3. Thực trạng ngành kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới
3.3. Lĩnh vực khai thác thủy hải sản
Trong những năm qua, cùng với nhịp độ phát triển chung của đất nước, ngành thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc để trở thành nghành kinh tế quan trọng của đất nước. Mức tăng trưởng nhanh bình quân 7,9%/năm; góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh và tự phát đã và đang đặt ra cho nhành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác hải sản nói riêng những thách thức không nhỏ, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành.
Hiện cả nước có trên 95.600 tàu hoạt động nghề cá, trong đó tàu khai thác hải sản nội địa là 10.210 chiếc, tàu khai thác hải sản là 83.250 chiếc, tàu làm công tác dịch vụ hậu cần nghề cá và kiểm ngư là 2.199 chiếc, với tổng công suất máy đạt trên 5,4 triệu CV. Tổng công suất tàu máy tăng trung bình 18,3%/năm trong suốt thập niên vừa qua và công suất máy trung bình của một tàu đạt 57 CV trong năm 2007. Tuy nhiên, khai thác hải sản nước ta vẫn là nghề cá quy mô nhỏ, tàu công suất nhỏ hơn 90
CV chiếm tới 84% tổng số tàu lắp ráp trong toàn quốc, khu vực hoạt động chủ yếu là vùng lộng và ven bờ.
Cường lực khai thác hải sản tăng nhanh, ngư trường khai thác lại không được mở rộng làm mất cân đối giữa cường lực khai thác và nguồn lợi, dẫn tới hiệu quả hoạt động phần lớn các đội tàu đều giảm sút. Sản phẩm khai thác được thường có kích thước nhỏ, chất lượng thấp, cá tạp chiếm tỷ lệ cao trong các mẻ lưới với 40-50% trong nghề lưới kéo cá, 70-80% trong nghề lưới kéo tôm và 90-95% tong các nghề xiệp, đáy và đăng ven bờ.
Hầu hết các tàu đánh cá nước ta đều được đóng bằng gỗ, có thời gian sử dụng ngắn. Máy tàu sử dụng phần lớn là máy cũ hoặc các máy ô tô vận tải hạng nặng đã cũ để lắp xuống tàu (kết quả điều tra các tàu khai thác hải sản xa bờ cho thấy số tàu lắp máy cũ chiếm tới 88,58% tổng số tàu khai thác xa bờ).
Trang thiết bị thiết bị khai thác chưa đầy đủ nên hạn chế hiệu quả khai thác. Tất ca các yếu tố trên làm mất an toàn khi tàu hoạt động trên biển.
Hiện tại cả nước có 40 nghề khai thác hải sản tập trung tại năm họ nghề chính: lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu, và long bẫy cố định. Trong đó họ nghề lưới kéo chiếm khoảng gần 51%. Đây là nghề có tính chọn lọc thấp, sản phẩm gồm nhiều tôm, cá con chưa trưởng thành, gây tổn hại đến nguồn lợi, môi trường và hệ sinh thái biển. Đây cũng la nghề tiêu tốn nhiều nhiên liệu nhất(tỷ trọng nhiên liệu trong giá thành sản phẩm khai thác cao nhất so với các loại nghề khác)
Về nguồn lao động và cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản có một số thực tế như số lượng lao động khai thác hải sản cũng tăng liên tục trong những năm gần đây. Từ năm 1990 đến 2007,
số lượng lao động khai thác hải sản từ 270.587 người tăng lên gần 700.000 người, bình quân mỗi năm tăng 23.155 người.
Học vấn của ngư dân rất thấp, với 68% chưa tốt nghiệp tiểu học, hơn 20% tốt nghiệp tiểu học, khoảng gần 10% có trình độ trung học cơ sở và 0,65% có bằng ở các trường dạy nghề hoặc đại học. Với trình độ học vấn thấp, ngư dân thường khó khăn trong việc tiếp thu kĩ thuật mới, nhất là kĩ thuật khai thác xa bờ.
Trong việc chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân nghề khai thác hải sản quy mô nhỏ giảm bớt sức ép khai thác ven bờ cũng vì vậy gặp nhiều khó khăn
Kể từ năm 1995 dến năm 2007, nghành thủy sản đã đầu tư nâng cấp , mở rộng và xây dựng mới 75 cảng cá, bến cá. Trong đó có 57 thuộc vùng ven biển, 18 cảng thuộc vùng tuyến đảo.
tuy nhiên hệ thống cảng cá chưa đáp ứng đượ nhu cầu phục vụ ngành khai thác hải sản, đồng thời nhiều cảng cá, bến cá, bãi ngang không đáp ứng được yêu cầu, gây khó khăn, mất an toàn trong hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển sản phẩm khai thác được.
Hiện nay cả nước có khoảng 700 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 4.000 chiếc/năm và sửa chữa 8.000 chiếc/năm. Ngoài ra còn có nhiều xưởng đóng, sửa chữa tàu nhỏ ở các địa phương. Tuy nhiên các xưởng này có quy mô nhỏ, chủ yếu đóng tàu vỏ gỗ cỡ nhỏ dựa trên kinh nghiệm của thợ và kỹ thuật đóng tàu truyền thống.
Cả nước hiện có 352 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản với 439 xưởng sản xuất chế biến 1.000 tấn/ngày, bao gồm 296 xưởng chế biến đông lạnh, 32 xưởng chuyên sản xuất hàng khô, 69 xưởng kết hợp sản xuất hàng khô và các hàng khác, 9 xưởng
chuyên sản xuất đồ hộp, 11 xưởng sản xuất đồ hộp và các mặt hàng khác, 22 xưởng sản xuất bột cá và các mặt hàng khác.
Cả nước hiện có 10 cơ sở gia công sản xuất lưới sợi. Các cơ sở này mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn lưới sợi nưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, hiện tại ngư lưới cụ vẫn phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực để phục vụ nhu cầu tiêu thụ.
Cả nước hiện có khoảng 643 kho lạnh với tổng sức chứa khoảng 78.700 tấn và 14 kho cho thuê với sức chứa 46.000 tấn; có 120 nhà máy nước đá trong toàn quốc, khả năng cung cấp nước đá 2.730 tấn/ngày, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước đá của tàu và các nhà máy chế biến.
Hệ thống chợ cá còn ở trạng thái đang phát triển. Hình thức bán đấu giá ở các chợ cá chưa hình thành, việc mua bán, tiêu thụ cá ở các chợ phần lớn do đầu nậu đảm nhiệm, nên hiện tượng
“trúng mùa rớt giá vẫn còn xảy ra”. Chất lượng hải sản sau thu hoạch bị giảm sút đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong thời gian tới.