1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục NGOÀI GIỜ lên lớp ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở THỊ xã VĨNH CHÂU, TỈNH sóc TRĂNG

103 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ; cùng với xu thế toàn cầu hóa và sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức đang đặt ra cho GD ĐT những yêu cầu mới. Ngày nay, giáo dục không chỉ có mục đích đem lại cho người học nhiều tri thức, mà quan trọng hơn là phát triển các giá trị và năng lực của con người hiện đại, có thể thích ứng với những đòi hỏi của thời đại. Để đạt được điều này, GDĐT trong các nhà trường phải được thực hiện bằng nhiều nhiều phương thức, với nhiều hoạt động khác nhau

Trang 1

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

và giáo dục với xã hội” Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011 - 2020

tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thểchất, quốc phòng - an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹnăng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp” [3, tr.12]

Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năngmôn học mà cần hướng tới: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống

và học để làm người Theo quan điểm này chất lượng giáo dục không chỉ chútrọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹnăng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghi với mọi hoàncảnh Muốn vậy, quá trình giáo dục phải được diễn ra bằng nhiều con đường,

Trang 2

nhiều phương thức và nhiều hoạt động Chính thông qua hoạt động, nhân cáchcon người được hình thành và phát triển toàn diện Trong nhà trường vừa cócác hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơ bản, vừa có các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệuquả khi có sự phối hợp hài hoà cả hai hoạt động giáo dục trên Đây cũngchính là lý do khiến giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học màcòn mở rộng trong các không gian với các hoạt động tương ứng Ở các trườngphổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một trongnhững hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố trithức trên lớp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trícủa mình, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh vàcũng là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia Do vậy,việc quản lý HĐGDNGLL một mặt nâng cao hiệu quả giáo dục mặt khác giúphọc sinh dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng với đòi hỏi của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Lứa tuổihọc sinh trung học cơ sở (THCS) là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sangtuổi trưởng thành Ở lứa tuổi này, có sự phát triển mạnh mẽ cả về mặt sinh lý,trí tuệ, đạo đức Do đó các em có nhu cầu cao về giao tiếp với bạn bè, cónguyện vọng được sống và hoạt động trong tập thể Đặc biệt trong quan hệgiao tiếp với người lớn, các em mong muốn có được vị trí bình đẳng và đượctôn trọng HĐGDNGLL là một phương thức GD phù hợp với các chức bảnnăng trên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu hoạt động lành mạnh của tuổi trẻ.

Đối với địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, ngoài những đặcđiểm chung của học sinh THCS, đây là địa bàn vùng sâu, vùng xa còn cónhững đặc điểm riêng: Phần lớn các em còn rụt rè, nhút nhát, ngại hoạt động,hạn chế về giao tiếp, thiếu kỹ năng sống và cách ứng xử với mọi người Vìvậy, HĐGDNGLL lại càng trở nên cần thiết đối với các em HĐGDNGLL

Trang 3

vừa giúp các em tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng nhu cầu họctập, giao tiếp lại vừa là con đường phát triển hài hoà cân đối về mọi mặt trongquá trình phát triển nhân cách Trong thực tiễn, chất lượng quản lýHĐGDNGLL ở trường THCS nói chung và ở trường THCS thuộc khu vựcvùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập Trong quá trình dạy học và đánh giáphần lớn giáo viên chú trọng trang bị cho học sinh những tri thức các mônhọc cơ bản, ít chú trọng tới môn học HĐGDNGLL Do vậy, việc quản lý mônhọc này còn mang tính hình thức, thiếu sinh động, sáng tạo, không gắn kết vớichương trình các môn học cơ bản cho nên chưa phát huy được hết vai trò bổtrợ, củng cố và mở rộng tri thức cho các môn học cơ bản nhằm hình thànhnhững phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh của con người mới

Những vấn đề về HĐNGLL và quản lý HĐNGLL trong GD - ĐT đã cónhiều công trình khoa học, nhiều luận án, luận văn của các tác giả trong vàngoài nước nghiên cứu Tuy nhiên, quản lý HĐNGLL của học sinh THCS ởcác trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thì đến nay chưa có côngtrình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể

Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài luận văn cao học.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ lâu đã trở thành một đềtài nghiên cứu phong phú và hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu khoa học xãhội và càng ngày họ càng phát hiện ra vai trò to lớn của quản lý HĐGDNGLLtrong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của con người nóichung cũng như vai trò bổ trợ cho các môn học cơ bản nói riêng, chính vì vậyquản lý HĐGDNGLL là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ởhầu hết các nước trên thế giới

Trang 4

Trong lịch sử, tư tưởng giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội,giáo dục gia đình đã được nhiều tác giả đề cập tới: Trong quá trình phát triển củakhoa học GD, hoạt động dạy- học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ thờiJ.A.Cômenxki(1592-1670) tới nay; nhưng HĐGDNGLL dường như chưa được

sự quan tâm của các nhà khoa học Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có những nghiêncứu đề cập tới vấn đề này Rabơle (1494-1553 ) là một trong những đại biểu xuấtsắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng GD thời kỳ văn hóa Phục hưng

Ông đòi hỏi việc GD phải bao hàm các nội dung: “Trí dục, đạo đức, thể chất và

thẩm mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cữa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày” [26,tr 39-40]

Đến thế kỷ XX, A.S Macarenkô(1888-1939) - nhà sư phạm nổi tiếngcủa Nga vào thập niên 20, 30 đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục

ngoài giờ lên lớp: Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp

giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể

để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ [1,tr 63] Trong

thực tiễn công tác của mình, A.S Macarenkô đã tổ chức các hoạt động ngoại

khóa, câu lạc bộ HS ở trại M Gorki và công xã F.E Dzerjinski như :“ Tổ

đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý - hoá học, thể thao Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [2,tr 173-174] Vào những năm 60 - 70, đất nước Liên Xô (cũ)

Trang 5

đang trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, việc GD con người pháttriển toàn diện được Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết quan tâm Cácnghiên cứu về lý luận GD nói chung và HĐGDNGLL nói riêng được đẩymạnh Trong sách “ Giáo dục học” tập 3, tác giả T.A.Ilina đã đề cập tới kháiniệm, nội dung và các hình thức cơ bản của HĐGDNGLL Quyển “Tổ chức

và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông”, tác giả I.X Marienco đãtrình bày sự thống nhất của công tác GD trong và ngoài giờ học, nội dung vàcác hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người HT trong việc lãnh đạohoạt động GD và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên

Đặc biệt, trong cuốn sách “Effective Eduacational Management” (Quản

lý giáo dục có hiệu quả), tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu một số vấn đề:khái niệm, mục đích, phân loại các hoạt động của HS làm 7 lĩnh vực, cácnhiệm vụ quản lý hoạt động của HS, vai trò của GV và những người lớn kháctrong việc tổ chức hoạt động của HS

Nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL đã thu hút sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu, của các nhà giáo trong cả nước bắt đầu từ những năm 80 củacủa thế kỷ XX đến nay Song, từ năm 1979 trở về trước đã có một số tài liệu

đề cập đến Ở giai đoạn này mô tả tên gọi và nội dung khái niệm “quản lý

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” chưa được định hình, nhưng nội hàm

cơ bản của khái niệm đã được đề cập trong “Thư gửi học sinh” nhân ngày

khai trường tháng 9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết : “ Nhưng

các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước” Trong “ Thư gửi Hội nghị các cán bộ

phụ trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc tới một khía cạnh khác củanội hàm khái niệm khi Người viết: “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng

Trang 6

vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường,trong xã hội chúng đều vui học”

Trong một số cuốn sách của tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, PhạmViết Vượng, đã trình bày các vấn đề giáo dục, dạy học cũng như quản lý giáodục trong đó có những vấn đề đề cập tới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Một số tác giả cùng bàn tới việc quản lý HĐGDNGLL của học sinh, gần đây

có tác giả Phạm Thị Hồng Vinh đã có cuốn giáo trình "Quản lý hoạt độnggiáo dục vi mô II" tác giả đã phân tích khá sâu sắc về vấn đề quản lýHĐGDNGLL Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giảnghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như một khoa học chuyênbiệt, bởi vì đã xác định được vị trí, vai trò của GDNGLL trong việc giáo dụchọc sinh là rất quan trọng Quản lý hoạt động GDNGLL hiện nay còn nhiềunội dung mới phản ánh sự phát triển của các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hoá,môi trường Những vấn đề trên đây ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành,phát triển những phẩm chất cần thiết của mỗi cá nhân Nếu như trước đâynhững nội dung giáo dục (ngoài giờ lên lớp) chỉ dừng lại ở một số lĩnh vựcnhằm rèn luyện phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ thì hiện tại nội dung giáo dụcngoài giờ lên lớp được mở rộng hơn nhiều Ví dụ: như tìm hiểu cội nguồn,bản sắc dân tộc, lý tưởng của người thanh niên xã hội chủ nghĩa thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, thanh niên với bảo vệ môi trường, phòng chốngchiến tranh, bệnh dịch, tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, nghề nghiệp,sức khoẻ sinh sản vị thanh niên v.v và đương nhiên với mỗi nội dung trêncần phải được tổ chức và thực hiện sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, quản lý giáodục ngoài giờ lên lớp đến nay đã thực sự trở thành nhiệm vụ và "Kỹ năng"quan trọng cần thiết của người quản lý Nhất là xác định đối tượng được giáodục lứa tuổi học sinh mới lớn đang có những hoài bão và lý tưởng song việcnhận thức các vấn đề còn chưa chín chắn Quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 7

làm sao hướng cho các em có được những buổi sinh hoạt tập thể sống động,hấp dẫn, lành mạnh để từ đó các em hình thành lên thế giới quan, nhân sinhquan đúng đắn, tự mình rèn luyện nhân cách mang đầy đủ những giá trị chân,thiện, mỹ góp phần tích cực cho sự phát triển chung của xã hội, của đất nước.

Các công trình nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL trên thế giới và ViệtNam có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho tác giả có cách nhìn tổng thể để kế thừacác kết quả nghiên về quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS thị xã VĩnhChâu, tỉnh Sóc Trăng”, qua đó sẽ giúp cho các trường trung học cơ sở có đượcnhững biện pháp quản lý hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở Luận văn đề xuất các biện phápquản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gópphần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý HĐGDNGLL cho học sinh THCS.Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL ởcác trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS thị xãVĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

4 Khách thể, đối tuợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh các trường THCSthị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Trang 8

Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2011-2014.

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng, hiệu quả HĐGDNGLL của học sinh các trường THCS ởthị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụthuộc rất lớn đến các hoạt động quản lý Nếu trong quản lý, các chủ thể thựchiện tốt các vấn đề như: giáo dục nâng cao nhận thức cho các chủ thể quản liý

về HĐGDNGLL; lập kế hoạch và xây dựng các điều kiện tổ chứcHĐGDNGLL; bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ CBQL và GV về tổchức, quản lý HĐNGLL; đổi mới hình thức, cách thức tổ chức cácHĐGDNGLL; phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các cấp trong nhà trường

thì chất lượng, hiệu quả HĐNGLL sẽ được nâng cao

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Vận dụng các quan điểm hệ thống, lôgic để nghiên cứu quản lýHĐGDNGLL cho học sinh THCS trong mối quan hệ với các hoạt động kháctrong nhà trường Việc thực hiện quản lý được xem xét trong quan hệ với mụctiêu, phương pháp giáo dục và sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh THCS

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng kết hợpcác phương pháp sau:

- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích các tài liệu, văn bản để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ, vấn

đề lý luận liên quan đến HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL; tổng hợp, hệthống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành vànghiên cứu các tài liệu kinh điển; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quy chế;

Trang 9

các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục vàđào tạo để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp này nhằm xem xét, phân tích các biện pháp,cách thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh THCS, đảm bảo tính chân thực,khách quan của đối tượng nghiên cứu Bao gồm:

+ Phương pháp quan sát: Quan sát tổ chức các HĐGDNGLL; năng lực,phong cách và phương pháp tác phong công tác của CBQL trong quá trình tổchức HĐGDNGLL

+ Phương pháp điều tra: Trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi nhằm tìmhiểu thực trạng quản lý HĐNGLL đối với 28 đồng chí CBQL, và 247 GVđang giảng dạy ở 14 trường THCS

+ Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với HS và CBQL, GV để đánh giánhận thức, hành vi, thái độ của HS, đánh giá kết quả của những biện pháp tổchức HĐGDNGLL

+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học,nhà sư phạm, nhà quản lý để thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài

+ Nghiên cứu, tham khảo các báo cáo tổng kết kinh nghiệm quản lýHĐNGLL của các trường trong những năm gần đây

- Phương pháp toán thống kê

Sử dụng toán thống kê để sử lý số liệu thu thập được Qua phân tích, sosánh, tổng hợp rút ra những nhận định

7 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hoá lý luận quản lí các HĐGDNGLL, làm rõhơn vai trò quan trọng của nó đối với việc nâng cao chất lượng học tập củaHS; đánh giá đúng về thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL và đề xuấtcác biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn thị xãVĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Trang 10

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo đội ngũCBQL, GV ở các trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu nói riêng và các trườngTHCS nói chung nghiên cứu, vận dụng, tổ chức quản lý các HĐGDNGLL cho

HS, góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT ở bậc học THCS hiện nay

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm: mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận và kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

1.1.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Lý luận về hoạt động GD và hoạt động dạy học đã chỉ rõ hai hoạt động

bộ phận của hoạt động sư phạm tổng thế có mối quan hệ biện chứng thốngnhất với nhau nhằm giáo dục và đào tạo toàn diện về phẩm chất và năng lựccho học sinh ở các trường THCS

Hoạt động dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thứckhoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả GD, tức là

GD nhân cách cho HS thông qua nội dung các môn học và tạo điều kiện chotoàn bộ quá trình GD đạt được hiệu quả cao

Hoạt động GD, ngoài việc hình thành cho HS thái độ đúng đắn, cáchành vi và các thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mốiquan hệ về xã hội, chính trị, đạo đức, pháp luật , còn phải tạo cơ sở để các

em có thể bổ sung và hoàn thiện kiến thức đã học trong quá trình dạy học

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về HĐGDNGLL và nhìn chung cáckhái niệm có nhiều điểm tương đồng nhau:

Trang 11

- Theo T.A.Ilina: Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường

được coi là công tác giáo dục ngoại khóa Công tác này, bổ sung và làm sâuthêm công tác giáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy

đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng củahọc sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức giải trícủa học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xâydựng kinh nghiệm của hành vi này

- Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động GDNGLL là việc tổ

chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí , để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.”[11 ,tr 7]

Từ các định nghĩa trên theo tác giả, có thể thấy rằng: HĐGDNGLL làhoạt động GD được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp Đây là một trong haihoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kếhoạch của nhà trường; hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt độnghọc tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theomục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệtrẻ HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của cáclực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - họctrong phạm vi nhà trường hoặc trong cộng đồng Hoạt động này diễn ra trong

cả năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình sư phạm, làm choquá trình này được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc

Hiện nay, còn có nhiều quan niệm khác nhau về HĐGDNGLL và kháiniệm HĐGDNGLL cũng chưa được lý giải rõ ràng, thấu đáo và nhất quán.Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, song tựu chung lại tác giả tiếp cận chủ

Trang 12

yếu, đó là: xem HĐGDNGLL là những hoạt động nằm ngoài chương trìnhchính khóa của nhà trường.

Theo từ quan niệm “ngoài giờ lên lớp” là môn học ngoài giờ (ngoài

chương trình lên lớp) Những môn học, giờ học hoặc các hoạt động tổ chứchọc ngoài giờ, không nằm trong chương trình chính thức đã được xác định,quy chuẩn cho từng đối tượng với từng bậc học, môn học đều có thể coi là

hoạt động ngoại khoá Cách tiếp cận này cho rằng, HĐGDNGLL là các hoạt

động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tựnguyện hơn là bắt buộc Người học có thể tham gia HĐGD ở lớp/trường hoặcngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau như: Thể thao, Văn hóa, Nghệthuật, Tình nguyện, Tổ chức, Dã ngoại, Tham quan, Du lịch… Tuy nhiên,HĐGDNGLL được nảy sinh một cách tất yếu và có mối quan hệ mật thiết vớichính khoá, tác động hỗ trợ chính khoá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo của nhà trường

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi tiếp cận HĐGDNGLL làhình thức học tập, giáo dục nằm ngoài chương trình chính khóa

Với cách hiểu đó, HĐGDNGLL là một hình thức tổ chức giáo dục có mụctiêu, có kế hoạch, có phương hướng xác định, được người học tiến hành theonguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự điều khiển, hướngdẫn của GV chủ nhiệm và CBQLGD, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nângcao kiến thức, kỹ năng đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời gópphần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Trong giáo dục, HĐGDNGLL được xem là một hình thức tổ chức giáo dụcquan trọng, là một trong những con đường để phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thựctiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

Trang 13

Với tư cách là một hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, HĐGDNGLL có vaitrò, quan trọng đặc biệt, đem lại nhiều tác dụng to lớn, góp phần đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng GD&ĐT trong các nhà trường THCS.

Trong các nhà trường THCS, quá trình dạy học và giáo dục nhà trường cómối quan hệ chặt chẽ với nhau với những chức năng trội khác nhau, song giữacác chức năng trội đó lại bổ sung cho nhau biểu hiện: Trong quá trình dạy học,ngoài việc truyền thụ cho người học những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, phát triểnkhả năng tư duy sáng tạo, còn góp phần giáo dục nhân cách cho người học, đápứng đáp ứng yêu cầu của xã hội Ngược lại, trong quá trình giáo dục, ngoài việchình thành cho người học những chuẩn mực văn hóa, đạo đức, những nét phẩmchất cần thiết và thái độ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ giao tiếp hàngngày, về hành vi và các kỹ năng hoạt động còn phải tạo cơ sở, điều kiện để ngườihọc củng cố, bổ sung và hoàn thiện, vận dụng những tri thức đã được trang bị trênlớp Chất lượng giáo dục trong các nhà trường THCS được đánh giá bằng sự pháttriển toàn diện cả về phẩm chất nhân cách và năng lực của người học và phẩm chấtnăng lực đó được đánh giá chính xác nhất là thông qua các hoạt động trong thựctiễn Hoạt động GDNGLL với nhiều hình thức khác nhau là con đường hiệu quảnhất để kết hợp giữa dạy học và giáo dục trong các nhà trường; là phương thức pháttriển và đánh giá toàn diện phẩm chất, năng lực của người học

Hoạt động GDNGLL giúp người học mở rộng, nâng cao kiến thức đãhọc Thông qua các HĐGDNGLL, người học có cơ hội củng cố, mở rộng kiếnthức đã học ở trên lớp; giúp người học khắc sâu hơn kiến thức đã học mà bảnthân những giờ trên học lớp không đủ điều kiện để thực hiện

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, khốilượng tri thức nhân loại cũng phát triển gia tăng lên nhanh chóng Các nhàtrường nói chung và các trường THCS nói riêng không thể cung cấp tất cả nguồntri thức đó cho người học trong thời gian học ở nhà trường và cụ thể hơn là trong

Trang 14

các giờ lên lớp Do vậy, HĐGDNGLL là một trong những cách thức, những conđường tốt nhất giúp người học hoàn thiện, bổ sung, mở rộng, tích luỹ thêmnhững kiến thức cần thiết để hiểu biết, vận dụng vào trong quá trình học tập, rènluyện, công tác và trong cuộc sống hàng ngày Cụ thể hơn HĐNK nếu được tổchức tốt sẽ phát huy được những tác dụng trong nâng cao nhận thức cho ngườihọc trên một số nội dung chủ yếu sau:

Bổ sung, cập nhật những thông tin mới để củng cố những kiến thức đãđược trang bị trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, biến quá trình đào tạothành tự đào tạo Thông qua các hình thức HĐGDNGLL, người học có dịpđối chiếu, kiểm nghiệm tri thức, kiến thức đã học, biến cho tri thức của nhânloại trở thành của chính bản thân mỗi người

Là điều kiện rèn luyện, củng cố và nâng cao các kỹ năng giao tiếp, ứng

xử, tìm tòi, sáng tạo, phát hiện và hệ thống hoá thêm những kiến thức để làmgia tăng vốn kiến thức cho bản thân

Các HĐGDNGLL là sự tiếp nối giữa hoạt động dạy học, giáo dục, đãtạo nên sự hài hòa cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóamục tiêu GD & ĐT của nhà trường

Thông qua các HĐGDNGLL góp phần thu hút và phát huy tiềm năngcủa từng người học, của các lực lượng trong nhà trường; đồng thời, phát huycao độ tính chủ thể, tính tích cực, chủ động của người học

Hoạt động GDNGLL hướng người học sử dụng thời gian rảnh rỗi vàonhững việc có ích, hợp lý trong quá trình học tập của mình Thông qua cácHĐGDNGLL giúp CBQL, GV phát hiện tiềm năng của người học và ngườihọc nhận thức được bản thân mình một cách rõ ràng hơn Trong HĐGDNGLL,tính độc lập và sự sáng tạo của HS được tôn trọng; người học có cơ hội thể hiệncác kỹ năng giao tiếp, các thao tác của họ; có dịp phát huy, bộc lộ những hiểubiết của mình về các lĩnh vực, đó là lúc để người quản lí và người dạy nhìn

Trang 15

nhận để phát hiện ra những năng khiếu của người học, từ đó có kế hoạch bồidưỡng và phát triển Thông qua HĐGDNGLL, CBQL và GV có thể phát huyđược tính tích cực và khắc phục những đặc điểm tâm, sinh lý còn hạn chế củangười học trong học tập, rèn luyện.

Hoạt động GDNGLL với nhiều hình thức phong phú, lại diễn ra ởnhiều thời điểm và không gian khác nhau do đó phải có các cách thức hoạtđộng khác nhau, sẽ rèn luyện cho người học đức tính thích nghi chủ động,năng động, từng bước làm quen với việc sưu tầm tài liệu, tập dượt hoạt động

và kỹ năng nghiên cứu khoa học, thói quen quan sát, phán xét, suy luận, từ đógóp phần tăng cường hứng thú học tập của người học Thông qua cácHĐGDNGLL người học ngày càng ý thức được mình hơn, đối chiếu mình vớingười khác từ đó có kế hoạch phấn đấu hoàn thiện bản thân

Hoạt động GDNGLL tạo sự gắn bó đoàn kết trong tập thể, giúp người

học có ý thức tập thể và các kỹ năng sinh hoạt trong tập thể Để thực hiện tốt

HĐGDNGLL đòi hỏi các tập người học phải có sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡnhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ, từ đó có tác dụng rất lớn trong rèn luyện tinhthần trách nhiệm ý thức gắn bó với tập thể; kỹ năng giao tiếp, hợp tác, kỹ nănglàm việc nhóm, kỹ năng sống trong tập thể cho người học Người học vừa có cơhội khẳng định được bản thân trước tập thể, vừa xác định được vai trò, tráchnhiệm của mỗi cá nhân trước tập thể Thông qua HĐGDNGLL, giúp người họchình thành được các năng lực như: năng lực tổ chức quản lý, năng lực tự hoànthiện, năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chínhtrị - xã hội; tạo điều kiện cho HS khả năng làm việc độc lập, khả năng diễn đạttrước đám đông, biết hoà đồng với tự nhiên - xã hội và cộng đồng, biết hỗ trợ lẫnnhau trong học tập, rèn luyện, biết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực củabản thân và của người khác… từ đó hình thành cho mình một phong cách sốngđúng đắn, phù hợp với những chuẩn mực của con người hiện đại

Trang 16

Ngoài những vai trò trên, HĐGDNGLL còn có tác dụng huy động cáclực lượng trong nhà trường, góp phần đắc lực trong việc tạo ra sự gắn kết cáclực lượng và tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào công tác giáo dục vàđào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Hoạt động ngoại khóa trong chừng mựcnhất định còn tạo được sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với xãhội Sự phối hợp này không đơn thuần là một hành động tức thời mà phải đượcxác định trong một chương trình, kế hoạch dài hạn, được xây dựng trên cơ sởmục tiêu đào tạo của nhà trường Sự huy động các lực lượng tham gia vàoHĐGDNGLL trong nhà trường sẽ tạo ra được môi trường cần thiết để thúc đẩychất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường THCS hiện nay.

1.1.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở

Quản lý là một khái niệm rất chung, tổng quát, được định nghĩa theonhiều cách khác nhau trên những cơ sở tiếp cận khác nhau Nó dùng nhiềutrên lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội như: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế,quản lý xã hội - chính trị và quản lý đời sống tinh thần

Theo nghĩa chung nhất, quản lý là sự tác động của con người (cơ quanquản lý) đối với con người và tập thể con người nhằm làm cho “bộ máy” hoạtđộng bình thường, có hiệu lực giải quyết được các nhiệm vụ đề ra, là sự kiểmsoát theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều hành các hoạt động theonhững yêu cầu nhiệm vụ đặt ra Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chứclãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống các đơn

vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu đã định Quản

lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cánhân biến thành những thành tựu của xã hội

Như vậy, quản lý là một phạm trù hoạt động có các đặc trưng: là quátrình có mục đích, mọi hoạt động của nhà quản lý đều hướng tới mục tiêu của

tổ chức; hoạt động của nhà quản lý là khai thác các nguồn lực một cách tối

Trang 17

đa; cần có một quy trình hợp lý, xắp xếp nhân sự phù hợp với khả năng củatừng người, từng nhóm người.

Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý được xem là hoạt động điều hành,phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu phát triển xã hội hiện nay

Quản lý giáo dục được thực hiện ở trên nhiều nội dung, nhiều góc độ,nhiều cấp độ khác nhau; trong đó quản lý trường học là một nội dung chủ yếu.Quản lý trường học là hệ thống những tác động tự giác có ý thức, có mục đích,

có kế hoạch, của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thểhọc sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằmthực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường Cũng cóthể hiểu quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp qui luật của chủ thể quản lí vào quá trình GD & ĐT của nhà trường nhằmhình thành, phát triển toàn diện nhân cách người học theo mục tiêu, mô hình GD

& ĐT đặt ra Như vậy, giống như quản lí giáo dục nói chung, quản lí giáo dụctrong nhà trường cũng bao hàm nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực khác nhau; trong

đó quản lý hoạt động GD & ĐT trong nhà trường là một nội dung cơ bản

Quản lý HĐGDNGLL của người học là một nội dung trong quản lý hoạtđộng GD & ĐT của nhà trường Quản lý HĐGDNGLL của người học là quátrình tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý là HĐGDNGLL, vớimục tiêu nhằm thực hiện có hiệu quả các HĐGDNGLL và hướng tới thực hiệncác mục tiêu giáo dục của nhà trường

Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu khái niệm quản lýHĐGDNGLL của HS ở các trường THCS như sau:

Quản lý hoạt động GDNGLL của học sinh các trường THCS là sự tác động của các chủ thể quản lý tới các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm

Trang 18

nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Mục tiêu quản lý HĐGDNGLL của HS các trường THCS là nhằm tổchức một cách khoa học, có chất lượng, hiệu quả của các HĐGDNGLL, gópphần nâng cao chất lượng GD & ĐT của nhà trường Ngoài mục tiêu trực tiếp,quản lý HĐGDNGLL của HS các trường THCS là trực tiếp góp phần giáo dụccon người phát triển toàn diện theo quản điểm của các nhà kinh điển, Chủ tịch

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt nam

Chủ thể quản lý HĐGDNGLL của HS các trường TTHCS là Hiệu trưởng,hiệu phó, các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn, đội, Hội đồng giáo dục nhà trường, cán

bộ quản lý , trong đó giáo viên chủ nhiệm là chủ thể quản lý trực tiếp

Đối tượng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS là tất cả cáckhâu, các bước tổ chức, thực hiện các HĐGDNGLL, từ việc xây dựng kếhoạch cho đến tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của các HĐGDNGLL;quản lý các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thời lực) của cácHĐGDNGLL; trong đó, lực lượng tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL, cáckhâu các bước thực hiện HĐGDNGLL là đối tượng chủ yếu của quản lýHĐGD ở các trường THCS Chủ thể và đối tượng quản lý HĐGDNGLL ở cáctrường THCS chỉ mang tính tương đối Tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh, từngcấp độ và mối quan hệ cụ thể, mới có thể xác định rõ đâu là chủ thể, đâu là đốitượng của hoạt động quản lý

Nội dung quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS bao gồm rất nhiềuvấn đề: từ quản lý về mục tiêu, nội dung, chương trình, đến số lượng, chất lượngnguồn nhân lực (giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, học sinh ) và các cơ sở vậtchất phục vụ quá trình GD & ĐT tại các trường THCS Cùng với đó, là quản lýviệc chấp hành các quy chế, quy định trong giáo dục; quản lí việc điều hành dạyhọc và giáo dục (của nhà trường, cơ quan chức năng ); quản lý chất lượng đào

Trang 19

tạo; quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ và cấp văn bằng,

chứng chỉ… Nội dung của công tác quản lý HĐGDNGLL không cố định, nó

thường xuyên biến động, phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của mục tiêu, yêucầu, nhiệm vụ GD & ĐT của từng trường trong từng giai đoạn

Phương pháp, hình thức quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS rấtphong phú, đa dạng Từng chủ thể khác nhau có các phương pháp, hình thứcquản lý khác nhau và các chủ thể quản lý có thể sử dụng tổng hợp nhiềuphương pháp, hình thức quản lý; trong đó, đáng chú ý là các phương pháp như:phương pháp hành chính quân sự; phương pháp giáo dục - tâm lý; phương phápkích thích bằng vật chất, tinh thần Các chủ thể quản lý sử dụng hệ thống cáccông cụ quản lý, bao gồm: kế hoạch hóa, các điều luật, quy định, quy chế, điều

lệ, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác, với những phương pháp thích hợp tácđộng trực tiếp hoặc dán tiếp đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu yêucầu của quản lý HĐGDNGLL của HS các trường THCS

Tóm lại: Quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS là nhằm mục tiêugiúp học sinh hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹnăng ứng xử, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng lao động, cũng như biết cách

tổ chức các hoạt động bề nổi, điều khiển các hoạt động tập thể một cách linhhoạt có hiệu quả và nhất là tạo cho học sinh có cá tính năng động trong cuộcsống phong phú của các em Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạtđộng bổ trợ của hoạt động dạy học là con đường gắn lý thuyết với thực tiễnnhà trường và xã hội, tạo lên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động gópphần hình thành nên các giá trị tình cảm, thẩm mỹ trong tâm hồn học sinh

1.2 Đặc điểm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường Trung học cơ sở

Học sinh THCS là lứa tuổi vị thành niên các em đang trong giai đoạnbiến đổi về tâm sinh lý, việc nhận thức còn chưa hoàn thiện, các em chưa có

Trang 20

khả năng làm chủ bản thân, chưa có được kỹ năng cơ bản để phát triển toàndiện nhân cách Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em đang có nhu cầu muốn tìmhiểu, khám phá những tri thức mới của cuộc sống nhưng nhận thức của các

em còn nhiều giới hạn Mặt khác do hạn chế về thời gian về môi trường hoạtđộng, khả năng giao tiếp thực tế trong các giờ học ở trên lớp vì thế khả năngnhận thức, hình thành những kỹ năng đó còn bị hạn chế Từ mục đích củaviệc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giáo dục, phát triển toàn diện conngười bằng những hình thức hoạt động sinh động, sôi nổi, mở rộng môitrường hoạt động ít gò bó, khô cứng và căng thẳng mà hiệu quả giáo dục lạirất tích cực, góp phần củng cố thêm kiến thức được học tại lớp Hiện nay hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp đã trở thành nội dung quan trọng có vị trí cơbản trong việc dạy học và giáo dục của các nhà trường và coi đó là nội dungkhông thể thiếu trong việc thực hiện đa dạng hoá giáo dục và đào tạo Điều lệtrường phổ thông năm 2000 tại điều 24 đã khẳng định vị trí, tầm quan trọngcủa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với mục tiêu giáo dục của nước

ta Cùng với sự đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, quản lýHĐGDNGLL là con đường giáo dục cơ bản để hình thành và phát triển nhữngnăng lực cá nhân về mọi mặt như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, giaotiếp, hoạt động chính trị xã hội, tổ chức quản lý đồng thời về mặt đạo đức biếthướng tới những giá trị cao đẹp của con người như yêu nước, yêu lao động, chungthực, nhân đạo sẵn sàng cống hiến trí tuệ và phẩm chất của mình cho đất nước

Đặc điểm quản lý HĐGDNGLL nhằm hình thành cho học sinh kỹ nănggiáo dục và tự giáo dục, hình thành mối quan hệ giữa con người với đời sống

xã hội với thiên nhiên và môi trường sống Nhờ đó con người có thể làm chủbản thân, phát huy tác dụng của mình đối với đời sống Quản lý tốtHĐGDNGLL ở trường THCS sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tíchcực hoá mối quan hệ giữa: nhà trường, gia đình và xã hội Qua đó vai trò của

Trang 21

nhà trường càng được đánh giá cao trong việc giáo dục con người, nâng caođược vị trí của giáo dục góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, mặt khác sẽ phát huy được toàn cộng đồng xã hội đóng góp, tham giabằng những hành động thiết thực vì sự phát triển của nhà trường cũng như sựphát triển của nền giáo dục nước ta.

Quản lý HĐLL có bình diện hoạt động rộng, với sự đa dạng về cả nộidung và hình thức được tiến hành cả trong phạm vi nhà trường và ngoài nhàtrường Trong phạm vi nhà trường các HĐGDNGLL được thực hiện ở cáchoạt động ngoại khoá ví dụ: Ngoại khoá tìm hiểu về các vấn đề dân số và môitrường, mối quan hệ giữa dân số và môi trường, các buổi sinh hoạt giao lưuvăn nghệ giữa các tập thể học sinh, các buổi toạ đàm về tình bạn, tình yêu và

sự nghiệp Ngoài ra đơn giản như việc vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhàtrường, hoạt động thể dục thể thao giữa giờ v.v Với các hoạt động phongphú trên sẽ là sự kết hợp trong việc nắm vững tri thức khoa học ở các buổihọc trên lớp với thực tiễn sinh động của cuộc sống làm cho thế giới quan củahọc sinh trở nên hoàn thiện đúng đắn

Quản lý HĐGDNGLL mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáodục học sinh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Tính đặcthù ở đây chính là nó không bó hẹp trong một không gian (phòng học) và thờigian nhất định 1 tiết học trên lớp (45phút), mà nó là một quá trình tổ chức cácdạng hoạt động phong phú mang tính tập thể - xã hội cao, tạo điều kiện chohọc sinh giao lưu, tự thể hiện mình để hình thành và phát triển toàn diện nhâncách Thông qua các loại hình hoạt động khác nhau (công tác xã hội, laođộng, sản xuất, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thẩm mỹ vui chơi, thamgia du lịch, thực tế vv ) hoạt động GDNGLL sẽ tác động vào nhận thức tìnhcảm và rèn luyện hành vi đạo đức, thẩm mỹ, lao động, văn hoá cho đối tượnggiáo dục Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý có kế hoạch như thế nào cho phù

Trang 22

hợp với yêu cầu và mục đích giáo dục, đồng thời mỗi nội dung, mỗi hình thứcgiáo dục phải hội tụ những điều kiện đảm bảo cho việc tiến hành một cáchnhanh chóng nhất, hiệu quả cao nhất, vận dụng sáng tạo linh hoạt các phươngpháp sao cho thích hợp với từng nội dung cần giáo dục Có thể coi hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất là hoạt động bề nổi nhưng không hạn chế

ở một vài nội dung đơn điệu mà là tất cả các vấn đề đang trở lên cập nhật, thời

sự được mọi người quan tâm Hơn nữa nó là sự kết hợp đông đảo của nhiều lựclượng tham gia, chẳng hạn như giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò tham mưu, cốvấn, phân công trách nhiệm, tổ chức tập thể lớp có nhiệm vụ thực hiện kế hoạchbằng hoạt động cụ thể Ngoài ra còn có các tổ nhóm chuyên môn, ban chấp hànhđoàn trường cùng tham mưu và thực hiện, thậm chí cả lực lượng giáo dục ngoàinhà trường như hội cha mẹ học sinh, hội cựu chiến binh, công an, bộ đội, hộiphụ nữ, đòan thanh niên ở địa phương vv cũng có thể trực tiếp tham gia nếunội dung cần có sự tham gia thực hiện của họ

1.3 Nội dung quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp các trường Trung học cơ sở

Quản lý HĐGDNGLL là một nội dung nằm trong quản lý hoạt động GD

& ĐT của nhà trường Quản lý HĐGDNGLL được thực hiện có mục đích, có kếhoạch, có tổ chức nhằm góp phần giúp cho HS hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đàotạo Để thực hiện có hiệu quả, quản lý HĐGDNGLL phải thực hiện trên nhiềunội dung khác nhau Quản lý các HĐGDNGLL của HS ở các trường THCS gồmcác nội dung cơ bản sau:

1.2.1 Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài chươngtrình chính khóa, song gắn bó rất chặt chẽ với chương trình chính khóa và cáchoạt động chung của nhà trường Do vậy, HĐGDNGLL phải có chương trình,

Trang 23

có kế hoạch khoa học, chặt chẽ, cụ thể và nằm trong mối quan hệ với các hoạtđộng chung của các trường THCS.

Để xây dựng chương trình kế hoạch HĐGDNGLL của các trườngTHCS, các chủ thể quản lý phải căn cứ vào chương trình đào tạo chính khóacủa nhà trường, căn cứ vào kế hoạch đào tạo chính khóa và kế hoạch đàotạo chung của nhà trường Việc xây dựng chương trình kế hoạchHĐGDNGLL phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng cũngphải linh hoạt, sáng tạo, tránh dập khuôn, máy móc và cứng nhắc.Chương trình và kế hoạch HĐGDNGLL đảm bảo cho các HĐGDNGLLđược tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chương trình, kếhoạch GD & ĐT và các hoạt động khác Đảm bảo cho các HĐGDNGLL

bổ trợ cho kiến thức chính khoá, mở rộng, đào sâu ki ến thức đã học; đồngthời rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng mền cho HS

Trong chương trình các HĐGDNGLL phải thể hiện rõ các nội dung: mụcđích, yêu cầu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, phương pháp, cách tổ chứctiến hành, vật chất bảo đảm và lượng thời gian cho các hoạt động

Chương trình HĐGDNGLL phải thật sự mang tích khoa học và bổ ích.Ngoài việc bổ trợ kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng mền cho HS theo chươngtrình chính khóa; HĐGDNGLL còn phải kết hợp với việc giáo dục chính trị,đạo đức, tình cảm; phát triển tư duy và các kỹ năng xã hội cho học sinh.Chương trình HĐGDNGLL phải luôn gắn bó mật thiết với nhiệm vụ tráchnhiệm, cuộc sống, sinh hoạt của HS Học sinh ở các trường THCS đang ở lứatuổi thanh thiếu niên đây là lứa tuổi nhạy cảm với các vấn đề tâm, sinh lý vànhất là các vấn đề xã hội do đó các HĐGDNGLL trong chương trình phải phùhợp với đối tượng, đi sâu vào tâm hồn, tình cảm của họ để uốn nắn, xây dựng

và phát triển, hoàn thiện nhân cách cho học sinh Chương trình HĐGDNGLLphải giúp cho CBQL, giáo viên có điều kiện để gần gũi học sinh, nắm chắc

Trang 24

những biểu hiện tư tưởng tình cảm của họ ngay trong sinh hoạt tập thể, từ đó

có biện pháp quản lý, giáo dục hiệu quả

Kế hoạch HĐGDNGLL là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thờigian nhất định: tuần, tháng, quý, học kỳ, năm học Kế hoạch HĐGDNGLLphải thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạtđộng; thời gian, địa điểm, lực lượng tiến hành và người phụ trách

Quản lý kế hoạch HĐGDNGLL của các trường THCS bao gồm: quản

lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, hoạt động theo chủ điểm,

kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ tham gia quản

lý HĐGDNGLL, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL

Trong xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL, các chủ thể quản lý cần tính toán

cụ thể kế hoạch năm học và kế hoạch tổ chức các HDGDNGLL Quá trình xâydựng kế hoạch các HĐGDNGLL phải có sự tham gia của CBQL và các cơ quanchức năng liên quan và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Kế hoạch phải mang tính toàn diện và cân đối các HĐGDNGLL trongmột thể thống nhất và có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, từng đối tượng,phản ánh toàn diện được các nội dung của chương trình hoạt động Cụ thể, kếhoạch HĐGDNGLL của HS các trường THCS phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Cân đối giữa mục tiêu với các nội dung, biện pháp thực hiện mục tiêu; Đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo dục là trọng tâm của kế hoạch;

Có sự cân đối hài hòa giữa chính khoá và ngoại khoá, giữa hoạt động

của nhà trường và từng khối lớp

Xác định rõ thời gian, người chịu trách nhiệm thực hiện và thành phầntham gia;

Trong quản lý xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của học sinh cáctrường THCS, các chủ thể phải quản lý các bước xây dựng kế hoạch, phảiđảm bảo cho việc xây dựng kế hoạch đảm bảo theo các bước sau:

Trang 25

- Bước 1, thu thập, xử lí thông tin: điều tra tình hình, đánh giá tình hình

GD & ĐT của năm học trước, phân tích các nhiệm vụ GD & ĐT thể hiện trongcác văn bản chỉ đạo, xem xét các điều kiện tổ chức các HĐGDNGLL…

- Bước 2, xác định mục tiêu

- Bước 3, xác định các giải pháp thực hiện

- Bước 4, xác định thời gian, qui trình thực hiện, phân công người chịutrách nhiệm cho từng phần công việc

Trong từng năm học, Đảng ủy và Ban Giám hiệu cần phải thông quachương trình HĐGDNGLL do các lớp và khối lớp xây dựng Kế hoạch này nhấtđịnh không phải là một kế hoạch công tác tách rời khỏi những chủ trương yêucầu GD & ĐT chung của nhà trường Ngược lại kế hoạch HĐGDNGLL cầnphản ánh được những trọng tâm của công tác giáo dục, truyền đạt tri thức (củng

cố, mở rộng, nâng cao)

HĐGDNGLL thể chỉ là một công việc riêng lẻ của từng ( nhóm, lớp) mà

là một bộ phận trong toàn bộ công tác của nhà trường nhất thiết phải được thôngqua Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, Hội đồng giáo dục để xem xét tínhthiết thực, hiệu quả của những HĐGDNGLL sẽ được tiến hành trong học kỳ,năm học Cơ quan chức năng phối hợp với CBQL và GV chủ nhiệm tổ chứcthực hiện các HĐGDNGLL đạt được mục tiêu đề ra Giáo viên chủ nhiệm vàngười phụ trách cần phải xây dựng kế hoạch cẩn thận, tỉ mỷ, khoa học, đặt vấn

đề phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong kế hoạch từ đầu năm để tránh tìnhtrạng chồng chéo và láng phí thời gian, công sức

Đảng ủy, Ban Giám hiệu không những phải quan tâm đến kế hoạchHĐGDNGLL của các lớp, khối lớp mà còn đánh giá tính khả thi và hiệu quả của nógiúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để kế hoạch HĐGDNGLL của các lớp, khối lớp thựcthi có kết quả tốt Đồng thời cần chỉ đạo cụ thể về phương hướng và nội dung của kếhoạch, có ý kiến xét duyệt cụ thể trong từng buổi, từng nội dung HĐGDNGLL

Trang 26

Tóm lại, chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL phải là một bộ phận

khăng khít với toàn bộ hoạt động của nhà trường Nó phải được xây dựng côngphu, tỉ mỉ cụ thể và có tính khả thi cao, không thể xây dựng một cách ngẫuhứng, chắp vá, tuỳ tiện Nội dung và hình thức của HĐGDNGLL càng phongphú bao nhiêu thì tính kế hoạch lại càng phải được đề cao bấy nhiêu Khi đãnghiên cứu chương trình chính khoá, khả năng và yêu cầu của nhà trường, củaCBQL, của GV và HS để định rõ nội dung và hình thức hoạt động, thì cần phải

có kế hoạch phân chia HĐGDNGLL cho cả năm, học kỳ, tháng Có định được

kế hoạch cụ thể như thế thì hoạt động của nhà trường nói chung và đơn vị nóiriêng mới được chủ động và phong phú

1.2.2 Quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Chất lượng, hiệu quả của các HĐGDNGLL phụ thuộc chủ yếu vàokhâu tổ chức thực hiện các hoạt động đó Do vậy, quản lí tổ chức thực hiệncác HĐGDNGLL là một nội dung rất quan trọng trong quản lý của các trườngTHCS Quản lý khâu tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL của HS ở cáctrường THCS bao gồm các nội dung sau đây:

* Quản lý việc lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ tổ chức thực hiện

HĐGDNGLL

Trong các HĐGDNGLL của HS ở các trường THCS, đặc biệt là nhữnghoạt động quan trọng luôn cần phải có lực lượng tổ chức thực hiện Lực lượng nàyđóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL Tùy từngloại hình hoạt động, quy mô và các cấp tổ chức thực hiện, các chủ thể quản lí tiếnhành lựa chọn, bồi dưỡng lực lượng tổ chức thực hiện các hoạt động, đảm bảo chocác hoạt động diễn ra có chất lượng và mang lại hiệu quả cao

Căn cứ vào từng loại hình, từng nội dung hoạt động và nguồn nhânlực hiện có, các chủ thể quản lý tiến hành lựa chọn lực lượng tổ chức các

Trang 27

HĐGDNGLL Thành phần và số lượng của lực lượng tổ chức thực hiệnHĐGDNGLL là tùy thuộc vào từng loại hình và quy mô, cấp tổ chức cáchoạt động Thông thường nên lựa chọn những cá nhân có sở trường vàtương đối am hiểu các hoạt động đó; tuy nhiên có thể bố trí thêm nhữngthành phần mới để thực hiện bồi dưỡng lực lượng kế cận trong tổ chức cácHĐGDNGLL.

Sau khi tổ chức được lực lượng, các chủ thể tiến hành bồi dưỡng chocác lực lượng đó về tổ chức các HĐGDNGLL Tùy từng loại hình hoạt động

và từng lực lượng cụ thể mà có nội dung và cách thức bồi dưỡng khác nhau.Tuy nhiên có thể tập trung vào các nội dung chủ yếu như: vị trí ý nghĩa củaHĐGDNGLL, các bước và cách thức tiến hành các bước HĐGDNGLL; kỹnăng tổ chức các HĐGDNGLL; các tình huống đột xuất có thể xảy ra và cách

xử lý, Phương pháp bồi dưỡng có thể thông qua lên lớp lý thuyết; trao đổi,chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức thực hành luyện tập

* Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

HĐGDNGLL của HS ở các trường THCS rất phong phú, đa dạng, nhiềunội dung, nhiều loại hình, nhiều cấp độ khác nhau Từng HĐGDNGLL khácnhau có phương pháp, hình thức tiến hành các hoạt động khác nhau Do vậy, cácchủ thể quản lý cần phải quản lý phương pháp hình thức tổ chức cácHĐGDNGLL của học sinh

Các chủ thể quản lý cần phải nắm bắt và hiểu rõ khả năng nhận thức củacác lực lượng tổ chức HĐGDNGLL về phương pháp và các hình thức tổ chứcHĐGDNGLL; khả năng lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức cácHĐGDNGLL; sự phù hợp, tính linh hoạt và sáng tạo trong lựa chọn các hìnhthức và phương pháp thực hiện với từng hoạt động cụ thể Phương pháp, hìnhthức tổ chức HĐGDNGLL phải được quản lý chặt chẽ Các phương pháp, hìnhthức tổ chức đều phải nhằm mục đích mở rộng khả năng đưa HS vào các hoạt

Trang 28

động thực tế để họ không ngừng học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tếcuộc sống, thực tế xã hội, từng bước hoàn thiện bản thân Sự hướng dẫn củaCBQL, giáo viên có tác dụng to lớn đối với việc phát huy tiềm năng, bồi dưỡngkhả năng nổi trội của học sinh

Trong quá trình tổ chức và thực hiện, các chủ thể quản lý cần phải quản lýviệc tổ chức thực hiện thông qua sử dụng các phương pháp hình thức hoạt động;nhằm đảm bảo cho các hoạt động diễn ra theo đúng ý định, tránh lãng phí quánhiều công sức, quá nhiều thời gian và vật lực, tài lực không cần thiết và quan trọngnhất là phải đạt được các mục tiêu của từng hoạt động ngoại khóa

HĐGDNGLL mang tính tập thể, là hoạt động giúp cho HS có điều kiện đểgiao lưu CBQL, GV chủ nhiệm cũng như người tổ chức phải nghiên cứu sao cho

có những hình thức hợp lý, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý của từngđối tượng giúp cho HS phát triển tốt các kỹ năng ứng xử và có tác dụng giáo dụctốt tới tư tưởng tình cảm Do vậy, trong quản lý các chủ thể cần lưu ý:

Tránh lặp đi, lặp lại những phương pháp, hình thức tổ chức quen thuộc,tạo ra sự nhàm chán Việc này thực ra không dễ dàng bởi nó yêu cầu đòi hỏingười CBQL, GV chủ nhiệm phải đầu tư nhiều công sức, sáng tạo, thời gian sưutầm các loại hình tổ chức đa dạng phong phú có như vậy mới đạt hiệu quả cao

Trong việc quản lý phương pháp và các hình thức tổ chức HĐGDNGLLnhà quản lí, GV chủ nhiệm cần lưu ý sử dụng phối hợp các phương pháp và cáchình thức tổ chức làm sao để các HĐGDNGLL mang lại hiệu quả và chất lượng.Cán bộ quản lý, GV chủ nhiệm phải đưa ra được các mô hình và các phương pháp

tổ chức có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này,thường xuyên tham dự và đánh giá chúng

Trong quản lý phương pháp và các hình thức tổ chức các HĐGDNGLLcần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôivới hành, giáo dục gắn với lao động sản xuất, với gia đình, nhà trường và xã hội, giáo

Trang 29

dục trong lao động, trong tập thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng nhâncách học sinh, kết hợp vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của CBQL, GV chủ nhiệm với vaitrò tích cực, chủ động của HS, tính phù hợp với đặc điểm đối tượng HS THCS.

* Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện thực hiện HĐGDNGLL

Cũng như trong chính khóa, HĐGDNGLL rất cần cơ sở vật chất, trang

bị kỹ thuật để tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả mong muốn trong hoạtđộng và giáo dục Điều kiện tổ chức, phương tiện, trang bị kỹ thuật đảm bảo

sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động

Trong quản lý HĐGDNGLL của HS ở các trường THCS, các chủ thểquản lý cần phải quản lý cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện đảm bảocho thực hiện các HĐGDNGLL Cần tập trung xác định rõ các cơ sở vật chất

và phương tiện cần phải đảm bảo cho từng loại hoạt động, nguồn cung cấp,các quy định, quy chế sử dụng bảo quản và đảm bảo an toàn trong sử dụng.Cùng với đó, các chủ thể quản lý cần quản lý các văn kiện, quy định, quy chếhoạt động và các văn bản pháp quy có liên quan

* Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGNGLL

Trong các HĐGDNGLL của HS các trường THCS, ngoài CBQL, GV chủnhiệm tổ chức HĐGDNGLL cho HS còn phải kết hợp chặt chẽ với các các giáoviên khác trong nhà trường, các cơ quan chức năng, giữa tổ chức chính quyền với tổchức quần chúng, giữa các lớp trong nhà trường với đơn vị kết nghĩa Mỗi lựclượng giáo dục đều có những chức năng, nhiệm vụ và hoạt động riêng biệt; vì vậycác chủ thể quản lý phải quản lý những lực lượng này nhằm phối hợp nhịp nhàng

và có hiệu quả giữa các lực lượng để tổ chức tốt HĐGDNGLL, tạo nên môi trườnggiáo dục, rèn luyện tốt nhất cho học sinh THCS

Trang 30

1.2.3 Quản lý chất lượng và đánh giá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* Quản lý chất lượng các HĐGDNGLL

Chất lượng các HĐGDNGLL thể hiện giá trị của từng hoạt động và mức độđạt được các mục tiêu đề ra Quản lý chất lượng HĐGDNGLL của HS ở các trườngTHCS là một nội dung rất quan trọng, là cơ sở đảm bảo hiệu quả của các hoạt động

Quản lý chất lượng các HĐGDNGLL đòi hỏi các chủ thể quản lý phải nắmvững chương trình, kế hoạch của HĐGDNGLL Quản lý chương trình kế hoạch củacác HĐGDNGLL phải được thực hiện từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch, chođến khâu tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện chương trình kế hoạch

Cùng với quản lý chương trình, kế hoạch, các chủ thể quản lý phải xâydựng được môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, có các giải pháp cải tiếnnâng cao chất lượng GD & ĐT một cách thường xuyên Trọng tâm là xâydựng một đội ngũ cán bộ, GV có phẩm chất và năng lực, để thực hiện tốt cácmục tiêu giáo dục và đào tạo Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đểthường xuyên cung cấp cập nhật thông tin mới, nâng cao nhận thức, hiểu biết choCBQL, GV chủ nhiệm về các HĐGDNGLL, huấn luyện các kĩ năng tổ chứcHĐGDNGLL Để các hoạt động đó có chất lượng nhà quản lý cần thực hiện đầy

đủ các chức năng quản lý giáo dục trong từng hoạt động

Quản lý chất lượng của các HĐGDNGLL xét đến cùng là sau mỗi lần tổchức các hình thức HĐGDNGLL, CBQL, GV chủ nhiệm và HS đều phải có sựphát triển về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi Khắc phục được các tìnhtrạng HS tham gia HĐGDNGLL chỉ là để chống đối, chiếu lệ dẫn đến không đạtđược mục tiêu yêu cầu của các hoạt động

* Quản lý đánh giá các HĐGDNGLL

Đánh giá HĐGDNGLL là một khâu rất quan trọng trong quản lý chấtlượng các HĐGDNGLL nói chung và HĐGDNGLL của HS ở các trường

Trang 31

THCS nói riêng Đánh giá HĐNGLL cho phép các chủ thể quản lý và các chủthể tổ chức các HĐGDNGLL nắm bắt được thực trạng tổ chức, chất lượng,hiệu quả các hoạt động; từ đó có những nhận định chính xác về các hoạt động

và có những quyết định cho những hoạt động tiếp theo

Đánh giá HĐGDNGLL được thực hiện trên các nội dung: đánh giá việcxây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch của các HĐGDNGLL;đánh giá việc xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá; đánh giá khâu tiếnhành tổ chức các hoạt động; đánh giá tinh thần, thái độ, năng lực của các chủthể tham gia các hoạt động,…đánh giá kết quả của các hoạt động so với mụctiêu dự kiến Trong đó quan trọng nhất là đánh giá kết quả đạt được của cácHĐGDNGLL; bởi vì nó phản ánh tập trung nhất chất lượng từ bước chuẩn bịcho đến tổ chức tiến hành các HĐGDNGLL ở các trường THCS

Đánh giá kết quả các HĐGDNGLL được thể hiện tập trung nhất là việcthực hiện các mục tiêu của các HĐGDNGLL; những kết quả mà HS thu hoạchđược qua các HĐGDNGLL cả về nhận thức, kỹ năng và thái độ Điều này sẽ gópphần đánh giá chất lượng GD & ĐT nói chung và chất lượng HĐGDNGLL nóiriêng, nhất là việc hình thành phát triển và hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng mềncho học sinh, đó là mục tiêu quan trọng nhất của HDGDNGLL

Đánh giá kết quả HĐGDNGLL phải căn cứ vào quá trình thực hiệnmục tiêu và những thay đổi của HS sau khi kết thúc các hoạt độngGDNGLL Như vậy, để đánh giá khách quan, công bằng, chính xác cácchủ thể quản lý cần phải quản lý việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và có

sự so sánh đối chiếu kết quả thực hiện với các chuẩn này Các hoạt độngkiểm tra, đánh giá cần được tiến hành đều đặn với các hình thức, biệnpháp khác nhau; động viên, khuyến khích CBQL, GV chủ nhiệm và HS tựđánh giá kết quả của từng HĐGDNGLL

Trang 32

Trên đây là những nội dung cơ bản trong quản lý HĐGDNGLL củacác trường THCS Các nội dung trên là một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽvới nhau, tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo cho việc quản lý HĐGDNGLLmang tính toàn diện Các chủ thể quản lý cần phải quản lý đầy đủ các nộidung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các HĐGDNGLL; góp phầnvào việc gắn liền học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhàtrường với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ sát mục tiêu GD & ĐT của

ở các nhà trường THCS

*

* *

Quản lý HĐGDNGLL là một khâu không thể thiếu trong công tác quản

lý của nhà trường Tính khoa học, thể hiện ở chỗ nhà quản lý lập ra các kếhoạch nội dung chi tiết phù hợp với điều kiện, môi trường nhằm hiện thực hóamục tiêu cần đề ra, về thực chất chính là hình thức giáo dục mang tính chấttập thể xã hội, với các hoạt động đan xen vừa học tập vừa vui chơi bằngnhững nội dung phong phú đem lại kết quả giáo dục thiết thực Nói đơn giảnquản lý là cách thức chỉ đạo, điều hành một cách khoa học nhất dựa trênnhững điều kiện thực tế cho phép HĐGDNGLL có nội dung và hình thứcrộng hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về những giá trị nhâncách nói chung, do đó khi lập kế hoạch nhà quản lý vừa phải đảm bảo mụcđích yêu cầu chung của giáo dục, vừa phải đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻogây hứng thú cho đối tượng được giáo dục Quản lý HĐGDNGLL không chỉ

bó hẹp trong phạm vi trường học mà có thể thực hiện cả bên ngoài nhàtrường, phải có sự kết hợp của các lực lượng giáo dục nhà trường, kết hợp củacác lực lượng xã hội khác chính vì vậy quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp phải được xây dựng thành kế hoạch có tính khoa học và hệ thống vớinguyên tắc quản lý, phương án quản lý, mục tiêu quản lý rõ ràng cụ thể ở

Trang 33

từng nội dung sao cho giữa mỗi nội dung phải có những yêu cầu riêng, hìnhthức thực hiện như thế nào cho phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiệnnhà trường, tránh các hoạt động dàn trải, không đúng đối tượng cần được giáodục và lứa tuổi giáo dục.

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Khái quát chung về tình hình giáo dục ở các trường Trung học

cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Vĩnh Châu là thị xã thuộc đầu mối giao thông của tỉnh Sóc Trăng, khuvực phía Đông đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều tuyến đường quan trọngchạy qua như Quốc lộ Nam Sông Hậu, Tỉnh lộ 935, các đường sông Mỹ Thanh,Vĩnh Châu, kênh Trà Nho, Trà Niên, Giồng Me…nối liền Vĩnh Châu với cácthành phố: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ và các địa phương khác vùng đồngbằng sông Cửu Long tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi đểphát triển kinh tế, giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đi lại của người dân

- Dân số toàn thị xã là: 176.418 nhân khẩu, trong đó:

+ Dân số thường trú của thị xã: 163.918 nhân khẩu

+ Dân số tạm trú: 12.500 nhân khẩu

- Tỷ lệ tăng dân số năm 2013 là: 1,75 %, trong đó: tăng dân số cơ học: 0,6%

- Trong tổng số lao động hiện có: 86.382 người, trong đó:

+ Lao động phi nông nghiệp chiếm 76,9%

+ Lao động nông, lâm, như nghiệp chiếm 23,1%

2.1.1 Đặc điểm văn hoá - giáo dục

Vĩnh Châu trước đây có truyền thống sản xuất nông nghiệp, ngưnghiệp, làm muối, tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp Từ năm 2010 trở lạiđây khi Vĩnh Châu được quy hoạch là trọng điểm phát triển kinh tế biển củatỉnh Sóc Trăng, thì tốc độ đầu tư cũng như đô thị hóa ngày càng được đẩymạnh Công nghiệp sản xuất con giống và chế biến thủy hải sản trên địa bànphát triển với tốc độ cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp được đầu tư xây dựng,nâng cấp mở rộng như Nhà máy chế biến thủy sản Thanh Khiết, Thanh Sang,

Trang 35

Hoành Thi, Tư Sươl, Bích Trâm, Ong Sái, Tuyết Sang…quy mô 32,2 ha Đặcbiệt, đây là vùng đất ngập mặn, rất thuận lợi để thâm canh, tăng năng suấtnuôi trồng thủy sản phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, mang lại nguồn thu185.320.000USD/năm.

Trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu hiện có 72 cơ sở giáo dục đào tạo gồm: 3trường THPT, 14 trường THCS, 46 trường tiểu học, 11 cơ sở giáo dục mầm non

và có Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề Các công trìnhhiện có: 09 nhà văn hóa xã và 01 trung tâm văn hóa thị xã, diện tích sàn 2.880

m2; 02 công viên, diện tích đất 21,4 ha Cơ sở vật chất của ngành văn hóa, cácthiết chế văn hóa được củng cố, tăng cường và từng bước phát triển, tạo điềukiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa Ngoài trungtâm văn hóa của thị xã còn có nhà truyền thống thị xã thường xuyên tổ chứccác hoạt động, đến nay hầu hết các xã, phường đều có sân bãi chiếu phim, biểudiễn văn nghệ, nhà văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân

Từ năm 2000 trở lại đây, GD THCS thị xã Vĩnh Châu đã đạt được nhiềuthành tựu lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững KT - XH và GD - ĐT của thị xã

2.1.2 Về qui mô giáo dục Trung học cơ sở

Qui mô GD THCS tiếp tục được giữ vững và phát triển, số lượng HSTHCS hàng năm đều tăng Năm học 2009 - 2010 toàn thị xã có HS THCS là

7.144 em, đến năm học 2013-2014, toàn thị xã có số HS THCS là: 8.280 em.

Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, mở rộngđến các xã, phường Qui mô GD được giữ vững ở hầu hết các cấp học, trong

đó qui mô GD cấp THCS tiếp tục tăng nhanh Năm học 2010-2011, toàn thị

xã có 10 trường THCS, đến năm học 2013-2014, toàn thị xã có 14 truờngTHCS (có 1 trường Dân lập)”

Việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp tiếp tục được thực hiện, gópphần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động và tạothêm cơ chế huy động các nguồn lực (xem bảng 2.1)

Trang 36

Bảng 2.1: Qui mô GD THCS thị xã Vĩnh Châu

Chất lượng và hiệu quả GD HS nói chung, không ngừng được giữ

vững và từng bước nâng cao

Chất lượng học tập và rèn luyện của HS THCS nói riêng có tiến bộ, số

HS khá, giỏi được giữ vững và có chiều hướng tăng Song, gần đây với cuộcvận động “Hai không” của Bộ GD - ĐT, chất lượng 2 mặt GD được đánh giáthực chất hơn trước (xem bảng 2.2)

Trang 37

Nguồn: Báo cáo, sơ, tổng kết từ năm học từ 2010-2011 đến 2013-2014 của

Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu

Phong trào thi đua Dạy tốt - học tốt - rèn luyện tốt ở các trường THCSđược đẩy mạnh, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS hàng năm đạt trên 90% Tỷ lệ HS lênlớp ngày càng tăng, tỷ lệ lưu ban và bỏ học ngày càng giảm (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Tỷ lệ tốt nghiệp THCS và lưu ban, bỏ học

Bảng 2.4: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học THCS

Trang 38

( Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu) Bảng 2.5: Ngân sách GD địa phương

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2011 Theo từng năm hành chính 2012 2013 2014

1 Chi NSNN thị xã cho

sự nghiệp GD 25.300.000 25.800.000 27.400.000 28.000.5002

Chi NSNN phân theo: 25.300.000 25.800.000 27.400.000 28.500.000 Chi thường xuyên 18.300.000 20.200.000 21.200.000 24.300.000Chi đầu tư XD cơ bản 7.000.000 5.600.000 6.200.000 4.200.000

( Nguồn: Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu)

Tóm lại: Ngành GD&ĐT Vĩnh Châu đã triển khai đồng bộ các hoạt động GD vàđạt những kết quả khả quan GD không ngừng phát triển về qui mô và đa dạng hoá loạihình đào tạo Chất lượng GD toàn diện được quan tâm, chất lượng văn hoá đại trà đượcgiữ vững, chất lượng GD mũi nhọn được chú trọng Các điều kiện phục vụ cho công tácdạy - học và HĐGDNGLL được duy trì; đội ngũ GV ngày càng đủ về số lượng, chuẩn vềchất lượng; CSVC - TBDH có cố gắng đầu tư; công tác QLGD có tiến bộ ở một số lĩnhvực, công tác Xã hội hóa GD ở các trường THCS có nhiều chuyển biến tích cực

Tuy nhiên, GD&ĐT cấp THCS Vĩnh Châu còn bộc lộ một số tồn tại cần khắcphục: chất lượng GD toàn diện và hiệu quả đào tạo thiếu bền vững, nhất là ở vùng sâu,

Trang 39

vùng xa; một bộ phận không nhỏ GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổthông; CSVC - TBDH còn nghèo nàn, lạc hậu; kinh phí đầu tư cho ngành còn hạn hẹp,chưa theo kịp nhu cầu phát triển GD; công tác QLGD thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêucầu phát triển GD&ĐT THCS trong giai đoạn phát triển mới.

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường Trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

2.2.1 Thực trạng nhận thức của các chủ thể quản lý về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, sử dụng bộ phiếu hỏi bằngcâu hỏi đóng mở và kiểm tra, dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, để khảo sát

về mức độ nhận thức và thực trạng HĐGDNGLL của CBQL, cán bộ ĐoànTNCSHCM, Hội Cha mẹ HS, GV và HS ở các trường THCS thị xã VĩnhChâu, bằng cách chúng tôi xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi với những nội dung phùhợp, để tiến hành thực hiện cho 3 đối tượng:

- CBQL bao gồm: HT, Phó HT, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn trường

- GV bao gồm: GVBM, GVCN, Chủ tịch Hội Cha Mẹ HS

- Học sinh cấp II THCS ( lớp 9)

Chọn mẫu để nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng

chung gồm 9 trường đại diện, trong đó có 2 trường THCS tại thị xã – là nơi có

tốc độ phát triển Kinh tế, Văn hóa và Xã hội ở mức cao, đại diện cho mặtbằng GD chung của cả thị xã; 7 trường THCS còn lại đại diện cho các vùngmiền (xã vùng sâu) và các loại hình trường (Công lập, Ngoài Công lập) trong

2 năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014

Tổng số: CBQL : 18 người; GVBM, GVCN: 247 người; HS: gồm 1.104

HS của 9 trường THCS trong thị xã, chúng tôi chọn 1 lớp đại diện cho một khối,một trường chọn 2 đến 3 lớp đại diện cho 2 khối 8 và 9 Lớp lấy phiếu hỏi là

Trang 40

những lớp hoạt động bình thường để có thể đại diện cho ý kiến của số đông HStrong nhà trường về HĐGDNGLL.

Cách xử lý số liệu: Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi dùng phươngpháp thống kê toán học trong khoa học GD như: tính tỷ lệ %, giá trị trungbình, ước lượng, kiểm định , trên tổng số các đối tượng được khảo sát

Trong các phiếu hỏi ý kiến, mỗi nội dung hỏi, qui định mức thang điểmđánh giá như sau: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm

Sau đó, chúng tôi tính điểm bình quân cho mỗi nội dung được đánh giá

theo công thức sau: 

 4

1

1

i i i

n x N

Với: X : là điểm bình quân của từng nội dung

xi: là điểm được cho ứng với từng nội dung, xi  {1,2,3,4} k = 4

ni: là số người cho điểm xi nội dung tương ứng

N: là tổng số người cho điểm từng nội dung

Từ kết quả tính toán, chúng tôi phân tích, đánh giá đưa ra những kết luận phù hợp

* Thực trạng nhận thức về quản lý HĐGDNGLL của CBQL,

GV và HS.

Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL là rất quantrọng, đặc biệt với những người làm công tác QLGD Nếu các nhà QLGD nóiriêng, GV và HS nói chung, có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn vềHĐGDNGLL thì chắc chắn hiệu quả GD sẽ thu được rất cao

Kết quả thăm dò, khảo sát 18 CBQL và 247 GV, tại 9 trường THCS đại diệncho mặt bằng chung của thị xã về thực hiện chương trình HĐGDNGLL, cho thấy:

* Nhận thức về vị trí và mục tiêu của hoạt động: Kết quả nhận thức

được nêu trong bảng 2.6 và 2.7

Bảng: 2.6 Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của CBQL

Các vị trí của HĐGDNGLL Mức độ thể hiện ý kiến

Ngày đăng: 21/05/2017, 23:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường Cán bộ Quản lý GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường Cán bộ Quản lý GD&ĐT
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Chỉ thị 40/CT của Ban Bí thư TW Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng quản lý nhà giáo và CBQL giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: việc xây dựng nâng cao chất lượng quản lý nhà giáo và CBQL giáo dụ
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo số 711/2012//QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo số 711/2012//QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4.Nguyễn Bá Dương (1999), tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
5. Nguyễn Minh Đạo (1997) cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: cơ sở của khoa học quản lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Harold Koontz, cyril Odonnel, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, cyril Odonnel, Heinz Weihrich
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1994
8. Phạm Minh Hạc chủ biên (2001) về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH
Nhà XB: Nxb CTQG
9. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2009
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Đặng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
12. Harold Koontz, cyril Odonnel, Heinz Weihrich (1994) Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
13. Phạm Minh Hạc chủ biên (2001), về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
14. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
15. Học viện Chính trị quốc gia (1997), quản lý nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản lý nguồn nhân lực
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
16. Trần Kiểm (2009) những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại Học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại Học sư phạm Hà Nội
17. M.I.Kon Đa Koop (1984)- Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD Trung ương
Tác giả: M.I.Kon Đa Koop
Năm: 1984
19. Đặng Bá Lãm (2005), QLNN và Giáo dục lý luận và thực tiễn Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QLNN và Giáo dục lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
20. Nguyễn Lân (2002), từ điển từ và ngữ hán việt, Nxb từ điển bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: từ điển từ và ngữ hán việt
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb từ điển bách khoa Hà Nội
Năm: 2002
21. Luật giáo dục và các văn bản hiện hành mới nhất - sửa đổi và ban hành năm 2010, Nxb lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục và các văn bản hiện hành mới nhất" - sửa "đổi và ban hành năm 2010
Nhà XB: Nxb lao động xã hội
22. Hồ Chí Minh (1972), bàn về công tác giáo dục,Nxb sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: bàn về công tác giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb sự thật
Năm: 1972

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w