1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015

18 922 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 46,54 KB

Nội dung

Để đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng theo các quy định của pháp luật trong các vụ án dân sự đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được đảm bảo, thì pháp luật đã có những quy định rõ rang, cụ thể về các thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Trong đó có thủ tục khởi kiện và thu lý vụ án, qua thời gian đất nước chúng ta đã trải qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau để điều chỉnh các vấn đề thủ tục liên quan trong tố tụng dân sự, mới đây nhất là bộ luật tố tụng dân sự 2015 sắp có hiệu lực. Trong phạm vi bài này, em muốn đi sâu cùng tìm hiểu các quy định cảu pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luât, tìm ra những vướng mắc còn tồn tại để đưa những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự.Đề tài : “ Quy định của BLTTDS 2015 về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thi hành” 9 điểm

Trang 1

MỤC LỤC

A LỜI NÓI ĐẦU 2

B LỜI NÓI ĐẦU 3

I KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 3

1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 3

2 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 3

3 Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự 7

4 Hình thức, nội dung và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện 7

II THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ, CĂN CỨ VÀ THỦ TỤC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 8

1 Thụ lý vụ án dân sự 8

2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 10

III Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về tố tụng dân sự về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 12

1 Thành tựu đạt được 12

2 Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong việc thực thi các quy định của pháp luật 13

IV Kiến nghị hoàn thiện 15

C KẾT BÀI 16

Trang 2

A LỜI NÓI ĐẦU

Để đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng theo các quy định của pháp luật trong các

vụ án dân sự đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được đảm bảo, thì pháp luật đã có những quy định rõ rang, cụ thể về các thủ tục giải quyết các

vụ án dân sự Trong đó có thủ tục khởi kiện và thu lý vụ án, qua thời gian đất nước chúng ta đã trải qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau để điều chỉnh các vấn đề thủ tục liên quan trong tố tụng dân sự, mới đây nhất là bộ luật tố tụng dân sự 2015 sắp có hiệu lực Trong phạm vi bài này, em muốn đi sâu cùng tìm hiểu các quy định cảu pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luât, tìm ra những vướng mắc còn tồn tại để đưa những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự

Sau đây em xin trình bày đề tài số 09: “ Quy định của BLTTDS 2015 về khởi

kiện và thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thi hành”

Trang 3

B LỜI NÓI ĐẦU

I KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC KHỞI KIỆN

VỤ ÁN DÂN SỰ

1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: " Cơ quan, tổ chức, cá

nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật; Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật Cá nhân

có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình

Như vậy, với các quy định trên có thể khẳng định: Quyền khởi kiện là quyền của

cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức của mình phụ trách khi quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc có tranh chấp

Trang 4

2 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Pháp luật tạo mọi điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa

án bảo vệ khi quyền và lợi ích của các chủ thể bị xâm phạm hay có tranh chấp Tuy nhiên để trách việc các chủ thể lạm dụng quyền khởi kiện mà làm phương hại đến các chủ thể khác, pháp luật đã quy định các điều kiện khởi kiện Căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 xác định việc khởi kiện vụ án dân sự cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây

a) Điều kiện về chủ thể khởi kiện

Chủ thể khởi kiện phải là chủ thể có tư cách về mặt pháp lý và theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo hướng dẫn của Nghị quyết 05/2012/ HĐTP-TANDTC ngày 03 tháng 12 năm 2012 quy định:

Đối với cá nhân

Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 “ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có

quyền tự mình hoặc thông qua người đai diện hợp pháp khởi kiện vụ án(sau đây gọi là người khởi kiện ) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Như vậy đối với cá nhân, để đáp ứng điều kiện về chủ thể

có quyền khởi kiện thì cá nhân đó phải đáp ứng được hai điều kiện sau:

Thứ nhất về năng lực hành vi tố tụng dân sự

- Đối với cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự Theo quy đinh tại khoản

2 Điều 69 BLTTDS năm 2015 thì “ Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự

mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự” Theo các khoản 3, 4, 5, 6 BLTTDS

2015 quy định cụ thể về các trương hợp khác nếu cá nhân không đáp ứng được quy định tại khoản 2 nhưng vẫn có quyền như người đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Ở

đó cá nhân có quyền khởi kiện mà không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể tự mình khởi kiện mà việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện Thông thường một cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự khi cá nhân đó đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.; Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười

Trang 5

tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án

về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó

Thứ hai chủ thể có quyền khởi kiện đó có quyền khởi kiện khi chủ thể đó có

quyền và lợi ích bị xâm phạm, tranh chấp hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của cơ quan tổ chức, cá nhân khác, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước :

Có thể thấy rằng điều kiện tiếp theo để cá nhân có quyền khởi kiện đó là khi các chủ thể khi khởi kiện vụ án dân sự phải có quyền lợi bị xâm phạm, tranh chấp hoặc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt và tôn trọng quyền quyết định của đương sự được ghi nhận tại Điều 5 Bộ luật TTDS, nó tránh việc khởi kiện một cách bừa bãi trong khi chủ thể đó vốn không hệ bị xâm phạm về quyền, lợi ích hợp pháp mà chỉ muốn khởi kiện để hạ thấp uy tín, danh dự của những chủ thể khác Tuy nhiên Bộ luật TTDS 2015 có quy định thêm về cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 đây là một điểm mới của

Bộ luật sắp có hiệu lực này

Đối với cơ quan tổ chức

- Đối với cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì chỉ được khởi kiện đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật như theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động Đồng thời việc khởi kiện phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện như: cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở (Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004)

Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách phải có đầy đủ các điều kiện sau:

+ Cơ quan, tổ chức đó có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng

Trang 6

quan lý Nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định;

+ Lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách

b) Điều kiện về thẩm quyền

Các chủ thể khởi kiện phải thực hiện hành vi khởi kiện vụ án tới đúng Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật Theo đó các chủ thể khởi kiện phải khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật về 3 loại thẩm quyền sau đây:

- Thứ nhất: Phải khởi kiện một trong những loại tranh chấp thuộc thẩm quyền

giải quyết của Toà án theo quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật tố tụng dân

sự 2015

- Thứ hai: Việc khởi kiện phải thực hiện đúng theo quy định về thẩm quyền giải

quyết của Tòa án các cấp theo quy định tại Điều 35, 36, 37 và 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Thứ ba: Việc khởi kiện phải tới đúng Toà án có thẩm quyền giải quyết theo

lãnh thổ theo quy định tại Điều39 và 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

c) Điều kiện sự việc khởi kiện phải chưa được giải quyết bằng một bản án hay

quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật

Về nguyên tắc, một sự việc đã được Toà án của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại, trừ các trường hợp sau đây:

- Bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật được một năm thì lại có quyền khởi kiện trở lại yêu cầu xin ly hôn;

- Yêu cầu giải quyết việc nuôi con, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng sau đó đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu xin thay đổi việc nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;

- Vụ án xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản;

Trang 7

- Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Toà án đã xử bác yêu cầu do chưa

đủ điều kiện khởi kiện thì khi có đủ điều kiện đương sự có quyền khởi kiện lại để đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;

- Các trường hợp khác pháp luật quy định

d Hòa giải tiền tố tụng

Trong một số vụ án dân sự nhất định thì hòa giải là điều kiện để khởi kiện, nếu chưa thực hiên qua bước hòa giải thì Tòa sẽ sẽ không chấp nhận việc khởi kiện của các chủ thể

Ví dụ như trong về điều kiện khởi kiện vụ án lao động: Bộ luật lao động 2012

quy định tranh chấp lao động (trừ các loại việc tranh chấp về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp về Bảo hiểm xã hội quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012, tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), các bên phải đưa việc tranh chấp ra hòa giải

Theo quy định của BLTTDS 2015 thì thời hiệu không còn là điều kiện bắt buộc

để thực hiện quyền khởi kiện nữa Các chủ thể vẫn có thể khởi kiện vụ án dân sự dù thời hiệu khởi kiện đã hết

3 Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Các chủ thể khởi kiện có thể yêu cầu Toà án giải quyết một hoặc nhiều quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án Tuy vậy, các chủ thể khởi kiện chỉ có thể khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết trong một giới hạn nhất định do pháp luật quy định, đó chính là phạm vi khởi kiện

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề mà các chủ thể có thể khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết trong cùng một vụ án dân sự.

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được xác định như sau:

Trang 8

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức,

cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án

+ Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ

chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có

liên quan với nhau 1 để giải quyết trong cùng một vụ án.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án

4 Hình thức, nội dung và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Để bảo đảm cho việc làm đơn khởi kiện đúng và thống nhất, Toà án yêu cầu người khởi kiện làm đơn khởi kiện Toà án phải niêm yết công khai tại trụ sở Toà

án mẫu đơn khởi kiện và hướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện Theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện Trong đơn khởi kiện phải có đầy đủ các nội dung như: ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Toà án nhận đơn khởi kiện; tên, địa chỉ người khởi kiện; tên, địa chỉ người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có); tên, địa chỉ người bị kiện; tên, địa chỉ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan; họ tên, địa chỉ người làm chứng (nếu có); khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án

Trang 9

5 Gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện vụ

án dân sự có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp tại Toà án;

- Gửi đến Toà án theo đường bưu chính ;

- Gửi trực tuyến bằng hình thức đueh tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu chính gửi, Trường hợp gửi qua phương thức trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn

II THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ, CĂN CỨ VÀ THỦ TỤC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

1 Thụ lý vụ án dân sự

a) Khái niệm thụ lý vụ án dân sự

Điều 191 BLTTDS 2015 quy định: Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện qua phương thức trực tuyến thì Tòa án phải

in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện ;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình + Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Như vậy sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo, Toà

Trang 10

án sẽ phải ghi vào sổ nhận đơn và tiến hành việc xem xét việc khởi kiện đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc khởi kiện theo quy định của pháp luật chưa Trong trường hợp xét thấy việc khởi kiện đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện khởi kiện thì Toà án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí Sau khi người khởi kiện đã nộp tiền tạm ứng án phí và xuất trình cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án chấp nhận đơn khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân

sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Hoạt động này của Toà án được gọi là thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án dân sự là việc Toà án xem xét chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện, vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

b) Thủ tục thụ lý vụ án dân sự

Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 195 BLTTDS 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp đương sự được miễn nộp tiền tạm ứng án phí

Toà án dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện

để họ nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí

Tiền tạm ứng án phí được nộp tại Cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án đang xem xét thụ lý vụ án Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, đương sự sẽ nhận được biên lai nộp tiền và họ phải nộp lại biên lai này cho Toà án đang xem xét thụ lý vụ án

Khoản 3, 4 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì Toà án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí

Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng

Ngày đăng: 31/05/2017, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w