1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục.

15 503 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33,54 KB

Nội dung

Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục Thiết kế hoạt động kỹ năng sống: Kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục

Trang 1

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Học để chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay Xu hướng giáo dục thế giới thế giứi đang quan tâm đến vấn đề giáo dục trang bị các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến mội trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ em trên cơ sở các giá trị sống

Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con người chia làm hai nhóm nhu cầu chính: Nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta

needs) Ông nghiên cứu cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc “thể lý” (physiological) – thức

ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở nghỉ ngơi thì tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) – cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, viêc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo Qua đó cho thấy nhu cầu tự bảo vệ và giữ an toàn cũng là một trong năm nhu cầu cơ bản nhất của tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi một quá trình tự rèn luyện, giáo dục lâu dài Hơn nữa, lứa tuổi THCS (11-14 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng của THPT, do đó cần sớm giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ bản thân để cho trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi đang dậy thì, đang phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và tránh khỏi những nguy cơ nguy hiểm Trẻ có thể hòa nhập nhanh với môi trường xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên để từ đó trẻ ham học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân Nhưng thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động không biết ứng phó trong những tình huống bị xâm hại tình dục, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ để lại hậu quả thương tâm đáng tiếc trong xã hội

Trang 3

II Lý do chọn đề tài

Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi vừa chuyển tiếp từ thiếu nhi sang tuổi dậy thì Các em có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần, bên cạnh đó môi trường xã hội như phim ảnh, internet phát triển ào ạc gây ảnh hưởng không nhỏ tác động đến các em nhưng các em ở độ tuổi này ít có kinh nghiệm sống dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui, chóng buồn Với lưá tuổi này kinh nghiệm còn non nớt, các em chưa biết làm sao để nhận biết, phòng tránh Và xử lý tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã chọn chủ đề “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục” để thiết các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của các em Với các hoạt động trải nghiệm hy vọng các em có thể có cho mình những kỹ năng để phòng tránh và xử lý các tình huống nguy cơ đó để bảo vệ chính bản thân mình

Trang 4

A NỘI DUNG

I Mục tiêu

1 Mục tiêu về kiến thức

- Các em nhận biết được thế nào là xâm hại tình dục?

- Nhận biết được nguy cơ có thể bị xâm hại tình dục?

- Các em biết được hậu quả của xâm hại tình dục?

- Các em nắm rõ được những cách xử lý, phòng tránh khi có nguy

cơ bị xâm hại tình dục?

- Các em biết tìm kiếm sự hõ trợ khi có nguy cơ bị nguy hiểm.

2 Mục tiêu về kỹ năng

- Hình thành cho các em các kỹ năng từ chối.

- Kỹ năng xử lý tình huống.

- Kỹ năng nhận diện vấn đề.

- Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Rèn luyện khả năng phán đoán, nhận xét tình hình.

- Kỹ năng quan sát, chú ý.

- Kỹ năng xác định giá trị của bản thân.

3 Mục tiêu về thái độ

- Thái độ yêu thương bản thân mình.

- Thái độ có trách nhiệm với bản thân.

- Thái độ biết nghe lời người lớn.

- Thái độ biết cảm thông, chia sẻ với những người bị xâm hại tình

dục

- Thái độ lên án với những việc xâm hại tình dục.

II Đối tượng của chủ đề

Chủ đề thiết kế dành riêng cho đối tượng lứa tuổi học sinh THCS

III Thời gian thực hiện chủ đề

6 tuần, 1 tuần 1 buổi, 1 buổi 50-60phút

IV Thông điệp của chủ đề

Tự bảo vệ bản thân là một kỹ năng vô cùng quan trọng Nếu không biết bảo vệ bản thân trước các nguy cơ rủi ro thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng thương tiếc điều này sẽ làm cho ảnh hưởng đến xã hôi, gia đình của các em và hơn cả là bản thân của các em Xây dựng được kỹ năng tư bảo vệ bản thân sẽ giúp phát triển một cách toàn diện cho các em, giúp các em vững tin thêm hành trang trước

Trang 5

ngưỡng cửa tiểu học Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống tự bảo về bản thân sẽ nâng cao giá trị bản thân của các em và hình thành cho các

em những kinh nghiệm, kỹ năng tích cực

V Phương tiện hỗ trợ

- Máy chiếu, máy tính.

- Bút lông, giấy A0, màu tô.

- Tình huống.

- Bàn ghế.

VI Tổ chức thực hiện

1 Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi khởi động

a Mục tiêu

- Tạo không khí vui tươi cho lớp học.

- Từ trò chơi dẫn vào bài học, nêu lên thông điệp của chủ đề.

b Cách tiến hành

- GV cho HS chơi trò chơi “ Hãy sờ nhau đi”

- Cả lớp đứng dậy, sau đó nối đuôi nhau và GV bắt bài hát: “sờ cái

đầu nhau đi xem ai có ngại ngùng gì, sờ cái tay nhau đi xem ai có ngại ngùng chi, mình là anh em có chi mà không cho sờ” Sau đó thay đổi các từ gạch chân bằng các bộ phận khác

- GV tổ chức cho HS chơi.

- Sau đó, GV hỏi:

+ Các em chơi có vui không?

+Các em cảm thấy như thế nào sau khi chơi trò chơi?

+ Qua trò chơi này các em rút ra được bài học gì?

- Cho HS trả lời và giáo viên khen ngợi.

- GV Nhận xét và giới thiệu vào bài học

c Kết luận

Qua hoạt động khởi động, muốn các em có thái độ tôn trọng các bộ phận trên cơ thể mình Đồng thời cho các em thấy, việc người khác đụng chạm vào cơ thể mình là rất khó chịu Ban đầu chỉ sờ những bộ phận bên ngoài nhưng về dần có thể gây ra những khó chịu khác Do vậy sẽ hình thánh cho các em các kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình để tránh nguy

cơ bị XHTD

2 Hoạt động 2: XHTD là gi?

Trang 6

a Mục tiêu

- Giúp trẻ nhận thức biết XHTD là gì?

- Biết được các nguy cơ bị XHTD.

- Có thái độ lên án việc XHTD.

b Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 3 nhóm

- GV sẽ đưa ra 3 câu chuyện cho 3 nhóm thảo luận.

+ TH1: D đang học lớp 7, vì nhà xa nên em ở trọ nhà người họ hàng, nhưng D thật khó hiểu là ong chủ nhà mình thường rình rập mình tắm và hay ôm ấp D làm D nổi cả gai ốc + TH2: C 14 tuổi đang quen với bạn trang thông qua mạng xã hội, những hôm bố mẹ nhà bạn trai đi vắng thì bạn trai thường gọi C qua chơi và cho C xem phim đen

+ TH3: A là một học sinh lớp 8 A có một người bạn trai học cùng trường trêu chọc và có hành vi đụng chạm vào người khiến em rất khó chịu?

- GV hỏi:

+Tình huống đưa ra là tình huống an toàn hay không an toàn?

+ Dựa vào biểu hiện nào mà cho rằng là tình huống không

an toàn?

+Từ đó hỏi các em, các em hiểu như thế nào là XHTD? Những biểu hiện như thế nào là được cho là XHTD?

- GV nhận xét và tổng kết lại:

+ XHTD là:

Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự thơ ngây, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục XHTD có liên quan đến sự đụng chạm gây bối rối, tưc giận Đó là sự đụng chạm không an toàn, khiến trẻ bối rối,

lo sợ, khó chịu

+ Các biểu hiện của XHTD:

 Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ

 Bắt trẻ sờ vào bộ phận sinh dục của mình

 Quan hệ tình dục bằng đường miệng và hậu môn

Trang 7

 Toan tính quan hệ tình dục

 Mại dâm trẻ em

 Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy

 Nhìn trộm trẻ khi không mặc quần áo

 Dùng lời nói để kích thích tình dục

 Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, bang hình, phim khiêu dâm

c Kết quả

Thông qua hoạt động, giúp trẻ hiểu được đúng nghĩa XHTD là gì? Giúp trẻ nhận thấy được các biểu hiện của XHTD Giúp trẻ có những sự cảnh giác hơn

3 Hoạt động 3: xem video

a Mục tiêu:

- Giúp trẻ nhận ra những đối tượng có thể bị XHTD và đối tượng đi

XHTD

- Giúp trẻ nhận ra được hậu quả của XHTD

b Tổ chức thực hiện

- GV cho các em xem video: https://www.youtube.com/watch?

v=CJ723T7tiaY

https://www.youtube.com/watch?v=CJ723T7tiaY

- Sau khi xem video, GV hỏi HS:

+ Sau khi xem video các em có cảm nhận như thế nào? + Theo các em những đối tượng nào sẽ bị XHTD? Và ai sẽ là người đi XHTD?

+ Hậu quả của XHTD như thế nào?

+ Trong những trường hợp nào thì các em có thể bị XHTD?

- Sau khi các em trả lời, GV nhận xét và tổng kết lại:

+ Đối tượng bị XHTD: bất kì đối tượng nào kể cả nam lẫn nữ, người già hay trẻ em kể cả những người bị khuyết tật + Đối tượng đi xâm hại: bất kì ai trong cộng đồng có thể là từ những thân quen cho đến người xa lạ

+ Hậu quả của XHTD: Tổn thương về tâm lý và cơ thể trong một thời gian dài

Trang 8

+ Những trường hợp có thể bị XHTD: Đi một mình ở nơi vắng vẻ, tối tăm, không ở trong phòng kín với người lạ mặt, nhận tiền hoặc quà của người lạ, đi nhờ xe của người lạ,…

c Kết quả

Giúp trẻ có cái nhìn sâu hơn so với xã hội, giúp các em nêu lên được tình thần cảnh giác, biết được hậu quả để có thể có những cách phòng tránh tốt nhất

4 Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống

a Mục tiêu

- Giúp trẻ có kỹ năng xử lý tình huống để bảo vệ bản thân và người

khác

- Hình thành cho trẻ khả năng tư duy sáng tạo tích cực.

- Có kỹ năng đưa ra quyết định và tìm kiếm sự hỗ trợ.

b Cách tiến hành

- GV nêu lại 3 tình huống hôm trước.

+ TH1: D đang học lớp 7, vì nhà xa nên em ở trọ nhà người họ hàng, nhưng D thật khó hiểu là ong chủ nhà mình thường rình rập mình tắm và hay ôm ấp D làm D nổi cả gai ốc + TH2: C 14 tuổi đang quen với bạn trang thông qua mạng xã hội, những hôm bố mẹ nhà bạn trai đi vắng thì bạn trai thường gọi C qua chơi và cho C xem phim đen

+ TH3: A là một học sinh lớp 8 A có một người bạn trai học cùng trường trêu chọc và có hành vi đụng chạm vào người khiến em rất khó chịu?

- GV yêu cầu các em sắm vai và xử lý tình huống.

- GV cho các nhóm nhận xét với nhau, nêu ra cái hay ở các bạn và

điều các em muốn thay đổi

- GV nhận xét và tổng kết lại một số cách ứng phó với tính huống có

nguy cơ bị xâm hại tình dục

 Cách ứng phó

+ Đứng dậy ngay

+ Nhìn thẳng vào mắt của người XHTD + Lùi ra xa để tay kẻ đó không với tới được tới mình

+ Nói to/hét to cương quyết

Trang 9

+ Bỏ ngay đi.

+ Báo với cơ quan chính quyền địa phương

+ Tìm kiếm sự hỗ trợ

 Cách phòng tránh

+ Không đi một mình ở nơi vắng vẻ

+ Không ở trong phòng kín với người lạ

+ Không đi nhờ xe của người lạ

+ không làm quen qua mạng xã hội và gặp nhau khi chưa biết rõ thông tin

+ không cho người lạ vô nhà nhất là khi ở một mình

 Và nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị XHTD,

em có quyền được bảo vệ và quyền được giúp đỡ

c Kết quả

Cho trẻ trải nghiệm thực tế qua hoạt động sắm vai, giúp trẻ nâng cao khả năng nhận diện và đánh giá vấn đề và xử lý vấn đề

5 Hoạt động 5: Trò chơi ô chữ và phiếu trắc nghiệm

a Mục tiêu

- Giúp trẻ ôn lại bài.

- Tăng khả năng tư duy tích cực.

- Củng cố Nhắc nhở lại các em.

b Cách tiến hành

- GV cho HS chơi trò chơi ô chữ.

- GV đưa câu hỏi và các hàng ngang

- HS có một quyền trở giúp được mở một ô chữ trong hàng ngang.

- Một câu hỏi sẽ có một câu trả lời, bạn nào trả lời đúng nhất và

nhanh nhất sẽ có một phần thưởng nhỏ

- Sau đó là Gv phát phiếu hỏi trắc nghiệm cho HS và thu lại

c Kết quả

Giúp học sinh vừa học vừa chơi mà vẫn nhớ bài

6 Hoạt động 6: Vẽ tranh

a Mục tiêu

- Giúp cho trẻ có những hành vi chống lại XHTD.

- Có những thái độ và hành vi đúng đắn đói với người bị XHTD.

Trang 10

- Giúp trẻ có cái nhìn đa chiều Biết quý trọng bản thân mình và

người khác

b Tổ chức thực hiện

- GV chia lớp làm 4 nhóm.

- Phát giấy A0 và yêu cầu các em hãy vẽ một bưccs tranh về chủ đề

“phòng chống Xâm hại tình dục” Và nêu lên thông điệp của bức tranh

- GV cho mỗi nhóm trình bày và nhận xét.

- GV tổng kết lại, nhắc nhở và củng cố các em.

c Kết quả

Giúp trẻ biết yêu thương bản thân mình và mọi người xung quanh hơn Các em có thể lấy bức tranh như là một thông điệp cho chính bản thân mình để có thể biết cách bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ bị XHTD

Trang 11

KẾT LUẬN Trong cuộc sống chúng ta vẫn luôn cần một kỹ năng sống Việc giáo dục kỹ năng sống cho con rất quan trọng chính vì vậy nhà trường và các bậc phụ huynh nên kết hợp lồng ghép với nhau để con em có thể có những hiểu biết về xã hội để có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội chung Để con em chúng ta có thể khỏe mạnh và phát triển đầy đủ thì việc dạy các em kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng nhất là trong đời sống hiện đại ngày nay tình trạng xâm hại tình dục đang nổi cộm Làm sao để các em có thể nhận biết, biết cách phòng tránh và xử lý các tình huống Với chuyên đề “kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại tình dục” với các hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em hy vọng một phần trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để các em có thể vững tin bước vào đời Đồng thời thức tỉnh các bậc phụ huynh hãy chăm lo, quan tâm con nhiều hơn để chúng có thể có thêm tiền tuyến vững mạnh, một hậu phương vững chắc để có thể phát triển một cách toàn diện nhất

Ngày đăng: 02/06/2017, 13:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w