Lĩnh vực du lịch biển

Một phần của tài liệu Kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 20 - 24)

3. Thực trạng ngành kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới

3.1. Lĩnh vực du lịch biển

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hàng trăm bãi biển kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, trong đó có khu vực biển Đà

Nẵng, Phú Quốc, Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Vịnh Nha Trang…

được công nhận là bãi biển, vịnh đẹp nhất hành tinh, bên cạnh đó cảnh quan của trên 40 vũng, đầm phá; hệ sinh thái của 8 khối dự trữ sinh quyển thế giới và 15 vườn quốc gia phân bố ở vùng ven biển và đảo ven bờ, cùng các di tích lịch sử văn hóa được hình thành qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước ở vùng ven biển và đảo ven bờ, đã tạo nên nhiều giá trị du lịch đặc sắc vùng biển không chỉ về yếu tố cảnh đẹp mà còn mang tính văn hóa. Cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên Việt Nam trong tương lai hoàn toàn có khả năng trở thành một cường quốc về du lịch biển nếu như chúng ta biết đầu tư và phát huy những lợi thế sẵn có ấy. Du lịch biển ở Việt Nam những năm trở lại đây đang dần có bước tiến bộ rõ nét được thể hiện qua những góc độ như cơ sở phục vụ nghỉ dưỡng cho ngành du lịch biển “Nếu như năm 1977, cả nước mới có một khách sạn nghỉ dưỡng (resort) biển 5 sao thì đến năm 2010, chúng ta đã có gần 100 resort từ 3-5 sao, trong đó có những resort quy mô đứng đầu Đông Nam Á” (20). như vậy cùng với thời gian thì hàng loạt các resort được triển khai suốt dọc bờ biển Việt Nam đặc biệt khu vực biển miền Trung từ Đà Nẵng cho tới Vũng Tàu, thể hiện sự thay đổi từng ngày của bộ mặt du lịch biển Việt Nam mà biểu hiện rõ nhất đó chính là cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch.

Không chỉ những vùng biển có tiềm năng mới được đầu tư xây dựng cơ sở phục vụ du lịch mà ngay cả những vùng trước đây được biết đến là vùng cát trắng khô cằn như Bình Thuận nay đã được mệnh danh là thủ đô của resort. Đảo Phú Quốc mới đây cũng được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển thành khu nghỉ dưỡng biển cao cấp. Côn Đảo một nhà tù lịch sử nay cũng chuyển mình thành điểm du lịch biển và văn hóa.

Về doanh thu của du lịch biển so với tổng doanh thu của ngành du lịch cũng phần nào thể hiện sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam. Những năm vừa qua du lịch biển đảo thu hút khoảng 2,7-3 triệu (chiếm 70%) lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khoảng 15 triệu (chiếm 50%) lượt khách du lịch nội địa, khoảng 65% lực lượng lao động trong toàn ngành, 50% lượng buồng phòng, trong đo khoảng 80% đạt 3-5 sao. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 60% tổng thu nhập du lịch, với ắ khu du lịch chuyờn đề và 10/11 khu đụ thị du lịch trong cả nước. bên cạnh đó xu hướng khách quốc tế du lịch tới Việt Nam không ngừng tang lên “năm 2005 Việt Nam đón 3.467.754 lượt khách Quốc tế tới Việt Nam thì tới năm 2011, Việt nam đã đón nhận tiếp 6.014.031 lượt khách quốc tế (tăng 73%, trung bình mỗi năm tăng 12%). Trong số lượt khách quốc tế tới Việt Nam thì số lượt khách đến Việt Nam vì mục đích du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 60% (trong giai đoạn 2005-2011)” (N). Tuy với những số liệu khả quan cho ngành du lịch Việt Nam song với những gì mà du lịch biển biển thể hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kì vọng của đất nước như vấn đề quy hoạch và quản lí quy hoạch phát triển du lịch biển vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như năm 1995, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt , trong đó có đề cập những khu vực phát triển du lịch biển đảo , nhưng chưa có quy hoạch riêng cho phát triển du lịch biển Việt Nam. Một số tài nguyên du lịch biển đã nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, sau đó lại được quy hoạch cho các ngành khác như đóng tàu, xây dựng cảng biển, nuôi trồng thủy hải sản. Nhiều địa phương ven biển chưa có quy hoạch phát triển du lịch, một số địa phương có quy

hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và vấn đề quản lí quy hoạch còn nhiều hạn chế. Vì thế dẫn tới tình trạng chồng chéo, tràn lan trong quy hoạch và sức cạnh tranh của du lịch biển Việt Nam biểu hiện minh chứng cho điều đó là việc cho phép xây dựng các dự án công nghiệp, thủy sản ngay bên cạnh các khu du lịch, làm mất mĩ quan cho du lịch biển Việt Nam.

Thứ hai là vấn đê bảo vệ môi trường du lịch biển còn nhiều hạn chế cụ thể như đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, đặc biển là môi trường nước biển ven bờ do những tác động do hệ quả của của khâu quản lí doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gây ra như vụ xả nước thải của fomosa trực tiếp ra biển, hay những tác động từ vận tải biển, cảng biển, và khu dân cư ven biển gây ra. Cùng với ô nhiễm môi trường là sự suy giảm đa dạng sinh học biển do những tác động từ khai thác thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt, tận diện cũng làm cho du lịch biển việt Nam bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Ngoài ra những vấn đề như sự cố tràn dầu, suy thoái nguồn nước ven biển, nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là những vấn đề mà du lịch biển phải đối mặt. Bên cạnh đó phát triển du lịch biển Việt Nam cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới môi trường. Việc tập trung một số lượng lớn khách du lịch trong những thời gian nhất định, cùng với ý thức kém của khách du lịch cũng như của cộng đồng dân cư địa phương đã làm cho lượng rác thải tăng đột biến, những bất cập trong việc thu gom xử lí rác thải của chính quyền địa phương đã làm cho môi trường du lịch biển trở thành vấn đề nhức nhối. Nhiều khách sạn nhà hàng chưa có hệ thống xử lí nước thải mà thải trực tiếp ra biển làm ô nhiểm nguồn nước biển, hay việc phát triển du lịch

cũng dân tới ảnh hướng tiêu cực cho xã hội như xuất hiện nam mại dâm, chèo kéo khách du lịch, “chặt chém khách du lịch”…

Du lịch biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập như ngày nay bên cạnh những thuận lợi có được thì cũng không ít những vấn đề bất cập và hạn chế cần phải giải quyết để hướng tới sự phát triển “cường quốc du lịch biên” tăng tính cạnh tranh về du lịch biển trong khu vực và quốc tế thì việc nghiên cứu và đề ra chiến lược phát triển, giải pháp thích hợp và hướng đi đúng đắng là một điều bức thiết. Nếu chỉ dựa trên những thế mạnh “trời phú” của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đem lại cho du lịch Việt Nam thì vẫn chưa đủ mà cần có “bàn tay thép” và

“khối óc vĩ đại” của những nhà hoạch định kinh tế đất nước mới có thể thực hiện được giấc mơ “ cường quốc du lịch biển Việt Nam”

Một phần của tài liệu Kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w