1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế biển việt nam

21 423 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 49,65 KB

Nội dung

II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁTTRIỂN KINH TẾ BIỂN II.1, Các công trình nghiên cứu đã được công bố II.1.a, Những nghiên cứu về vai trò của kinh tế biển Kinh tế biển

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

I.1, Tính cấp thiết của đề tài

Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiếnlược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và không

có biển Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạnkiệt, việc phát triển kinh tế biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường tìmkiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩmcũng như không gian sinh tồn cho loài người trong tương lai Nhìn lại bứctranh kinh tế biển Việt Nam trong thời gian qua thì theo số liệu của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, trong vòng 10 năm (2008-2017), tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP) của các địa phương ven biển tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, caohơn so với nhịp tăng trưởng chung của cả nước (cả nước tăng 6%/năm) Năm

2017, GRDP của các địa phương ven biển chiếm 60,5% GDP cả nước, GRDPbình quân đầu người đạt 64,9 triệu đồng, cao hơn so với mức bình quân cảnước đạt 53,5 triệu đồng Sản lượng khai thác hải sản hằng năm tăng nhanh

và liên tục, từ năm 2006 đến 2017, sản lượng tăng từ 1,8 triệu tấn lên 3,2 triệutấn Đến cuối năm 2017, các khu kinh tế ven biển đã thu hút hơn 390 dự ánđầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 45,5 tỷ USD và 1.240 dự

án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt 805.000 tỷ đồng Từ năm 2006đến 2016, thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các địa phương ven biểntăng lên gấp 4,8 lần và giải quyết việc làm cho khoảng 4,67 triệu lao động,chiếm 49,73% tổng số việc làm tạo ra của cả nước

Bên canh đó vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ và thách thức Theo đánh giácủa Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên

Trang 2

biển và ven biển ở nhiều nơi còn lãng phí, kém hiệu quả; phát triển kinh tế đi đôibảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều hạn chế Một số ngành kinh tế biển đượcxác định ưu tiên tạo bước đột phá nhưng phát triển chậm, chưa tương xứng vớiđiều kiện tiềm năng Mô hình quản lý cảng chưa được đổi mới, dịch vụ cảng vàcác dịch vụ hậu cần sau cảng phát triển chậm, chưa đồng bộ, nhiều cảng chưakhai thác hết công suất Mức sống của dân cư vùng biển được cải thiện đáng kểnhưng còn chênh lệch lớn giữa các địa bàn, đời sống người dân vùng bãi ngangven biển và hải đảo còn nhiều khó khăn

Chính vì những hạn chế nên cần phải phát triển kinh tế biển Việt Nam

theo hướng bền vững Nghị quyết “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (2018) đã đặt ra yêu cầu cấp

thiết là Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển và phát triển bền vữnggắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và phải phát triểntrên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển kinh tế biển ViệtNam theo hướng bền vững và tính mới của đề tài, vì vậy nhóm chúng em chọn

hướng nghiên cứu: "Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam" làm đề tài tiểu luận môn Kinh tế phát triển.

I.2, Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

I.2.a, Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của tiểu luận là cung cấp những luận cứ khoa học vàthực tiễn về phát triển kinh tế biển, từ đó đề xuất những quan điểm, định hướng

và các giải pháp phát triển kinh tế biển Việt Nam

Trang 3

I.2.b, Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển bền vững kinh tế biển Thứ hai, xây dựng mô hình kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên giá trị mới do lao động trong các ngành kinh tế biển sáng tạo ra Thứ

ba, đưa ra những vấn đề cần giải quyết và đề ra biện pháp khắc phục nhằm thúc

đẩy kinh tế biển của Việt Nam

I.3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

I.3.a, Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

I.3.b, Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: nghiên cứu tác nhân tố có tác động tới việc phát triển kinh tếbiển theo hướng bền vững

- Phạm vi không gian: tiến hành nghiên cứu trên 28 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung Ương ven biển

- Phạm vi thời gian: từ 2010 đến 2016

I.4, Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của bài tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh

tế biển

Chương II: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển

Chương III: Thực trạng và phương pháp nghiên cứu

Trang 5

II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT

TRIỂN KINH TẾ BIỂN II.1, Các công trình nghiên cứu đã được công bố

II.1.a, Những nghiên cứu về vai trò của kinh tế biển

Kinh tế biển hiện đang là ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng đối với sựphát triển tổng hợp kinh tế - xã hội cũng như giữ vững an ninh quốc phòng vùngbiển và hải đảo Vai trò của ngành kinh tế này từ lâu đã được các nhà nghiên cứutập trung tìm hiểu, phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau, có thể tóm tắt lại nhưsau:

II.1.a.i, Những nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài

Trong tác phầm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848), C.Mác vàPh.Ăngghen đã chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế biển đối với sự pháttriển của nhân loại Hai ông đã khẳng đinh rằng, từ khi các mối quan hệ kinh tếbiển được hình thành, sự giao thương, buôn bán giữa các quốc gia không còn bị

gò bó bởi giới hạn địa lý nữa mà diễn ra một cách sôi nổi và đột phá hơn “thúcđẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ pháttriển mau chóng lạ thường”

V.I Lênin cũng đánh giá cao vai trò của kinh tế biển đối với kinh tế - xãhội Ông cho rằng việc vận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chính là hìnhthức “vận chuyển rẻ nhất” Ông đặc biệt chú ý các tô nhượng về cảng biển, vậntải biển, dầu khí…Theo ông, các tô nhượng này thường có tỷ suất lợi nhuận cao,nên có khả năng thu hút mạnh các nhà đầu tư ngoại quốc, do đó có thể sử dụng

để thu hút kỹ thuật của các chuyên gia tư sản

Trang 6

Năm 1997, nhóm tác giả gồm: R Kerry Turner, W Neil Adger và IreneLorenzoni đã công bố nghiên cứu mang tên: “Land - Ocean interactions in thecoastal zone - Sự tương tác giữa đất liền và đại dương ở vùng ven biển” với nộidung cốt lõi là đánh giá vai trò của các khu vực ven biển đối với nền kinh tế củacác quốc gia, nghiên cứu xu hướng phát triển của các khu vực ven biển và tácđộng của xu hướng này đến việc sử dụng không gian biển và các nguồn lực củacác quốc gia Đây là nghiên cứu thiên về mặt kỹ thuật, tuy nhiên, kết quả củanghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học và thực tiễn cao đối với cácnhà hoạch định chính sách quản lý và phát triển kinh tế ven biển.

II.1.a.ii, Những nghiên cứu đã công bố trong nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh với hệ tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng của chủnghĩa Mác – Lênin, trong nhiều tác phẩm cũng đã rất đề cao vai trò của kinh tếbiển với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Người có câu: “Biển bạccủa ta do nhân dân ta làm chủ” đã đặt nền móng cho ý thức và ý chí biển cả củangười dân Việt Nam Bác khẳng định “nghề biển, nghề rừng cũng quan trọngkhông kém nghề ruộng”, luôn khuyến khích sự phát triển của các ngành nghềven biển, vì đó là những ngành “hốt bạc”, đem lại nguồn lợi lớn cho quốc giatrong lâu dài

Bùi Tất Thắng (2007) với các bài viết “Sự phát triển kinh tế biển và chiếnlược biển của một số nước trên thế giới” và “Về chiến lược phát triển kinh tếbiển của Việt Nam”, đã phân tích vị trí, vai trò rất quan trọng của biển và đạidương trong thế kỷ 21 Qua thực tiễn, ông nhận thấy rằng các quốc gia có biểnđều dành sự quan tâm đúng mực cho vấn đề biển đảo, để khai thác tiềm năngbiển, xây dựng chiến lược biển để phát huy vai trò của kinh tế biển, làm giàu từbiển Từ đó đặt ra vấn đề cấp bách cho Việt Nam: muốn trở thành quốc gia mạnh

về biển, làm giàu từ biển, phải tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế biển

Trang 7

Tác giả Nguyễn Thanh Minh (2011), với bài viết “Tài nguyên biển vàchính sách hợp tác về biển của Việt Nam”, được đăng trên Tạp chí Nghiên cứuĐông Nam Á – Số 5, đã phân tích những tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam,tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng như trong lĩnhvực an ninh, quốc phòng; những lợi thế cơ bản về vị trí địa lý của biển trong bốicảnh hội nhập quốc tế Từ đó, tác giả nêu lên những chính sách hợp tác quốc tế

về biển của Việt Nam trong xu thế hội nhập

II.1.b, Những công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới phát triển bền vững kinh tế biển

Từ việc nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế biển

và xuất phát từ thực tiễn điều kiện của Việt Nam, nhiều tác phẩm với nội dungtập trung phân tích các nhân tố có tác động tích cực, tạo động lực đẩy mạnh hoạtđộng kinh tế biển và tác động tiêu cực, yếu tố cản trở Sau cùng là nêu ra cáccách thức lựa chọn sử dụng các nhân tố phát huy tác động tích cực, hạn chế cáctác động tiêu cực Có thể kể đến một số nguồn tài liệu như sau:

+ Theo nhận xét của Bộ Thuỷ sản (1996) trong cuốn “Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam”, Việt Nam có nguồn lợi thủy sản rất đa dang, phong phú, có trữ lượng

khá lớn, cho phép Việt Nam có thể lựa chọn phát triển mạnh ngành kinh tế thuỷsản Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch khai thác nguồn lợi này thì sẽ có tác độngtiêu cực đến phát bền vững kinh tế biển

+ Nhóm tác giả gồm Phạm Văn Giáp, Phan Bạch Châu và Nguyễn Ngọc Huệ

(2002), trong cuốn “Biển và cảng biển thế giới”, đã chỉ ra rằng hoạt động kinh tế

trên biển thường xuyên chịu tác động sâu sắc bởi những yếu tố đặc thù của môitrường biển và đại dương Trong đó, đặc điểm của các yếu tố về khí tượng, thủyvăn của biển Đông có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động khai thác cảng biểncủa Việt Nam Trên cơ sở những khái quát đó, cuốn sách đã luận giải và đề xuất

Trang 8

những định hướng lớn để xây dựng và khai thác có hiệu quả các cảng biển củaViệt Nam

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), trong Đề án “Tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, đã nghiên cứu và điều tra cơ bản các nhân tố về điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam, xác định đây là một trongnhững yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến phát triển kinh tế biển, lấy đó làm căn cứ

để xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năngkinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước đưa Việt Nam trởthành quốc gia giàu lên từ biển, mạnh về biển Một cách cụ thể hơn, trong bài

“Đại dương trong ứng phó biến đổi khí hậu” của Nguyễn Chu Hồi (2014), cho

rằng biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương có liên quan chặt chẽ với nhau thôngqua quá trình tương tác của chúng trong tự nhiên và có tầm ảnh hưởng rất lớnđến các nguồn tài nguyên và môi trường biển

II.1.c, Những nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững kinh tế biển

II.1.c.i, Các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài

Trong nghiên cứu “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” của

Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân, Hoàng Minh Lỗ (1990), các tác giả đã đềcập khá toàn diện đến các nội dung của quản lý kinh tế biển ở Trung Quốc,không chỉ phân tích hiện trạng của các ngành này trong hiện tại, mà còn cónhững nghiên cứu mang tính dự báo dài, đồng thời đưa ra một số khuyến nghịchính sách đối với những ngành này Sau đó mười năm, năm 2000, cuốn sách

mang tên “Fujian: A Coastal Province in Transition and Transformation”

(Fujian:Tỉnh ven biển trong quá trình chuyển đổi và biến đổi) của tác giả David

K Y Chu, đã có những phân tích rõ nét hơn về các chiến lược, chính sách được

Trang 9

thực thi đối với việc phát triển kinh tế ven cũng như chỉ ra những thành tựu, hạnchế trong việc thực thi những chính sách này.

Cũng trong năm 2000, Sibel Bayar, Aydin, Alkan (Khoa vận tải biển

trường đại học Istanbul – Thổ Nhĩ Kì) đã công bố bài báo cáo “The impact of seaport investments on regional economics and developments” (Ảnh hưởng của

đầu tư phát triển cảng biển với sự phát triển và nền kinh tế vùng) đánh giá ảnhhưởng của đầu tư phát triển cảng biển trên cả khía cạnh trực tiếp và gián tiếp đến

sự phát triển kinh tế vùng biển Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung phân tích ảnhhưởng từ những kết quả đạt được của công tác đầu tư cảng biển, không chỉ rõđược lợi thế cạnh tranh, yêu cầu cần thiết trước khi cải tạo của cảng nghiên cứu,bài báo cũng chưa đề cập đến phát triển kinh tế bền vững kinh tế biển

Năm 2004, Mun Wai Ho và Kim Hin Ho (Trường đại học quốc gia

Singapore), đã viết bài báo: “Risk Management in Large Physical Infrastructure Investments: The Context of Seaport Infrastructure Development and Investment” (Quản lý rủi ro trong việc đầu tư phát triển CSHT cảng biển: xét

trong bối cảnh đầu tư và phát triển cảng biển) đã nhấn mạnh rằng khả năng tồntại lâu dài của cảng Jurong trong năm 2004 là do chiến lược quản lý rủi ro, cụ thể

là triển khai mô phỏng rủi ro cho việc lập kế hoạch kịch bản kết hợp với tối ưuhóa hạn chế

Năm 2009, Timothy Beatley cho xuất bản cuốn sách: “Planning for Coastal Resilience” (Lập kế hoạch cho sự phục hồi của vùng ven biển) nghiên

cứu những vấn đề về biến đổi khí hậu và mức độ ảnh hưởng của nó tới việc pháttriển kinh tế biển, từ đó đưa ra đề xuất tập trung vào việc phát triển mạnh cácbiện pháp bảo vệ tài nguyên biển: bảo tồn biển, các khu di sản và khu dự trữ sinhquyển UNESCO, công viên biển để hướng tới một nền kinh tế xanh

Trang 10

Năm 2010, Richard Burroughs đã đăng tải bài viết mang tên “Coastal Governance” (Quản trị vùng ven biển) chỉ ra những thách thức đối với vùng ven

biển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó cũng chỉ ra các yếu

tố liên quan đến việc quản lý đối với sự phát triển của kinh tế ven biển Nghiêncứu này cũng đề cập đến quá trình quản lý thực thi chính sách và áp dụng đối vớiviệc phát triển kinh tế ven biển

II.1.c.ii, Các nghiên cứu đã công bố trong nước

Nguyễn Thị Tú (2000) với đề tài cấp Bộ: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Việt Nam trong xu thế hội nhập” đã đánh giá những

thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế để làm cơ

sở đề xuất những định hướng, giải pháp cho quá trình phát triển du lịch sinh tháibiển Việt Nam Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu về du lịch sinh thái biển màchưa nghiên cứu đến các hoạt động, lĩnh vực khác trong nội dung phát triển kinh

tế biển và nghiên cứu ở Việt Nam nói chung chứ chưa nghiên cứu cụ thể tại mộtđịa phương nào

Trần Quốc Quỳnh (2003), bài báo được đăng tải trên website tailieuso với

tên: “Bàn về phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Việt Nam”, đã đề cập đến quan

điểm phát triển kinh tế biển từ ngày xưa đến hôm nay Bài viết còn chỉ ra ViệtNam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và đưa ra một số nội dung cần đượcquan tâm đầy đủ và ưu tiên hơn trong quá trình phát triển kinh tế biển Tuy nhiênbài báo chỉ mới dừng lại ở việc bàn về phát triển kinh tế - xã hội nói chung màchưa đề cập đến vấn đề quản lý phát triển bền vững kinh tế biển

Trương Đình Hiển (2009), trong bài báo đăng trên website Tuổi trẻ:

“Hướng tới một quốc gia kinh tế biển”, cho rằng để hướng tới một quốc gia kinh

tế biển, điều cần thiết trước tiên đòi hỏi chúng ta cần có một tư duy đầy đủ vềbiển Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra một đường lối hợp tác hữu hiệu

Trang 11

với các quốc gia nhằm phục vụ cho việc khai thác các tiềm năng biển, phát triểnkinh tế và bảo vệ đất nước

Lại Lâm Anh (2013), với luận án tiến sĩ: “Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam”, Học viện Khoa học xã hội – Hà

Nội, đã đi sâu nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý kinh tế biển của một số quốcgia trên thế giới như Trung Quốc, Malaysia, Singapore với những thành tựu vàhạn chế Từ đó đưa ra những đề xuất vận dụng vào quản lý kinh tế biển ở ViệtNam Tuy nhiên luận án nghiên cứu ở phạm vi quốc gia, chưa đi vào nghiên cứuchi tiết từng nội dung quản lý theo cách tiếp cận quản lý kinh tế

Các công trình trên, mặc dù đều đạt được những kết quả nhất định, tuynhiên, do tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc gia nên chưa thể áp dụngmột cách có hiệu quả nhất do đặc thù khác nhau của mỗi địa phương, đòi hỏiphải có những bài nghiên cứu cụ thể hơn Xuất phát từ yêu cầu đó, nhiều tác giả

và nhóm tác giả đã xây dựng lên những đề tài nghiên cứu với phạm vi hẹp hơn,thuộc cấp vùng, cấp địa phương để từ đó đưa ra được chính sách phát triển kinh

tế biển phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị Có thể kể đến một vài tác phẩmsau:

3.2.1 Đối với khu vực miền Bắc:

Phạm Xuân Hậu (2011) với đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch biển ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, hệ thống

hóa lý thuyết phát triển, đặc biệt phát triển bền vững du lịch biển Bài viết đãphân tích và đánh giá tình hình phát triển du lịch biển trên khía cạnh kinh tế, xãhội, môi trường, quản lý đồng thời xác định mục tiêu, quan điểm phát triển làm

cơ sở cho các định hướng và đề xuất các giải pháp cho các tỉnh phía Bắc Việt

Ngày đăng: 28/08/2020, 09:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Kiểm định sự phù hợp mô hình: kì vọng mô hình không bị bỏ sót biến, không có phương sai sai số thay đổi, tự tương quan hay đa cộng tuyến. - tiểu luận kinh tế phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế biển việt nam
i ểm định sự phù hợp mô hình: kì vọng mô hình không bị bỏ sót biến, không có phương sai sai số thay đổi, tự tương quan hay đa cộng tuyến (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w