1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình luận các quy định hiện hành của pháp luật việt nam về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài

12 583 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 35,24 KB

Nội dung

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Sự khác biệt giữa các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế với các ngành luật tư trong nước khác thể hiện ở “tính chất quốc tế” của cá

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I.LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập quốc tế các quốc gia luôn có sự giao lưu với nhau, phát sinh những quan hệ xã hội đòi hỏi pháp có một cơ chế để bảo vệ lợi ích của các bên Nếu như đối với lĩnh vực công có Luật Quốc tế điều chỉnh thì đối với những lĩnh vực tư của đời sống quốc tế cũng cần có sự tham gia luật pháp để bảo

vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ đó Do vậy, Tư pháp Quốc tế

là ra đời và song song tồn tại với Công pháp Quốc tế là một điều tất yếu Tư pháp

Quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân

sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài hay Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu

tố nước ngoài Trong bài tập nhóm tháng 1, chúng em xin lựa chon đề tài: “Bình luận các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài”.

NỘI DUNG

I LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ THEO NGHĨA RỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1 Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng

Khái niệm “quan hệ dân sự” được hiểu theo nghĩa rộng là các quan hệ phát

sinh chủ yếu giữa các cá nhân, pháp nhân của các nước khác nhau trong lĩnh vực pháp lý thuộc hệ thống pháp luật tư; bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… Quan hệ pháp luật dân sự được coi là quan hệ “gốc” của luật tư, còn các quan hệ pháp luật khác trong lĩnh vực thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động…cũng có tính chất luật tư nhưng là các quan hệ luật riêng (luật chuyên ngành) Đặc trưng lớn nhất của các quan hệ pháp luật này có mục đích để điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tư, nên trước hết nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể tư Các quan hệ pháp

lý này luôn dựa trên các nguyên tắc tôn trọng sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận,

Trang 3

nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp lý… Trong khi các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực công lại có mục đích tối cao là bảo vệ lợi ích nhà nước, như các quan hệ trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự … Điều này được quy định rất rõ và sử dụng thống nhất trong hai văn bản pháp lý quan trọng của Tư pháp quốc tế Việt Nam là Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Việc khẳng định Tư pháp Quốc tế nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa Tư pháp Quốc tế và Công pháp Quốc tế Nó có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng và là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Tư pháp Quốc tế còn được phân biệt với luật dân sự là một ngành luật có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động Như vậy, quan hệ dân sự là những quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác gọi chung là các chủ thể tư Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một điều rằng không phải mọi quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tư đều là quan hệ dân sự Và ngược lại, quan hệ dân sự không phải chỉ

có thể phát sinh giữa các chủ thể tư

2 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Sự khác biệt giữa các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp Quốc

tế với các ngành luật tư trong nước khác thể hiện ở “tính chất quốc tế” của các

quan hệ pháp luật này Tính quốc tế được coi là tiêu chí để phân biệt và nhận diện quan hệ dân sự trong nước và quan hệ tư pháp quốc tế (quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngoài) Khác với một số nước, theo Điều 758 BLDS năm 2005 đã

định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì: “Quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn

Trang 4

cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.

Tại khoản 2 Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định: “Vụ việc dân

sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” Như vậy, một quan hệ dân sự tồn tại một

trong ba yếu tố sau thì quan hệ đó sẽ thuộc sự điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế:

a Chủ thể có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các nước khác nhau

Khác với quan hệ dân sự trong nước, quan hệ dân sự quốc tế là quan hệ được thiết lập bởi các chủ thể khác nhau về quốc tịch hoặc nơi cư trú, trong đó, dấu hiệu nơi cư trú được hiểu là các chủ thể thực hiện cư trú trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau Sự khác biệt về quốc tịch hoặc nơi cư trú làm các bên tạo ra

hệ quả là mặc dù cùng tham gia một quan hệ, nhưng tư cách pháp lý của mỗi chủ thể được điều chỉnh bởi các quy chế pháp lý nhân thân khác nhau, do căn cứ để xác lập sự quy thuộc giữa từng chủ thể vào quốc gia nhất định là không giống nhau Bởi vậy, quan hệ pháp lý này được coi là có tính chất quốc tế và không còn thuần túy chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước Khi các chủ thể tham gia quan hệ có sự khác biệt về quốc tịch hoặc nơi cư trú thì việc giải quyết phải thông qua cơ chế pháp lý thỏa mãn được tính quốc tế của quan hệ phát sinh, thể hiện rõ ở quá trình chọn luật áp dụng trước khi giải quyết thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Luật được lựa chọn sẽ là luật của một trong số những hệ thống pháp luật

có cùng khả năng tham gia điều chỉnh quan hệ phát sinh, dựa trên những căn cứ nhất định, như đã ghi nhận trong luật Tư pháp quốc tế của từng quốc gia

b Do sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật xảy ra ở nước ngoài hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài

Đối với lĩnh vực luật tư, khi căn cứ hay sự kiện pháp lý làm cơ sở cho việc xác lập mối quan hệ pháp lý mà phát sinh ở nước ngoài hoặc theo quy định của

Trang 5

pháp luật nước ngoài thì quan hệ đó sẽ được xác định là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (mặc dù các bên chủ thể của quan hệ có thể đều là công đân Việt Nam)

Trong thực tế, các quốc gia luôn phải đối diện với việc thay đổi hiệu lực điều chỉnh trực tiếp của các ngành luật tư thuộc hệ thống pháp luật quốc gia khi

mà sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ dân sự, kinh

tế, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình… thiết lập giữa công dân, pháp nhân nước đó hoặc với công dân, pháp nhân nước ngoài xảy ra bên ngoài biên giới lãnh thổ quốc gia Khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan

hệ pháp luật xảy ra tại lãnh thổ nước nào thì về nguyên tắc, hệ thống pháp luật nước có sự kiện pháp lý xảy ra sẽ có hiệu lực điều chỉnh quan hệ phát sinh Hiệu lực điều chỉnh của hệ thống pháp luật nước sở tại sẽ không tự động loại trừ hiệu lực điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà chủ thể mang quốc tịch Vì vậy, trên thực tế, pháp luật của quốc gia nơi có sự kiện pháp lý xảy ra và pháp luật của quốc gia mà chủ thể có quốc tịch đều cùng có giá trị là cơ sở pháp lý để viện dẫn áp dụng vào giải quyết các quan hệ phát sinh

c Đối tượng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng tồn tại ở nước ngoài

Về phương diện pháp luật, đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự rất rộng,

có thể là tài sản, quyền tài sản hoặc quyền nhân thân phi tài sản Hiện tại, quan niệm của Tư pháp Quốc tế Việt Nam về đối tượng trong quan hệ dân sự còn hẹp, chỉ dừng lại ở đối tượng tài sản hữu hình, vì vậy, một quan hệ pháp luật sẽ được xác định là quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế nếu có đối tượng là tài sản ở nước ngoài

Trong tư pháp quốc tế, tài sản khi dịch chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia cũng sẽ tạo ra hệ quả là có sự thay đổi quy chế pháp lý điều chỉnh việc sử dụng, khai thác hoặc những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đối với tái sản đó (tài sản

sẽ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật khác) Thông thường, hệ thống

Trang 6

pháp luật được áp dụng sẽ là hệ thống pháp luật phải có mối quan hệ gắn bó nhất đối với tài sản – đó là hệ thống pháp luật nơi tài sản đang thực tế tồn tại

Tóm lại, quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh, thay đổi, chấm dứt trong trạng thái pháp lý đặc thù, được định dạng bởi tính chất quốc tế gắn với các yếu tố cấu thành quan hệ đó, dẫn đến việc điều chỉnh pháp lý quan hệ phát sinh tất yếu liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán của những quốc gia hữu quan Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mang những đặc điểm thể hiện bản chất của một quan hệ dân sự Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng được thể hiện ở các nội dung: bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ mà các chủ thể tham gia, bình đẳng trong chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa vụ

II CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Khác với quan hệ dân sự trong nước, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

có những quy định mang tính mền dẻo thông qua các quy phạm dựa trên sự tôn trọng ý chí, bình đẳng, và nguyên tắc tự định đoạt, tự thỏa thuận của các đương sự Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, các quy định về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được quy định rải rác trong các ngành luật

tư trong nước và trong các diều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Sau đây

là sự khái quát về những quy định trên trong một số lĩnh vực cụ thể của quan hệ dân sự có tính chất quốc tế:

- Trong lĩnh vực dân sự (theo nghĩa hẹp): đây là lĩnh vực cơ bản thuộc quan

hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài Theo quy định tại khoản 3 Điều 2

BLDS về hiệu lực áp dụng của Bộ luật quy định như sau: “Bộ luật Dân sự được

áp dụng đới với quan hê dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác” Đồng thời tại phần VII của

BLDS 2005 đã quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Theo đó ngành luật dân sự trong nước cũng đã điều chỉnh những vấn đề chung nhất về quan hệ

Trang 7

dân sự có yếu tố nước ngoài như năng lực pháp luật của tổ chức, cá nhân nước ngoài, các quyền về tài sản, quyền về thừa kế, có yếu tố nước ngoài

+ Đối với quy chế pháp lý về nhân thân: được quy định tại phần VII của

BLDS 2005 (từ Điều 761 đến Điều 765) và từ Điều 6 đến Điều 10 Nghị định 138/2006/NĐ-CP Các quy định này đã nêu ra căn cứ để xác định năng lực chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế chủ yếu xây dựng các quy phạm xung đột để lựa chọn luật áp dụng

+ Đối với các quy chế pháp lý tài sản: Điều 766 BLDS, Điều 11 Nghị định

138/2006/NĐ-CP đã quy định về quyền sở hữu Đây là lĩnh vực mà mỗi quốc gia

có quan điểm vể chế độ sở hữu khác nhau nên Việt Nam đã xây dựng các quy định mang tính chất quy phạm xung đột để điều chỉnh vấn đề này

- Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

hiện nay chủ yếu được điều chỉnh bởi Chương XI Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 và Chương III Luật Nuôi con nuôi năm 2010, cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành hai văn bản trên Những quy định tại các văn bản trên đã tạo ra một

cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết những xung đột pháp luật phát sinh trong lĩnh

vực hôn nhân và gia đình

+ Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài: Nhà nước ta đã ban hành các văn

bản luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn, cũng như nghi thức kết hôn

có yêu tố nướn ngoài như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP… Về điều kiện kết hôn, theo khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000 thì: “việc kết hôn giữa công dân việt nam và người nước

ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn” Như vậy nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột

pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự

Ví dụ: A là công dân Hàn Quốc muốn kết hôn với B là công dân Việt Nam

tại Việt Nam, thì về điều kiện kết hôn, A phải tuân theo pháp luật của Hàn Quốc

Trang 8

(nước mạng quốc tịch) về điều kiện kết hôn, B sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn

+ Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Pháp luật Việt Nam đã có

quy định cụ thể về các điều kiện nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa người nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi Theo quy định tại Điều 29

Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: “người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người

nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có

đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú” Điều 14 quy định

điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng giống như điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi trong phần nuôi con nuôi trong nước

Trường hợp người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam, theo quy

định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: “kể từ ngày giao nhận con

nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.

Ngoài ra, việc nhận và hủy bỏ nuôi con nuôi được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết mà người đó mang quốc tịch Nếu cha mẹ nuôi không cùng một quốc tịch thì việc nuôi con nuôi và hủy bỏ việc nuôi con nuôi đều phải áp dụng pháp luật hiện hành của hai nước ký kết Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhân hoặc hủy bỏ việc nuôi con nuôi là cơ quan của nước ký kết mà người nhận

Trang 9

nuôi con nuôi hoặc xin hủy bỏ việc nuôi là công dân Trong trường hợp cha mẹ nuôi khác quốc tịch, thì thẩm quyền thuộc cơ quan của nước ký kết nơi vợ chồng hiện có hoặc đã có thường trú hoặc tạm trú chung

- Trong lĩnh vực lao động: tại Mục 3 Chương XI của Bộ luật Lao động năm

2012 đã quy định về các điều kiện và thủ tục cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt, lao động

là nười nước ngoài tại Việt Nam (từ Điều 168 đến Điều 175)

Ngoài những lĩnh vực nêu trên, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam còn có quy định các về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài đối với các sở hữu trí tuệ, lĩnh vực như thương mại quốc tế, Hợp đồng quốc tế, lĩnh vực công nhận bản, quyết định dân sự của các toàn án, trọng tài nước ngoài Đối với lĩnh vực này, nhà nước ta áp dụng các quy định đã được kí kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước Berne 1886 về bảo hộ quốc

tế quyền tác giả, Công ước Parsi 1883 về bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ TRIPs 1995; các quy định trong Hiệp định chung về thương mại hàng hóa (GATT), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Lahaye 1995 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình; Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của tà trọng tài quốc tế, và các văn bản pháp luật trong nước có liên quan Tuy nhiên đối với các lĩnh vực này, hệ thống pháp luật Việt Nam ch sử dụng những quy phạm thực chất thống nhất đề đảm bảo nguyên tắc “tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế” và dễ dàng cho việc áp dụng pháp luật

III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài là một phần quan trọng, gắn bó với nhiều chế định trong BLDS 2005 và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành Một trong những yếu tố quan trọng nhất của quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài chính là vấn đề chủ thể So với BLDS 1995, BLDS 2005 đã mở

Trang 10

rộng thêm chủ thể của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể tại Điều

758 Đó là một trong những quy định phản ánh bước tiến bộ lớn của BLDS 2005 Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống cũng như trong mối tương quan với các đạo luật khác, các quy định về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã bộc lộ rõ những bất cập.Việc sửa đổi, bổ sung những quy định tại phần 7 BLDS 2005 về Quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài là cấp thiết và sẽ là động lực tạo tiền đề cho việc sửa đổi toàn diện các văn bản pháp luật khác liên quan nhằm đạt được sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam, mặt khác tương thích với pháp luật quốc tế

Từ đó, nhóm xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:

Một là, cần thống nhất lại một số khái niệm như: “cư trú” quy định trong

BLDS 2005, Luật quốc tịch và Luật thuế thu nhập cá nhân; “người nước ngoài”,

“pháp nhân nước ngoài” được quy định trong Nghị định 138/2006/NĐ-CP và “nhà đầu tư nước ngoài” được quy định trong Luật đầu tư, “thương nhân nước ngoài” được quy định trong Luật thương mại Bổ sung điều kiện, tiêu chí cụ thể hơn để xác định một người có phải là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay không

Hai là ,cần bổ sung thêm quy định trong trường hợp pháp luật Việt Nam

dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài mà pháp luật nước đó lại dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba nếu không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì có áp dụng pháp luật nước thứ ba hay không?

Ba là, trong BLDS 2005, Luật thương mại 2005, Luật Hôn nhân và gia đình

2000, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, BLLĐ 2012 đều đã dành riêng một chương hoặc một phần điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài tương ứng với từng văn bản luật Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp2005 và Luật đầu tư với tư cách là hai đạo luật quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thì chưa có phần, chương riêng để điều chỉnh quan hệ kinh doanh có yếu tố nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài được điều chỉnh chung với doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư trong nước Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng xuất phát từ lý do nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những đối tượng đặc biệt nên cần một số quy định cụ thể hơn và nên được dành một chương hoặc phần trong Luật Doanh

Ngày đăng: 27/03/2019, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w