1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay

52 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 83,93 KB

Nội dung

Đối với mỗi một quốc gia dân tộc trên thế giới bất kể thời kì nào đi chăng nữa thì việc phát triển nền kinh tế luôn luôn là một trong những vấn đề mang tính sống còn của quốc gia dân tộc đó, nó chi phối và quyết định đến những vấn đề khác như chính trị, xã hôi, văn hóa và đối ngoại. Quốc gia nào tìm ra được một ngành kinh tế có thế mạnh bền vững và xây dựng cho mình được một ngành kinh tế “mũi nhọn” thì ắt hẳn không sớm thì muộn nền kinh tế của quốc gia đó sẽ “cất cánh”. Ở Việt Nam kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, nước Việt Nam hoàn toàn được thống nhất thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc là khôi phục và phát triển kinh tế. Cùng với đó là quá trình đổi mới đất nước kể từ năm 1986 nó đã ra một bước đệm, một bệ đỡ, dần định hình cho một nền kinh tế chuyển từ “kín” sang “mở” ở Việt Nam. Vậy đâu sẽ là lối đi cho các nhà hoạch định kinh tế Việt ? đâu sẽ là ngành kinh tế được xác định là “mũi nhọn” của Việt Nam trong tương lai ? đâu là ngành kinh tế có nhiều yếu tố để có thể trở thành một ngành kinh tế có thế mạnh bền vững ở Việt Nam thời kì đổi mới? Bản thân tôi cho rằng đó chính là kinh tế biển. Bởi lẽ Việt Nam có quá nhiều yếu tố thật lợi để có thể phát triển kinh tế biển, mà thuận lợi đầu tiên nhìn thấy ngay được và quan trọng hơn cả đó là Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp biển vô cùng dài, biển Việt Nam thuộc một bộ phận của biển Đông, vùng biển giàu tiềm năng trên thế giới. Tại sao nói đó là thế mạnh quan trọng nhất và là tiền đề để phát triển kinh tế biển ở Việt Nam bởi vì sẽ chẳng có một quốc gia nào có thể phát triển được kinh tế biển nếu như quốc gia đó không giáp biển, không có biển. Như vậy trong bài viết này người viết xin trình bày, phân tích và làm rõ một số khía cạnh về vấn đề kinh tế biển ở Việt Nam trong thời kì đổi mới hi vọng sẽ cung cấp được một số thông tin hữu ích và cái nhìn tích cực cũng như hướng đi cho nền kinh tế việt Nam nói chung và kinh tế biển Việt Nam trong thời kì đổi mới nói riêng. 

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với mỗi một quốc gia dân tộc trên thế giới bất kể thời kì nào

đi chăng nữa thì việc phát triển nền kinh tế luôn luôn là mộttrong những vấn đề mang tính sống còn của quốc gia dân tộc

đó, nó chi phối và quyết định đến những vấn đề khác như chínhtrị, xã hôi, văn hóa và đối ngoại Quốc gia nào tìm ra được mộtngành kinh tế có thế mạnh bền vững và xây dựng cho mìnhđược một ngành kinh tế “mũi nhọn” thì ắt hẳn không sớm thìmuộn nền kinh tế của quốc gia đó sẽ “cất cánh” Ở Việt Nam kể

từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi,nước Việt Nam hoàn toàn được thống nhất thì một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc là khôi phục và phát triểnkinh tế Cùng với đó là quá trình đổi mới đất nước kể từ năm

1986 nó đã ra một bước đệm, một bệ đỡ, dần định hình cho mộtnền kinh tế chuyển từ “kín” sang “mở” ở Việt Nam Vậy đâu

sẽ là lối đi cho các nhà hoạch định kinh tế Việt ? đâu sẽ làngành kinh tế được xác định là “mũi nhọn” của Việt Nam trongtương lai ? đâu là ngành kinh tế có nhiều yếu tố để có thể trởthành một ngành kinh tế có thế mạnh bền vững ở Việt Nam thời

kì đổi mới? Bản thân tôi cho rằng đó chính là kinh tế biển Bởi lẽViệt Nam có quá nhiều yếu tố thật lợi để có thể phát triển kinh

tế biển, mà thuận lợi đầu tiên nhìn thấy ngay được và quantrọng hơn cả đó là Việt Nam có đường biên giới đất liền giápbiển vô cùng dài, biển Việt Nam thuộc một bộ phận của biểnĐông, vùng biển giàu tiềm năng trên thế giới Tại sao nói đó làthế mạnh quan trọng nhất và là tiền đề để phát triển kinh tếbiển ở Việt Nam bởi vì sẽ chẳng có một quốc gia nào có thểphát triển được kinh tế biển nếu như quốc gia đó không giáp

Trang 2

biển, không có biển Như vậy trong bài viết này người viết xintrình bày, phân tích và làm rõ một số khía cạnh về vấn đề kinh

tế biển ở Việt Nam trong thời kì đổi mới hi vọng sẽ cung cấpđược một số thông tin hữu ích và cái nhìn tích cực cũng nhưhướng đi cho nền kinh tế việt Nam nói chung và kinh tế biểnViệt Nam trong thời kì đổi mới nói riêng

Trang 3

Mục lục

Trang 4

1 Khái quát vấn đề.

1.1 Diễn giải khái niệm kinh tế biển

Kinh tế biển là một đề tài cũng giống như bất kì đề tài nào khác,

để hiểu, để trình bày, để phân tích, để luận giải về nó thì việctrước tiên ta cần tìm làm đó là diễn giải khái niệm, thuật ngữ về

nó mà cụ thể ở đây là thuật ngữ “kinh tế biển”

Khái niệm kinh tế biển được đề cập và đưa ra nhiều cách diễn

giải khác nhau như “KINH TẾ BIỂN là hoạt động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch viễn thông (1) hay còn cách diễn giải, định nghĩa kinh tế biển khác như “ KINH TẾ BIỂN là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển với các hoạt động kinh tế trên đất liền, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai thác nguyên liệu, cho hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, hậu cần dịch vụ phụ khai thác biển lại nằm trên đất liền Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kỹ thuật trong mấy thập kỷ gần đây cho phép con người có thể khai thác, sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dương” (2) Ngoài hai cách

định nghĩa như trên vẫn còn vô vàn các cách diễn giải, địnhnghĩa khác tuy nhiên dù có diễn giải “kinh tế biển” ở góc độ nào

đi chăng nữa thì suy cho cùng vẫn đều nói đến việc khai thác,

sử dụng và phát triển các thế mạnh, nguồn lợi từ biển để từ đóphát huy nền kinh tế của đất nước

Trang 5

1.2 Giới thiệu sơ lược về hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử trước đổi mới

Hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam không phải đến tận cuối thế

kỉ XIX mới có, mà ngay từ thời kì phong kiến nó đã được các nhànước phong kiến ở Việt Nam tiến hành song chủ yếu mới chỉ lànhững hoạt động như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiênsẵn có ở biển nhằm phục đời sống, ngoài ra có một số sản vậtbiển dung để cống nạp, hay phục vụ hoạt động giao thươngbuôn bán lúc bây giờ trong đó có cả giao thương đường biển.Đồng thời việc phát triển các hoạt động kinh tế biển cũng gópphần vào việc thắt chặt quan hệ bang giao, và củng cố, bảo vệchủ quyền Quốc gia thời bấy giờ

Cụ thể dưới thời nhà Lý biểu hiện của phát triển kinh tế biểnđược thể hiện qua việc thành lập cảng Vân Đồn tháng 2 năm

1149 dưới thờ vua Lý Anh Tông “Kỷ Tị, năm thứ 10 (1149) (Tống, Thiệu Hưng năm thứ 19) Mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Dông, xin ở lại bôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn” (3) Vân

Đồn trở thành một thương cảng quan trọng, một đầu mối tậpkết hàng hóa từ các trung tâm sản xuất, làng nghề thủ công đểđưa ra trao đổi, buôn bán với thị trường nước ngoài đồng thờiđón nhận nguồn hàng hóa bên ngoài vào thị trường nội địa Bêncạnh đó còn được khẳng định quá các hoạt động giao thươngđường biển vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất

ngoại giao Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Thời Lý, thuyền buôn Java đến “triều cống”, buôn bán những năm 1066 và 1149”(4).

Dưới thời nhà Trần các vua triều trần cũng rất quan tâm đếnhoạt động kinh tê biển ngoài việc khai thác sản vật biển phục

vụ cho đời sống như đánh bắt cá, làm nước mắm, khai thác tổ

Trang 6

yến và các loài có than mềm có giá trị, nhà Trần cũng rất quantâm đến nghề làm muối và triều Trần còn đặt ra chức quan đểtrông coi nghề muối, nó phần thể hiện vai trò quan trọng củanghề này Sang kỉ nhà Lê thương mại đường biển cũng khá pháttriển minh chứng bằng việc hang loạt các khu vực được quyđịnh cho người nước ngoài đến buôn bán như Vân Đồn, VạnNinh, Cần Hải, Tam Kì… Cho thấy lợi ích của của đất nước giápbiển đối với việc phát triển kinh tế bước sang thời kì nhàNguyễn hoạt động kinh tế biển cũng được nhà Nguyễn nhậnthức khá rõ nét, ngay từ thời Chúa Tiên giao thương đường biểnvới người nước ngoài được chú trọng ở xứ Thuận Quảng đặc biệtvới người Hà Lan và Bồ Đào Nha, thương cảng quan trọng bấygiờ là Hội An Ngoài ra viêc phát triển kinh tế biển cũng là mộtchiến lược nhằm bảo vệ an ninh chủ quyền dưới triều Nguyễn

và việc khai thác tài nguyên biển dưới triều Nguyễn không chỉdừng lại ở ven bờ, mà đã ra được những vùng biển ngoài khơi

xa, xa đến đâu thì không rõ nhưng ít nhất thông qua một sốthông tin khai thác qua châu bản chiều Nguyễn thì việc khaithác tài nguyên biển thời ấy đã tới tận khu vực quần đảo Hoàng

Sa bây giờ Tới thời kháng chiến chống Pháp sau đó là chống Mỹhoạt động kinh tế biển chủ yếu là đánh cá với sự hình thành củacác tập đoàn đánh cá như Hạ Long, Việt Trung… và các vùngnông thôn ven biển nhân dân có nghề đánh cá cũng tâp hợp lạithành các hợp tác xã đánh cá Tóm lại trước thời kì đổi mới thìhoạt động kinh tế biển Việt Nam đã có từ rất lâu đời và trải quanhiều thời kì khác nhau cùng với trình độ kĩ thuật ngày càngtiến bộ hỗ trợ tốt hơn trong việc “chinh phục biển cả” thì cáchoạt động kinh tế biển ở Việt Nam ngày càng phát triển khôngchỉ về chất lượng mà quy mô cũng được mở rộng tầm quan

Trang 7

trọng ngày càng được khẳng định Bước sang thời kì đổi mới ởViệt Nam cùng với xu thế hướng biển của thế giới, Việt Namcũng đã và đang dần có những chuyển hướng về mặt chiến lượctrong việc phát triển nền kinh tế trong đó đối tượng “sang giá”hướng tới là kinh tế biển.

1.3 Đôi nét về đặc điểm kinh tế biển Việt nam trong thời

kì đổi mới

Từ sau năm 1986 cùng với việc đổi mới kinh tế song song vớiđổi mới hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục… nước ta đượclột xác về mọi mặt nó đã góp phần thúc đẩy tiềm năng của đấtnươc đi lên, giải quyết được những vấn đề vĩ mô của đất nước,bên cạnh đó những vấn đề vi mô cũng được hoàn thiện theohướng tích cực tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế Việt Namnói chung và các ngành kinh tế Việt Nam nói riêng Từ sau đổimới nhận thức của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển Kinh

tế biển Việt Nam ngày càng rõ nét hơn, và được hoạch định rõràng hơn về mặt chiến lược phát triển, đinh hình ra các lĩnh vực

cụ thể của một ngành kinh tế biển mang tính độc lập, tự chủ,toàn diện và vững mạnh Các lĩnh vực cụ thể của nghành kinh

tế biển được xác định như nghề cá( đánh bắt, nuôi trồng và chếbiến); khai thác khoáng sản; hàng hải( đóng tàu, chuyên chở,xây dựng cảng); du lịch và giải trí biển… Ngoài ra còn một sốlĩnh vực khác trong ngành kinh tế biển tuy nhiên những lĩnh vựcnhư nghề cá, khai thác khoáng sản (dầu khí), hàng hải, và dulịch biển là đóng vai trò then chốt trong cơ cấu ngành kinh tếbiển Việt Nam trong thời kì đổi mới

Trang 8

1.4 Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển trong thời kì đổi mới

Phát triển kinh tế biển là một vấn đề nổi bật trong chính sánhphát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước ta, điều đóđược minh chứng và thể hiện rõ nhất qua một số nghị quyết củaĐảng trong thời kì đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiềuchủ trương, chính sách và biện pháp quan trọng nhằm đẩymạnh phát triển kinh tế biển Nghị quyết 03 của Bộ chính trịngày 6-5-1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trongnhững năm trước mắt, khẳng định phải đẩy mạnh phát triểnkinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền

và lợi ích quốc gia Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tàinguyên môi trường sinh thái biển, phán đấu đưa nước ta trởthành một nước mạnh về biển vào năm 2020

Nghị quyết số 03 của Bộ chính trị thể hiện rõ nhận thức củaĐảng về vị trí, vai trò của kinh tế biển trong tiến trình phát triểncủa quốc gia Tiếp đó, ngày 22-09-1997 Bộ chính trị ban hànhChỉ thị số 20 CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theohướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và đưa ra một số quanđiểm phát triển kinh tế biển, khẳng định thực hiện công nghiệphóa hiện đại hóa kinh tế biển, hướng mạnh vào xuất khẩu dựatrên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực, vừa thúcđẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quảvừa tái tạo tài nguyên biển,bảo vệ môi trường, đào tạo nhânlực Quan điểm này được cụ thể hóa bằng giải pháp đầu tư thíchđáng cho khoa học, công nghệ, tăng cường năng lực điều trakhảo sát, nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường, thựctrạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập

kỷ tới, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển tìm

Trang 9

kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản vànăng lượng biển, nghiên cứu bảo vệ môi trường biển, tiếp tụchiện đại hóa khí tượng thủy văn Thực hiện chỉ thị của bộ chínhtrị, một loạt các kế hoạch phát triển kinh tế biển được thôngqua như chiến lược phát triển thủy sản, chiến lược phát triển dulịch, chiến lược phát triển giao thông vận tải… Hệ thống các giảipháp tăng cường phát triển kinh tế biển được thực hiện có tácđộng rất lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề của kinh tếbiển Kinh tế biển trở thành chiến lược quan trọng trong việcphát triển – kinh tế xã hội quốc gia Thực hiện mục tiêu trởthành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển Đại hội IXcủa Đảng (4/2001) khẳng định: “xây dựng chiến lược phát triểnkinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1triệu km2 thềm lục địa Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sởcho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển Đẩy mạnhcông tác nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản; thăm dò,khai thác, chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vậntải biển, mở mang du lịch; bảo vệ môi trường, tiến mạnh rabiển, làm chủ vùng biển, phát triển tổng hợp kinh tế biển và venbiển; khai thác lợi thế của khu vực cửa biển hải cảng để tạothành vùng phát triển cao thúc đẩy các vùng khác Xây dựngcăn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi Kết hợp chặtchẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển” (5)

Đại hội X của Đảng (4/2006) đưa ra quan điểm chỉ đạo pháttriển mạnh kinh tế biển đối với các thành phố ven biển và hảiđảo, các địa phương có tiểm năng, lợi thế chế biến nhăm “xâydựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện,

có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc giamạnh về biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng an

Trang 10

ninh và hợp tác quốc tế Phát triển hệ thống hải cảng biển, vậntải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển; đẩynhanh các ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệpkhai thác, chế biến hải sản Phát triển mạnh, đi trước một bướcmột số vùng kinh tế biển và hải đảo” (6) Những chủ trương chủtrương của Đảng về phát triển kinh tế biển được triển khai vàtạo ra bược phát triển mới cho kinh tế biển và vùng ven biển,tuy nhiên xét về quy mô kinh tế biển nước ta chưa tương xứngvới tiềm năng vốn có, chính vì vậy Hội nghị lần thứ tư Ban chấphành Trung ương khóa X đã thông qua Nghị quyết về chiến lượcbiển Việt Nam đến năm 2020 Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày9/2/2007 chỉ rõ “nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển ,làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng biển, pháttriển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiệnđại, tạo ra tôc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao vớitầm nhìn dài hạn” (7) Cùng với chiến lược biển Việt Nam, cácquy hoạch vành đai kinh tế ven biển cũng được xây dựng Ngày2-3-2009 Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển vành đaikinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, xác định mục tiêuchung là phát triển vành đai kinh tế ven biển Vinh Bắc Bộ thànhkhu vực kinh tế năng động, có sức thúc đẩy cả vùng Bắc Bộ vàtrở thành động lực trong hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật vớiTrung Quốc và các nước ASEAN, bên cạnh đó kết hợp với cácvùng kinh tế ven biển trong cả nước tạo thành một vành đaikinh tế ven biển thúc đẩy các khu vực ven biển nội địa pháttriển Cùng với đó việc phát triển kinh tế biển cũng được đại hội

XI của Đảng(1/2011) một lần nữa nhấn mạnh “phát triển kinh tếbiển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắnphát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền

Trang 11

vùng biển” (8) đồng thời đai hội cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể làphải “phát triển nhanh một khu vực kinh tế, khu công nghiệpven biển, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp năng lượng,đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao… đẩynhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biểnmạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng cácngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao nhưdịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụdầu khí ” (9) Có thể nói với hàng loạt các chủ trương, mục tiêunhằm phát triển kinh tế biển được Đảng và nhà nước ta đề rađược thể hiện rất rõ ràng qua các văn kiện, Nghị quyết củaĐảng đã cho thấy sự quan tâm không hề nhỏ của Đảng và Nhànước ta đối với kinh tế biển Việt Nam, đồng thời nó cũng phảnánh tầm quan trọng của kinh tế biển trong nền kinh tế nước tagiai đoạn đổi mới hiện nay.

2 Tiềm năng kinh tế biển Việt Nam

2.1 Trữ lượng nguồn tài nguyên biển

2.1.1 Nguồn tài nguyên sinh vật

Vùng biển Việt Nam là một vùng biển có trữ lượng hải sản lớn,

hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú, đa dạng số loài, cónhiều nguồn gen quý hiếm và nguồn lợi sinh vật cao Trong vùng

biển nước ra đã phát hiện được “11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau”(10) trong tổng số các loài Việt Nam phát hiện được gồm có khoảng “6.000 loài động vật đáy; 2.400 loài cá (trong đó có khoảng 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn,

225 loài tôm biển, 13 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú

Trang 12

biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước Trữ lượng cá ước tính trong khoảng 3,1 – 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 – 1,6 triệu tấn” (11) Hay theo một số tài liệu khác thống kê ở việt

nam có “10.089 loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam Do cónhiều loài chưa định được tên, nên có thể sinh vật biển ở nước

ta có khoảng 12.000 loài”(12) Trong sô đó nguồn lợi sinh vậtbiển lớn được thống kê gồm có trai, ốc, tôm, cua, rong biển Sự

đa dạng về loài sinh vật biển Việt Nam cũng được thể hiện nhưsau

Cá biển có “110 loài cho sản lượng cao, thuộc 39 họ khácnhau Tổng trữ lượng cá biển việt Nam khoảng trên 3.500.000tấn trong đó cá nổi 1.730.000 tấn, cá đáy khoảng từ 1.75.306 –1.365.306 tấn” (13)

Giáp xác “ hiện nay chúng ta đã xác định được 40 loài thuộc họtôm he( penaeidae) chín loài thuộc họ tôm rồng (palinuridae),chín loài tôm vỗ (scyllaridae) và bốn loài tôm hùm (họnephropidae) là những loài tôm có giá trị kinh tế(14)

Thân mềm “hiện nay thống kê được khoảng 2500 loài thânmềm ở biển việt nam Trong đó có trên 100 loài có giá trị thươngphẩm và là loài quý hiếm” (15)

Rong biển: 662 loài rong biển đã tìm thấy ở biển Việt Nam.Trong đó ngành rong đỏ có 309 loài, rong nâu 124 loài, rong lục

152 loài, rong làm chỉ có 77 loài

Thực vật ngập mặn: 94 loài; nhóm cây ngập mặn chủ yếu: 35loài thuộc 20 chi và 16 họ; nhóm loài gia nhập vào rừng ngậpmặn: 40 loài thuộc 35 chi và 37 họ; nhóm loài từ nội địa ditruyển tới; 17 loài thuộc 17 chi và 15 họ

Trang 13

Thực vật phù du: 537 loài thực vật phù du đã được công bố tạibiển Việt Nam Trong đó tảo kim 2 loài (0,37%) tảo lam 3 loài(0,56%), tảo giáp 184 loài (34,26%) và tảo Silic 348 loài(64,80%).

Động vật phù du: 659 loài động vật phù du đã được xác định có

ở vùng biển Việt Nam, trong số này đã xác định 291 loài sống ởven bờ

Sinh vật đáy: khoảng 6.000 loài sinh vật đáy đã được thống kêvào những năm 1994, trong đó khoảng 4.971 loài phân bố dảiven bờ Việt Nam

San hô: đến nay đã phát hiện được ở vùng ven biển Việt Nam có

346 loài san hô cứng thuộc 74 giống, 16 họ Trong đó khu vựcVịnh Bắc Bộ 248 loài, Nam Trung Bộ 291 loài, Đông Nam Bộ 230loài và Tây Nam Bộ 269 loài

Chim biển, thú biển: chim biển 43 loài, trong đó có 6 loài ôn đới,

27 loài Ấn Độ- Mã Lai, 10 loài di cư trú đông Thú biển và bò sát

20 loài trong đó có 15 loài rắn biển, 4 loài rùa biển, 1 loài cásấu Thú biển 12 loài trong số đó có 5 loài cá heo, 2 loài cá nhàtang, 4 loài cá voi, 1 loài bò biển

2.1.2 Nguồn tài nguyên phi sinh vật

Bàn về tài nguyên phi sinh vật ở khu vực biển Việt Nam thìkhông thể không bàn đến tài nguyên khoáng sản và tài nguyêndầu khí đây là những nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn và đemlại giá trị kinh tế cao.Về tài nguyên khoáng sản ở vùng bờ vàvùng khơi Việt Nam rất đa dạng và phong phú với hang trăm

mỏ khác nhau Các tài nguyên khoáng sản quan trọng như than,sắt, titan, cát thủy tinh, các loại vật liệu xây dựng… cụ thể nhưsau

Trang 14

Than đá: theo điều tra khảo sát than đá được phân bố ven bờHòn Gai- Cẩm Phả và kéo dài ra các đảo “Trữ lượng than đá venbiển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn, cho phép khai thác hàng chụctriệu tấn/năm” (16) , tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tácđộng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội vùng bờ Đông Bắc của

Tổ quốc Tại mỏ Kế Bào cũng phát hiện mỏ than lớn với trữlượng khoảng 120 triệu tấn

Than nâu: “Phân bố ở độ sâu từ 300- 1.000 m thuộc đồng bằngsông Hồng và kéo dài ra biển với trữ lượng hàng trăm tỷ tấn.Trong một vài thập niên tới ta chưa đủ điều kiện khai thác,nhưng đây là nguồn năng lượng dự trữ rất lớn của đất nước”(17)

Than bùn phân bố rải rác “dọc ven bờ các tỉnh Thanh Hóa,Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, CàMau…, đặc biệt tập trung lớn ở vùng U Minh với trữ lượng trên

100 triệu tấn, nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng do cháyrừng và khai thác bừa bãi” (18)

Quặng sắt tại vùng bờ đã phát hiện hàng chục mỏ và điểmquặng có quy mô khác nhau, trong đó quan trọng nhất là “mỏsắt Thạch Khê có trữ lượng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượngquặng sắt của cả nước” (19)

Sa khoáng titan “phân bố rất phổ biến dọc bờ biển dọc bờ biểnvới trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn (trữ lượng cấp C1 +C2 là 2,9 triệu tấn) Các khu vực tập trung Titian lớn là BìnhNgọc, Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cát Khánh và Hàm Tân Hầu hết các mỏtitan đều nằm lộ thiên ở những khu vực kinh tế tương đối pháttriển, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện… nên cónhiều điều kiện để phát triển khai thác Hai mỏ titan lớn nhất là

Trang 15

Cát Khánh và Kỳ Anh có trữ lượng cấp C1 +C2 khoảng 2,7 triệutấn, điều kiện khai thác thuận lợi, có khả năng cho hiệu quảcao” (20)

Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản có tiềm năng lớnnhất ở vùng bờ với trữ lượng dự đoán hàng tram tỷ tấn “Các mỏcát thủy tinh lớn và quan trọng là Vân Hải, Ba Bồn, Nam Ô, ThủyTriều, Hòn Gốm… chất lượng hầu hết ở các mỏ khá cao, hàmlượng SiO2 ở một số mỏ đạt tới 99,8%, có thể sử dụng làmnguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệukhác” (21)

Dầu khí: đây là nguồn tài nguyên được đánh giá là đem lại lợiích kinh tế cao nhất và theo nhiều ước tính khác nhau cho thấyBiển Đông có trữ lượng dầu khí khổng lồ cụ thể “Trữ lượng dầukhí tiềm năng ở Biển Đông theo báo cáo mới nhất của Cục Quản

lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán Biển Đông nắm giữ trữlượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đãđược chứng minh và ở dạng tiềm năng” (22) bên cạnh đó thì

“Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng ướctính khu vực này nắm giữ khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500

nghìn tỷ m3 khí tự nhiên chưa được khám phá”(23) Như vậy dù

vẫn chưa xác định được trữ lượng dầu khí chính xác trên biểnĐông là bao nhiêu tuy nhiên qua những số liệu dự đoán củaphía Trung Quốc và Mỹ thì ta thấy đó là những con số khổng lồcho thấy trữ lượng tài nguyên dầu khí ở biển Đông là rất lớn.Dưới đây là bảng thống kê về ước tính trữ lượng dầu khí đã xácđịnh và tiềm năng ở Biển Đông của một số quốc gia Những ướclượng dưới đây dựa trên cơ sở quyền sở hữu các mỏ dầu củaquốc gia đó trên biển đông chứ chưa phải là ước lượng trữ lượngdầu khí ở toàn bộ biển Đông

Trang 16

Bảng 1: Giá trị trữ lượng ước tính dựa trên quyền sở hữu các mỏ dầu

Quốc gia

Trữ lượng dầu thô

và hóa lỏng (tỷ thùng)

Trữ lượng khí tự nhiên (nghìn tỷ feet khối)

liệu ước tính về trữ lượng dầu khí toàn biển Đông và trữ lượcdầu khí trong khu vực biển Việt Nam cùng với các hoạt độngkhai thác dầu khí cụ thể của Việt Nam bắt đầu từ khi đổi mới

Trang 17

đất nước ta thấy đây là một nguồn tài nguyên vô cùng có ýnghĩa và triển vọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.

2.2 Thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và khí hậu

Việt Nam có một điều kiện địa lý đặc thù nằm trong khu vựcChâu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những khu vựcphát triển năng động nhất thế giới, nằm trên các tuyến giaothông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển vàqua các cửa khẩu biên giới phía Bắc và Tây Nam Cùng với đó làViệt Nam có đường bờ biển dài trên 3.200 km, tạo ra lợi thế kinh

tế tổng hợp như mở rộng kinh tế đối ngoại , thu hút vốn đầu tưnước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ hàng hải, du lịchnghỉ ngơi giải trí

Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế,chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thểthiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xungquanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải kháctrên thế giới Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnhthổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây,Malaixia, Sinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan Theo ướctính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống củakhoảng 300 triệu dân của các nước Biển Đông được coi là conđường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông

ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển Hầu hếtcác nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có cáchoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông Trongtổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có

5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông

Trang 18

Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế

và chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố khôngthể thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nướcxung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hảikhác trên thế giới Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến nhữngtranh chấp ở vùng biển này Vùng biển và ven biển Việt Namnằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạchthông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu

Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trongkhu vực Biển Đông đóng vai trò là chiếc ‘’cầu nối’’ cực kỳ quantrọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập vàhợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là vớicác nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực pháttriển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn củathế giới Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là “mặt tiền’’quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mởcửa mạnh mẽ ra nước ngoài

Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore có nền kinh

tế hầu như phụ thuộc sống còn vào con đường Biển Đông Hàngnăm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45%hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khối lượng hànghóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằngcon đường này Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụthuộc hoàn toàn vào Biển Đông

Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyếnhàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến điqua eo biển Malacca, là một trong những tuyến có lượng tàu bèqua lại nhiều nhất thế giới Bờ biển Việt Nam lại rất gần các

Trang 19

tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giaothương quốc tế Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuấtnhập khẩu và một phần giao lưu nội địa của nước ta được vậnchuyển bằng đường biển trên Biển Đông Trong một vài thập kỷtới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khuvực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tănggấp hai, ba lần hiện nay, khi đó Biển Đông nói chung và vùngbiển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn

2.3 Thế mạnh về con người

Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vàonguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn thì ngày nay quanniệm đó đã thay đổi Theo các lý thuyết gần đây, một nền kinh

tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố

cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầnghiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó yếu

tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh

tế bền vững chính là con người Trong giai đoạn hiện nay, chúng

ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọngđối với sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởngkinh tế để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững và hộinhập thành công vào nền kinh tế quốc tế Một trong những ưuthế rõ rệt của lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực dồidào Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân sốđông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ

tuổi lao động khá dồi dào Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng

để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh

tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thôngqua ngày 16/2/2011

Trang 20

Về số lượng nguồn lao động: Việt Nam hiện có một đội ngũ nhânlực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Hiện nay, nước ta có trên 49,2 triệu người trong độ tuổi lao độngtrên tổng số 90,59 triệu người (chiếm 57,3%), đứng thứ 3 ởĐông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13trên thế giới về quy mô dân số Số người trong độ tuổi từ 20 đến

39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35% tổng dân số và chiếm61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuấtkhẩu lao động Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồnnhân lực Việt Nam

Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là được tiếp thu truyềnthống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng,chịu khó, yêu lao động Người lao động Việt Nam được đánh giá

là thong minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khácao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoahọc kỹ thuật và công nghệ của thế giới Đây là lợi thế so sánh

có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trìnhtham gia hội nhập

Như vậy có thể thấy với một đất nước có nguồn nhân lực dồidào và có nhiều lợi thế như Việt Nam đó chính là một nhân tốkhông nhỏ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triểnthành công ngành kinh tế biển trong thời kì đổi mới hiện nay

3 Thực trạng ngành kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới

3.1 Lĩnh vực du lịch biển

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hàng trăm bãi biểnkéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, trong đó có khu vực biển Đà

Trang 21

Nẵng, Phú Quốc, Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Vịnh Nha Trang…được công nhận là bãi biển, vịnh đẹp nhất hành tinh, bên cạnh

đó cảnh quan của trên 40 vũng, đầm phá; hệ sinh thái của 8khối dự trữ sinh quyển thế giới và 15 vườn quốc gia phân bố ởvùng ven biển và đảo ven bờ, cùng các di tích lịch sử văn hóađược hình thành qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ởvùng ven biển và đảo ven bờ, đã tạo nên nhiều giá trị du lịchđặc sắc vùng biển không chỉ về yếu tố cảnh đẹp mà còn mangtính văn hóa Cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên Việt Namtrong tương lai hoàn toàn có khả năng trở thành một cườngquốc về du lịch biển nếu như chúng ta biết đầu tư và phát huynhững lợi thế sẵn có ấy Du lịch biển ở Việt Nam những năm trởlại đây đang dần có bước tiến bộ rõ nét được thể hiện quanhững góc độ như cơ sở phục vụ nghỉ dưỡng cho ngành du lịchbiển “Nếu như năm 1977, cả nước mới có một khách sạn nghỉdưỡng (resort) biển 5 sao thì đến năm 2010, chúng ta đã có gần

100 resort từ 3-5 sao, trong đó có những resort quy mô đứngđầu Đông Nam Á” (20) như vậy cùng với thời gian thì hàng loạtcác resort được triển khai suốt dọc bờ biển Việt Nam đặc biệtkhu vực biển miền Trung từ Đà Nẵng cho tới Vũng Tàu, thể hiện

sự thay đổi từng ngày của bộ mặt du lịch biển Việt Nam mà biểuhiện rõ nhất đó chính là cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch.Không chỉ những vùng biển có tiềm năng mới được đầu tư xâydựng cơ sở phục vụ du lịch mà ngay cả những vùng trước đâyđược biết đến là vùng cát trắng khô cằn như Bình Thuận nay đãđược mệnh danh là thủ đô của resort Đảo Phú Quốc mới đâycũng được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triểnthành khu nghỉ dưỡng biển cao cấp Côn Đảo một nhà tù lịch sửnay cũng chuyển mình thành điểm du lịch biển và văn hóa

Trang 22

Về doanh thu của du lịch biển so với tổng doanh thu của ngành

du lịch cũng phần nào thể hiện sức hấp dẫn của du lịch biểnViệt Nam Những năm vừa qua du lịch biển đảo thu hút khoảng2,7-3 triệu (chiếm 70%) lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

và khoảng 15 triệu (chiếm 50%) lượt khách du lịch nội địa,khoảng 65% lực lượng lao động trong toàn ngành, 50% lượngbuồng phòng, trong đo khoảng 80% đạt 3-5 sao Thu nhập từhoạt động du lịch biển chiếm khoảng 60% tổng thu nhập dulịch, với ¾ khu du lịch chuyên đề và 10/11 khu đô thị du lịchtrong cả nước bên cạnh đó xu hướng khách quốc tế du lịch tớiViệt Nam không ngừng tang lên “năm 2005 Việt Nam đón3.467.754 lượt khách Quốc tế tới Việt Nam thì tới năm 2011,Việt nam đã đón nhận tiếp 6.014.031 lượt khách quốc tế (tăng73%, trung bình mỗi năm tăng 12%) Trong số lượt khách quốc

tế tới Việt Nam thì số lượt khách đến Việt Nam vì mục đích dulịch biển chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 60% (trong giai đoạn2005-2011)” (N) Tuy với những số liệu khả quan cho ngành dulịch Việt Nam song với những gì mà du lịch biển biển thể hiệnvẫn chưa tương xứng với tiềm năng kì vọng của đất nước nhưvấn đề quy hoạch và quản lí quy hoạch phát triển du lịch biểnvẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như năm 1995, Quy hoạch tổngthể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 đã được thủtướng chính phủ phê duyệt , trong đó có đề cập những khu vựcphát triển du lịch biển đảo , nhưng chưa có quy hoạch riêng chophát triển du lịch biển Việt Nam Một số tài nguyên du lịch biển

đã nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, sau đó lạiđược quy hoạch cho các ngành khác như đóng tàu, xây dựngcảng biển, nuôi trồng thủy hải sản Nhiều địa phương ven biểnchưa có quy hoạch phát triển du lịch, một số địa phương có quy

Trang 23

hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển và vấn đề quản lí quy hoạch còn nhiều hạn chế Vì thế dẫntới tình trạng chồng chéo, tràn lan trong quy hoạch và sức cạnhtranh của du lịch biển Việt Nam biểu hiện minh chứng cho điều

đó là việc cho phép xây dựng các dự án công nghiệp, thủy sảnngay bên cạnh các khu du lịch, làm mất mĩ quan cho du lịchbiển Việt Nam

Thứ hai là vấn đê bảo vệ môi trường du lịch biển còn nhiều hạnchế cụ thể như đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm, suythoái môi trường, đặc biển là môi trường nước biển ven bờ donhững tác động do hệ quả của của khâu quản lí doanh nghiệpsản xuất công nghiệp gây ra như vụ xả nước thải của fomosatrực tiếp ra biển, hay những tác động từ vận tải biển, cảng biển,

và khu dân cư ven biển gây ra Cùng với ô nhiễm môi trường là

sự suy giảm đa dạng sinh học biển do những tác động từ khaithác thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt, tận diện cũnglàm cho du lịch biển việt Nam bị ảnh hưởng không hề nhỏ.Ngoài ra những vấn đề như sự cố tràn dầu, suy thoái nguồnnước ven biển, nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là nhữngvấn đề mà du lịch biển phải đối mặt Bên cạnh đó phát triển dulịch biển Việt Nam cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tớimôi trường Việc tập trung một số lượng lớn khách du lịch trongnhững thời gian nhất định, cùng với ý thức kém của khách dulịch cũng như của cộng đồng dân cư địa phương đã làm cholượng rác thải tăng đột biến, những bất cập trong việc thu gom

xử lí rác thải của chính quyền địa phương đã làm cho môitrường du lịch biển trở thành vấn đề nhức nhối Nhiều khách sạnnhà hàng chưa có hệ thống xử lí nước thải mà thải trực tiếp rabiển làm ô nhiểm nguồn nước biển, hay việc phát triển du lịch

Trang 24

cũng dân tới ảnh hướng tiêu cực cho xã hội như xuất hiện nammại dâm, chèo kéo khách du lịch, “chặt chém khách du lịch”…

Du lịch biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập nhưngày nay bên cạnh những thuận lợi có được thì cũng không ítnhững vấn đề bất cập và hạn chế cần phải giải quyết để hướngtới sự phát triển “cường quốc du lịch biên” tăng tính cạnh tranh

về du lịch biển trong khu vực và quốc tế thì việc nghiên cứu và

đề ra chiến lược phát triển, giải pháp thích hợp và hướng điđúng đắng là một điều bức thiết Nếu chỉ dựa trên những thếmạnh “trời phú” của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đem lại cho

du lịch Việt Nam thì vẫn chưa đủ mà cần có “bàn tay thép” và

“khối óc vĩ đại” của những nhà hoạch định kinh tế đất nước mới

có thể thực hiện được giấc mơ “ cường quốc du lịch biển ViệtNam”

3.2 Lĩnh vực khai thác khoáng sản

Trọng tâm trong lĩnh vực khai thác khoán sản chính là khai thácdầu khí, một lĩnh vực đóng vai trò then chốt và đem lại hiệu quảkinh tế cao góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam nói chung

và ngành kinh tế biển nói riêng

Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày3/9/1975 tính đến nay đã trải qua chặng đường phát triển hơn

40 năm, bên cạnh việc đóng góp vào sự phát triển của nền kinh

tế đất nước Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cũng có đónggóp tích cực vào công tác bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo,phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời đấu tranhbảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ViệtNam trên biển Đông

Trang 25

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập như ngày hôm nay ngànhdầu khí Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đónggóp cho sự phát triển của kinh tế đất nước bên cạnh đó cũnggặp nhiều khó khăn thách thức và những hạn chế nhất địnhđược thể hiện cụ thể như sau:

Hiện trạng hoạt động và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam

đã đạt được những thành tựu thể hiện qua những mặt như côngtác tìm kiếm thăm dò, công tác phát triển mỏ và khai thác dầukhí, công tác chế biến , vận chuyển dầu khí…

Vê công tác tìm kiếm thăm dò tính đến tháng 9 năm 2010, Tậpđoàn dầu khí quốc gia đã có 89 hợp đồng dầu khí đã được kýkết, hiện tại có 60 hợp đồng đang còn hiệu lực, trong đó có 46hợp đồng PSC, 10 hợp đồng JOC, 3 hợp đồng POC và 1 hợp đồngBCC Bên cạnh đó là một số thỏa thuận giữa hai bên, ba bêngiữa Việt Nam và các nước láng giềng

Các hợp đồng dầu khí được phân bố theo bể trầm tích gồm:

Trang 26

khí, một phần đáng kể khối lượng thu nổ địa chấn 2D đã đượcthực hiện bởi các công tác điều tra cơ bản, cụ thể như sau

Dự án TC-06 ở vùng thềm lục địa Đông Nam trên Biển Đông, thu

nổ được 16.000km tuyến (2006)

Khảo sát địa chấn 2D phục vụ đề án xây dựng “Báo cáo quốcgia xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam” với tổng số5.846 km tuyến (năm 2007, 2008)

Khảo sát địa chấn không độc quyền bể Phú Khánh do PGS thựchiện, thu nổ được 7.920 km tuyến(năm 2008)

Khảo sát địa chấn không độc quyền do TSG- NOPEC thực hiệnthu nổ được 9.887 km tuyến có tính khu vực từ Bắc xuốngNam(năm 2008)

Dự án khảo sát địa chấn 2D PQ-09 do PVEP thực hiện , thu nổđược 6.314km cho khu vực bể Phú Khánh (năm 2009)

Trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Trung Quốc ở Khu vực thỏathuận tài Vịnh Bắc Bộ đã thu nổ, xử lý và minh giải 1.058km2 tàiliệu địa chấn 3D (năm 2008)

Bảng 2: Tổng khối lượng tài liệu địa chấn thu nổ trong giai đoạn 2006-2010

Ngày đăng: 03/06/2017, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w