TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 1918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

84 269 0
TÍCH HỢP  KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC  LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858  1918)  Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Cấu trúc đề tài 5 CHƯƠNG MỘT: VẤN ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 6 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 6 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và sử học. 8 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông 9 1.1.4. Một số yêu cầu cơ bản khi tích hợp kiến thức VH trong dạy học lịch sử 14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 15 1.2.1. Thực tiễn việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông 15 1.2.2. Đánh giá thực trạng việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông 17 CHƯƠNG HAI: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 18581918, Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 19 2.1. VỊ TRÍ, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918. 19 2.1.1.Vị trí 19 2.1.2.Mục tiêu 19 2.1.3.Nội dung cơ bản 20 2.2. NỘI DUNG KIẾN THỨC VĂN HỌC CẦN VÀ CÓ THỂ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1858 1918. 22 2.2.1. Văn học dân gian 22 2.2.2. Thơ 26 2.2.3. Hịch, chiếu, biểu, văn tế 34 2.2.4. Các thể loại văn học khác 38 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢPKIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌCLỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1858 1918, 40 2.3.1. Biện pháp tích hợp kiến thức văn học trong bài nội khóa. 40 2.3.2. Biện pháp tích hợp kiến thức văn học trong hoạt động ngoại khóa của bộ môn lịch sử. 48 2.3.3. Tích hợp kiến thức văn học trong kiểm tra đánh giá. 64 KẾT LUẬN: 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC..............................................................................................................73 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ. Nghị quyết 402000QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CHHHĐH đất nước”. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII, BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đã khẳng định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành giáo dục và đào tạo nói chung và đội ngũ giáo viên các cấp nói riêng, luôn đóng vai trò là nhân tố trực tiếp quyết định tới thành công của sự nghiệp đổi mới. Trong trường phổ thông, cùng với các môn học khác, môn lịch sử có vị trí quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Đặc biệt, với đặc thù của mình, ngoài cung cấp tri thức về quá trình hình thành, phát triển của loài người, môn lịch sử còn có ưu thế trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất người học một cách toàn diện. Nhà văn Nga thế kỉ XIX Trécnưiepxki đã từng nói: “...là người giáo dục không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”.11; 186Tuy nhiên, để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử quan trọng này, cùng với nội dung, việc xác định và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều khi quyết định trực tiếp tới hiệu quả của chất lượng dạy học lịch sử hiện nay. Trong thời gian qua, rất nhiều phương pháp dạy học mới đã được vận dụng vào quá trình dạy học, trong đó dạy học tích hợp được coi là một trong những điểm nhấn quan trọng. Tích hợp trong dạy học lịch sử bao gồm nhiều nội dung và với nhiều cách thức khác nhau, trong đó việc sử dụng hay là tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử được coi là một trong các phương pháp rất hiệu quả, có tác động trực tiếp tới chất lượng dạy học lịch sử, đặc biệt là hiệu quả giáo dục nhân cách, tư tưởng đạo đức và kích thích hứng thú học tâp lịch sử cho học sinh, một trong những nội dung quan trọng, có tác động trực tiếp tới hoạt động đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Với cách tiếp cận trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “ Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam (1958 1918) ở trường trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu của mình và mong rằng, quá trình nghiên cứu đề tài sẽ là quá trình tập dượt nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn dạy học của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Trên thế giới, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, trong một cuốn sách nổi tiếng“Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”,N.G. Đairri, đã đánh giá rất cao vai trò của tài liệu tham khảo, trong đó có tài liệu văn học. Ông nhấn mạnh: để có một giờ học tốt, người thầy giáo phải kết hợp nhiều khâu khác nhau, trong đó quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm phong phú thêm cho bài giảng. Ở Việt Nam, các nhà sư phạm lịch sử nổi tiếng như Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng cũng đánh giá cao vai trò của tư liệu văn học trong dạy học lịch sử. Trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” ( NXBGD, H ,2002), các tác giả khẳng định: Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, luôn có vai trò to lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, góp phần làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những qui luật, bài học lịch sử, rèn luyện cho học thói quen nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực tư duy lịch sử. Vai trò quan trọng của văn học đối với dạy học lịch sử còn được thể hiện khá phong phú trong các sách và chuyên đề giáo dục lịch sử. Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (một số chuyên đề)”, Tác giả Phan Ngọc Liên nhấn mạnh: Tài liệu văn học không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn là những tài liệu sự kiện có giá trị không chỉ đối với văn học mà cả sử học. Còn tác giả Nguyễn Thị Côi, trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” (Nxb ĐHSP, H, 2006), thì cho rằng, một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm cho học sinh và việc sử dụng các đoạn trích trong các tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Tinh thần này còn được thể hiện trong cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”(Nxb ĐHQG, H, 1995) của các tác giả Nguyễn thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh. Trong cuốn sách này, các tác giả đã coi tài liệu văn học là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử, bên cạnh hệ thống các tài liệu tham khảo khác. Ngoài giáo trình, sách chuyên khảo, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cò được đề cập khá phong phú trong các Tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, các đề tài Luận văn, Khóa luận và các Sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn dạy học. Ví như Khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng tài liệu văn học dân gian để dạy học Chương một: Văn hóa và truyền thống văn hóa dân tộc”, lớp 11, của Nguyễn Thị Hằng. Hoặc“Sử dụng tài liệu văn học để nâng cao hiệu quả bài học trong dạy học lịch sử Chương 2…”, của Đinh Thị Thu Hương, vv… Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng và nêu lên được khá nhiều các biện pháp sử dụngtư liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cho đến nay, chủ yếu vẫn là các công trình liên quan đến sử dụng tư liệu văn học mà vẫn ít các công trình nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử, đặc biệt là đối với một giai đoạn cụ thể là lịch sử Việt Nam giai đoạn 18581918, một trong những giai đoạn được coi là thời kỳ “chuyển dạ” của lịch sử dân tộc, với rất nhiều sự kiện phong phú, sinh động cả trong văn học và sử học. Và đề tài của chúng tôi là sự tiếp tục các công trình nghiên cứu về vận dụng kiến thức văn học vào dạy học lịch sử trong những điều kiện mới, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của hoạt động dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông đối với giai đoạn 1858 1919 của lịch sử Việt Nam. Cụ thể là phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 18581918 trong chương trình lịch sử lớp 11, THPT. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Mục đích nghiên cứu: Xác định nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918, trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm khẳng định vai trò quan trọng của việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt là trong hoạt động đổi mới hiện nay. Xác định nội dung kiến thức văn học cần và có thể tich hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918, ở trường THPT hiện nay. Xác định hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918, ở trương trung học phổ thông hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cùa Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và giáo dục lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lí luận về tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường THPT Nghiên cứu thực tiễn: trên cơ sở lý luận, chúng tôi điều tra, khảo sát việc đổi mới phương pháp DH tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Xác định nội dung và đề xuất các biện pháp nhằm tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918, ở trường THPT 6. Đóng góp của đề tài Khóa luận nghiên cứu việc tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 18581918 ở trường phổ thông, cả về nội dung kiến thức cũng như phương pháp thực hiện. Đề tài sẽ góp phần khai thác hệ thống kiến thức văn học tiêu biểu cần và có thể tích hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1919 và đề xuất hệ thống các biện pháp sư phạm hiệu quả để thực hiện yêu cầu trên. Trên cơ sở đó, giúp cho bản thân và giáo viên có thêm nguồn tư liệu tham khảo khi vận dụng phương pháp dạy học này. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài Mở đầu, Kết luận và TL tham khảo, khóa luận gồm hai chương: Chương I: Vấn đề tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương II: Nội dung và biện pháp tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 18581918, ở trường THPT.

... thức văn học vào dạy học lịch sử phương pháp dạy học mà đó, kiến thức văn học tích hợp với kiến thức lịch sử dạy học lịch sử nhằm giải hay nhiều nhiệm vụ dạy học lịch sử Theo đó, học lịch sử, kiến. .. pháp tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918, trường THPT CHƯƠNG MỘT VẤN ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - CƠ SỞ LÝ... đổi dạy học nói chung dạy học lịch sử nói riêng 1.1.2 Mối quan hệ văn học sử học Vì tích hợp kiến thức văn học dạy học lịch sử? Bởi văn học sử học có mối quan hệ chặt chẽ Văn học hay Sử học có

Ngày đăng: 14/09/2018, 09:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

      • 4.1. Mục đích nghiên cứu:

      • 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

      • 5. Phương pháp nghiên cứu

        • 5.1. Cơ sở phương pháp luận:

        • 5.2. Phương pháp nghiên cứu

        • 6. Đóng góp của đề tài

        • 7. Cấu trúc đề tài

        • CHƯƠNG MỘT

        • VẤN ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC

        • TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

        • - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

          • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

            • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

              • 1.1.1.1. Tích hợp

              • 1.1.1.2.Dạy học tích hợp

              • 1.1.1.3. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử

              • 1.1.1.4. Sử dụng tài liệu văn học và Tích hợp kiến thức văn học.

              • 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và sử học.

              • 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông

                • 1.1.3.1. Vai trò:

                • 1.1.3.2. Ý nghĩa:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan