan đến GDĐĐ cho học sinh, kiểm tra qua các bài thitìm hiểu, kiểm tra qua quan sát, tự kiểm tra đánh giá của đội thanh niên, đội tựquản của học sinh, kiểm tra qua các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của từng hoạtđộng, kiểm tra qua các tình huống.

Đánh giá: Đánh giá thi đua, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau,xếp loại hạnh kiểm Rút kinh nghiệm, tìm ra PP quản lý tốt, chưa tốt, bổ sung,điều chỉnh kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh ở những năm sau

1.2.4 Chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Cấp ủy, BGH nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của việcphối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội để có sự quản lý đúngđắn và linh hoạt bởi lẽ quá trình hình thành và phát triển nhân cách nóichung, phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị nói riêng luôn bịchế ước bởi những điều kiện khách quan và chủ quan tác động Để công tácGDĐĐ đạt hiệu quả cao cần có một môi trường giáo dục lành mạnh, môitrường văn hoá thuận lợi cho giáo dục, trong đó mọi người, từ gia đình đếncộng đồng cùng nhà trường làm tốt việc định hướng giá trị của xã hội chohọc sinh Quản lý được sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trongviệc GDĐĐ cho học sinh góp phần tạo dựng môi trường giáo dục mang tínhliên kết cao, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng, giađình trong việc giáo dục trẻ nói chung, GDĐĐ nói riêng Vì vậy cần pháthuy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong GDĐĐ cho họcsinh, cụ thể: Hiệu trưởng phụ trách chung, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn theo dõi việc GDĐĐ qua chuyên môn, qua các bài giảng trên lớp, Phóhiệu trưởng phụ trách Văn - Thể - Mỹ - CSVC theo dõi việc GDĐĐ qua hoạtđộng lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá…; Đoàn thanh niênchú ý GDĐĐ qua theo dõi nề nếp kỉ luật và học tập hàng ngày, qua các

Trang 25

phong trào thi đua; GVCN là những đóng vai trò quan trọng trong việcGDĐĐ cho học sinh, GVCN là người gần gũi với học sinh nhất, là cầu nốitích cực với các GVBM, với BGH nhà trường, với cha mẹ học sinh và các tổchức đoàn thể khác… Vì vậy cần thiết phải có sự liên kết gắn bó và thốngnhất hữu cơ với nhau để cùng giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng và triển khai mọihoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung, hoạt động GDĐĐ nói riêng.

1.2.5 Theo dõi, điều chỉnh quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức của học sinh

Kết quả của quá trình GDĐĐ cho học sinh phụ thuộc rất lớn vào khảnăng tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của chính học sinh, những tác động củacác lực lượng giáo dục chỉ là những yếu tố bên ngoài Nếu học sinh khôngphát huy được vai trò năng động, chủ quan trong tiếp nhận những tác độnggiáo dục và tự tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức thì không thể hình thành cácthói quen hành vi, đạo đức Vì vậy, quá trình tự tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạođức của học sinh cần có sự quản lý chặt chẽ của cấp ủy, BGH, đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên trong nhà trường Quản lý quá trình tự tu dưỡng, tự rènluyện đạo đức nhằm khơi dậy động cơ, nhu cầu, kích thích tích cực, sáng tạocủa mỗi học sinh trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Chuyển hóa những yêucầu, chuẩn mực đạo đức bên ngoài thành ý thức, thái độ hành vi bên trongmỗi học sinh Cần chú trọng vào hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch kếhoạch tự giáo dục, tự rèn luyện; kết hợp bồi dưỡng động cơ TGD đúng đắncho học sinh với trang bị cho học sinh PP, cách thức tự tu dưỡng, tự rèn luyệnđạo đức và khả năng tự đánh giá bản thân so với yêu cầu chuẩn mực xã hội

1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội

1.3.1 Tác động của môi trường kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt là mặt trái của kinh tế thị trường

Trang 26

Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, mở cửa, hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế thế giới Bên cạnhmặt tích cực mà cơ chế thị trường mang lại, những tiêu cực do mặt trái nógây ra như: sự phân hóa giàu, nghèo, hiện tượng tuyệt đối hoá lợi ích vậtchất, lối sống thực dụng, bè phái, cục bộ, các tệ nạn xã hội, sự thờ ơ vềchính trị, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, kém nhạy bén hoặcmất cảnh giác về những vấn đề chính trị - giai cấp đang tồn tại và có xuhướng gia tăng.

Bên cạnh đó “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạngtham nhũng, lãng phí quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưađược ngăn chặn đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sựphân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiềucấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhànước”[8, tr.173]

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang từng ngày, từng giờ xâm nhậpvào mọi mặt của đời sống, hoạt động của học sinh như lối sống thực dụng, ănchơi, đua đòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân,… nó ảnh hưởng lớn đến niềm tin,nhu cầu, động cơ tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi học sinh Điều đótác động sâu sắc đến việc nâng cao đến nhận thức về công tác GDĐĐ, đếnquá trình tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở Trường THPT KimLiên, Hà Nội Tình hình đó đòi hỏi mỗi người học sinh, cán bộ, giáo viên phảinâng cao ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu vươn lên; đồngthời không để các tác động của mặt trái kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội,

sự cám dỗ của ma lực đồng tiền và lối sống hưởng thụ, dẫn đến suy thoái vềphẩm chất đạo đức, lối sống

1.3.2 Tác động từ mục tiêu, yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay

Trang 27

Trong quá trình xây dựng, phát triển, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội

đã thường xuyên quan tâm xây dựng và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn

diện nhân cách học sinh nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [23, tr.8] Tuy nhiên, đứng trước thực

trạng công tác GDĐĐ, lối sống còn “chưa chú trọng đúng mức” [9, tr.2],đồng thời trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam,công tác giáo dục nhân cách nói chung và GDĐĐ cho học sinh đang đặt rađòi hỏi ngày càng cao: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọnggiáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, nănglực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khảnăng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [9, tr.4-5] Mụctiêu, yêu cầu này chi phối trực tiếp đến mục tiêu, nội dung, phương thứcGDĐĐ cho học sinh, đặt ra yêu cầu cho cấp ủy, BGH nhà trường, đội ngũCBQL, giáo viên, nhân viên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò củaGDĐĐ, quản lý GDĐĐ cho học sinh, đồng thời cần nhận thức rõ thực trạngđạo đức lối sống của học sinh nhà trường, từ đó đổi mới mạnh mẽ nộidung, phương thức quản lý GDĐĐ cho học sinh để đáp ứng yêu cầu củathực tiễn Ngoài ra, trước mục tiêu, yêu cầu GDĐĐ, lối sống đòi hỏi mỗicán bộ, giáo viên cần không ngừng nâng cao trình độ, năng lực sư phạm,đạo đức, uy tín nghề nghiệp của bản thân để nâng cao hiệu quả giáo dục,quản lý GDĐĐ cho học sinh trong tình hình mới

1.3.3 Tác động từ chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Nằm trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, trongnhững năm qua Trường THPT Kim Liên, Hà Nội cũng đang thực hiện một

Trang 28

cách mạnh mẽ những đổi mới về nội dung, hình thức, PP dạy học- giáo dụcnói chung và GDĐĐ cho học sinh nói riêng Tuy nhiên, việc giảng dạy, rènluyện đạo đức cho HS chỉ được thông qua các môn học như GDCD, văn học,lịch sử nhưng hiệu quả chưa cao; Nhà trường còn chưa có những chươngtrình, nội dung hướng dẫn quản lý, giảng dạy, GDĐĐ cụ thể cho HS, ngoài racác hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp còn chưa lôi cuốn hấpdẫn các em do vậy hiệu quả GDĐĐ chưa cao Thực tế đó đòi hỏi Nhàtrường cần không ngừng đổi mới chương trình, nội dung, PP GDĐĐ, lối sốngcho học sinh Thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, GDCD trongchương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nộidung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh Lựa chọn cácNDGD có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự pháttriển của học sinh, của xã hội và thời đại Đồng thời đổi mới PP giảng dạy cácmôn học Đạo đức và GDCD, Giáo dục Lý luận chính trị theo hướng phát triểnnăng lực, phẩm chất người học; phát huy tính tích cực của học sinh; tăngcường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục lý tưởng cách mạng,đạo đức, lối sống cho học sinh; tăng cường các hoạt động tập thể, lao động, vệsinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, thểthao, các phong trào thi đua trong nhà trường phổ thông

Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, PP GDĐĐ, lối sống nêutrên, đòi hỏi các chủ thể quản lý, nhất là đối với đội ngũ giáo viên và CBQL,không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm, linh hoạt xử lý,biên soạn, lựa chọn nội dung, PPGD cho phù hợp với các đối tượng, đồngthời phải bám sát sự hướng dẫn chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ trên từngcương vị, chức trách

1.3.4 Tác động từ phẩm chất, năng lực của chủ thể giáo dục đạo đức

CBQL Trường THPT Kim Liên, Hà Nội đều đạt trình độ trên chuẩn(100% có bằng đại học, trong đó có trên 70 % có trình độ sau đại học), nhiều

Trang 29

đồng chí đã và đang tham gia các lớp về quản lý giáo dục, có phẩm chất đạođức tốt, có năng lực quản lý Sự nỗ lực của các đồng chí CBQL trong việc họctập nâng cao trình độ và tu dưỡng đạo đức là tấm gương khích lệ giáo viên vàhọc sinh trong công tác, học tập và rèn luyên Đội ngũ giáo viên Trường THPTKim Liên, Hà Nội có trình độ chuẩn (95%) và trên chuẩn (35%), có khả năng

sư phạm, yêu nghề, yêu trẻ Tập thể cán bộ, giáo viên có sự đoàn kết, nhất trícao, trong quá trình giáo dục, rèn luyện toàn diện học sinh, đội ngũ CBQL,giáo viên bằng sự hứng thú, tâm huyết, thể hiện ở lương tâm, tình cảm với họcsinh và đồng nghiệp, ý thức trách nhiệm với công việc được giao, với tinh thần

"tất cả vì học sinh thân yêu", điều đó tạo nên sức mạnh góp phần nâng cao chấtlượng quản lý GDĐĐ cho học sinh Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ quan, vẫn còn một số thầy cô giáo dạy tốt song chưa thực sự quantâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh Họ chỉ tập trung vào bài giảng mà chưachú ý tích hợp việc GDĐĐ thông qua các bài học trên lớp, chưa nhiệt tình vớicác phong trào và hoạt động ngoại khoá với học sinh của nhà trường Một sốgiáo viên coi việc GDĐĐ cho học sinh là trách nhiệm của BGH, tổng phụ trách

và GVCN Ngoài ra, một số CBQL, giáo viên có quan điểm phân biệt mônchính, môn phụ, không quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh, cábiệt còn có biểu hiện mệnh lệnh hành chính trong giáo dục học sinh như quá lờivới học trò hay trách phạt học trò nặng tay Cho dù đây chỉ là những biểu hiện

ít khi xảy ra song cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GDĐĐ cho học sinh

Do vậy, để nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ học sinh cần quan tâmcông tác tạo nguồn, xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục của nhàtrường; lựa chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên theo một quytrình thống nhất, chặt chẽ, khách quan; đồng thời, chú trọng nâng cao trình độchuyên môn và phát huy trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viêntrong quá trình GDĐĐ cho học sinh

Trang 30

1.3.5 Trình độ tự ý thức, khả năng tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh

Học sinh THPT có độ tuổi thường từ 15 đến 18 tuổi Đây là thời kỳquan trọng của sự phát triển thể chất và nhân cách Sự phát triển thể chất đang

đi vào giai đoạn hoàn chỉnh; là thời kỳ trưởng thành về giới tính, sự phát triển

về mặt tâm lý của học sinh THPT có những nét mới về chất Các em có khảnăng tự đánh giá bản thân theo những chuẩn mực của xã hội, đánh giá nhữngđiều có ý nghĩa với mình Các em khao khát muốn biết mình là người như thếnào? Có năng lực gì? Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính

tự trọng của học sinh THPT cũng phát triển mạnh Cũng ở lứa tuổi này họcsinh cũng có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu

Tuy nhiên trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu của cácnền văn hoá, sự bùng nổ thông tin, môi trường xã hội thay đổi những biểu hiệncác sai phạm về đạo đức của học sinh đang có biểu hiện gia tăng Các em họcsinh đang tuổi khám phá thế giới, cái gì cũng muốn biết, thích tập làm ngườilớn, thích thể hiện, tuy nhiên khả năng kiên trì, tự kìm chế, tự điều chỉnh chưacao, do vậy các em dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các hành vi vi phạm đạo đức, kỷluật Cấp ủy, BGH nhà trường, đội ngũ CBQL và giáo viên cần theo sát, pháthiện, uốn nắn và xử lý kịp thời các biểu hiện xấu của học sinh trong trường,trong lớp, tránh tình trạng tạo thành trào lưu xấu trong tập thể học sinh

Nhận thức của học sinh về rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đứccòn hạn chế, các em hay ngại tham gia vào các hoạt động tập thể, đặc biệt làhọc sinh cuối cấp, chỉ tập trung vào học các môn thi vào đại học Một số họcsinh còn có thái độ coi thường các môn học như Lịch sử, Thể dục, Âm nhạc,

Mỹ thuật, GDCD dẫn đến nhận thức, thái độ, hành vi chưa đúng, chưa nhậnthức và kết hợp chặt chẽ giữa học tập và rèn luyện Do đó, các chủ thể quản lýtrong nhà trường cần nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý học sinh, các mối quan

hệ chính trị - xã hội của các em; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nhằm xây

Trang 31

dựng động cơ, thái độ, hành vi tự giáo dục, tự rèn luyện đúng đắn cho các em;đồng thời quan tâm hướng dẫn học sinh PP, cách thức tự học, tự rèn Ngoài

ra, cần tích cực đưa học sinh tham gia vào các hoạt động thực tiễn đa dạng,phong phú trong và ngoài trường

*

GDĐĐ trong trường phổ thông là một bộ phận của của quá trình giáodục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáodục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và giáodục hướng nghiệp nhằm hình thành cho HS niềm tin, thói quen, hành vi,chuẩn mực về đạo đức Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc GDĐĐ chohọc sinh THPT đòi hỏi cá nhân, người làm công tác giáo dục phải hiểu sâusắc tâm lí lứa tuổi học sinh THPT, hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế,văn hóa, chính trị xã hội của địa phương Bên cạnh đó người quản lý phảihiểu mục tiêu quản lý GDĐĐ cho học sinh, biết áp dụng hệ thống các PPGDĐĐ thích hợp, có hiệu quả

Để quản lý công tác GDĐĐ của học sinh Trường THPT Kim Liên, HàNội được tốt thì bên cạnh việc nắm vững những vấn đề về lý luận, Hiệutrưởng phải đáng giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng quản lýcông tác GDĐĐ cho học sinh từ đó đưa ra những giải pháp quản lý có tínhkhả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường và địa phương mình

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIM LIÊN, HÀ NỘI

HIỆN NAY 2.1 Khái quát về Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội Trường THPT Kim Liên, Hà Nội là một trong những trường công lập

đầu tiên của TP Hà nội được thành lập tháng 4 năm 1974 Qua hơn 40 năm nỗlực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ

sở vật chất, Trường THPT Kim Liên đã có sự phát triển toàn diện, là 1 trong 5trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện, khôngngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh, học sinhtrong Thành phố Hà Nội Liên tục từ năm 2008 đến nay, là THPT công lậpkhông chuyên duy nhất của Hà Nội đạt tốp 50 trong bảng xếp hạng 200trường THPT toàn quốc có kết quả thi đại học cao nhất cả nước

Hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được củng cố vàxây dựng dựng mới, các phòng ban chức năng, các phòng thí nghiệm bộ môn,các phòng làm việc của Tổ chuyên môn được trang bị đầy đủ các thiết bị hiệnđại, tiện nghi đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và làm việc của cán bộ,giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường Với đội ngũ cán bộ, giáoviên, nhân viên hùng hậu, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đặc biệt có nhiềugiáo viên đã có kinh nghiệm trong việc giảng dạy cho đối tượng HS yếu,trung bình, HS chưa ngoan Hiện nay có 38 CB, GV có bằng tiến sĩ, thạc sĩ(chiếm 35%), có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên là Đảng viên (chiếm 33%),

Thực hiện mô hình giáo dục trường THPT chất lượng cao theo chỉ đạocủa Bộ giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội, Sở GD và ĐT, thờigian qua Nhà trường đã chú trọng giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh;nhất là công tác GDĐĐ học sinh, đồng thời quan tâm bồi dưỡng, xây dựngđội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; Chú trọng định hướng

Trang 33

nghề nghiệp cho học sinh thông qua việc lựa chọn các môn học phù hợp vớiyêu cầu của ngành học ở bậc đại học, cao đẳng; Đẩy mạnh việc giáo dục kỹnăng mềm cho học sinh thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ sở thích củahọc sinh; Mở rộng hợp tác giáo dục quốc tế thông qua các chương trình traođổi, giao lưu văn hóa, du học và các khóa học ngoại ngữ với các nước trongkhu vực và thế giới Chính vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường không ngừng được nâng lên, nhà trường luôn duy trì tỉ lệ học sinh đỗtốt nghiệp 100%.; Tỉ lệ học sinh đỗ Đại học khoảng 86% đứng trong TOP 5trường có kết quả thi đại học cao nhất Thành phố Hà Nội, trong TOP 50trường có kết quả thi đại học cao nhất cả nước.

Tuy nhiên, Nhà trường đứng chân trên địa bàn Trung tâm Thủ Đô, chịutác động nhiều mặt bởi bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thànhphố Hà Nội, nhất là mặt trái kinh tế thị trường đang từng bước len lỏi, tácđộng đến mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ và hành vi củahọc sinh Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho công tác giáo dục, quản lýGDĐĐ cho học sinh Trường THPT Kim Liên hiện nay

2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội

Để đánh giá thực trạng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường

THPT Kim Liên, Hà Nội hiện nay, chúng tôi sử dụng nhiều PP nghiên cứu lýthuyết và thực tiễn khác nhau như phân tích các số liệu, tài liệu; thông qua cácnghị quyết, báo cáo đánh giá tổng kết; tiến hành toạ đàm, trao đổi; điều tra, khảosát, trưng cầu ý kiến đối với học sinh, giáo viên; CBQL nhà trường và SởGD&ĐT Thành phố Hà Nội Trong những PP trên PP điều tra bằng anket đượcchúng tôi sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu và đánh giá thực trạng Cụ thể:

Đối tượng điều tra: 200 học sinh, 60 giáo viên và CBQL giáo dục

Trang 34

Cách thức tiến hành: Xây dựng hai loại mẫu phiếu trưng cầu ý kiến

dùng cho hai nhóm đối tượng nghiên cứu đó là: Mẫu phiếu dùng cho học sinh(phụ lục 1); mẫu phiếu dùng cho giáo viên và CBQL (phụ lục 2)

Các mức độ trả lời trong phiếu điều tra viết: để đảm bảo sự thống nhất vàkhách quan trong xử lý và đánh giá thông tin thu được, chúng tôi đã thiết kếlàm 3 mức độ trả lời cho mỗi nội dung nghiên cứu Tương ứng với 3 mức độtrả lời chúng tôi gán cho 3 mức điểm tương ứng Mức độ cao nhất: 2 (điểm);mức độ trung bình: 1 (điểm); mức độ thấp nhất: 0 (điểm)

Cách tính giá trị trung bình: từ cách gán điểm như trên, áp dụng côngthức (2) để tính điểm trung bình đối với từng nội dung cụ thể Sau khi tínhđược giá trị trung bình, áp dụng công thức tính khoảng (3) để quy ước vềđiểm để đánh giá: căn cứ vào giá trị 1 khoảng tính được chúng tôi quy ướcđiểm để đánh giá như sau: mức thấp (từ 0,00 - 0,67 điểm); mức trung bình (từ0,68 - 1,34 điểm); mức cao (từ 1,35 - 2,00 điểm)

Chúng tôi sử dụng PP xử lý số liệu bằng thống kê toán học để đánh giáthực trạng với các công thức sau:

PP phân tích giá trị trung bình, với công thức:

X =

n

n n n n

n

n x n

x n x

2 1

2 2 1 1

i i i

 1 (1)

Trong đó: X : điểm trung bình (giá trị trung bình)

x i : giá trị của dấu hiệu

d i

(2)

Trang 35

Trong đó: rs : hệ số tương quan

di : hiệu giữa các cặp hạng

n : tổng số các cặp hạng so sánh (số đối tượng quan sát)

2.2.1 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội

* Thực trạng nhận thức về vị trí vai trò của GDĐĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh

Kết quả cho khảo sát cho thấy nhận thức về vai trò của đạo đức của HSgiữa các khối lớp tương đối đồng đều, đa số các em đều cho rằng đạo đức

có vai trò rất cần thiết đối với HS (chiếm trên 67.7%), cần thiết (chiếm trên27%), có cũng được, không có cũng được (chiếm trên 4%), không có HSnào cho là không cần thiết Điều đó chứng tỏ các em mong muốn đượcGDĐĐ để hoàn thiện nhân cách của mình Do vậy chúng ta cần phải đặcbiệt quan tâm đến GDĐĐ cho HS của Nhà trường một cách thiết thực và phùhợp với lứa tuổi

Về nhận thức của HS đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tu dưỡng,rèn luyện đạo đức, kết quả được trình bày ở bảng 3 (phụ lục3) Kết quả chothấy, đa số HS đánh giá cao yếu tố giáo dục của gia đình và của nhà

trường, trong đó, "giáo dục của gia đình" có ảnh hưởng lớn đứng thứ nhất,

"giáo dục của nhà trường" đứng thứ 2 Các em cũng cho rằng sự tự rèn

luyện của bản thân ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành đạo đức;

tiếp đến là sự tác động của xã hội và bàn bè (đứng thứ 4 và thứ 5) Qua đây

ta thấy được đã có những tín hiệu tốt về sự giáo dục của nhà trường đến các

em về vấn đề đạo đức

* Thực trạng nội dung GD ĐĐ cho học sinh

Lứa tuổi THPT là lứa tuổi đánh dấu sự phát triển khá cao về mặt nhậnthức Đa số các em nhận thức được cái đúng, cái sai, cái nên làm, cái khôngnên làm Tuy nhiên, ở lứa tuổi này do tâm sinh lý biểu hiện phức tạp nên các

Trang 36

em thường có những hành động bột phá, nông nổi, thiếu kiềm chế dẫn đếnnhững hành vi lệch chuẩn với đạo đức Bên cạnh đó, môi trường xã hội phứctạp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện đạo đức của các em Trướctình hình trên đặt ra vấn đề nhà trường cần giáo dục gì, giáo dục như thế nào

để các em có điều kiện rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, hình thành phát triểnnhân cách Khảo sát học sinh, giáo viên, CBQL về các phẩm chất đạo đức

mà các thầy, cô cần chú trọng giáo dục cho HS, cho thấy: các phẩm chất đạođức được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều nhất và được các thầy cô giáo

và học sinh chú ý nhiều nhất là Tinh thần tự giác thực hiện các qui định, nội qui của của trường, lớp (95,4%), sau đó là Ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện (89,5%), xếp thứ ba là lòng yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị

em, họ hàng, người thân, thầy cô, và bạn bè (87,2%), Lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình, lòng tự hào dân tộc (85,4%) Các phẩm chất đạo đức khác đều

được quan tâm song các phẩm chất đạo đức liên quan đến kĩ năng sống và quan

hệ xã hội chưa được quan tâm thích đáng như Tính trung thực, khiêm tốn trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt đứng thứ 15 (79,4%), Lòng nhân ái, khoan dung,

độ lượng đứng thứ 13 (75,2%), Tinh thần đoàn kết, quan tâm, chia sẻ sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập, sinh hoạt đứng thứ 12 (58,2%).

Nhìn chung, sự đánh giá giữa học sinh và giáo viên, CBQL về cácphẩm chất cần được giáo dục cho học sinh là tương đối đồng đều: Trong từngphẩm chất được đánh giá thì sự quan tâm của cán bộ giáo viên có mức độkhác với sự quan tâm của học sinh Ví dụ: cán bộ, giáo viên đánh giá phẩm

chất Ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản, CSVC, trang thiết bị học tập của trường, lớp ở vị trí số 10 song học sinh lại đánh giá phẩm chất này ở vị trí số 7, qua

trao đổi chúng tôi nhận thấy các em đánh giá phẩm chất khá quan trọng vì các

em luôn bị nhắc nhở về việc giữ gìn CSVC, trang thiết bị dạy học trong cácgiờ chào cờ, sinh hoạt lớp, bị chấm điểm thi đua, bị mời cha mẹ lên sửa chữahoặc nộp tiền phạt khi làm hỏng CSVC

Trang 37

Có những phẩm chất được quy định giảng dạy trong chương trình đãđược các nhà giáo dục nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng học sinh và cũngrất sát với yêu cầu về đạo đức con người mới như lòng trung thành, lòng tựtrọng, lòng dũng cảm, ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của, tính khiêm tốn, tính tựgiác, tự lực ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật song lại không được đánhgiá cao Trao đổi với một số học sinh, các em cho biết những phẩm chất đạođức nói trên có được học trong môn GDCD nhưng học một lần rồi quên, chỉnhững điều gì được lặp đi lặp lại nhiều lần các em mới nhớ lâu được.

Như vậy, về cơ bản chúng ta thấy các phẩm chất đạo đức nêu trên đềuđược nhà trường quan tâm giáo dục cho các em Tuy nhiên, xét về mặt toàndiện thì việc giáo dục những phẩm chất đạo đức này còn thiên lệch, chưađược đồng đều, cần phải có hình thức, biện pháp tác động hiệu quả hơn để các

em hình thành thói quen, hành vi, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp

* Thực trạng hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của CBQL giáo dục và giáo viên vềmức độ sử dụng các hình thức GDĐĐ cao hơn tự đánh giá của học sinh (ĐTBchung của CBQL, giáo viên là 1.86, của học sinh là 1.59) Đồng thời thứ bậc

của các dấu hiệu cũng có sự thay đổi, đặc biệt là hình thức: GDĐĐ thông qua các bài giảng bộ môn trong đánh giá của giáo viên thì xếp bậc 2 nhưng trong đánh giá của học sinh xếp bậc 6 Hình thức: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá, tham quan dã ngoại, trong đánh giá của học

sinh xếp bậc 8 nhưng trong đánh giá của CBQL, giáo viên xếp bậc 6 Mặc

dù thứ bậc giữa các dấu hiệu có sự thay đổi nhưng điểm trung bình của cácdấu hiệu trong đánh giá của giáo viên, CBQL giáo với đánh giá học sinhchênh lệch không lớn nên kết quả thu được là khá tin cậy

Qua phân tích thực tế và các mẫu phiếu điều tra chúng tôi thấy rằng

việc GDĐĐ cho học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy và học tập môn GDCD (95%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là điều dễ hiểu vì môn

Trang 38

GDCD là bộ môn khoa học chuyên sâu về GDĐĐ cho học sinh, những năm gầnđây Sở GD&ĐT Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên đề GDCDvào khoảng tháng 11 hàng năm nên cả giáo viên và học sinh có quan tâm đếnmôn học này hơn Song đi sâu vào tìm hiểu việc giảng dạy và học tập bộ mônnày mới thấy còn rất nhiều điều bất cập như là; giáo viên phải dạy chéo môn,việc giảng dạy còn nặng về lý thuyết, học sinh không coi trọng môn học này …

Theo đó hình thức GDĐĐ qua các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần đứng ở vị trí số 2 (87,3%) Điều này chứng

tỏ nhà trường đã chú hơn đến chất lượng các buổi sinh hoạt truyền thống, đổimới giờ chào cờ, các tiết mục tự quản của học sinh được định hướng đạt mục

tiêu theo yêu cầu Hình thức GDĐĐ thông qua các bài giảng bộ môn gây sự

khác biệt lớn trong đánh giá giữa cán bộ, giáo viên và học sinh 100% giáo viêncho rằng yếu tố này đứng thứ 2 trong bảng xếp loại, nhưng học sinh đánh giáhình thức này rất thấp, ở vị trí thứ 6 Như vậy, việc tích hợp các nội dungGDĐĐ trong các bài giảng trên lớp còn rất mờ nhạt, chưa có ảnh hưởng mạnh

mẽ vào nhận thức của học sinh Các hình thức khác cũng có được quan tâmsong chưa được sâu sắc, cần có những chỉ đạo cụ thể, sao sát hơn để các hìnhthức này được tiến hành thường xuyên và đồng bộ

Bên cạnh đó các HTGD như tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,hoạt động ngoại khoá, tham quan dã ngoại; đa dạng hóa các hoạt động sinhhoạt lớp; tuyên truyền các cuộc vận động của Nhà trường thực hiện chưa đạthiệu quả như mong muốn, nội dung chưa bám sát đối tượng và nhu cầu mongmuốn về các hình thức hoạt động

Trực tiếp tiếp xúc với một số học sinh khối lớp 12, thấy rằng một trongnhững hình thức GDĐĐ được các em rất hào hứng là việc tổ chức các buổisinh hoạt chuyên đề, bởi thông qua các hoạt động này giáo dục cho các emtinh thần ham học hỏi, đam mê khoa học, học sinh có điều kiện trao đổi, giúp

đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập Tuy nhiên, trao đổi với một số CBQL

Trang 39

trường THPT Kim Liên chúng tôi được biết hoạt động sinh hoạt chuyên đềchưa được duy trì thường xuyên, nền nếp, chưa đi vào chiều sâu, mặc dùnhiều em thích hoạt động này Bên cạnh đó, việc tổ chức các chuyến thamquan di tích lịch sử, các bảo tàng, nơi sinh của các Anh hùng dân tộc và việc tổchức các hoạt động từ thiện là các HTGD được các em quan tâm, hưởngứng tuy nhiên, các hình thức này được tổ chức còn chưa nhiều, do đó nhiều họcsinh chưa hứng thú khi tham gia hoạt động này Đi sâu tìm hiểu tác giả được biếtnhà trường có tổ chức các hoạt động từ thiện nhưng thường chỉ bằng hình thứcvận động ủng hộ bằng tiền, ít có điều kiện cho học sinh đi thực tế

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế có thể nhận thấy, mặc dù Nhà trường

đã có nhiều cố gắng trong đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho học sinh, tuynhiên, việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh chưa thật sự cósức hấp dẫn đối với các em Nguyên nhân do mức độ đầu tư cho các hoạtđộng chưa nhiều, nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa thuhút đông đảo học sinh tham gia

Từ thực tế trên đặt ra vấn đề đối với Nhà trường là phải sử dụng phong phú

và có hiệu quả các hình thức GDĐĐ cho các em học sinh Đặc biệt nhà trườngcần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đổi mới hình thức GDĐĐ thông quacác hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, cần cho học sinh trực tiếp tham gia nhữnghoạt động có ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cầntăng cường cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các HTGD phong phú

Để tìm hiểu về các biện pháp GDĐĐ mà các nhà trường thường sử

dụng, chúng tôi đặt câu hỏi sau “Nhà trường đã sử dụng biện pháp nào dưới đây để GDĐĐ cho học sinh, đánh số mức độ thường xuyên sử dụng những biện pháp đó” Kết quả được thể hiện ở phụ lục 6 Kết quả khảo sát

cho thấy, có sự thống nhất cao trong đánh giá các biện pháp GDĐĐ của

nhà trường, trong đó biện pháp phát động các phong trào thi đua được sử dụng nhiều nhất trong các nhà trường (93,4%) Biện pháp nêu gương người

Trang 40

tốt việc tốt (92,1%) và nhắc nhở, phê phán những biểu hiện xấu (89,7%)

cũng được sử dụng thường xuyên Những biện pháp này thực tế cũng có

hiệu quả rất tốt trong việc GDĐĐ cho học sinh Biện pháp có hình thức khen thưởng, kỉ luật đúng đắn, kịp thời (73,3%) đứng ở vị trí số 6 thực sự gây bất ngờ cho chúng tôi Biện pháp kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội và biện pháp nói chuyện GDĐĐ ít được sử dụng,

chưa đạt hiệu quả cao

Qua trao đổi với một số giáo viên và học sinh, được biết mặc dù nhàtrường đã triển khai nhiều biện pháp giáo dục trong đó có nhận mạnh việcphát huy vai trò của tập thể lớp, vai trò tự quản, tự tu dưỡng rèn luyện của họcsinh, đồng thời nhắc nhở động viên kịp thời học sinh vi phạm đạo đức, tuynhiên các biện pháp này đã không đem lại hiệu quả cao nhất, trong khi sửdụng biện pháp hành chính làm cho hoạt động GDĐĐ nặng về tính kỉ luậtkhông phát huy tính tự giác của học sinh, hoặc khi sử dụng nhiều biện phápphát huy vai trò tự quản thì năng lực và trình độ của GVCN không đều điều

đó cũng không đem lại hiệu quả cao trong GDĐĐ

Tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng việc các nhà trường triển khai các nộidung GDĐĐ, sử dụng các hình thức và biện pháp GDĐĐ cho thấy công tácGDĐĐ cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống, cần được tạo điều kiện hơnnữa để phát huy tốt nhất hiệu quả giáo dục của nhà trường

* Thực trạng kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh

Theo báo cáo sơ, tổng kết của trường THPT Kim Liên, theo đánhgiá của Sở GD & ĐT Hà Nội, của chính quyền địa phương, qua nhận xétcủa Ban phụ huynh học sinh… trong những năm gần đây đạo đức củahọc sinh có những chuyển biến tích cực nhưng còn tồn tại những nhiềubất cập, hạn chế

Nhìn chung, đạo đức học sinh THPT Kim Liên là tốt, trung bình tỷ lệhọc sinh có hạnh kiểm tốt chiếm trên 80%, hàng năm đều có nhiều tiến bộ

Ngày đăng: 06/06/2017, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w