Lĩnh vực khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu Kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 24 - 32)

3. Thực trạng ngành kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới

3.2. Lĩnh vực khai thác khoáng sản

Trọng tâm trong lĩnh vực khai thác khoán sản chính là khai thác dầu khí, một lĩnh vực đóng vai trò then chốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh tế biển nói riêng.

Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 3/9/1975 tính đến nay đã trải qua chặng đường phát triển hơn 40 năm, bên cạnh việc đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cũng có đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông.

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập như ngày hôm nay ngành dầu khí Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển của kinh tế đất nước bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn thách thức và những hạn chế nhất định được thể hiện cụ thể như sau:

Hiện trạng hoạt động và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu thể hiện qua những mặt như công tác tìm kiếm thăm dò, công tác phát triển mỏ và khai thác dầu khí, công tác chế biến , vận chuyển dầu khí…

Vê công tác tìm kiếm thăm dò tính đến tháng 9 năm 2010, Tập đoàn dầu khí quốc gia đã có 89 hợp đồng dầu khí đã được ký kết, hiện tại có 60 hợp đồng đang còn hiệu lực, trong đó có 46 hợp đồng PSC, 10 hợp đồng JOC, 3 hợp đồng POC và 1 hợp đồng BCC. Bên cạnh đó là một số thỏa thuận giữa hai bên, ba bên giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Các hợp đồng dầu khí được phân bố theo bể trầm tích gồm:

Bể Sông Hồng 13 hợp đồng Bể Phú Khánh: 5 hợp đồng

Bể Tư Chính - Vũng Mây: 2 hợp đồng Bể Nam Côn Sơn 17 hợp đồng

Bể Cửu Long 16 hợp đồng

Bể Malay – Thổ Chu 7 hợp đồng

Trong giai đoạn 2006- 2010, Tập đoan Dầu khí quốc gia đã khảo sát được khoảng 113.000 km tuyến địa chấn 2D và khoảng 23.000 km2 địa chấn 3D. Ngoài khảo sát theo các hợp đồng dầu

khí, một phần đáng kể khối lượng thu nổ địa chấn 2D đã được thực hiện bởi các công tác điều tra cơ bản, cụ thể như sau

Dự án TC-06 ở vùng thềm lục địa Đông Nam trên Biển Đông, thu nổ được 16.000km tuyến (2006)

Khảo sát địa chấn 2D phục vụ đề án xây dựng “Báo cáo quốc gia xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam” với tổng số 5.846 km tuyến (năm 2007, 2008)

Khảo sát địa chấn không độc quyền bể Phú Khánh do PGS thực hiện, thu nổ được 7.920 km tuyến(năm 2008)

Khảo sát địa chấn không độc quyền do TSG- NOPEC thực hiện thu nổ được 9.887 km tuyến có tính khu vực từ Bắc xuống Nam(năm 2008)

Dự án khảo sát địa chấn 2D PQ-09 do PVEP thực hiện , thu nổ được 6.314km cho khu vực bể Phú Khánh (năm 2009)

Trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Trung Quốc ở Khu vực thỏa thuận tài Vịnh Bắc Bộ đã thu nổ, xử lý và minh giải 1.058km2 tài liệu địa chấn 3D (năm 2008)

Bảng 2: Tổng khối lượng tài liệu địa chấn thu nổ trong giai đoạn 2006-2010

Địa chấn 2006 2007 2008 2009 2010 2D điều tra

cơ bản và không độc quyền(km) (đang thực hiện)

16.000 13.144 21.509 6.314 17.000

2D hợp đồng

dầu khí (km) 4.500 3.127 11.802 17.394 25.472

3D nghiên cứu chung (km2)

1.058

3D hợp đồng

dầu khí (km2) 4.222 4.635 8.737 2.932 1.413 Nguồn: Ban Tìm kiếm Thăm dò, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Với công tác khoan thăm dò / thẩm lượng giai đoạn năm (2006- 2010) có tổng cộng 146 giếng khoan thăm dò và thầm lượng (Bảng 3), trên 50% số giếng (81 giếng) khoan này tập trung vào bể Cử Long, tiếp đến là bể Sông Hồng(30 giếng – 21%), Bể Nam Côn Sơn(26 giếng- 18%) bể Malay – Thổ Chu( 6 giếng-4%) và bể Phú Khánh(3 giếng- 2%) không có giếng khoan nào được thu hiện tại bể Tư Chính- Vũng Mây trong giai đoạn này

Bảng 3: Tổng khối lượng giếng khoan thăm dò và thẩm lượng giai đoạn 2006-2010

Khoan 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Thăm

dò 12 16 15 18 21 82

Thầm

lượng 17 12 12 14 9 64

Tổng 29 28 27 32 30 146

Nguồn: Ban Tìm kiếm Thăm dò, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Kết quả các giếng khoan thăm dò đã cho phép xác định 24 phát hiện dầu khí, trong đó có những phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu gia tăng trữ lượng và định hướng thăm dò tiếp theo.

Về công tác phát triển mỏ và khai thác dầu khí xét trong giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn Dầu khí quốc gia đã có 19 mỏ/ khu vực mới được đưa vào khai thác. Sản lượng khai thác dầu khí

hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra với tổng sản lượng trong năm năm là 79,14 triệu tấn dầu thô và 48 tỷ m3 khí.

Về công tác chế biến vận chuyển dầu khí được thực hiện sog song với công tác thăm dò và khai thác dầu khí, khâu chế biến và vận chuyển cũng là một nhiệm vu quan trọng của ngành dầu khí. Thực hiện chỉ đảo của thủ tướng chính phủ về xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu để giảm thiểu việc xuất khẩu dầu thô và nhập xăng dầu từ nước ngoài, đến nay Tập đoàn Dầu khí quốc gia đã xây dựng xong và vận hành thành công nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngày 22 tháng 2 năm 2009, mẻ sản phẩm dầu đầu tiên ra lò, đánh dấu một bước phát triển qun trọng của ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Ngoài ra Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang triển khai hai dự án lọc dầu khác là Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Long Sơn. Bên cạnh đó công tác vận chuyển dầu khí cũng được xây dựng. Những dự án đường ống dẫn khí từ mỏ về bờ phục vụ các ngành công nghiệp như điện, đạm, sản xuất LPG… đã được triển khai. Trong đó phải kể đến hệ thống đường ống Rạng Đông- Bạch Hổ- Long Hải- Phú Mỹ có chiều dài 200km, với công suất 2 tỷ m3 /năm; tiếp đó là đường ống Nam Côn Sơn có chiều dài khoảng 400km, với công suất 7 tỷ m3/năm; đường ống Phú Mỹ - Thành phố Hồ Chí Minh công suất 2 tỷ m3/năm…

Ngành Dầu khí là một ngành kinh tế trọng điểm bao gồm các đơn vị như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng luôn có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Trong những năm qua, Petrovietnam luôn duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước. Trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả nước, riêng Petrovietnam đã chiếm khoảng 16 - 18% GDP, mức cao nhất so với cả nước trong giai đoạn 2008 - 2015 (Bảng 4). Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thô mang lại bình quân nhà máy lọc dầu. Trong các năm trước đó, thu từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, thu ngân sách từ tất cả các doanh nghiệp Nhà nước (không kể Ngành Dầu khí ) chỉ chiếm khoảng 15 - 16%; hơn nữa, nguồn đóng góp ngân sách của Petrovietnam cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi vả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu, thì nguồn thu từ dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nguồn thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12,1% tổng ngân sách Nhà nước

Bảng 4: Đóng góp của Petrovietnam trong nền kinh tế quốc dân

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh thu hợp

nhất của

Petrovietnam (nghìn tỷ đồng)

127, 0

137,0 235,0 325,0 363, 0

390,0 366, 0

GDP (nghìn tỷ

đồng) 1.47

7,7 1.700,

5 1.980

,8 2.537

,5 2.97

8,2 3.139,

6 3.93

7,0 Đóng góp của

Petrovietnam trong GDP (%)

18,9 16,0 24,0 26,6 25,9 24,3 9,3

Nộp Ngân sách của

Petrovietnam (nghìn tỷ đồng)

121,

8 88,0 110,4 160,8 186,

3 195,4 189,

4

Đóng góp của Petrovietnam trong ngân sách (%)

29,2 22,6 27,9 27,1 24,4 24,1 23,3

Đóng góp của thu từ dầu thô trong thu ngân sách (%)

24,0 12,9 14,4 11,5 18,3 12,1 12,1

Nguồn: Niên giám Thống kê 2015

Bên cạnh khai thác dầu khí thì nghề muối hay khai thác muối cũng là một lĩnh vực Việt Nam đang khai thác khá hiệu quả mặc dù giá trị kinh tế không lớn như lĩnh vực khai thác dầu khí. Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn chặt với biển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận, song nhờ những bước tiến mới trong công tác quy hoạch, đầu tư sản xuất muối, đặc biệt là muối công nghiệp, cho nên nghề muối Việt Nam đã phần nào giảm bớt những khó khăn. Cả nước hiện nay có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng diện tích hơn 12 nghìn ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấn muối/năm, tạo việc làm cho hơn 90 nghìn lao động. Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án xây dựng đồng muối công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công nghệ sản xuất muối sạch, nhằm thực hiện được mục tiêu đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn muối và đến năm 2020 đạt 2 triệu tấn, trong đó các đồng muối công nghiệp đảm bảo 53 – 67% tổng sản lượng muối tiêu thụ. Hoạt động đầu tư về vốn, công nghệ sản xuất trên đồng muối có nhiều chuyển biến tích cực theo

hướng xã hội hoá. Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp dành để đầu tư một số dự án về muối, ngành muối đang tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối công nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trong ngành muối; xây dựng chính sách đầu tư cho vùng muối để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối của nhân dân, ngành Công nghiệp và các ngành khác.

Tuy nhiên, hiện nay ngành muối chưa hội tụ đủ các yếu tố để phát triển ổn định và bền vững vì nhiều nguyên nhân: diện tích quy hoạch các vùng sản xuất muối luôn bị thay đổi; một số địa phương vùng biển lại không mặn mà với nghề muối, đời sống của diêm dân nhiều vùng bấp bênh, vì diện tích đất dành cho sản xuất muối lớn, nhưng nguồn thu cho ngân sách lại không nhiều, nên lãnh đạo địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến việc chỉ đạo và tạo nguồn vốn đầu tư phát triển ngành này cũng như hỗ trợ cho diêm dân; nhiều sức ép cạnh tranh, nhất là về chất lượng và giá cả, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện tại, phần lớn diện tích, sản lượng, lao động đang duy trì phương pháp sản xuất muối truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay với phương tiện lạc hậu, thao tác thủ công, quy mô nhỏ, phân tán, cho nên năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với ngành muối trong thời gian qua hiệu lực thấp, bất cập và thiếu đồng bộ, như chính sách mua muối theo giá sàn, chính sách cho dân vay vào thời điểm giáp vụ để mua sắm vật tư, chuẩn bị sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất qua chủ trương xây dựng các

mô hình hợp tác xã muối kiểu mới, đầu tư chiều sâu nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất để tăng năng suất, sản lượng..., tất cả đều chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ ràng và tích cực. Sự vào cuộc của "bốn nhà" để lo đầu ra cho sản phẩm muối phần nhiều còn mang tính hình thức. Chẳng hạn, việc giao cho Uỷ ban nhân dân các địa phương công bố giá sàn mua muối cho diêm dân ngay từ đầu vụ sản xuất là không khả thi vì Uỷ ban nhân dân không đủ thông tin và căn cứ để đưa ra giá sàn hợp lý có tương quan với giá muối các địa phương bạn trên cùng khu vực và cả nước.

Một phần của tài liệu Kinh tế biển Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w