1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

17 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 29,11 KB

Nội dung

nước xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế do các nước thoả thuận kí kết.1.1.Điều kiện kết hôn.Điều kiện kêt hôn là quy định cụ thể của pháp luật để cho kết hôn có giá trị về nội dung. Điều kiện kết hôn thường quy định một số vấn đề như độ tuổi kết hôn, điều kiện cấm kết hôn và một số điều kiện khác. Hiện nay, pháp luật các nước quy định rất khác nhau về vấn đề này. Chính vì có sự khác nhau như vậy, cho nên khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật. Để giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, lí luận cũng như thực tiễn pháp luật của đa số các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của các bên đương sự để giải quyết. Song có nước áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch có nước lại áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Nhưng cơ bản pháp luật các nước thường nghiêng về áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự.Ví dụ: Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch quyết định. Tương tự, hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự cũng được ghi nhận trong tư pháp quốc tế một số nước như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Khác với pháp luật của các nước trên, pháp luật cùa Trung Quốc kết hợp nhiều hệ thuộc luật và theo thứ bậc để xác định điều kiện kết hôn. Tuy nhiên về cơ bản để hệ thuộc luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là luật cư trú chung của các bên đương sự.

Trang 1

Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Tìm một vụ việc thực tế hoặc xây dựng một tình huống về kết hôn có yếu tố nước ngoài Phân tích vụ việc đó và nêu cách giải quyết vụ việc (tình huống) đó

A Mở đầu.

Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều, việc giải quyết xung đột pháp luật trong các mối quan hệ đó trở thành một yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong cộng đồng quồc tế Theo lí luận về tư pháp quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân

và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng, bảo vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực này

B Nội dung.

I Khái quát về quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế.

1 Khái niệm quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế.

Kết hôn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình Theo quy

định tại Khoản 5 Điều 3 LHNVGĐ 2014: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của LHNVGĐ 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế là quan hệ kết hôn có “yếu tố nước ngoài” Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Ở Việt Nam “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ này được quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Trong Luật nêu rõ: “Quan hệ

Trang 2

hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà

ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”

2 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn trong tư pháp quốc tế.

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật của các nước quy định rất khác nhau Ngay trong những nước có cùng chế độ kinh tế, chính trị - xã hội, nhưng do sự khác nhau về phong tục, tập quán, lối sống văn hoá, sự phát triển không đồng đều của mỗi nước mà pháp luật của các nước có quy định cụ thể khác nhau: Nghi thức kết hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con Việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này được thực hiện bằng cách xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột bao gồm các quy phạm xung đột do từng nước xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế do các nước thoả thuận kí kết

I.1 Điều kiện kết hôn.

Điều kiện kêt hôn là quy định cụ thể của pháp luật để cho kết hôn có giá trị

về nội dung Điều kiện kết hôn thường quy định một số vấn đề như độ tuổi kết hôn, điều kiện cấm kết hôn và một số điều kiện khác Hiện nay, pháp luật các nước quy định rất khác nhau về vấn đề này Chính vì có sự khác nhau như vậy, cho nên khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật Để giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, lí luận cũng như thực tiễn pháp luật của đa số các nước thường áp dụng

hệ thuộc luật nhân thân của các bên đương sự để giải quyết Song có nước áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch có nước lại áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn Nhưng cơ bản

Trang 3

pháp luật các nước thường nghiêng về áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự

Ví dụ: Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch quyết định Tương tự, hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự cũng được ghi nhận trong tư pháp quốc tế một số nước như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Khác với pháp luật của các nước trên, pháp luật cùa Trung Quốc kết hợp nhiều hệ thuộc luật và theo thứ bậc để xác định điều kiện kết hôn Tuy nhiên về

cơ bản để hệ thuộc luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là luật cư trú chung của các bên đương sự

Để thống nhất hoá các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn các nước đã kí kết với nhau hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương

và song phương, trong đó có Công ước La Haye 1902 về giải quyết xung đột pháp luật liên quan tới hôn Khoản 1 Điều 15 Công ước La Haye 1902 quy định: điều kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh Như vậy, theo Công ước: Nơi thường trú cũng như nơi đăng kí kết hôn của đương sự không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của đương sự và xuất phát từ trật

tự công cộng Công ước quy định: Nếu luật quốc tịch của đương sự có quy định những điều kiện nào trái với trật tự công cộng của nước sở tại (nơi đăng kí kết hôn) thì nước sở tại này có quyền không chấp nhận điều kiện ấy Trong các điều ước song phương mà các nước kí kết với nhau để giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân các nước hữu quan cũng áp dụng nguyên tắc: Điều kiện kết hôn do luật quốc tịch của các bên điều chỉnh

I.2 Nghi thức kết hôn

Xuất phát từ bản chất nhà nước, từ phong tục tập quán mà pháp luật các nước quy định nghi thức kết hôn khác nhau: Nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức tôn giáo, hoặc kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo Chẳng hạn nghi thức tôn giáo được áp dụng ở những nước theo thiên chúa giáo, hồi giáo,

Trang 4

một số bang của Hoa Kỳ, một số tỉnh của Canada Còn nghi thức dân sự hoặc kết hợp cả hai nghi thức dân sự và tôn giáo thì được áp dụng phổ biến ở Đức, Pháp, …

Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy luật nơi tiến hành kết hôn được sử dụng như một nguyên tắc chủ đạo Tuy nhiên, ở một số nước việc áp dụng nguyên tắc này có kèm theo một số điều bảo lưu hoặc cùng với việc áp dụng nguyên tắc cơ bản này còn áp dụng bổ sung các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn

Ví dụ: Ở Pháp, theo Điều 170 BLDS Pháp 1804: Nghi thức kết hôn phải tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn (trừ trường hợp kết hôn tại cơ quan lãnh sự), nhưng khi công dân Pháp kết hôn ở ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước việc kết hôn này về Pháp thì cuộc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp Riêng pháp luật Trung Quốc áp dụng nhiều hệ thuộc để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn Điều 22 Đạo luật 2010 của Trung Quốc quy định: Nghi thức kết hôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn hoặc pháp luật của nước mà một trong các bên có quốc tịch hoặc có nơi cư trú Khi áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn, pháp luật một số nước còn áp dụng điều khoản

bổ sung, chẳng hạn, khoản 2 Điều 24 Luật tư pháp quốc tế Nhật Bản 2006 còn quy định: Hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự không được áp dụng trong trường hợp kết hôn được tiến hành ở trên lãnh thổ Nhật Bản, khi có một bên đương sự là công dân Nhật Bản; khoản 2 Điều 36 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc 2006, ngoài việc quy định áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn còn

áp dụng luật quốc tịch của các bên Đồng thời, còn quy định: “Nêu lễ kết hôn được thực hiện tại Hàn Quốc và một trong các bên là công dân của Hàn Quốc thì hình thức kết hôn sẽ được điều chỉnh bởi phấp luật của Hàn Quốc”

Ngoài những nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn được ghi nhận trong các bộ luật trong nước, các nước còn kí kết điều ước quốc

Trang 5

tế để điều chỉnh vấn đề này Nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong điều ước quốc tế đó là luật nơi tiến hành kết hôn, như Điều 15 Công ước La Haye 1902 quy định: “Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn”

II Quy định về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật

Việt Nam.

1 Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.

Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, ngoài các nguyên tắc được quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình

2014 còn bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế Đồng thời, không phân biệt đổi xừ với người nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ờ Việt Nam

- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình

- Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

2 Thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Theo khoản 1 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ‘Thẩm quyền đăng kí hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình cố yếu tổ nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch“ Như vậy, các việc

Trang 6

về hôn nhân và gia đình có 1 yếu tố nước ngoài phải được đăng kí, ghi vào sồ hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch

Theo khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 thẩm quyền đăng kí sự kiện hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện

Thẩm quyền đăng kí kết hôn: ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng kí kết hôn:

+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng kí kết hôn tại Việt Nam thì uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng kí kết hôn (Điều 37 Luật hộ tịch 2014);

3 Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn.

Thủ tục, trình tự đăng kí kết hôn thực hiện theo Điều 38 Luật hộ tịch 2014

và Điều 30,31 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

Điều 38 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

“1 Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của

tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Trang 7

2 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3 Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ

ký tên vào Sổ hộ tịch Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4 Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên”.

4 Từ chối đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 126/2014/ NĐ-CP có quy định

về các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn cụ thể như sau:

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây:

- Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;

- Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;

- Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều

20 của Nghị định này

Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh

Trang 8

phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác

5 Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

5.1 Điều kiện kết hôn.

Cùng với sự tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, số lượng các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng

Để điều chỉnh kịp thời vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn, cũng như nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài Ngoài ra, vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở các HĐTTTP mà Việt Nam kí với nước ngoài

Về điều kiện kết hôn, theo Điều 126 LHNVGĐ 2014thì “việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn”.

Như vậy, nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự

Khi kết hôn với công dân Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật cùa nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú vào thời điểm đăng kí kết hôn, nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thấm quyền của nước mà người đó mang hộ chiếu cấp Đối với người nước ngoài không quốc tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì giấy tờ sử dụng trong việc đăng kí kết hôn là giấy

Trang 9

tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng kí kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước đó cấp

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với ngưòi nước ngoài

đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện:

-Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;

-Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn cùa Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Cụ thể:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây: (i) Kêt hôn giả tạo, li hôn giả tạo;

(ii) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

(iii) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

(iv) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Tuy nhiên, “nếu vào thời điểm đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điểu

Trang 10

cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chứ kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi cùa công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào sổ hộ tịch” (khoản 2 Điều 34 Nghị định số

123/2015/NĐ-CP) Như vậy, nếu công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài mà không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định cùa Luật hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn đó vẫn được công nhận tại Việt Nam nếu tuân thủ theo một trong hai điều kiện:

- Hoặc vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục;

- Hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em Quy định này nhằm để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là công dân Việt Nam

Thẩm quyền và hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam

đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài là trưởng phòng tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện kí cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu (Điều 34,35 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP)

Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân cùa các nước đã kí HĐTTTP với Việt Nam, sẽ căn cứ theo các quy định của hiệp định Nguyên tắc chung, các hiệp định trên đều áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn Ví dụ, khoản 1 Điều 20

HĐT1TP Việt Nam – Bungari quy định: "Các điều kiện kết hôn giữa công dân cùa hai nước kí kết xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người kết hôn là công dân” Tuy nhiên, trong một số hiệp định cũng có quy định bổ sung, chẳng

hạn, theo khoản 1 Điều 23 HĐTTTP Việt Nam - Liên bang Nga, khoản 1 Điều

18 Hiệp định Việt Nam - Cộng hoà Séc: “công dân các nước hữu quan muốn kết hôn ngoài việc tuân thủ pháp luật nước mình họ còn phải tuân theo các quy định của pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về cấm kết hôn”.

Ngày đăng: 28/06/2018, 00:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w