1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự 2015

16 550 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 29,83 KB

Nội dung

Lời mở đầu Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta khó có thể tránh khỏi các tranh chấp chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,... khi đó quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta có thể sẽ bị xâm phạm. Và để có thể bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể, pháp luật có quy định những biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể như biện pháp hình sự, hành chính... Nhưng đặc biệt hơn cả trong các biện pháp bảo vệ đó là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự nhờ đó mà chủ thể có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, cũng để đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và công bằng cho các chủ thể thì pháp luật cũng quy định về thủ tục thụ lý vụ án. Khởi kiện và thụ lý vụ án là các thủ tục tố tụng có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng của tố tụng dân sự, nếu không có khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự thì sẽ không làm phát sinh những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án và giải quyết vụ án dân sự. Do đó trong bài tiểu luận dưới đây em xin phép được trình bày “ Những quy định của BLTTDS năm 2015 về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự” Do còn đang trong quá trình nghiên cứu, học hỏi cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết có thể còn nhiều thiếu xót mong thầy, cô có thể nhận xét và đánh giá để bài tiều luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn   Nội Dung I. Khởi kiện vụ án dân sự Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì vụ án dân sự là các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan hệ khác phát sinh trong đời sống xã hội. Các chủ thể có thể đưa các tranh chấp này ra giải quyết tại tòa thông qua con đường “Khởi kiện”. Theo điều 186 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó thì khởi kiện vụ án dân sự bao gồm khởi kiện của người khởi kiện (khởi kiện của nguyên đơn), khởi kiện của bị đơn (trong trường hợp có yêu cầu phản tố) và khởi kiện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong trường hợp có yêu cầu độc lập). 1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự a) Điều kiện về chủ thể khởi kiện Chủ thể có quyền khởi kiện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đối với cơ quan, tổ chức: Người đại diện theo pháp luật là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác có đủ điều kiện để tham gia tố tụng. Đối với cá nhân: thì chủ thể khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo khoản 2 Điều 69 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là như nhau tuy nhiên năng lực hành vi tố tụng dân sự luôn có sự biến động và được xác định ở các mức độ khác nhau thể hiện ở khoản 3,4,5,6 Điều 69 BLTTDS 2015. Ngoài điều có đủ điền kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự thì để có thể khởi kiện thì chủ thể cũng phải đáp ứng đủ điều kiện về quyền khởi kiện. Về nguyên tắc, quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung: quan hệ dân sự, hôn nhân gian đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở hay nói cách khác là quan hệ dân sự. Như vậy thì các chủ thể không có quyền, lợi ích dân sự thì không có quyền khởi kiện.

Trang 1

Lời mở đầu

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta khó có thể tránh khỏi các tranh chấp chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, khi đó quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta có thể sẽ bị xâm phạm Và để có thể bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể, pháp luật có quy định những biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể như biện pháp hình sự, hành chính Nhưng đặc biệt hơn cả trong các biện pháp bảo vệ đó là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự nhờ đó

mà chủ thể có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra, cũng để đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và công bằng cho các chủ thể thì pháp luật cũng quy định về thủ tục thụ lý vụ án

Khởi kiện và thụ lý vụ án là các thủ tục tố tụng có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng của tố tụng dân sự, nếu không có khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự thì sẽ không làm phát sinh những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án

và giải quyết vụ án dân sự Do đó trong bài tiểu luận dưới đây em xin phép được trình bày “ Những quy định của BLTTDS năm 2015 về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự”

Do còn đang trong quá trình nghiên cứu, học hỏi cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết có thể còn nhiều thiếu xót mong thầy, cô có thể nhận xét và đánh giá để bài tiều luận hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

1

Trang 2

Nội Dung

I Khởi kiện vụ án dân sự

Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì vụ án dân sự là các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan

hệ khác phát sinh trong đời sống xã hội Các chủ thể có thể đưa các tranh chấp này

ra giải quyết tại tòa thông qua con đường “Khởi kiện”

Theo điều 186 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình Theo đó thì khởi kiện vụ án dân sự bao gồm khởi kiện của người khởi kiện (khởi kiện của nguyên đơn), khởi kiện của bị đơn (trong trường hợp có yêu cầu phản tố) và khởi kiện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong trường hợp có yêu cầu độc lập)

1 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

a) Điều kiện về chủ thể khởi kiện

Chủ thể có quyền khởi kiện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân

sự

-Đối với cơ quan, tổ chức: Người đại diện theo pháp luật là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác

có đủ điều kiện để tham gia tố tụng

-Đối với cá nhân: thì chủ thể khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự Theo khoản 2 Điều 69 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì năng lực hành vi tố tụng dân

sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là như

2

Trang 3

nhau tuy nhiên năng lực hành vi tố tụng dân sự luôn có sự biến động và được xác định ở các mức độ khác nhau thể hiện ở khoản 3,4,5,6 Điều 69 BLTTDS 2015

Ngoài điều có đủ điền kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự thì để có thể khởi kiện thì chủ thể cũng phải đáp ứng đủ điều kiện về quyền khởi kiện Về nguyên tắc, quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung: quan hệ dân sự, hôn nhân gian đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở hay nói cách khác là quan hệ dân sự Như vậy thì các chủ thể không có quyền, lợi ích dân sự thì không có quyền khởi kiện

Các chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, được quy định tại Điều 188 Bộ luật tố tụng Dân sự, theo đó khi cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện

để bảo vệ

Bên cạnh đó, để có thể bảo vệ lợi ích để có thể bảo vệ lợi ích của người khác, cộng đồng, nhà nước, thì pháp luật cũng quy định trong một số trường hợp thì các chủ thể dù quyền và lợi ích của mình không bị xâm hại nhưng vẫn có quyền khởi kiện bao gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,

cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

b) Điều kiện về thẩm quyền của tòa án

Vụ án được khởi kiện cần phải đúng thẩm quyền của tòa án Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình Việc xác định đúng thẩm quyền của tòa án là một việc vô cùng quan trọng, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của các

3

Trang 4

bên Ngoài ra thì việc xác định đúng thẩm quyền của tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện, trách sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án

c) Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

Sự việc khởi kiện phải chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa Trừ một số trường hợp là :

- Yêu cầu ly hôn trước đây bị Tòa án bác yêu cầu, nay tiếp tục khởi kiện yêu cầu ly hôn;

- Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;

- Yêu cầu thay đổi người quản lý di sản;

- Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu;

- Và một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó thì trường hợp khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu trong việc khởi kiện không có gì mới so với vụ án dân sự trước đó về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo

4

Trang 5

quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 193 bộ luật dân sự năm 2015) thì đương sự

có quyền khởi kiện lại.1

d) Điều kiện về hòa giải cơ sở

Căn cứ theo Khoản 1 điều 2 Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 thì hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải cơ sở Đối với một số vụ án pháp luật quy định phải có hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện thì phải được tiến hành hòa giải cơ sở và phải là hòa giải không thành

Vậy những vụ án dân sự nào mà pháp luật bắt buộc phải có hòa giải cơ sở? Đó là

những tranh chấp về lao động (Khoản 1 điều 201 Bộ luật lao động năm 2012) như

xử lí kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt

hợp đồng lao động…Và một số tranh chấp về quyền sử dụng đất (Điều 202 Luật

đất đai năm 2013).

2 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

Theo khoản 3 điều 150 bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn

mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Ngoài ra, trong bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định khá cụ thể về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1

Tham khảo tại bài viết “ Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải tại địa chỉ : http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2195

5

Trang 6

Điều 184 Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1 Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

2 Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung để có thể dẫn chiếu các quy định tương ứng sang bộ luật dân sự theo đó thì ở bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hạn khởi kiện ở một số điều như sau:

Điều 429 Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm,

kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Điều 588 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Điều 623 Thời hiệu thừa kế

1 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,

10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó Trường hợp không có người thừa

kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều

236 của Bộ luật này;

6

Trang 7

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác

bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Điều 671 Thời hiệu

Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó.

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu tại Điều 155: “Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường hợp khác

do luật quy định.”

Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 nêu trên, việc áp dụng thời hiệu này sẽ không tự động phát sinh mà chỉ được áp dụng nếu như có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên và yêu cầu phải được đưa ra trước khi Tòa án đưa ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc Điều này trên thực tế được hiểu là Tòa án sẽ không được từ chối thụ lý vụ việc vì

đã hết thời hiệu khởi kiện Bất cứ yêu cầu hợp lý của nguyên đơn – nguyên đơn chứng minh là người có quyền yêu cầu thì Tòa án đều phải thụ lý giải quyết Sau khi Tòa án thụ lý thì theo yêu cầu của một bên hoặc hai bên Tòa án sẽ áp dụng thời hiệu khởi kiện để xét xem vụ việc đã quá thời hiệu khởi kiện chưa, nếu có căn cứ

7

Trang 8

để cho rằng vụ việc đã quá thời hiệu khởi kiện thì tòa án khi đó mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc với lý do là vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện.2

3 Về thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện vụ án dân sự

Về phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án: được quy định tại điều 26, 28, 32 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 khi có tranh chấp người khởi kiện cần phải xác định tranh chấp đó là lĩnh vực nào được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự, chỉ những tranh chấp dân sự rơi vào các điều luật đã 26,26,32 ở trên mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nói chung

Về thẩm quyền theo cấp của Tòa án: quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Hệ thống Tòa án nhân dân của Việt Nam gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện Khi có nhu cầu khởi kiện một trách chấp ra tòa án giải quyết thì người khởi kiện cần xác định được thẩm quyền của Tòa án xét xử theo cấp là Tòa án cấp nào

Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: được quy định tại điều 39 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Sau khi người khởi kiện xác định được thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp thì người khởi kiện cần xác định thêm Tòa án theo lãnh thổ là người khởi kiện có thể xác định được chính xác Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp

Ngoài ra để tạo điều kiện cho người khởi kiện thì luật cũng quy định người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo quy định tại Điều 40 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, theo đó nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi

bị đơn có tài sản giải quyết Nếu do thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết thì phải

2 Bài viết “Quy định về thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Đảm bảo công lý được bảo vệ tới cùng” của tác giả “Trần Thùy Dương” tai địa chỉ: http://baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/quy-dinh-ve-thoi-hieu-khoi-kien-trong-bo-luat-to-tung-dan-su-2015-dam-bao-cong-ly-duoc-bao-ve-toi-cung-341194.html

8

Trang 9

kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ

án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó

II Thụ lý vụ án dân sự

Sau khi khởi kiện và đáp ứng đủ các điều kiện của việc khởi kiện vụ án dân sự thì thủ tục tiếp theo để giải quyết vụ án dân sự là thụ lý vụ án dân sự , đây là một thủ tục tố tụng có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng của tố tụng dân sự, nếu không có thụ lý vụ án dân sự thì sẽ không làm phát sinh những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án và giải quyết vụ án dân sự Như vậy, thụ lý vụ án là gi? được pháp luật quy định như thế nào

1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự

Khi xét thấy việc khởi kiện đã đáp ứng đủ những yêu cầu cũng như điều kiện theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ có nhiệm vụ là báo cho người khởi kiện biết để

họ nộp tạm ứng án phí Sau khi người khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí và xuất trình cho tòa án biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án chấp nhận đươn khởi kiện

và cào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết để giải quyết theo thủ tục dân sự Hoạt động này được gọi là thụ lý vụ án và được quy định tại điều 195 bộ luật tố tụng dân

sự năm 2015

Điều 195 Thụ lý vụ án

1 Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

9

Trang 10

2 Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

3 Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

4 Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng

cứ kèm theo.

Việc thụ lý vụ án là bước khởi đầu trong quá trình tố tụng, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định kể từ thời điểm tòa án thị lý giải quyết vụ án, đây cũng là cơ sở để thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo của tòa án như: xác minh, thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ, tiến hành hòa giải,

Bên cạnh đó việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa góp phần bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, đồng thời giảm bớt được những tranh chấp mâu thuẫn kéo dài trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan pháp luật nói chung và cơ quan Tòa án nói riêng

2 Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

Tòa án chỉ tiến hành thụ lý vụ án dân sự khi có đủ các điều kiện thụ lý, và những điều kiện đó gồm: điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và điệu kiện khác theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Điều kiện khác cần xác định liên quan là các điều kiện: Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí cho tòa án , trừ các trường hợp được miễn hoặc vướng phải trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng mà người

10

Ngày đăng: 05/01/2018, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w