Về mặt lý luận, tác giả đã trình bày và phân tích các vấn đề cơ bản về kế toánchi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất, phân tích bản chất,mối liên cũng như phân loại
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn từ
TS Trần Hải Long Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trungthực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồngcũng như kết quả Luận văn của mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 2bộ Phòng kế toán của Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội đã hỗ trợ,giúp tôi rất nhiều trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập thông tin của đơn vịliên quan đến đề tài cần nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên lớp CH21BKT.Tối và giađình đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp ý kiến quý báu làm cơ sở cho tôihoàn thành Luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 Năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Kết cấu luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 10
1.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 10
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 10
1.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 13
1.1.3 Khái niệm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 14
1.1.4 Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16
1.1.5 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nghiệp vụ kế toán: 16
1.2 QUY ĐỊNH CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM CHI PHỐI ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 17
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 20
1.3.1 Kế toán chi phí sản xuất 20
Trang 41.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất 25 1.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm trong sản xuất 28
1.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM KTQT 34
1.4.1 Xác định và phân loại chi phí sản xuất theo quan điểm KTQT 34 1.4.2 Xây dựng định mức chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm và lập dự toán chi phí sản xuất 35 1.4.3 Thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất cho việc ra quyết định của nhà quản trị 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI (HABECO) 41 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI (HABECO) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 41
2.1.1 Tổng quan chung về Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) 41 2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại đơn vị 55
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 58
2.2.1 Thực trạng Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Tổng công ty Nước giải khát Hà Nội (Habeco): 58 2.2.2 Kế toán tính giá thành tại Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco): 68 2.2.3 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Bia-Rượu- Nước giải khát Hà Nội (Habeco) 70
Bia-Rượu-2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DƯỚI GÓC ĐỘ KTQT TẠI TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) 71
2.3.1 Phân loại chi phí: 72
Trang 52.3.2 Xây dựng định mức chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm và lập dự toán
chi phí sản xuất 73
2.3.3 Thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất cho việc ra quyết định của nhà quản trị 74
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) 75
2.4.1 Ưu điểm 75
2.4.2 Những vẫn đề còn tồn tại 77
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO) 79
3.1 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI ĐƠN VỊ 79
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI ĐƠN VỊ 80
3.2.1 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 80
3.2.2 Hoàn thiện công tác kế toán dưới góc độ KTQT 85
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI ĐƠN VỊ 88
3.3.1 Về phía nhà nước: 88
3.3.2 Về phía Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco): 89
3.4 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 91
3.4.1 Những hạn chế trong nghiên cứu 91
3.4.2 Hướng phát triển nghiên cứu của đề tài 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
10 KPCĐ Kinh phí công đoàn
11 KQKD Kết quả kinh doanh
12 KTQT Kế toán quản trị
13 KTTC Kế toán tài chính
14 MMTB Máy móc thiết bị
13 NCTT Nhân công trực tiếp
14 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
15 QLPX Quản lí phân xưởng
16 SPDD Sản phẩm dở dang
17 SXC Sản xuất chung
18 TK Tài khoản
19 TSCĐ Tài sản cố định
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1 Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2 Sơ đồ 1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
3 Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
4 Sơ đồ 1.4 Hạch toán chi phí SX theo phương pháp KKTX
5 Sơ đồ 1.5 Hạch toán chi phí SX theo phương pháp KKĐK
6 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Bia - Rượu -
Nước giải khát Hà Nội
7 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải
11 Biểu 2.2 Bảng kê chi tiết xuất NVL sản xuất trực tiếp trong tháng 10/2016
12 Biểu 2.3 Sổ chi tiết NVL gạo RT1 trong tháng 10/2016
13 Biểu 2.4 Chứng từ ghi sổ số 391 xuất NVL sản xuất trực tiếp tháng
10/2016
14 Biểu 2.5 Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp của bia hơi Hà Nội
15 Biểu 2.6 Sổ cái tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp
16 Biểu 2.7 Danh sách lương tháng 10/2016 ở phân xưởng bia hơi Hà Nội
17 Biểu 2.8 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH T10/2016
18 Biểu 2.9 Sổ cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
19 Biểu 2.10 Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp của Bia hơi Hà Nội
20 Biểu 2.11 Phiếu xuất kho CC-DC dùng cho sản xuất chung số 272 ngày
25/10
21 Biểu 2.12 Bảng kê chi tiết xuất công cụ dụng cụ tháng 10/2016
Trang 822 Biểu 2.13 Bảng trích khấu hao TSCĐ tháng 10/2016
23 Biểu 2.14 Bảng kê chi tiết ghi có TK 112 tháng 10/2016
24 Biểu 2.15 Sổ cái tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung tháng 10/2016
25 Biểu 2.16 Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung của bia hơi Hà Nội
26 Biểu 2.17 Sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất các sản phẩm tháng 10/2016
27 Biểu 2.18 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh của bia hơi Hà Nội
28 Biểu 2.19 Thẻ tính giá thành sản phẩm bia hơi Hà Nội tháng 10/2016
29 Biểu 2.20 Sổ cái TK 155 – Nhập kho bia hơi Hà Nội
30 Biểu 2.21 Bảng định mức chi phí sản xuất
31 Biểu 2.22 Dự toán chi phí NVLTT cho phân xưởng bia Hà Nội
32 Biểu 2.23 Dự toán chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung cho phân xưởng
sản xuất Bia Hà Nội
33 Biểu 3.1 Phiếu tính giá thành công việc
34 Biểu 3.2 Báo cáo giá thành
25 Biểu 3.3 Báo cáo phân tích chi phí
Trang 9lý, phải năng động, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất gay gắt, đối với mỗi đơn
vị sản xuất kinh doanh, muốn tồn tại được cần phải chiếm lĩnh được thị trường,được người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp cả về chất lượng vàgiá cả Các doanh nghiệp đều mong muốn có một sự kết hợp tối ưu giữa các yếu tốsản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý mà ngườitiêu dùng có thể chấp nhận được Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải thườngxuyên theo dõi thông tin về giá cả thị trường để có thể tính toán chi phí sản xuất nhưthế nào để thu lại được một lợi nhuận tối đa Ngày nay, khi sự cạnh tranh không chỉđơn thuần là sự cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh vềgiá cả, thì vấn đề giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm luôn luôn được đặt lên mụctiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp.Vấn đề này tuy không còn mới mẻ, nhưng
nó luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Vậy các doanh nghiệpcần có biện pháp gì để có thể đạt được mục tiêu: Giảm chi phí, hạ giá thành nhưngvẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường
Giá thành sản phẩm được cấu thành từ chi phí sản xuất bao gồm chi phí trựctiếp và chi phí gián tiếp Để tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tínhđúng, tính đủ chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm Chính vì vậy, việc hạch toán chi phí
và tính đúng giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong côngtác quản lý chi phí, tính giá thành, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cóbiện pháp phấn đấu hạ thấp giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm Đó là một
Trang 10trong những điều kiện quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp có thể đứng vữngđược trên thị trường và có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trườngcủa các doanh nghiệp khác Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
là một trong những phần hành quan trọng của kế toán, nó có vai trò đặc biệt quantrọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nói riêng cũng như quản lý vĩ môcủa nhà nước nói chung do đó đòi hỏi các doanh nghiêp phải có đội ngũ cán bộquản lý có năng lực trình độ chuyên môn cao và hệ thống tổ chức hợp lí
1.2 Về mặt thực tiễn
Rượu - Bia - Nước giải khát chiếm một vị trí đáng kể trong ngành công nghiệpthực phẩm, là phân ngành kinh tế cấp 3 trong phân ngành cấp 2 sản xuất đồ uốngthuộc ngành cấp 1 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Trong đó Bia là một loại
đồ uống giải khát khá thông dụng
Nước ta với dân số khoảng trên 80 triệu người, khí hậu nóng về mùa hè đòihỏi mức tiêu thụ đồ uống khá lớn đặc biệt là về Bia Trong những năm gần đâyngành công nghiệp sản xuất Bia của nước ta có một diện mạo mới Lượng Bia sảnxuất ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng nhiều Ở nước ta có một sốnhà máy sản xuất Bia với quy mô khá lớn như nhà máy Bia Hà Nội, Bia Việt Hà,Bia Sài Gòn, Bia Đại Việt trong đó Bia Hà Nội là một thương hiệu khá tên tuổitrong ngành công nghiệp Bia Việt Nam
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ViệtNam đến năm 2010 (theo Quyết định số 28/2002/QĐ-TT ngày 6/2/2002 và quyếtđịnh sửa đổi số 58/2003/QĐ-TTg ngày 17/4/2003) đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt, ngành được xác đinh là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước Xuất phát từ tầm quan trọng phân tích trên và qua thực tế tìm hiểu công tác kếtoán tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho thấy kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế như: chưađược quan tâm đúng mức, chưa cung cấp thông tin hữu hiệu để làm cơ sở cho nhàquản trị ra các quyết định chiến lược kinh doanh Điều này ảnh hưởng đáng kể đếnchất lượng và hiệu quả của các quyết định quản trị Bên cạnh đó, cho đến thời điểm
Trang 11hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào về kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm tại Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) Do
đó, tôi lựa chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco)” làm luận văn thạc sĩ của
mình mục đích nhằm nghiên cứu về tình hình kế toán sản xuất và và giá thành sảnphẩm tại công ty, cụ thể hóa các hạn chế nhằm hướng tới giải pháp cải thiện nângcao chất lượng công tác kế toán, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của công tytrong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khi nói về đề tài kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong cáccông ty thì đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu Các tác giả đã tiến hành phân tích về
kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp theo các ngànhnghề khác nhau và tìm ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của sự tồn tại và giảipháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanhnghiệp đó
Một số công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm cụ thể như sau:
+)Nguyễn Ngọc Oanh (2016), “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Tân”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học
Thương Mại
Về mặt lý luận, tác giả đã trình bày và phân tích các vấn đề cơ bản về kế toánchi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất, phân tích bản chất,mối liên cũng như phân loại chi phí, đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giáthành, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về mặtthực tế, bài viết đi sâu nghiên cứu về quá trình kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm xi măng tại Công ty từ năm 2013-2015, do đó đưa ra được những phântích, so sánh tổng quát và làm rõ được quá trình kế toán đang được thực hiện trongkhoảng thời gian dài tại Công ty Từ đó đề xuất được những giải pháp cho nhữngnăm tiếp theo khá phù hợp Tuy nhiên, do bài viết nghiên cứu từ năm 2013-2015
Trang 12nên chưa có sự cập nhật mới về chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC
ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính, không so sánh được sự khác nhautrong quá trình kế toán khi có sự áp dụng chế độ mới, thiếu tính cập nhật, hạn chếkhi sử dụng làm tài liệu tham khảo
+) Phạm Thị Thùy Chinh (2016), “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm bánh kẹo SBT”, luận văn thạc sĩ,
Trường Đại Học Thương Mại
Luận văn đã chỉ ra rất chi tiết và khá chặt chẽ những lý thuyết xung quanh vấn
đề tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Luận văn đã tiếp cận được vấn đềtrên hai góc độ đó là kế toán tài chính và kế toán quản trị Về mặt thực tiễn, tác giả
đã trình bày một cách rõ ràng về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm bánh kẹo SBT từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp
- Về phương pháp tính giá thành sản phẩm: Tác giả đưa ra đặc điểm quy trìnhcông nghệ sản xuất bánh kẹo có cùng quy trình và công nghệ chế biến sản xuấtnhưng tạo ra nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, kế toán phải xác định tỉ lệ giá thànhgiữa tổng giá thành thực tế và giá thành theo định mức đề ra
- Ngoài ra tác giả còn đề xuất ứng dụng kế toán quản trị nâng cao vào việcquản lý và kiểm soát chi phí sản xuất gồm xây dựng định mức chi phí cho Chi phíNVTT, NCTT, Chi phí sản xuất chung Đề tài nói chung đã phân tích sâu được ảnhhưởng của quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm đến đánh giá công tác
kế toán và đưa ra những hoàn thiện cho công tác kế toán chi phí cũng như tính giáthành sản phẩm bánh kẹo
+) Trong luận văn thạc sỹ “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần May II Hải Dương” (năm 2015) của Nguyễn
Ngọc Anh - Trường Đại học Thương Mại, đã đề cập những vấn đề cơ bản về kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, cũngnhư các khái niệm, vai trò, mối quan hệ, sự phân loại chi phí sản xuất và cácphương pháp tập hợp chi phí sản xuất, cấu trúc trình bày rất chi tiết và khá chặt chẽ
Trang 13những lý thuyết xung quanh vấn đề tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.Luận văn, về mặt thực tiễn, đã phân tích quá trình tập hợp chi phí sản xuất của quytrình sản xuất các sản phẩm may mặc gồm nhiều công đoạn phức tạp và tính toán,phân loại giá thành của từng loại sản phẩm may mặc tại Công ty Chương 2 tác giả
đã đưa ra được các đặc điểm của hệ thống kế toán, cũng như phương pháp tính toántừng khoản mục chi phí cụ thể trong từng giai đoạn sản xuất và tính giá thành sảnphẩm từng loại Từ đó chương 3 đã phát hiện ra được những hạn chế, tồn tại đểtừng bước xây dựng được giải pháp cải thiện vấn đề hết sức phù hợp Tuy nhiên, bàiviết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu sản xuất những sản phẩm sử dụng một dâychuyền chung, ít công đoạn hơn ngành sản xuất phức tạp như ngành sản xuất bia,rượu, nước giải khát do đó vẫn còn tương đối đơn giản về mặt tổ chức kế toán
+) Dương Thị Thái (2015), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn Hải Dương”, luận văn
thạc sĩ, trường Đại Học Thương Mại
Về mặt lý thuyết, luận văn đã hệ thống đầy đủ những vấn đề lý luận cơ bản về
kế toán chi phí sản xuất và gia thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất Trên cơ
sở hệ thống hóa tác giả đã phân loại chi phí, giá thành sản phẩm Về phẩn thực tiễn,tác giả đã làm sáng tỏ thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại các công ty sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn Hải Dương từ đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện dựa trên các nội dung về Kế toán tài chính Tuy nhiên,phần khảo sát thực tế còn chưa làm rõ được đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh,
tổ chức sản xuất ảnh hưởng tới kế toán chi phí và giá thành sản phẩm của ngành sảnxuất vật liêu, chưa làm rõ cụ thể đặc điểm của từng nhóm hàng vật liệu xây dựng.+) Tác giả Đỗ Thị Hồng Nhung - Trường Đại học Thương Mại trong luận văn
thạc sỹ (năm 2015) đề cập tới vấn đề “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành may gia công xuất khẩu tại công ty TNHH Great Global International” Về mặt lý
luận, tác giả đã trình bày và phân tích các quan điểm về chi phí và giá thành, phântích đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành tại doanh nghiệp sản xuấtmay mặc điển hình Đồng thời, phần cơ sở lý luận có sự liên hệ kế toán ở các nước
Trang 14như Mỹ, Pháp Về mặt thực tiễn, tác giả đã khái quát thực trạng kế toán chi phí SX
và tính giá thành may gia công xuất khẩu tại Công ty, phân tích và nêu những vấn
đề tồn tại về hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm may mặc và
đề ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại về việc quản lý chi phí, hạch toánphần hành kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm
+) Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Loan (2014) - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân trong Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương” đã trình bày được
cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp như khái niệm, nội dung, phân loại chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩmdưới góc độ kế toán tài chính, kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sảnxuất Từ nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ,tác giả đã đưa ra đươc những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại để nhằm hoàn thiệncông tác kế toán này tại Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương như: giải pháp về chế độtiền lương, tiền thưởng và phúc lợi cho người lao động nhằm tăng năng suất laođộng, đổi mới hình thức kế toán, hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất Bên cạnh những mặt đạt được thì luận văn mới chỉ tập trung về kế toán tài chínhchưa quan tâm đến KTQT chi phí và tính giá thành trong DN, do đó chưa chỉ rađược vai trò KTQT chi phí và giá thành đối với các quyết định quản lý của DN.Nhìn chung, những luận văn và bài báo trên đã phần nào cho chúng ta thấyđược những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm cũng như những ý kiến, giải pháp của các tác giả đối với những vấn đề
đó Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài luận văn thạc sĩ nào đề cập đến việcnghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát và đặc biệt là tạiTổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Một ông lớn trong ngành sảnxuất và cung cấp sản phẩm bia, rượu, nước giải khát tại thị trường Việt Nam Vì
Trang 15vậy, việc nghiên kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công
ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội mang tính cấp thiết hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và làm rõ hơn những vấn đề về mặt lý luận kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
- Khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm hoàn thiện côngtác kế toán Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện những hạn chế trongcông tác kế toán Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, để đạt được yêu cầunghiên cứu đặt ra, tôi đã xác định rõ các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu củamình
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện ở xí nghiệp sản xuất Bia hơi tạiTổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội tại 183 Hoàng Hoa Thám, BaĐình, Hà Nội, đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính về việc ban hành hướng dẫn chế độ kế toándoanh nghiệp và các thông tin số liệu thu thập tập trung vào nội dung nghiên cứu.Các số liệu kế toán do phòng kế toán Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát HàNội cung cấp
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh trong năm
2016 cụ thể là tháng 10/2016 để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toántại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội trong những năm tới
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế toán chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm, thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và
Trang 16giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội trên 2 góc
độ kế toán tài chính và kế toán quản trị
Trên góc độ kế toán tài chính, đề tài tập trung nghiên cứu việc tuân thủnhững quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành về kếtoán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trên góc độ kế toán quản trị, đề tài tập trung nghiên cứu thu thập, xử lí, cungcấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản trị như: Thông tin về chi phí sảnxuất và tính giá thành từng loại sản phẩm trong kỳ như thế nào? Từ đó tư vấn chonhà quản trị để có những giải pháp giúp nâng cao năng lực sản xuất và tiết kiệm chiphí sản xuất, giúp hạ giá thành sản phẩm
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: Là một công việc quan trọng cần
thiết cho bất cứ hoạt động nghiên cứu khoa học nào Các phương pháp sử dụngtrong luận văn này bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tác giả thực hiện
thông qua các bài báo, tạp chí thuế, giáo trình chuyên ngành, các công trình nghiêncứu khoa học, các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu, tra cứu thông tin về đềtài qua mạng internet Đồng thời, nghiên cứu các chế độ kế toán doanh nghiệp, nghịđịnh, thông tư hướng dẫn về kế toán Nội dung chính của các tài liệu được nghiêncứu ở đây là: các vấn đề về kế toán chi phí sản xuất và tính toán giá thành sảnphẩm, các vấn đề liên quan đến hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và tàiliệu do công ty cung cấp.Việc nghiên cứu tài liệu sẽ được sử dụng trong suốt quátrình thực hiện đề tài luận văn
+ Phương pháp quan sát thực tế: Đơn vị được tiến hành nghiên cứu là Tổng
công ty do vậy bao gồm nhiều nhà máy sản xuất hạch toán độc lập, tuy theo một cơchế chung nhưng cũng có những đặc thù riêng cần nghiên cứu Do đó, tôi lựa chọnnghiên cứu thực tế ở nơi sản xuất tại ngay trụ sở chính của Tổng công ty để có thểbao quát được hầu như chế độ kế toán và phương thức hạch toán chung nhất củaTổng công ty
Trang 17- Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý dữ liệu
+ Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Dựa trên các số liệu thu thập được
bằng các phương pháp kể trên để tiến hành tổng hợp phân tích doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh theo từng nhóm này ta có thể so sánh doanh thu, chi phí, xácđịnh kết quả kinh doanh ở từng thời kỳ hàng, từng loại sản phẩm nhằm mục đíchnhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện khách quan tình hình sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp
+ Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong
phân tích thống kê để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phântích, vận dụng phương pháp, ở thực tế so với kế hoạch, ở năm nay so với năm trước.Qua đó, tìm hiểu và phân tích những mặt tích cực và tiêu cực có tác động đến kếtquả đạt được
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với địnhlượng, mô hình, bảng biểu và đồ thị hóa, tạo thành hệ thống tổng hợp các phươngpháp tiếp cận mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượcchia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Chương 3: Kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản:
Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác
Đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu
Lao động của con người
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trìnhdoanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng Tương ứng với việc sửdụng TSCĐ là chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, vậtliệu, nhiên liệu là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chiphí đều được biểu hiện bằng tiền, trong đó chi phí về tiền công, tiền trích BHXH,BHYT là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí về khấu haoTSCĐ, chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí
về lao động vật hoá để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định
có thể là tháng, quý, năm
Theo Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 2008, hướng dẫn mới nhất thực hiện 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, xuất bản 2008, tại đoạn 31.
"Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho
cổ đông hoặc chủ sở hữu" Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét theo từng kỳ
Trang 19kế toán và là các khoản mục trong báo cáo tài chính
Theo Giáo trình kế toán tài chính -Trường Đại học Thương Mại, xuất bản năm 2010, trang 223.
Khái niệm: “Chi phí sản xuất thực chất là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và cung ứng dịch vụ, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.” Trong
nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phísản xuất Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận
Như vậy, thực bản chất của chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp chính là sựchuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định (sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ), nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm,dịch vụ, lao vụ
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
a Phân loại CPSX theo tính chất kinh tế của chi phí (yếu tố chi phí).
- Yếu tố nguyên liệu và vật liệu: Khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộ giá
mua, chi phí mua của nguyên vật liệu nói chung như: chi phí nguyên vật liệu chính,chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phínguyên vật liệu khác, công cụ dụng cụ… dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ (Loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng vớinhiên liệu, động lực)
- Yếu tố nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền
lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theolương của người lao động trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả laođộng
- Yếu tố khấu hao máy móc thiết bị: Gồm chi phí khấu hao tất cả TSCĐ dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố bằng tiền nói trên
Trang 20b Phân loại CPSX theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp
- Chi phí ban đầu: Là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra, mua sắm, chuẩn bị từ
lúc đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chi phí luân chuyển nội bộ: Là chi phí phát sinh trong quá trình phân công
và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp Đây là những chi phí luân chuyểngiữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp như giá trị lao vụ dịch vụcung cấp lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ…
c Phân loại CPSX theo hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí
- Chi phí NVLTT: Là toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm
- Chi phí NCTT: Là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,trích theo tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí Sản xuất chung: Là các khoản chi phí ngoại trừ chi phí NVLTT,
CPNCTT đã kể trên như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phídụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, chi phí khấu hao TSCĐdùng cho sản xuất
d Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí
- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập
hợp chi phí khác nhau nên không thể qui nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợpchi phí được mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh,sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp
Khi thực hiện phân bổ chi phí cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần phải lựachọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp.Mức độ hợp lý của chi phí phân bổ cho từng đốitượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn
Trang 21- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế
toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặthàng…); chúng có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
e Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
- Chi phí khả biến là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức
hoạt động của doanh nghiệp Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sảnxuất; số lượng sản phẩm tiêu thụ; số giờ máy hoạt động; doanh thu bán hàng thựchiện…
- Định phí: Định phí là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự
thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị Nếu xét về tổng chi phí thì định phíkhông thay đổi, ngược lại, nếu xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt độngthì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động
- Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí
và biến phí
1.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nộidung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí đó, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cóthể là: toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; từng giai đoạn, quytrình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng nhóm sản phẩmcùng loại, từng loại mặt hàng, từng sản phẩm, từng bộ phận; từng công trình, hạngmục công trình, từng phân xưởng sản xuất, đội sản xuất
1.1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phương pháp trực tiếp được áp dụng khi chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếpvới từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt
- Phương pháp phân bổ gián tiếp được phép áp dụng khi chi phí sản xuất cóliên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việcghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng
Trang 221.1.3 Khái niệm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kì nằm tronggiá trị của sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hoàn thành trong kì Và chi phísản xuất tập hợp được tạo nên giá trị của sản phẩm hoàn thành được gọi là giá thànhsản phẩm
Theo Giáo trình kế toán tài chính -Trường Đại học Thương Mại, xuất bản năm 2010, trang 242.
“Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính chomột khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định đã hoàn thành
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạtđộng sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuấtcủa doanh nghiệp”
Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong nó làchi phí SX đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sảnphẩm công việc hoàn thành
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cụ thể
và chỉ tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, kếtthúc toàn bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hay hoàn thành một giai đoạn côngnghệ sản xuất (bán thành phẩm)
Giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định giá bán củasản phẩm, là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiềnvốn và lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phản ứng kếtquả các giải pháp tổ chức sản xuất, kinh tế, kỹ thuật cũng như công nghệ mà doanhnghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động Do đó giá thành là căn cứ đánhgiá chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích tỷ lệ hạ giáthành có thể thấy trình độ sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố của quá trình sảnxuất, khả năng tập trung công suất máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh
Trang 23doanh Từ đó giúp các nhà quản lý có những quyết định phù hợp với hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm
a Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán dựa
trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kếhoạch bao giờ cũng được tính toán trước và là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, cũng là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở
các định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm Giá thànhđịnh mức được xác định dựa trên cơ sở các định mức kinh tế- kỹ thuật của từngdoanh nghiệp trong từng thời kỳ
- Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành sản
xuất được tính toán và xác định dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phátsinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất vàtiêu thụ trong kỳ Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu củadoanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức
và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó xác định kết quảkinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như các bên liên quan
b Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: là giá thành được xác định khi xác
định kết quả tiêu thụ, bao gồm: Giá thành SX cộng các chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp
Giá thành toàn bộ
của SP tiêu thụ =
Giá thành sản xuất của SP tiêu thụ +
Chi phí QLDN +
Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định khi sản phẩm đã
Trang 24tiêu thụ và được sử dụng để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ của DN.
1.1.4 Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhautrong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, là hai bước công việc kế tiếp và gắn bóhữu cơ với nhau Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 khái niệmgiống nhau chúng đều là những hao phí lao động sống và lao động vật hoá màdoanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phísản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện:
- Về mặt thời gian: chi phí sản xuất thường gắn với một thời kỳ nhất định, còngiá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã hoànthành
- Về góc độ giá trị và sản phẩm: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thểkhác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ Cụ thể: chi phísản xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành, sản phẩm làm dở,còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm hoànthành, nó bao gồm cả chi phí kỳ trước chuyển sang và không bao gồm chi phí củasản phẩm làm dở cuối kỳ
1.1.5 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nghiệp
- Yêu cầu quản lý giá thành là quản lý mức độ giới hạn chi phí để sản xuất rasản phẩm, nghĩa là phải quản lý giá thành kế hoạch đến từng khoản mục, nhận biết
rõ chi phí bất hợp lí để loại bỏ tránh đẩy giá thành quá cao, ảnh hưởng doanh thu vàlợi nhuận
Trang 25Để thực hiện các yêu cầu trên thì kế toán cần làm tốt các nội dung sau:
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trongDN
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời chi phí phát sinh trong quátrình sản xuất và tiêu thụ, loại bỏ chi phí thừa và quy trình lãng phí trong khâu sảnxuất
- Tính toán chính xác, kịp thời, đầy đủ giá thành, giá thành đơn vị
- Xác định chính xác kết quả hạch toán ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanhnghiệp
1.2 QUY ĐỊNH CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM CHI PHỐI ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
Chuẩn mực kế toán giúp thống nhất các hoạt động kế toán và đóng vai tròquan trọng trong việc định hướng hoạt động kế toán của các doanh nghiệp Kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần trong hoạt động kế toán,chịu sự chi phối của rất nhiều chuẩn mực kế toán khác nhau như:
a, Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung.
Theo chuẩn mực kế toán số 01: Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinhdoanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp và các chi phí khác
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt độngcho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, Những chi phínày phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấuhao máy móc, thiết bị Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất,kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bịkhách hàng phạt do vi phạm hợp đồng, Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo
Trang 26kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tếtrong tương lai và phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Chuẩn mực này giúp phân biệt rõ chi phí sản xuất và các chi phí khác tronghoạt động kế toán, cách thức ghi nhận chi phí hợp lí để công tác kế toán tập hợp chiphí sản xuất diễn ra đúng quy trình, khoa học và tính toán giá thành chính xác
b, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho.
Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì quy định giá trị hàng tồn kho được tính theogiá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phảitính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phímua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đượchàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
- Chuẩn mực còn đưa ra quy định về: Chi phí sản xuất chung cố định là nhữngchi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất,như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phíquản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.Chi phí sản xuất chung biến đổi lànhững chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếptheo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phínhân công gián tiếp
Theo nội dung của chuẩn mực kế toán số 02 việc tính giá trị hàng tồn khođược áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có
ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
- Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp
- Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn
Trang 27lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho
ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Do đó, về cơ bản “Chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho”: Đưa ra cáchxác định chi phí chung, đồng thời cung cấp các phương pháp tính giá trị hàng tồnkho, nguyên vật liệu, thành phẩm từ đó kế toán có thể lựa chọn được phương pháptính giá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình để tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành chính xác, nhanh chóng
c, Chuẩn mực kế toán số 03: TSCĐ hữu hình.
Chuẩn mực này quy định việc ghi nhận TSCĐ hữu hình, xác định nguyên giá,khấu hao của TSCĐ hữu hình.Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp để hạchtoán đầy đủ các CPSX thì doanh nghiệp cần phải hạch toán mức khấu hao, hao mòncủa TSCĐ được sử dụng trong quá trình sản xuất
d, Chuẩn mực kế toán số 04: TSCĐ vô hình
Cũng giống như TSCĐ hữu hình thì TSCĐ vô hình cũng tham gia vào quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể là quyền sử dụngđất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khaithác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền,quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của kháchhàng, thị phần và quyền tiếp thị…
Tóm lại, “Chuẩn mực kế toán số 03: TSCĐ hữu hình” và “Chuẩn mực kếtoán số 04” TSCĐ vô hình”: Đưa ra các quy định về việc xác định Tài sản cố định,nguyên giá và cách thức khấu hao tài sản cố định, từ đó kế toán có thể thực hiện tốtcông tác khấu hao tài sản cố định, xác định đúng và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐliên quan đến hoạt động tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sảnphẩm
e, Chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay
Theo chuẩn mực kế toán số 16 thì chi phí đi vay bao gồm: Lãi tiền vay ngắn
Trang 28hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi; Phần phân bổcác khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay dophát hành trái phiếu; Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tớiquá trình làm thủ tục vay; Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
“Chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay”: Phản ánh các khoản chi phíphát sinhh khi các doanh nghiệp thực hiện các khoản vay phục vụ sản xuất, khoảnmục này ảnh hưởng đến các khoản chi phí bằng tiền, chi phí sản xuất chung, chi phídịch vụ mua ngoài, trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sảnphẩm, do đó chịu sự chi phối về quy định được thể hiện trong chuẩn mực này Ngoài ra hoạt động kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cònchịu sự chi phối của nhiều chuẩn mực khác Mỗi chuẩn mực đều có vai trò quantrọng trong việc xây dựng quy trình hạch toán, cách thức thực hiện công việc kếtoán liên quan đến việc xác định đối tượng chi phí sản xuất, tập hợp chi phí sảnxuất, tính toán giá thành và hạch toán vào sổ sách Do đó việc tham khảo, áp dụngchuẩn mực kế toán khi tiến hành bất kì hoạt động kế toán nào, trong đó có kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một việc làm vô cùng cần thiết
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH.
1.3.1 Kế toán chi phí sản xuất
1.3.1.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
a, Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần đượctập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và giá thành sản phẩm Đểxác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải dựa trên những căn cứ cơbản sau:
- Căn cứ vào tính chất sản xuất sản phẩm và đặc điểm quy trình công nghệsản xuất sản phẩm:
Trang 29+ Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượngtập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất.
+ Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp:
Phức tạp kiểu chế biến liên tục: Đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm
cuối cùng hoặc có thể từng giai đoạn công nghệ
Phức tạp kiểu chế biến song song: Đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản
phẩm hoặc từng bộ phận, chi tiết hoặc nhóm chi tiết cùng loại
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Đối với đặc điểm này, cần xem xét xem doanh nghiệp có tổ chức sản xuấtthành các phân xưởng hay không có phân xưởng Nếu doanh nghiệp tổ chứctheophân xưởng thì tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng hoặc theo sản phẩm
- Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm:
Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chiphí có thể là từng sản phẩm, từng công trình hoặc từng hạng mục công trình Cácdoanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tương tập hợp chi phí có thể
là từng loại hàng hoặc từng đơn đặt hàng
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp: Nếu trình độ hạchtoán cao thì đối tượng tập hợp chi phi sản xuất càng cụ thể chi tiết hơn
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong doanhnghiệp có thể là: phân xưởng sản xuất, đội sản xuất, đơn đặt hàng, từng giai đoạncông nghệ hoặc từng sản phẩm, hạng mục công trình
b, Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng tập hợp chi phí, kế toán
sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp.Phương pháp tậphợp chi phí phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay là phương pháptập hợp chi phí trực tiếp và phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp
Trang 30* Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí liên quan trực tiếpđến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.Khi đó, chi phí sản xuất xác địnhđược liên quan tới đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó
* Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp chi phí gián tiếp, đó là các chi phíphát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toánkhông thể tập hợp trực tiếp các chi phí cho từng đối tượng đó.Để xác định chi phícho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổcho từng đối tượng
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo haibước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ chi phí H:
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
C i = H x T i
Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ cho chi phí đối tượng i.Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ phụ thuộc vào đặc thù từng cụ thể của từngdoanh nghiệp.Tính chính xác của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tínhhợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn
1.3.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệuchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuấtsản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệpsản xuất chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng trên cơ sở các “Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở cho từngđối tượng Căn cứ ghi sổ là chứng từ xuất kho và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộphận sản xuất Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng
Trang 31tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp thì có thể sử dụng những tiêu thức phân
bổ như chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất đối vớinguyên vật liệu chính còn nguyên vật liệu phụ có thể sử dụng nguyên vật liệu chínhlàm tiêu thức phân bổ
* Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp là các phiếu xuất kho vật tư, bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, cácphiếu chi (nếu nguyên vật liệu mua ngoài về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếpcho sản xuất)
* Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài
khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán các nghiệp vụ phát sinh được biểu diễn theo sơ đồ 1.1 (Phụ lục I.1):
Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là những khoản tiền phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ dịch vụ gồm tiềnlương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất
* Chứng từ sử dụng:
Chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng thanh toán lương,bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
* Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử
dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Kế toán các nghiệp vụ phát sinh được biểu diễn theo sơ đồ 1.2 (Phụ lụcI.2) :Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sảnxuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng
cụ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…
Trang 32Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản
lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn được tổnghợp theo chi phí cố định, chi phí biến đổi Cuối kỳ, sau khi tập hợp được chi phí sảnxuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chungcho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo từng tiêu chuẩnphân bổ hợp lý
* Chứng từ sử dụng: Chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất chung là các
bảng phân bổ như bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổtiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao; ngoài ra còn các hoáđơn dịch vụ mua ngoài, các phiếu chi
* Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627
“Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2:
- TK 6271 – Chi phí nhân viên
- TK 6272 – Chi phí vật liệu
- TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền
Kế toán các nghiệp vụ phát sinh được biểu diễn theo sơ đồ 1.3 (Phụ lục I.3) :
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
1.3.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành
a.Trường hợp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phítrên các tài khoản 621,622,627 Kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ cácloại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí
Trang 33Trong trường hợp này, kế toán sử dụng TK 154" Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Kết cấu TK 154 như sau:
Bên Nợ:
- Kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê chế biến
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Chi phí thuê ngoài chế biến gia công chưa hoàn thành
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thườngxuyên được mô tả theo sơ đồ 1.4.(Phụ lục I.4)
b.Trường hợp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Toàn bộ quá trình tổng hợp CPSX cuối kỳ, tính GTSP được thực hiện trên TK
631 – Giá thành sản xuất Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chỉ
sử dụng để phản ánh và theo dõi chi phí SXKD dở dang đầu kỳ và cuối kỳ TK 631cũng được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sảnxuất,…) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, dịch vụ, lao vụ,… của các
bộ phận SXKD chính, SXKD phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳđược mô tả theo sơ đồ 1.5.(Phụ lục I.5)
1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trìnhsản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của công nghệ, hoặc đã hoàn thànhmột vài qui trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thànhthành phẩm
Trang 34Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sảnphẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
1.3.2.1, Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệutrực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp), còn các chi phí gia công chếbiến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…) tính cho cả giá thành chiu.Công thức tính toán như sau:
D ck = D đk + C vl
x S d
S tp + S d
Trong đó:
D ck , D đk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
C vl : Chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) phátsinh trong kỳ
S tp : Sản lượng thành phẩm
S d : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang vàmức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dơ dang ra khối lượnghoàn thành tương đương Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sảnphẩm dơ dang theo nguyên tắc sau:
- Đối với chi phí bỏ ngay vào một lần từ đầu dây chuyền công nghệ (nhưngchi phí vật liệu chinh trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…) thì tính sảnphẩm dở dang theo công thức:
D ck = D S đk + C vl x S d (1)
tp + S d
- Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến (như chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…) thì tính cho sản phẩm dơ dang theocông thức:
Trang 35D ck = D đk + C vl
x S dtđ (2)
S tp + S dtđ
Trong đó:
C : Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng trong kỳ
S d : Là khối lượng sản phẩm dơ dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoànthành tương đương theo tỷ lệ hoàn thành (%HT)
S dtđ = S d x % HT
1.3.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dơ dang đãkiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khỏan mục chi phí ởtừng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phíđịnh mức ở khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại chotừng loại sản phẩm
Trang 36Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
x Định mức chi phí giai đoạn i
Trong phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dởdang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở
1.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm trong sản xuất
1.3.3.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm
a Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệpsản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị Việcxác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa vào rấtnhiều nhân tố cụ thể: Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình côngnghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, cácyêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanhnghiệp
Do đó, đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành
- Từng chi tiết, từng bộ phận sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thànhsản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tínhgiá thành hợp lý, phục vụ việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giá thành Đối tượngtính giá thành khác với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng có mối quan hệchặt chẽ, được tính toán dựa trên số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp
b Kỳ tính giá thành:
Trong công tác tính giá thành cần xác định kỳ tính giá thành.Kỳ tính giá thành
là thời kỳ bộ phận kế toán tính giá thành cần tiến hành công tác tính giá thành chocác đối tượng tính giá thành trên cơ sở CPSX đã tập hợp được
Trang 37Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của từng doanh nghiệp
ta có thể xác định các kỳ tính giá thành như sau: Tính giá thành hàng tháng, hàngnăm hay khi kết thúc mùa vụ hoặc theo thời điểm sản phẩm hoặc đơn hàng đã hoànthành
Việc xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng phù hợp sẽ giúp cho tổchức công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu,thông tin về giá thành thực tế sản phẩm trung thực, kịp thời
1.3.3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp sản
xuất.
1/ Phương pháp tính giá thành giản đơn
Căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ của đối tượng tập hợp chi phí và căn
cứ vào giá thành sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ (nếu có) để tính tổng giá thànhcủa loại sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Z sản xuất = D đk + C - D ck
Trong đó:
Z sản xuất : Tổng giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm
D đk , D ck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
C: Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ
Sau đó căn cứ vào tổng giá thành và khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành
2/ Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một quytrình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một loại vật liệu và một lượng lao độngnhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêngcho từng sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, đốitượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó
Trang 38Trình tự thực hiện: - Căn cứ đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật quy định cho mỗiloại sản phẩm 1 hệ số Trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất có
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-Giá trị sản phẩm dở cuối kỳ
- Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:
Hệ số phân bổ
chi phí sản =
phẩm i
Sản lượng chuẩn sản phẩm i Tổng sản lượng sản phẩm chuẩn
- Tính giá thành từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản
Tổng giá thành liên sản phẩm x
Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm
- Sau đó tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm
3/ Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng trong các doanh nghiệp
mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một thứ nguyên liệu, thu đượcnhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, quy cách khác nhau
Trình tự thực hiện: - Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành Tiêu chuẩn phân bổthường được sử dụng là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch
- Tính tổng giá thành cảu cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
- Tính tỉ lệ giá thành:
Tỷ lệ giá thành
(khoản mục)=
Tổng giá thành của nhóm sản phẩm Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm
Trang 394/ Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp
có quy trình sản xuất sử dụng một loại chi phí nguyên vật liệu chính, kết quả ngoàisản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ
Để tính được giá thành sản phẩm chính, kế toán phải căn cứ vào tổng số chiphí đã tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sảnphẩm phụ Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường tính theo giá thành kế hoạch.Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sảnphẩm chính tính như sau:
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-Giá trị sản phẩm dở cuối kỳ
-Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, chi phí sản xuất sản phẩm phụ
có thể tính trừ vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5/ Phương pháp tính giá thành phân bước
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh
nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu chế biến liên tục, sản phẩm phải trảiqua nhiều giai đoạn công nghệ Kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ, bán thành phẩmhoàn thành được chuyển sang chế biến ở giai đoạn công nghệ tiếp theo
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào thìđược tập hợp cho giai đoạn đó còn chi phí sản xuất chung tập hợp chung theo từngphân xưởng sau đó phân bổ theo những tiêu thức thích hợp
Trang 40Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm cũng có thể
là bán thành phẩm ở những giai đoạn công nghệ do vậy phương pháp tính giá thànhphân bước có 2 phương án sau:
6/ Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Z TP = D đkn + Z N(n-1) + C n - D ckn
- Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước san g giai đoạn sau có thể đượcthực hiện tuần tự theo từng khoản mục chi phí hoặc thực hiện tuần tự tổng hợpchung cho tất cả các khoản mục chi phí
7/Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Phương pháp này đựơc sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục
và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng
Theo phương pháp này kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn
đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có giá thành của thànhphẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành sản phẩm