1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ hoàn thiện quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội

92 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Là một trong những Ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam hiện nay, ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank ngày càng khẳng định được uy tín vàthương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hoá

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực vàchưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Trà My

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy côgiáo Khoa Sau đại học, Trường đại học Thương mại đã tạo điều kiện cho em hoànthành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy – PGS,TS Tô Ngọc Hưng, người đãhướng dẫn tận tình, chu đáo và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp em nghiên cứu vàhoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị nhân viêntại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ emtrong quá trình khảo sát tại ngân hàng, tạo điều kiện giúp đỡ em có những thông tin,

số liệu thực tế về hoạt động của ngân hàng và vấn đề nghiên cứu của đề tài, giúp emnhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan, rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn

vô cùng hữu ích cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho đề tài

Em xin chân thành cám ơn!

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Trà My

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1.1 Hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Khái niệm tín dụng 9

1.1.3 Tín dụng ngân hàng thương mại 10

1.1.4 Các loại hình tín dụng ngân hàng 11

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1 Khái niệm về quy trình tín dụng 14

1.2.2 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng 14

1.2.3 Nội dung quy trình tín dụng 15

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại 25

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 27

Trang 4

1.3.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước về thực

hiện quy trình tín dụng 27

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác xây dựng, thực hiện quy trình tín dụng đối với ngân hàng thương mại Việt Nam 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 35 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng VPBank 35

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh VPBank Hà Nội 36

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh VPBank 37

2.2 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 44

2.2.1 Thực trạng quy trình tín dụng tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội 44

2.2.2 Đánh giá hiệu quả quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội 58

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 63

2.3.1 Những kết quả đạt được 63

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 65

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 66 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK NÓI CHUNG VÀ VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI NÓI RIÊNG TRONG THỜI GIAN TỚI 66

Trang 5

3.1.1 Những yêu cầu về quy trình cho vay và những vấn đề cần quan tâm của ngân

hàng thương mại trong thời kỳ mới 66

3.1.2 Phương hướng phát triển của VPBank nói chung và VPBank – Chi nhánh Hà Nội nói riêng 66

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 68

3.2.1 Ngân hàng cần phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược và chính sách tín dụng làm căn cứ xây dựng và thực hiện quy trình cấp tín dụng 68

3.2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng cần hoàn thiện hơn quy trình phê duyệt sản phẩm tín dụng 69

3.2.3 Xây dựng các tiêu chí rõ ràng để làm căn cứ ra quyết định cấp tín dụng 70

3.2.5 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 72

3.2.6 Xây dựng chính sách nguồn nhân lực 74

3.2.7 Ứng dụng công nghệ ngân hàng trong việc thực hiện quy trình cấp tín dụng như: quản lý danh mục tín dụng, quản lý hạn mức KH, định hạng rủi ro tín dụng để làm căn cứ ra quyết định cấp tín dụng 76

3.2.8 Các giải pháp khác 77

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 77

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam 77

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 43

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng tài sản 38

Biểu đồ 2.2: Cho vay KH 38

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay KH 2014 và 2015 39

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ phải trả 40

Biểu đồ 2.5: Huy động KH và phát hành giấy tờ có giá 41

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu huy động và phát hành giấy tờ có giá 42

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình tín dụng 16

Sơ đồ 2.1:Quy trình phê duyệt tín dụng 45

Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý hồ sơ sau phê duyệt 52

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATM Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)

CBTD Cán bộ tín dụng

CGPD Chuyên gia phê duyệt

CIC Trung tâm quản lý uy tín tín dụng (Credit Information Center)CMND Chứng minh nhân dân

NHTM Ngân hàng thương mại

SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprise)SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tự do hoá thương mại và tài chính đang ngày một phát triển theo hướng mởrộng trên toàn bộ khía cạnh của nền kinh tế đã góp phần chi phối khuynh hướng vàcấu trúc vận hành của hệ thống NH Việt Nam Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa,cạnh tranh và hội nhập thì hoạt động tín dụng của NHTM vẫn tiếp tục đóng một vaitrò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đem lại thu nhập lớn nhấtcủa các NHTM, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đổi mớihoạt động kinh doanh là xu thế tất yếu mà các NHTM đang vận động theo sự pháttriển của từng quốc gia, trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu Hoạt động tín dụngcủa NHTM đang đứng trước những yêu cầu mới về nâng cao an toàn, chất lượng,hiệu quả và phát triển bền vững Để đạt được điều đó, các NHTM cần phải tiếp tụcđổi mới và hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng hiệu quả và thiết thực hơnnhằm đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả để từ đó tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách

ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nướctrong những năm tới

Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế đang diễn ra một cáchmạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam đã và sẽ tiến hành một loạt các cam kết với các đốitác trong khu vực và thế giới nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của quốc gia songcũng tạo điều kiện cho các đối tác đảm bảo quyền lợi của họ… tất cả mục tiêu trênđều thể hiện một quan điểm của Việt Nam là mong muốn phát triển nội lực và hộinhập, hợp tác đối với các đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi Chính vìvậy, sự cạnh tranh của các TCTD trong và ngoài nước đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ

Là một trong những Ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam hiện nay, ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank ngày càng khẳng định được uy tín vàthương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hoá và chất lượng sản phẩm dịch vụ.Trong toàn bộ hoạt động của VPBank, hoạt động cấp tín dụng vẫn là hoạt độngchính và mang lại nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NH.Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ cũng như tình hình cạnh tranh rất gay gắtdiễn ra trong hoạt động ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ, các quy trình nghiệp vụnói chung cũng như quy trình cấp tín dụng nói riêng phải được không ngừng cải

Trang 9

tiến, hoàn thiện thường xuyên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của KH Các quy trìnhnghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được xây dựng từ chỗchưa mang tính hệ thống, chưa thống nhất theo chuẩn mực nào, đến nay Ngân hàng

đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo một tiêu chuẩn, trong đó cácquy trình nghiệp vụ được chuẩn hoá

Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu thực trạng tại VPBank – Chi nhánh HàNội, thấy được bên cạnh những kết quả trên thì hệ thống quy trình nghiệp vụ nóichung và các quy trình cấp tín dụng nói riêng còn những điểm còn hạn chế, chưaphù hợp, dù đã có ứng dụng công nghệ thông tin những vẫn chưa thực sự toàn diện

Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượngcần phải hiện đại hoá công nghệ, xây dựng các quy trình nghiệp vụ kinh doanhnhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế

Với đề tài “Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội”, tác giả muốn đưa ra giải pháp

nhằm góp phần giải quyết những vấn đề hạn chế đó của ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Tín dụng ngân hàng là kênh đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước

và vì vậy quy trình cấp tín dụng của ngân hàng cũng là một đề tài thu hút nhiều sựquan tâm Đã có tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về lĩnh vực này, baogồm:

“Đổi mới quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập” của tác giả Nguyễn Duy Khánh

(2014) đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản về quy trình cấp tín dụng của ngân hàngthương mại, và thực trạng quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư vàphát triển Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quy trình cấp tíndụng tại ngân hàng trong thời kỳ mới

“Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi” của tác giả Nguyễn Trọng Hòa (2009) đã hệ thống

hóa về lý luận và thực tiễn của xếp hạng tín dụng, luận án đã vẫn dụng và tiến hànhphân tích đánh giá các kết quả đã được nghiên cứu trước đây cũng như thực trạngcủa Việt Nam hiện nay, tìm ra những bất cập của xếp hạng tín dụng và nguyên nhân

Trang 10

của bất cập đó, xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp Việt Nam, từ

đó kiến nghị những giải pháp nhằm đổi mới phương pháp xếp hạng tín dụng củadoanh nghiệp

“Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với hoạt động thông tin tín dụng” của tác giả Nguyễn Hữu Đương (2002) đưa ra

phương pháp xếp loại tín dụng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng để áp dụng trongthực tiễn tại trung tâm tín dụng Đánh giá mặt tích cực: đưa ra một phương phápđánh giá, xếp loại DN tương đối chi tiết, đề tài đã đi vào đánh giá, xếp loại DNtương đối kỹ về mặt tài chính DN, đồng thời đưa ra một thang tính điểm hợp lý

Hội thảo “Quy trình tín dụng – Từ lý thuyết bước ra thực tiễn” của Đại học

Kinh tế tài chính thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ngân hàng Vietcombank vàSacombank để phân tích các yếu tố quan trọng khi cân nhắc cấp tín dụng doanhnghiệp cũng như chia sẻ những bài học từ kinh nghiệm thực tế và bàn bạc để tìm ranhững giải pháp nhằm phát triển, nâng cao công tác tín dụng đã tập trung đượcnhiều ý kiến phân tích, đóng góp Nhiều sinh viên chuyên ngành tài chính ngânhàng trong phạm vi cả nước cũng đã có nhiều tham luận, báo cáo nghiên cứu liênquan đến lĩnh vực quy trình tín dụng Tất cả những tham luận và báo cáo đó đều thểhiện được tính cấp thiết của đề tài cũng như đã gắn kết lý thuyết với thực tiễn đểgiải quyết vấn đề một cách khoa học

Qua tiếp cận và kế thừa các luận văn của các tác giả đã nghiên cứu trong nướctrước đây, tác giả nhận thấy các đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu, đi sau vào mộtgia đoạn nhỏ trong quy trình tín dụng, chưa nghiên cứu tổng quan sự kết nối, phốihợp của các bước trong cả một quy trình Bên cạnh đó, do mục đích và yêu cầukhác nhau, đặc thù riêng của từng NH mà các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích,đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng ngân hàng cụ thể và gần nhưkhông thể áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác Trong đề tài nghiên cứunày, tác giả đi sâu phân tích quy trình cấp tín dụng của ngân hàng Dựa trên bộ quytrình cấp tín dụng chuẩn của ngân hàng mà tác giả tập trung làm rõ những hạn chế,tồn tại để từ đó đưa ra những giải phải nhằm hoàn thiện quy trình cấp tín dụng tạingân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội Đây là điểm mới vàkhác biệt so với các đề tài trước

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quy trình cấp tín dụng của NHTM

- Phân tích và làm rõ thực trạng quy trình cấp tín dụng tại VPBank-chi nhánh

Hà Nội

- Dựa trên việc phân tích thực trạng quy trình cấp tín dụng tại VPBank HàNội, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quy trình cấptín dụng tại VPBank Hà Nội nói riêng và VPBank nói chung góp phần nâng cao sứccạnh tranh của NH cũng như để đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình cấp tín dụng tại NHTM hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả nghiên cứu quy trình tín dụngtrên phương diện cho vay Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quy trình cấp tíndụng tại VPBank

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát, số liệu lấy từ báo cáo tài chínhcủa VPBank chỉ đề cập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 và tậptrung chủ yếu từ năm 2014 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng, vận dụng và phối hợp chúng gồm:Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung những vấn đề

lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng và thực tiễn về quytrình tín dụng tại VPBank Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp để làm rõ

lý luận và thực trạng thực hiện quy trình tín dụng VPBank – Chi nhánh Hà Nội mộtcách khách quan và khoa học Luận văn còn sử dụng các phương pháp so sánh sựbiến động của các dãy số qua các năm; phân tích số liệu và đánh giá số liệu với sốtương đối và số tuyệt đối; so sánh số liệu với thông tin và phương pháp phỏng vấntrực tiếp

Dự liệu phục vụ cho nghiên cứu phân tích đánh giá bao gồm: Các báo cáo kếtquả tài chính của VPBank từ năm 2011 – 2015

Trang 12

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kếtluận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kếtcấu thành 3 chương:

Chương 1: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại – Những vấn đề

Trang 13

CHƯƠNG I QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại

Sự phát triển của hệ thống NHTM là một trong những tấm gương phản ánh sựphát triển kinh tế của một quốc gia Quá trình phát triển hệ thống NHTM Việt Namcũng gắn liền với quá trình cải cách và phát triển kinh tế đất nước Từ khi chuyểnsan nền kinh tế thị trường, hệ thống NHTM Việt Nam không ngừng đổi mới và pháttriển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập thế giới

Peter S.Rose đã đưa ra khái niệm NHTM trên phương diện những loại dịch vụ

mà nó cung cấp: “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán

và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất định so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Theo Peter S.Rose thì các hoạt động kinh doanh của NHTM

cung cấp cho khách hàng là dịch vụ

Hay NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.Thực hiện toàn bộ hoạt ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Hoạt động của ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên huy động vốn dướihình thức gửi tiền và sử dụng số vốn đó để cho vay, đầu tư tài chính và cung cấp cáchoạt động thanh toán của ngân hàng

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM thực hiện các hoạt động cơbản sau:

- Hoạt động huy động các nguồn vốn

Huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, quyết định đến sự tồntại và phát triển của ngân hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từnguồn vốn huy động, chiếm khoảng 70-80% trên tổng nguồn vốn kinh doanh củaNHTM Đối với ngân hàng, vốn huy động là yếu tố quyết định hoạt động kinhdoanh của mình, không giống như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh,vốn là hàng hóa để kinh doanh NHTM nhận tiền gửi của các TCKT, cá nhân, các

Trang 14

TCTD khác hoặc phát hành các giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tráiphiếu), hoặc đi vay từ các TCTD, NHNN Đây là cơ sở giúp phân biệt NH với cácloại hình DN khác.

- Hoạt động sử dụng vốn

+ Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động NHTM sử dụng số vốn huy động

được để thực hiện cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của các KH khác nhau trong nềnkinh tế như: nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD, tiêu dùng, thực hiện các dự án đầu

tư hoặc để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong thanh toán của các tổ chức kinh tế,

cá nhân Khi thực hiện hoạt động này, NH phải đảm bảo thu hồi đủ vốn và lãi Vớichức năng trung gian tín dụng, NHTM đã huy động được số tiền tạm thời chưa sửdụng của các chủ thể trong nền kinh tế và sử dụng số vốn đó để cho vay Khi NHlàm chức năng trung gian tín dụng, NH trở thành cầu nối quan hệ pháp lý giữangười cho vay và người đi vay Hoạt động này chịu sự kiểm soát của NHNN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của NHTM không chỉ dùnglại ở việc thực hiện hoạt động tín dụng truyền thống cơ bản, mà còn cung cấp cáchoạt động dịch vụ khác

+ Hoạt động đầu tư: NHTM sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình

đầu tư kiếm lời NHTM có thể đầu tư dưới các hình thức: tham gia góp vốn, liêndoanh, thành lập các công ty nhằm thực hiện sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch

vụ cho xã hội; đầu tư tài chính; và các hoạt động khác như: cho thuê tài chính; đóngvai trò môi giới; ủy thác; bảo lãnh; kinh doanh ngoại hối, vàng…

*Mối quan hệ giữa huy đọng vốn và hoạt động cho vay của NHTM

Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay của NHTM có mối quan hệbiện chứng với nhau

- Hoạt động huy động vốn làm nhiệm vụ tạo nguồn vốn để thực hiện hoạtđộng cho vay và đầu tư Do vậy nếu nghiệp vụ huy động không hiệu quả, tất yếudẫn đến việc nguồn vốn bị thu hẹp và hoạt động cho vay và đầu tư giảm

- Hoạt động cho vay vốn có hiệu quả sẽ là động lực mở rộng, đa dạng hóa cáchình thức huy động vốn Đây chính là tiêu chuẩn cuối cùng đánh giá hiệu quả hoạtđộng tín dụng

Trang 15

Vậy NHTM cần có chiến lược đồng bộ trong huy động và cho vay vốn Huyđộng vốn của NHTM phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn của NH Quy mô vốnhuy động tăng hay giảm lại phụ thuộc vào phương hướng, chiến lược kinh doanhcủa NH trong từng thời kỳ nhất định Mỗi NH đều xây dựng cho mình một chiếnlược kinh doanh cụ thể, dựa trên việc xác định vị trí hiện tại của mình trong hệthống NHTM, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời dựđoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai.

- Hoạt động thanh toán

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán giữa người gửi tiền vàngười vay vốn trong nền kinh tế Khi nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển,thúc đẩy hoạt động thương mại, hoạt động thanh toán phát triển, nhất là hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt trong nước Ngày nay hoạt động thương mại khôngchỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà vượt ra khỏi biên giới thì hoạt độngthanh toán quốc tế ngày càng phát triển Hoạt động thanh toán của NHTM là cơ sởphát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thờithúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia Thực hiện tốthoạt động thanh toán sẽ tăng thu nhập cho NH sau hoạt động cho vay, qua đó tạođiều kiện cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM có hiệu quả,

- Tham gia điều tiết chính sách tiền tệ của NHNN

NH tham gia tích cực trên thị trường tiền tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn, đảmbảo cân đối vốn trong kinh doanh và yêu cầu của NHNN Đồng thời NHTM thamgia trên thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN nhằm thực hiện các mục tiêucủa chính sách tiền tệ dưới hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ

*Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh của NHTM

- Hoạt động kinh doanh của NHTM phải đảm bảo lợi ích của KH và cho chínhNHTM đó

- NHTM phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động kinhdoanh của mình

*Hoạt động kinh doanh của NHTM có các đặc điểm sau:

- Vốn vừa là phương tiện, là mục đích kinh doanh đồng thời cũng là đối tượngkinh doanh của NHTM

Trang 16

- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác Vốn tự có của NHTMchiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh củaNHTM luôn gắn liền với rủi ro của KH và buộc phải chấp nhận quy luật đánh đổigiữa rủi ro và lợi nhuận.

- Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnhvực hoạt động và nhiều đối tượng KH khác nhau Vì vậy, hiệu quả hoạt động kinhdoanh của NHTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hiệu quả hoạt động kinh doanh củacác DN, của dân cư, cũng nhu sự suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế hoặckhủng hoảng tài chính của khu vực và thế giới

- Hoat động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro từ chínhbản thân nội tại của NH và chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài Rủi ro tronghoạt động kinh doanh NH có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi

ro của loại hình DN nào

- Các hoạt động kinh doanh của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vàdiễn ra liên tục theo thời gian

- Hoạt động của NHTM vận hành theo cơ chế thị trường và chịu sự chỉ đạocủa Ngân hàng trung ương thông qua chính sách tiền tệ và các văn bản pháp quy

1.1.2 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, tồn tại và phát triển qua nhiều hình tháikinh tế xã hội Từ “tín dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh và credtium có nghĩa là

sự tin tưởng, tín nhiệm, dựa trên sự tin tưởng tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ

vay mượn một lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong mộtthời gian nhất định Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan

hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế Sự luân chuyển dòng vốngiữa một bên cần vốn và một bên có vốn nhàn rồi đã xuất hiện quan hệ tín dụng

Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó

sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai

Giá trị (hàng hóa – tiền tệ)Giá trị (hàng hóa – tiền tệ) + lãi

Trang 17

Niềm tin mà người cho vay đặt ở người vay đó là sự hoàn trả đụng hạn cả vốn lẫn lãi, niềm tin đó thật sự trọn vẹn khi nào quá trình vận động ngược chiều

một lượng giá trị tiền tệ từ người vay trở về người cho vay Vậy ta có thể hiểu:Tín dụng là sự vận động của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và sẽquay về với người cho vay cả vốn và lãi trong kỳ hạn xác định

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị từngười sở hữu hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định sẽ quay về vớilượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu

Hay “Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trênnguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định”

Tóm lại: Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hình thức hàng hóa hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.

Trong thực tế tín dụng được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên theotừng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng được nghiên cứu ở một nội dung riêng.Theo giáo trình Nhập môn tài chính - tiền tệ, của tác giả Sử Đình Thanh thì tín

dụng là “sự vay mượn giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn, mức lãi cụ thể”.

Theo quan điểm trên, nếu xét trong phạm vi ngân hàng thương mại gắn vớichức năng của nó thì NHTM vừa đóng vay trò là người đi vay (huy động dưới dạngtiền gửi của KH) vừa đóng vai trò người cho vay (chủ nợ của KH) NHTM là cầunối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn NHTMhuy động và tập trung các nguồn tiền nhỏ lẻ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trongnền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay đối với nền kinh tế; mặt khác trên cơ

sở vốn huy động được, ngân hàng cho vay nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn sảnxuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, góp phần điều tiết vốn từ nơithừa đến nơi thiếu, vận động liên tục nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinhtế- xã hội

Trang 18

Đứng trên phương diện NHTM cấp tín dụng (người cho vay): Tín dụngNHTM là quan hệ vay mượn giữa NHTM với các KH trong nền kinh tế, trong đóNHTM chuyển nhượng cho KH (cá nhân, doanh nghiệp và chủ thể khác) quyền sửdụng một lượng giá trị từ nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu (có thể dưới hìnhthức hàng hóa hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định màhai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.

Và theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 “Cấp tín dụng

là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp

vụ cấp tín dụng khác”.

Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu cấp tín dụng NHTM trên phương

diện nghiệp vụ cho vay Vậy: Tín dụng NHTM là quan hệ vay mượn phát sinh từ

việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để thực hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, dân cư với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.

1.1.4 Các loại hình tín dụng ngân hàng

Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng KH vớinhững mục đích sử dụng khác nhau Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta cóthể phân tín dụng ngân hàng như sau:

1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích của tín dụng

Ngân hàng cấp tín dụng cho KH theo những mục đích khác nhau của KH, vớimỗi mục đích thì ngân hàng lại có những điều kiện cũng như quy định cụ thể mà

KH phải đảm bảo thực hiện thì mới có thể được cấp tín dụng, có một số mục đích

cơ bản sau: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công nghiệp; cho vay tiêu dùng

cá nhân; cho vay bất động sản; cho vay nông nghiệp nông thôn; cho vay kinh doanhxuất nhập khẩu; cho vay thương nghiệp dịch vụ…

1.1.4.2 Căn cứ vào thời gian vay

Tín dụng ngắn hạn:

Là hoạt động tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống Khoản tín dụng nàythường được dùng để bổ sung thiếu hụt về vốn lưu động của các doanh nghiệp, cánhân… và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình

Trang 19

Tín dụng trung hạn:

Là hoạt động tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 5 năm Loại tín dụngnày để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mớithiết bị kỹ thuật và mở rộng, xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồivốn nhanh Bên cạnh đầu tư tài sản cố định, nó còn là nguồn hình thành vốn lưuđộng thường xuyên của các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: muasắm các tài sản có giá trị lớn hay đầu tư bất động sản

Tín dụng dài hạn:

Là hoạt động tín dụng có thời hạn trên 5 năm Loại tín dụng này dùng để cấpvốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản xuất cóquy mô lớn hay dự án dài hạn như: xây dựng nhà ở, nhà xưởng mới,…

1.1.4.3 Căn cứ vào đối tượng KH

Tín dụng đối với KH pháp nhân:

Là những KH có tư cách pháp nhân tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệpnhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có nhu cầu vay vốn cao, phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…

Tín dụng đối với KH thể nhân

Là những cá nhân có nhu cầu vay đa dạng với những món vay nhỏ lẻ, chủ yếucho hoạt động tiêu dùng và sản xuất kinh doanh nhỏ

1.1.4.4 Căn cứ theo hình thức tài trợ tín dụng

Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn và uy tín của KH đốivới ngân hàng, ngân hàng và KH vay thỏa thuận áp dụng cho vay theo các phươngthức sau:

Cho vay từng lần:

Áp dụng đối với những KH có nhu cầu vay vốn từng lần, KH không có nhucầu vay vốn thường xuyên hoặc KH có vòng quay vốn kinh doanh dài

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Áp dụng đối với KH có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên, cómục đích sử dụng vốn rõ ràng, có tín nhiệm với ngân hàng trong quan hệ tín dụng.Khi hợp đồng tín dụng theo hạn mức có hiệu lực, KH cần rút vốn sẽ không cần phải

ký thêm hợp đồng tín dụng mà chỉ cần lập KUNN kèm bảng kê và bản sao chứng từtài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay

Trang 20

Cho vay theo dự án đầu tư

NH cho KH vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống

Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ)

NH cùng với một hoặc nhiều TCTD khác cho vay đối với một dự án vay vốnhoặc phương án vay vốn của KH; trong đó, có một TCTD làm đầu mối, phối hợpvới các TCTD khác để thực hiện

Cho vay trả góp

Khi vay vốn, TCTD và KH xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộngvới số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

Cho vay theo hạn mức thấu chi

Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho

KH chi vượt số tiền trong tài khoản thanh toán của KH trong phạm vi hạn mức tíndụng

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Tổ chức tín dụng chấp thuận cho KH được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

NH cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KH vay vốn trong phạm vi hạn mức TDnhất định (ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa NH và KH) NH và KHthỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạnmức tín dụng dự phòng

1.1.4.5 Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

Cho vay có bảo đảm: Trong hợp đồng tín dụng KH đi vay cam kết đảm bảo

về việc dùng tài sản mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng để trả nợ cho NHTM như:Nhà cửa, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, ô tô… hoặc sự bảo lãnh của ngườithứ ba khi không thực hiện việc trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định tronghợp đồng, NH sẽ phát mại những tài sản bảo đảm đó trên thị trường nhằm thu hồivốn và lãi

Cho vay không có bảo đảm : Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của KH

Trang 21

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm về quy trình tín dụng

Quy trình, nếu phân tích ý nghĩa các từ cấu thành thì: Qui – là những qui định,những nguyên tắc; Trình – là trình tự Như vậy, qui trình là qui định các bước thựchiện theo một trình tự nhất định để đạt được những mục tiêu đã hoạch định

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với KH, bao gồm các công việc theo một trình tự kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều

giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệchặt chẽ và gắn bó với nhau

Quá trình cấp tín dụng bao gồm nhiều phương diện và và tùy theo góc độnghiên cứu mà có thể phân chia qui trình cấp tín dụng thành nhiều giai đoạn khácnhau Nếu lấy việc cấp tín dụng làm tâm điểm thì quy trình cấp tín dụng được chiathành ba giai đoạn: trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng và sau khi cấp tíndụng

1.2.2 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng

Thiết lập và thực hiện quy trình cấp tín dụng là một công việc căn bản củaquản trị ngân hàng Làm tốt công việc này sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chếrủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Về khía cạnh quản trị, việcxây dựng qui trình cấp tín dụng hợp lý sẽ có các ý nghĩa sau đây:

- Qui trình cấp tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chứcthích hợp tại ngân hàng Trong đó nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chức năngđược xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cấp tín dụng từ đó làm

cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí Hơn nữa với mục tiêu này công tácquản trị nhân sự ngân hàng sẽ được điều chỉnh kịp thời cho hợp lý và có hiệu quả

- Dựa vào qui trình cấp tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chínhcho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trongkinh doanh Thiết kế các thủ tục cấp tín dụng phải thích ứng với từng nhóm KH,từng loại vay cũng như kỹ thuật cấp tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tincần thiết, nhưng không gây phiền hà cho KH và tiết kiệm thời gian

Trang 22

- Quy trình cấp tín dụng là qui phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện trong nội

bộ một ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫnviệc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ cấp tín dụng tại ngân hàng Trong đónhiệm vụ của các đơn vị, phòng, ban chức năng được xác định rõ ràng công việcliên quan cho hoạt động tín dụng từ đó là cơ sở cho việc phân công phân nhiệm ởtừng vị trí Nhờ đó các nhân viên ngân hàng biết được trách nhiệm phải thực hiện ở

vị trí của mình, mối quan hệ với những đồng nghiệp khác hoặc hiểu rõ hơn vai tròcủa mình trong toàn bộ qui trình, từ đó có thái độ đúng trong công việc

- Mặt khác, qui trình cấp tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tíndụng và đều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn Thông qua kiểmsoát thực hiện qui trình cấp tín dụng nhà quản trị NH nhanh chóng xác định nhữngkhâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công trongtương lai, để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp cấp tín dụng Ngoài ra, vớiviệc kiểm soát tiến trình thực hiện qui trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện nhữngqui định không phù hợp trong chính sách tín dụng, cũng như bản thân qui trình Từ

đó có những thay đổi để tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng của

KH cũng như hoạt động tín dụng nói chung

1.2.3 Nội dung quy trình tín dụng

Quy trình cho vay được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:

Trang 23

Khách hàng:

Cung cấp các tài

liệu và thông tin

Nhân viên tín dụng:

Tiếp xúc, hướng dẫn Phỏng vấn khách hàng

Lập hồ sợ:

Giấy đề nghị vay

- Hồ sơ pháp lý

- Phương án, Dự án

- Đàm phán -Ký kết HĐTD

- Ký kết hợp đồng khác

Chấp thuận

Quyết định cho vay:

- Hội đồng phán quyết

- Cá nhân phán quyết

-Pháp lý -Đảm bảo nợ vay

- Biên bản, báo cáo

- Tờ trình

- Giấy tờ về bảo đảm nợ

Không đủ Không đúng hạn

Biệp pháp: cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng

Không đủ Không đúng hạn

Sơ đồ 1.1: Quy trình tín dụng

Nguồn: Tự tổng hợp

Trang 24

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Một khoản vay chỉ được phê duyệt một khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắnvào thái độ sẵn sàng trả nợ và khả năng trả nợ của KH Để có được một quyết địnhchính xác về việc cấp tín dụng hay không, ngân hàng phải phân tích hàng loạt cácnguồn thông tin có liên quan, và nguồn thông tin đầu tiên có được là lấy từ hồ sơ đềnghị vay vốn

Nhìn chung, những thông tin mà KH phải cung cấp có thể phân thành bốn nhóm như sau:

- Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của KH;

- Những tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả vốn tíndụng của KH;

- Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụngđặc thù;

- Bên cạnh đó, luôn có giấy đề nghị vay vốn đi kèm

Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên ngân hàng là tiếp xúc vàthông tin báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng KH cụ thể với những mục đích sửdụng vốn đã định Việc tiếp xúc có thể bằng điện thoại, gặp trực tiếp hoặc qua mạngmáy tính Và nhân viên ngân hàng còn có trách nhiệm hướng dẫn cho KH hoànchỉnh thủ tục giấy tờ đầy đủ trong trường hợp KH hội đủ các điều kiện cấp tín dụng.Thời gian thực hiện giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào KH

Giai đoạn một được kết thúc bằng hành vi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụngcủa KH Khi tiếp nhận hồ sơ nhân viên ngân hàng phải lập biên nhận giao cho KHtrong đó ghi cụ thể loại, số lượng giấy tờ trong hồ sơ khi tiếp nhận

Bước 2: Thẩm định, phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sửdụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng Mục tiêu củaphân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngânhàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó, cũngnhư dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.Mặt khác, phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của cácthông tin do KH cung cấp từ đó có nhận định đúng về thái độ của KH

Trang 25

* Các thông tin làm cơ sở để phân tích tín dụng.

Nguồn thông tin để phân tích ở giai đoạn này rất phong phú và đa dạng cả vềchủng loại cũng như phương pháp thu thập Ngoài nguồn thông tin mà ngân hàng đãthu thập từ giai đoạn trước, bên cạnh việc kiểm tra lại độ chính xác và tính cập nhậtcủa những dữ liệu này, ngân hàng còn phải xác định mức độ đầy đủ của chúng Để

từ đó thu thập thêm thông tin cần thiết để phân tích tín dụng

*Nội dung phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng được chia ra làm hai lĩnh

vực: phân tích phi tài chính và phân tích tài chính đối với KH

- Phân tích phi tài chính là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan tới

vấn đề tài chính của KH một cách trực tiếp Đó là, phân tích, kiểm tra tính pháp lýcủa KH; Kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp; Phân tích tính cách của

KH, uy tín của họ trong kinh doanh/cuộc sống; Nghiên cứu, phân tích tình hìnhquản trị doanh nghiệp, khả năng và uy tín của hội đồng quản trị và ban điều hành,Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) và những người có ảnhhưởng lớn đến công ty cũng như khả năng tài chính của cá nhân họ; Nghiên cứu triểnvọng của KH, đặc biệt vị thế trên thương trường, xu hướng phát triển ngành/vùng vàcác chiến lược phát triển trong tương lai của KH Việc nghiên cứu này phải được kếthợp với những chính sách có liên quan của chính phủ

- Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài

chính trong tương lai của KH nhằm tìm kiếm và tiên lượng những trường hợp xấu

có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của KH Phân tích tài chính gồm đánh giákhái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh; Phân tích hệ số tài chính;Phân tích lưu chuyển tiền tệ; Phân tích các dự báo tài chính

Thực chất, phân tích tài chính trong phân tích tín dụng chính là xác định cácyếu tố về lượng của nhu cầu vay vốn tín dụng, ở đây ngân hàng sẽ xác định quy môcủa nhu cầu vay hợp lý Nhu cầu vay được xác định tuỳ theo khả năng hoạt độngcủa KH, theo qui mô về nguồn vốn cần thiết để thực hiện phương án tài chính, màtrong đó một phần vốn vay sẽ tham gia

Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích tài chính, ngân hàng cũng sẽ xác định

thời hạn hợp lý cho khoản vay Thời hạn cấp tín dụng được coi là khoảng thời gian

từ lần đầu tiên phát tiền vay (giải ngân) cho đến khi KH thanh toán xong khoản tiền

Trang 26

vay cả gốc và lãi Thời hạn cấp tín dụng phải không được vượt quá thời hạn tối đa,

mà ngân hàng qui định cho từng loại đối tượng vay cũng như mỗi ngành, nghề củaKH

Cùng với việc xác định thời hạn cấp tín dụng, ngân hàng còn xác định các kỳ hạn trả nợ Một khoản vay có thể qui định một kỳ hạn trả nợ duy nhất, cũng có thể

định nhiều kỳ hạn trả nợ

* Tổ chức phân tích tín dụng: Do đây là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng

lớn đến việc ra quyết định tín dụng chính xác hay không, vì vậy phải phân định rõtrách nhiệm của những người tham gia vào giai đoạn này Thông thường có hai cách

tổ chức phân nhiệm

Cách thứ nhất là giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội

dung phân tích Cách này có ưu điểm là quá trình phân tích được liên tục, có hệthống, tiện lợi trong những trường hợp nhu cầu vốn của KH thấp, món vay nhỏ, sẽtiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc phân tích Tuy nhiên, cách này sẽ mangtính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh của người phân tích

Cách thứ hai là chuyên môn hoá các nội dung phân tích, và giao cho những

chuyên gia đảm trách phân tích từng mảng chuyên môn riêng của mình Cách thứhai có ưu điểm là chuyên môn hoá cao, tránh được những sai sót do khiếm khuyếttrong nghiệp vụ, đặc biệt như các mảng phân tích thủ tục pháp lý của hồ sơ vay vàtài sản đảm bảo Để có hình thức tổ chức phân tích hợp lý các nhà quản trị phải biếtcách vận dụng trong từng điều kiện cụ thể

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng

Ra quyết định tín dụng như thế nào - chấp thuận hay không chấp thuận làcông việc cực kỳ quan trọng Nó không những ảnh hưởng đến tiến trình hoạt độngcủa KH, mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng

Cơ sở để ra quyết định tín dụng: Ngoài các thông tin được chuyển giao từ giai

đoạn trước chuyển sang, người ra quyết định còn phải dựa vào các cơ sở sau:

- Thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan có liên quan;

- Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng củaNhà nước

- Nguồn cấp tín dụng của ngân hàng khi ra quyết định

- Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng

Trang 27

Thông thường ngân hàng chỉ tiến hành thẩm định bảo đảm tín dụng khi xétthấy có thể chấp thuận yêu cầu cấp tín dụng của KH đơn giản chỉ vì chi phí chonghiệp vụ này tương đối lớn gây tốn kém cho cả ngân hàng và KH.

Quyền phán quyết tín dụng: Thường người ra quyết định tín dụng là những

nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, và có uy tín tại ngân hàng Việc phân công,phân nhiệm vụ thuộc chính sách và phương pháp quản trị của mỗi ngân hàng có thểtập trung quyền ra quyết định tín dụng cho một người (như Giám đốc) hoặc mộtnhóm (như Hội đồng quản trị ) Cách này có ưu điểm dễ điều hành vốn, dễ điềuchỉnh cơ cấu tín dụng theo mục tiêu định sẵn Tuy nhiên sẽ rất khó khăn nếu ngânhàng có một số lượng lớn KH xin cấp tín dụng một lúc Bên cạnh đó có thể dẫn đếnnhưng tiêu cực do việc ra quyết định tín dụng tập trung vào một người hay mộtnhóm người

Cách thứ hai, thường gặp trong hoạt động tín dụng ngày nay là cách phân

quyền bằng quy định các mức phán quyết tín dụng cho từng loại nhân viên Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà một nhân viên tín dụng được quyền quyết

định cấp tín dụng

Kết thúc giai đoạn thứ ba được đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả raquyết định cấp tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng

- Nếu từ chối ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu lý do từ chối

- Nếu chấp thuận ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng cùng hợpđồng có liên quan tới bảo đảm tín dụng (nếu có)

Đến đây đã hình thành hồ sơ tín dụng ban đầu với các giấy tờ ở giai đoạn 1cộng với các báo cáo kết quả phân tích ở giai đoạn 2, cùng các tài liệu cập nhật về

KH, các hợp đồng về đảm bảo tín dụng với giấy tờ liên quan, và cuối cùng là hợpđồng tín dụng vừa được ký kết

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân: Là nghiệp vụ cấp tiền cho KH trên cơ sở hạn mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc Sự vận động tiền tệ phải gắn liền với sự vận động hàng hoá hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng

vốn vay của KH và đảm bảo khả năng thu nợ

Trang 28

Mặc dù giải ngân là cấp tiền cho người đi vay nhưng phương thức giải ngânphụ thuộc vào nội dung các cam kết của hợp đồng tín dụng

Ngân hàng chỉ cấp tiền vay theo các quy định của hợp đồng tín dụng Đây lànhững trường hợp cấp vốn theo những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng Trongtrường hợp những điều kiện đã nêu trong hợp đồng chưa được thực hiện thì việcgiải ngân cũng chưa được tiến hành

Bước 5: Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng

Giai đoạn giám sát tín dụng sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giámức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của KH và kịp thời có các ứng xử thích hợp.Nội dung của giai đoạn này chủ yếu gồm:

- Giám sát tín dụng;

- Thu nợ;

- Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng;

- Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề

* Giám sát tín dụng: Mục tiêu của giám sát là kiểm tra việc thực hiện các điều

khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, bao gồm: KH có sử dụng vốn đúng mụcđích không? Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốntín dụng; Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng,kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xử thích hợp; Theo dõi và ghinhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận/cá nhân có liên quan tại NH.Phương pháp giám sát rất đa dạng Thông thường ngân hàng áp dụng một sốbiện pháp sau:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của KH tại ngân hàng: Việc biến động bất

thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính, nhưngkhi tài khoản vãng lai luôn có dư nợ là dấu hiệu KH có khó khăn trong chi trả; qua

đó ngân hàng sẽ tuỳ theo các dấu hiệu mà có hướng kiểm soát trọng tâm

+ Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ: Đối với KH vay thường xuyên

(thấu chi, thẻ tín dụng ) hoặc thời gian vay tương đối dài (từ vài tháng trở lên)ngân hàng sẽ yêu cầu gửi báo cáo về tài chính định kỳ để ngân hàng kịp thời phântích, phát hiện được những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của KH

Trang 29

+ Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh/nơi cư trú của KH:

Khi viếng thăm KH trong thời gian vay vốn sẽ cho chúng ta những thông tin bổ ích,như sự duy trì ý muốn trả nợ của KH, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, dựtrữ tồn kho, chất lượng tài sản bảo đảm

+ Kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay: Đối với tài sản thế chấp ngân hàng kiểm

tra việc sử dụng tài sản hợp lý đúng như cam kết trong hợp đồng Việc kiểm trađược thực hiện bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thông qua cácbáo cáo thường kỳ của KH về tình trạng của tài sản Khi kiểm soát nhân viên giámsát phải làm báo cáo công việc và nếu thấy những dấu hiệu vi phạm phải trình cấpquản trị có biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời

Đối với tài sản cầm cố ngân hàng cần quan tâm kỹ đến những yếu tố an toàntài sản như phòng cháy, chống trộm cắp, đóng bảo hiểm trong trường hợp cầm cốvật hữu đặc biệt tại kho của KH hoặc của bên thứ ba, ngân hàng phải chú ý đến tínhbảo toàn về giá trị và toàn vẹn về vật chất

Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh ngân hàng cần thu thập những thông tin cóliên quan đến người bảo lãnh đặc biệt là về uy tín của họ Nhìn chung người bảolãnh được NH coi là KH vì vậy việc giám sát cũng giống như KH đi vay Trongtrường hợp bảo lãnh bằng tài sản thế chấp cầm cố, trong phạm vi nội dung Hợpđồng bảo đảm ngân hàng sẽ kiểm tra theo những nội dung như đã đề cập ở trên

+ Giám sát hoạt động KH thông qua các mối quan hệ với các KH khác: Đối với những KH khác đây là giám sát thông qua tài khoản hoặc cấp tín dụng, qua đó cũng thể hiện tình hình hoạt động KH đi vay như tiến độ mua/bán hàng hoá; khả năng thanh

toán, mức độ kỷ luật hợp đồng, tính trung thực trong các báo cáo tài chính/phương ánkinh doanh

+ Giám sát qua những thông tin khác: Như ngân hàng phân tích những thông

tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quanthuế, toà án

Tổ chức giám sát: Giám sát tín dụng thường được phân công cho nhân viên tín

dụng theo dõi theo loại KH, khi cần thiết có thể là một nhóm chuyên viên và nhân

viên thanh tra/kiểm soát Khi thực hiện giám sát phải có báo cáo hoặc biên bản vềkết quả giám sát trình cấp quản trị để có những xử lý kịp thời

Trang 30

* Thu nợ: KH có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và

đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng Tuỳ theo tính chất mà nhiều phương phápthu nợ khác nhau

- Thu nợ gốc và lãi một lần ở kỳ hạn trả nợ cuối cùng (ngày đáo hạn)

- Thu nợ gốc 1 lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ

- Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn: Theo phương pháp này kỳ hạn nào cũng

có thu nợ gốc và lãi, nhưng phụ thuộc vào khả năng và phương pháp tính lãi mà sốtiền ở mỗi kỳ hạn trả có thể bằng nhau hoặc khác biệt nhau

Thủ tục nghiệp vụ thu nợ:

Thường ngân hàng sẽ theo dõi lịch trả nợ theo các nội dung đã thoả thuậntrong hợp đồng Trước ngày đáo hạn trả nợ (thường 3-5 ngày) ngân hàng thườngthông báo cho KH biết số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán Việc thông báo

có thể thực hiện theo các hình thức sau: Thông báo bằng thư qua bưu điện; Thôngbáo trực tiếp; Thông báo bằng điện thoại; Thông báo qua mạng máy tính

Đối với những khoản tín dụng được thu hồi đầy đủ khi đáo hạn cả nợ gốc vàlãi thì coi như nghĩa vụ của KH với ngân hàng đã được thực hiện xong, và ngânhàng sẽ làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp hoặc giải toả tài sản cầm đồ, lập biênbản (biên nhận) giao tài sản/giấy tờ (nếu có), đồng thời tất toán tài khoản vay,chuyển hồ sơ tín dụng vào lưu trữ

Đối với khoản tín dụng thu theo nhiều kỳ hạn, nhân viên ngân hàng có tráchnhiệm phải theo dõi lịch kế hoạch trả nợ, thường xuyên có thông tin qua lại giữanhân viên kế toán (người trực tiếp thu) với nhân viên tín dụng (người giám sát, đônđốc trả) Các kỳ hạn nợ về nguyên tắc phải được tôn trọng Tuy nhiên do nhữngnguyên nhân khác nhau có thể không thực hiện đúng lịch (dù chưa đến kỳ đáo hạn)thì ngân hàng phải có những thông báo, biện pháp kịp thời Một số biện pháp cơ bảnthường được ngân hàng áp dụng trong giám sát thu nợ:

* Điều chỉnh kỳ hạn bằng cách nhập vào kỳ sau hoặc điều chỉnh hợp đồng về

kỳ hạn trả nợ

* Chuyển nợ quá hạn khoản đến hạn chưa trả được

* Coi các kỳ hạn sau đó đều đến hạn và chuyển nợ quá hạn toàn bộ số nợ còn lại

Trang 31

* Khi đáo hạn do những nguyên nhân khách quan mà KH không trả nợ đầy đủ

và đúng hạn, nếu có nhu cầu và hội đủ các điều kiện, ngân hàng có thể xét gia hạn

nợ, gia hạn nợ là ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm thời gian cấp tín dụng đã thoảthuận trong hợp đồng Như vậy, ngân hàng sẽ phải thẩm định lại với các số liệu mới

và trong hoàn cảnh mới thay đổi đối với khoản tín dụng xin gia hạn ở đây sẽ quaytrở lại giai đoạn 2 trước khi chấp thuận gia hạn nợ hay không

* Tái xét tín dụng: Tái xét tín dụng thực chất là tiến hành phân tích tín dụng sau

khi khoản tín dụng đã được cấp Mục tiêu của xem xét lại tín dụng là đánh giá chấtlượng tín dụng, nhằm phát hiện các rủi ro để có hướng xử lý kịp thời

- Đối với ngân hàng có quy mô vừa, việc xem xét lại tín dụng sẽ là một nộidung công tác của phòng tín dụng, và giao cho một hoặc một số nhân viên chuyênthực hiện nhiệm vụ này, khi cần thiết có thể huy động thêm một số nhân viên cókinh nghiệm tham gia Đối với những ngân hàng có quy mô nhỏ, xem xét lại tíndụng sẽ do nhân viên tín dụng đảm nhiệm luôn

Xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi: Vấn đề này sẽ không phải đặt ra nếu khoản tín

dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn Tuy nhiên, vấn đề này có những nguyênnhân vượt quá phạm vi tác động của ngân hàng và tiềm ẩn những yếu tố bất an chongân hàng, vì vậy để đảm bảo hoạt động bình thường với một mức độ rủi ro chophép, ngân hàng sẽ quy định chặt chẽ quy trình xử lý nợ quá hạn

Tóm lại, giai đoạn 5 là giai đoạn có nhiều nghiệp vụ được thực hiện và phongphú về nội dung Các nghiệp vụ trong giai đoạn này có thể tiến hành đồng thời, (thu

nợ và xếp loại) Những biểu hiện vi phạm hợp đồng hay quy định chung đều phảiđược thông báo cho các cấp quản trị và có biện pháp xử lý kịp thời theo các quyđịnh của chính sách tín dụng

Năm giai đoạn của quy trình tín dụng có mối tương quan mật thiết với nhau,giai đoạn trước là tiền đề để thực hiện các công việc của giai đoạn sau Đối vớinhững hồ sơ cấp tín dụng phức tạp việc trao đổi thông tin và thực hiện các côngviệc bổ sung giữa các giai đoạn được diễn ra nhiều lần, ví dụ khi hồ sơ đề nghị vayđến giai đoạn quyết định tín dụng, nhưng phải chuyển trở lại các giai đoạn trước để

bổ sung các thông tin hoặc thẩm định thêm một số mặt còn thiếu

Trang 32

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.4.1 Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩaquyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng Nếu một chính sách tín dụngcủa ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được KH hiện tại

và thu hút được các KH mới thì chứng tỏ chính sách tín dụng tại NH được đánh giácao và ngược lại Từ đó, tạo điều kiện để xây dựng một quy trình tín dụng hiệu quả,bám sát chính sách tín dụng của NH nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng

1.2.4.2 Công tác tổ chức bộ máy ngân hàng

Nhân tố này không chỉ tác động đến việc thực hiện quy trình tín dụng mà còntác động đến mọi hoạt động của NH Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắpxếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định.Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợpchặt chẽ, nhịp nhàng giữa càng phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn

hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác Qua đó sẽ tạo điều kiện thuậnlợi nhất để quy trình tín dụng được thực hiện tốt và xuyên suốt trong quá trình vay

Từ đó sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu của KH, quản lý có hiệu quả các khoản vốntín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nângcao chất lượng của hoạt động tín dụng

1.2.4.3 Chất lượng nhân sự ngân hàng

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến việc thực hiệncũng như hiệu quả hoạt động của quy trình tín dụng Sở dĩ như vậy là vì cán bộnhân viên là người trực tiếp tham gia vào mọi khâu của quy trình trình tín dụng, từbước đầu đến bước cuối Bởi vậy, việc thực hiện quy trình tín dụng có tốt haykhông, hiệu quả và nhịp nhàng hay không được quyết định chủ yếu bởi đội ngũ cán

bộ nhân viên ngân hàng

Các cán bộ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn, khả năngnghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc để có thểthực hiện tốt phần việc của mình, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp các bộ phận,cũng như các khâu khác trong quy trình tín dụng hoàn thành nhiệm vụ, giúp cho

Trang 33

quy trình tín dụng được thực hiện xuyên suốt và có chất lượng, các khoản vay diễn

ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơncho KH

Ngoài ra, các cán bộ nhân viên ngân hàng cũng cần có đạo đức nghềnghiệp, làm việc dựa trên tinh thần trách nhiệm Nếu các cán bộ nhân viên ngânhàng cố ý làm trái pháp luật cũng như làm sai quy trình, thì có thể gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện quy trình tín dụng nói chung và chấtlượng tín dụng nói riêng

1.2.4.4 Hệ thống công nghệ ngân hàng

Lĩnh vực tài chính – ngân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệthông tin cao Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độchính xác, khối lượng giao dịch của KH, tìm kiếm thông tin KH, giúp ngân hàng racác quyết định và xử lý khoản vay, đồng thời giúp giảm khối lượng công việc chonhân viên, cán bộ Đảm bảo độ chính xác trong việc thực hiện quy trình tín dụng

1.2.4.5 Các nhân tố từ phía KH

Chính KH cũng là nhân tố bên ngoài ngân hàng tham gia vào việc thực hiệnquy trình tín dụng Chính vì vậy, sự hợp tác và trung thực của KH cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc thực hiện tốt quy trình tín dụng, giúp cho quy trình được thựchiện trơn tru và hiệu quả

Nếu KH vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạmchế độ kiểm toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàngtrong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, mục đích sửdụng vốn cũng như việc quản lý vốn vay của KH cũng như đưa ra quyết định chovay đúng đắn

1.2.4.6 Bản thân nội tại quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội

bộ của NHTM

Bản thân nội dung quy trình tín dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc thực hiện Quy trình tín dụng cần có sự hợp lý, không cứng nhắc, phân rõ chứcnăng, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dung Đối vớimỗi KH khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bước trongquy trình cho phù hợp Tạo điều kiện cũng như sự thuận tiện tốt nhất cho KH Từ

Trang 34

đó, giúp các phòng ban có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, tránh những xung độtkhông đáng có Tạo nền tảng tốt nhất để nhân viên có thể bám sát thực hiện.

Bên cạnh đó, quy trình tín dụng được cụ thể hóa việc phân rõ chức năng,nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dung, đề ra cụ thể từngcông việc cần phải thực hiện, từ khâu tìm kiếm KH, xử lý hồ sơ vay vốn, cấp tíndụng, kiểm soát sau thu hồi nợ vay

Công tác kiểm tra – kiểm soát nội bộ: Kiểm soát chính sách tín dụng và cácthủ tục cần thiết có liên quan đến khoản vay Đây là công tác mà bất cứ một NH nàocũng phải tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình tíndụng, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu,mục tiêu đề ra Để thực hiện tốt công tác này, NH cần sắp xếp một đội ngũ cán bộgiỏi chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời cóchế độ thưởng phạt nghiêm minh Có như vậy, công tác tín dụng mới được thựchiện đúng quy trình và có chất lượng

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI

1.3.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước

về thực hiện quy trình tín dụng

1.3.1.1 Kinh nghiêm của NHTM ở Thái Lan

Mặc dù có bề dày hoạt động nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống NH TháiLan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ trước tình hình đó, các

NH Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong quy trình tín dụng cũng nhưtrong hoạt động của hệ thống tín dụng

Thứ nhất: Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay Có thể thấy điều này ở các NH

Bangkok Bank và Siam Commercial Bank(SCB)

Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng

Trang 35

Rất nhiều NH của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp,không quan tâm đến dòng tiền của KH vay Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu cólúc lên tới 40%(1997-1998) Sở dĩ của điều này là do một số NH đã không tuân thủnghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quy trình cho vay Và hiện nay, nhiều

NH tại Thái Lan không chỉ triệt đề chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâmrất nhiều đến thông tin của KH như: tư cách/ hiệu quả kinh doanh/ mục đích vay/dòng tiền và khả năng trả nợ/ khả năng kiểm soát vay/ năng lực quản trị và điềuhành/ thực trạng tài chính…

Thứ ba: Cho điểm KH

Siamcity Bank (SCIB) đã áp dụng việc cho điểm KH trong quy trình tín dụngcủa mình để quyết định cho vay đối với tín dụng cá nhân và để xem xét cho vay đốivới tín dụng doanh nghiệp Hạng uy tín tín dụng được xếp loại theo các hạng từAAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ).Trong đó hạng có thể xét cho vay được xếp từ AAA+, AAA, AAA-, A+, A-, BBB+,BBB, BBB- Các hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D Các hạng tín dụng này ápdụng theo tiêu chuẩn của S&P (Standard anh Poor)

Bên cạnh đó, Kasikom Bank đã ứng dụng xếp loại tín dụng trong quy trình tíndụng của mình như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêudùng, cho vay cầm cố, cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngânhàng đã sử dụng mẫu giao dịch của KH hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch,lịch sử thanh toán và số liệu về lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụngchấm điểm Họ sử dụng dữ liệu từ các chương trình ứng dụng tín dụng như: giớitính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi KH…

Thứ tư: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng được quy định trong quy trình tín dụng.

Họ quy định việc quyết định cấp tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyếtcủa một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị Ví dụ: dưới 100 triệu Baht

do một người chịu trách nhiệm; trên 100 triệu Baht phải qua 2 người chịu tráchnhiệm; trên 3 tỷ Baht phải do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định Nhữngkhoản vay vượt quá hạn mức quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm địnhđộc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt khoản

Trang 36

vay Tại Siam City Bank, quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ giám đốcđến hội đồng quản trị tại trụ sở chính, tùy thuộc vào mức cho vay, điều kiện tíndụng và tài sản bảo đảm Hội đồng quản trị không giới hạn nhưng phải tuân thủmức quy định cao nhất do ngân hàng trung ương Thái Lan quy định

Ban điều hành: 500 triệu Baht; Chủ tịch và tổng giám đốc: 200 triệu Baht; Hộiđồng tín dụng: 200 triệu Baht; Ban thường trực hội đồng tín dụng: 100 triệu Baht;Phó tổng giám đốc thường trực: 30 triệu Baht; Phó tổng giám đốc điều hành: 20triệu Baht

Thẩm quyền cấp khu vực: Trợ lý phó tổng giám đốc/ giám độc phụ tráchquận: 20 triệu Baht; giám đốc chi nhánh: 10 triệu Baht

Thẩm quyền lãnh đạo cấp thấp hơn: Bộ phận phụ trách vùng: 3 triệu Baht

Thứ năm: Thực hiện giám sát khoản vay

Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoảnvay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về KH, thường xuyên giám sát và đánh giáxếp loại KH để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro

1.3.1.2 Kinh nghiệm mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng

của NHTM ở Mỹ

Citibank là một trong những ngân hàng hàng đầu của Mỹ và thế giới Hiện tại,Citibank đang áp dụng một mô hình quản lý rủi ro trong quy trình tín dụng củamình như sau:

Citibank sử dụng kết hợp cả mô hình định tính và định lượng trong đo lườngrủi ro tín dụng Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của ngân hàng tạo điều kiện để

mô tả và so sánh dư nợ tín dụng của Citibank bất chấp loại hình, phương thức cấptín dụng… Hệ thống tính điểm tín dụng từ 1 đến 10 Hạng tốt nhất là 1 tương ứngvới AAA của S&P Một KH ở mức xếp hạng này được coi là không có rủi ro Hạng

10 tương đương với mức D của S&P cho thấy KH “bị nghi ngờ” hoặc lỗ, hạng 1-4được coi là đáng để đầu tư, hạng 5-10 là không nên đầu tư Hệ thống cho điểm tíndụng của Citibank có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá KH nhanh và cho kết quảchính xác

Trang 37

Bên cạnh đó, Citibank còn xây dựng quy trình tín dụng với mô hình tổ chứcquản lý rủi ro theo mô hình tập trung Hoạt động quản lý rủi ro được tập trung tạiHội sở chính và chia 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi

Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện trí tốt Rủi ro ở mức thấp nhất

(Rất tốt)

Các khoản tín dụng tốt, rủi ro tối thiểu

Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện trí tốt, bao gồm các tổ chức có tài sản thế chấp tốt như các chứng chỉ tiền gửi Rủi ro thấp

(Tốt)

Các khoản tín dụng tốt, ít rủi ro

Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ bảo đảm, có thiện chí; rủi ro ở mức thấp

(Khá)

Các khoản tín dụng vừa phải, yếu tố rủi ro gia tăng

Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển, song có một hạn chế về tài chính, quản lý Khả năng thanh toán nợ tốt hơn các doanh nghiệp khác trong khu vực; rủi ro ở mức trung bình

5

BB (Trung

bình khá)

Mức độ rủi ro tăng

Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý ở mức trung bình, triển vọng ngành ổn định Rủi ro ở mức trung bình Các KH này có thể tồn tại tốt trong điều kiện chu kỳ kinh doanh bình thương nhưng

có thể gặp khó khan khi các điều kiện kinh tế trở nên khó khăn và kéo dài

(Trung

Mức độ rủi ro tăng hơn

Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế; rủi ro; Bất kỳ một sự suy thoái kinh tế nào

Trang 38

bình) cũng có thể tác động rất lớn đến KH này.

7

CCC (Dưới

8

CC (Dưới

chuẩn)

Khả năng vỡ nợ

đã lên mức rất cao

Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo, trình

độ quản lý yếu kém, khả năng trả nợ kém (có nợ quá hạn); rủi ro cao; khả năng trả nợ củ KH yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì NH sẽ mất vốn.

sẽ vỡ nợ

Các khoản nợ bị quá hạn trả nợ theo thỏa thuận, các khoản nợ của chủ thể nộp đơn phá sản hay hành động tương tự mà chưa bị phá sản.

Các nghĩa vụ nợ không được hoàn trả đúng hạn Chủ thể nộp đơn xin phá sản hoặc có hành động tương tự, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ.

Nguồn: Credit risk management workbook of Citibank

1.3.1.3 Kinh nghiệm của NHTM trong nước

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, với việc kí kết hợpđồng hợp tác chiến lược với ngân hàng HSBC, Techcombank đã được giúp đỡ rấtnhiều và chuyển đổi thành công mô hình quản trị tín dụng cũng như quy trình tíndụng của mình Techcombank luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chứcnăng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ phân công, độc lập trong quá trình giảiquyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập Cụ thể: tại chinhánh, chuyên viên KH chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm KH, thuthập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lênphòng thẩm định về phê duyệt tín dụng Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng,chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện côngtác thẩm định, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộphận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định KH Nếu KH không đủ điều kiệnvay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh Nếu KH đủ điều kiện vay, chuyên viênthẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng Trường hợp vượt mức

ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng trụ sở

Trang 39

chính Tại phòng quản trị rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng, hàng quý sẽ thực hiệncông tác kiểm tra đánh giá diễn biến dự nợ toàn hệ thống.

Và không thể không kể đến sự vượt trội của Ngân hàng TMCP Á Châu – ACBkhi đã ứng dụng rất nhiều yếu tố công nghệ thông tin vào quy trình tín dụng Nổibật là việc ACB đã cho ứng dụng phần mềm quản lý thông tin KH trong hoạt độngcấp tín dụng trên toàn hệ thống Đây là một phần mềm quản lý quy trình xử lý Hồ

sơ vay (bao gồm thẩm định tài chính và thẩm định Tài sản bảo đảm) từ lúc nhận hồ

sơ KH cho đến lúc sẵn sàng giải ngân, đồng thời phần mềm này còn có các tínhnăng hỗ trợ khác như: quản lý năng suất nhân viên, truy xuất báo cáo Việc ACBứng dụng phần mềm này vào quy trình tín dụng có những ưu điểm nổi bật như sau:

- Giúp chuẩn hóa quy trình, mẫu biểu thống nhất trên toàn hệ thống

- Kiểm soát sự luân chuyển hồ sơ vay, từ đó quản lý chặt chẽ quy trình cũngnhư thời gian tác nghiệp

- Giám sát và quản lý chặt chẽ năng suất và hiệu quả công việc của các chứcdanh tham gia vào quy trình

- Rút ngắn thời gian tìm kiếm, truy xuất thông tin Hồ sơ vay, KH, tài sản

- Quản lý lịch sử vay của KH, lịch sử giá trị TSBĐ

- Đảm bảo dữ liệu KH vay được thu nhận một cách đầy đủ, kịp thời và chínhxác Cụ thể, thông tin KH vay nhập vào hệ thống sẽ được kế thừa cho những lầnsau, đảm bảo tốt việc lưu giữ hồ sơ một cách tối đa

- Loại trừ khả năng mất dữ liệu do sự cố máy tính cá nhân

- Giảm thiểu thời gian và chi phí liên lạc ( điện thoại, fax, ) giữa các bộ phận

- Tạo nên kho dữ liệu thiết thực khi cần truy xuất các báo cáo có liên quan

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác xây dựng, thực hiện quy trình tín dụng đối với ngân hàng thương mại Việt Nam

Một là: Cần tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các

khâu trong quy trình cho vay

Hai là: Cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tín dụng thận trọng; đặt ra hạn

mức cho vay Đây là hoạt động được xem là thường xuyên của ngân hàng trongviệc quản lý danh mục tín dụng của mình Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức

Trang 40

cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với KH vay riêng lẻ hay nhóm KHvay.

Ba là: Áp dụng mô hình định lượng hoặc kết hợp mô hình định tính và định

lượng để chấm điểm tín dụng KH từ đó đưa ra quyết định cho vay Qua đó hạn chếrủi ro tín dụng cho ngân hàng

Bốn là: Thực hiện nghiêm túc việc giám sát khoản vay Sau khi giải ngân vốn,

ngân hàng cần coi trọng kiểm tra, giám sát khoản vay thông qua thu thập thông tin

về KH, giám sát và đánh giá xếp loại KH thường xuyên, định kỳ để có biện pháp xử

lý kịp thời rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng

Năm là: Ngân hàng cần xây dựng công nghệ thông tin hiện đại Tổ chức tốt hệ

thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ,thẩm định KH vay, giúp hạn chế, phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơvay để thực hiện tốt quy trình tín dụng cũng như quản lý chất lượng tín dụng ngânhàng

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
Nhà XB: Nhàxuất bản Phương Đông
Năm: 2010
3. Hồ Diệu ( 2003), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. Lê Thị Huyền Diệu (2007), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Citibank, số 6, Tạp chí ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Citibank
Tác giả: Lê Thị Huyền Diệu
Năm: 2007
5. Phan Thị Thu Hà (2005), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2005
6. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bảngiao thông vận tải
Năm: 2009
7. Prederics Mishkin (1994) Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: Nhàxuất bản KHXH
8. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (2015), Báo cáo tài chính thường niên – website của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tàichính thường niên
Tác giả: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Năm: 2015
10. Peter Rose, hiệu đính Nguyễn Văn Nam, Vương Trong Nghĩa (2001) Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: )Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: nhà xuất bản tài chính
11. Sử Đình Thanh (2008), giáo trình Nhập môn tài chính – tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Nhập môn tài chính – tiền tệ
Tác giả: Sử Đình Thanh
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
Năm: 2008
12. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2011 – 2020, số 10, Tạp chí ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của công nghệ ngân hàng trongchiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2011 – 2020
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thanh
Năm: 2010
13. Lê Văn Tư ( 2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản tàichính
14. Ngân hàng Thương mại – Nhà xuất bản thống kê 15. Website: http://www.vpb.com.vn/http://www.vpbankamc.com.vn/ Link
9. Nguyễn Minh Kiểu (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w