LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày một lớn mạnh tạo điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh đó, đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh, trong đó có một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Khi vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể có nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước cần được giải quyết.Xuất phát từ những lý do trên đã tác động cho người viết chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài” để làm đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những kiến thức pháp luật về thừa kế cho mọi người, đồng thời người viết cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện các chế định và thừa kế để điều chỉnh kịp thời những vấn đề về thừa kế thực tế phát sinh.2. Phạm vi nghiên cứu:Đối với đề tài “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”, người viết đi vào tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt người việt đi sâu vào phân tích một số vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Qua đó đề cập đến một số thực trạng trong qui định về các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện một số vấn đề về quan hệ thừa kế đó.3. Mục đích nghiên cứu:Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Trong khi đó, về vấn đề này pháp luật của các nước lại có quan điểm, giải pháp rất khác nhau, điều đó đã tạo ra hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Do đó việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện hơn chế định này trong pháp luật mỗi quốc gia là điều hết sức cần thiết.Bởi vậy, nghiên cứu về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Với ý nghĩa đó và xuất phát từ những nhu cầu và thực tiễn của pháp luật hiện nay, đề tài này nhằm phân tích rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, qua đó đánh giá thực trạng pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu lên những quan điểm, và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ thừa kế ở nước ta hiện nay.4. Phương pháp nghiên cứu:Đề tài được hoàn thành dựa trên các phương pháp như: phân tích câu chữ của luật viết, so sánh, diễn dịch, tổng hợp các vấn đề đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể, thu thập thông tin dựa trên những qui định của pháp luật, các sách, tạp chí…, để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra và giải quyết trong tiểu luận.5. Bố cục của đề tài:Ngoài lời nói đầu và kết luận, tiểu luận được chia ra làm 03 chương:Chương 1: Những lý luận về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.CHƯƠNG 1NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEODI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúcTheo pháp luật của Việt Nam thì chế định thừa kế hình thành từ rất sớm, thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người. Ăng – ghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thuỷ trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những người cùng huyết tộc với người mẹ ”.Trong xã hội cộng xã nguyên thuỷ, dù chỉ là một nền sản xuất đơn giản nhưng cũng nằm trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Mác đã chỉ ra rằng: “Bất cứ một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức đó”. Vì vậy, “Nơi nào, không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó cũng không có một xã hội nào cả ”. Và cũng chính vì thế mà sở hữu xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và với thừa kế chúng phát triển cùng với xã hội loài người. Ở khía cạnh khác thì quan hệ sở hữu là một quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Theo pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì đều thừa nhận quyền thừa kế theo di chúc. Còn theo pháp luật ở Việt Nam, tại Điều 646 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Từ định nghĩa về thừa kế và di chúc ta có thể hiểu thừa kế theo di chúc như sau: Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản (chuyển dịch di sản thừa kế) của người chết cho những người khác theo sự định đoạt một cách tự nguyện (bằng di chúc) của người đó khi còn sống. 1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoàiThừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là thừa kế được nghiên cứu trong phạm vi Tư pháp quốc tế. Theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế được xác định theo quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lá quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, theo định nghĩa này thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gồm có 3 yếu tố sau: Yếu tố thứ nhất về mặt chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Yếu tố thứ hai về mặt khach thể: Những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; và Yếu tố thứ ba về sự kiện pháp lý: Có tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Như vậy, có thể định nghĩa quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là: “Quan hệ thừa kế theo di chúc mà trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ thừa kế theo di chúc giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó (di sản thừa kế) ở nước ngoài”.Từ định nghĩa trên thì quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng sau đây:Về chủ thểThứ nhất, cá nhân. Cá nhân thì bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài. Công dân Việt Nam tức là người có quốc tịch Việt Nam, cụ thể theo Điều 49 – Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi má họ đang cư trú, như vậy có thể nói bất kỳ người nào sống trên lãnh thổ của một nước nhất định mà không có quốc tịch của nước đó thì được gọi là người nước ngoài . Người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải thích cụ thể tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 1382006NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài . Qua đây nói lên nếu cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài một khi có tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc thì đây là một đặc trưng để nhận biết rằng có yếu tố nước ngoài, tức đây là một quna hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.Thứ hai, pháp nhân. Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo pháp luật của một nước nhất định, thông thường một tở chức được xem là một pháp nhân khi nó được thành lập theo một trình tự nhất định và có đầy đủ các điều kiện của một pháp nhân theo pháp luật mỗi nước. Pháp nhân bao gồm pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài, pháp nhân Việt Nam là pháp nhân được thành lập theo Điều 85 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về “thành lập pháp nhân” và phải đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 ; pháp nhân nước ngoài là một pháp nhân hoạt động ở một nước khác nhưng không có quốc tịch ở nước đó thì pháp nhân này được gọi là pháp nhân nước ngoài . Pháp nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải thích cụ thể tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định 1382006NĐCP . Thứ ba, Quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội, tức gốm có các thành phần như lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia đã cấu thành một quốc gia. Quốc gia khác với các chủ thể khác trong tư pháp quốc tế, biểu hiện là quốc gia được xem là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế. Tính chất đặc biệt này được thể hiện ở chỗ quốc gia luôn luôn có chủ quyền, chủ quyền là một thuộc tính chính trị và pháp lý không thể tách rời khỏi một quốc gia độc lập. Cụ thể là khi quốc gia tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, tức khi quốc gia tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì cũng được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp tuyệt đối. Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối này được thể hiện trước hết là về quyền miễn trừ xét xử, nội dung của quyền này chủ yếu nói lên một quốc gia này sẽ không bị xét xử bởi Toà án của quốc gia khác nếu chưa được sự đồng ý của quốc gia này; quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: Khi quốc gia đã đồng ý cho Toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài mà quốc gia là bên bị đơn thì Toà án được quyền xét xử vụ tranh chấp này, nhưng Toà án này bị hạn chế là không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của Toà án. Toà án nước ngoài chỉ được quyền cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép. Ngoài ra thì quốc gia còn có quyền đứng tên trong vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài với cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài với tư cách là bên nguyên đơn. Trong trường hợp này, Toà án nước ngoài được quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được sự đồng ý của quốc gia là bên nguyên đơn.Về mặt khách thểKhách thể là một trong các yếu tố cơ bản để xác định một quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không có yếu tố nước ngoài. Dựa theo định nghĩa quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, thì khách thể của quan hệ này lá tài sản thừa kế (di sản) theo di chúc đang tồn tại ở nước ngoài.Về sự kiện pháp lýTương tự như chủ thể và khách thể, thì sự kiện pháp lý cũng là một trong ba yếu tố đễ nhận biết một quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Sự kiện pháp lý trong định nghĩa thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là sự kiện pháp lý có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế theo di chúc theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Và sự kiện pháp lý này phải phù hợp với pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.1.2. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài1.2.1. Khái niệmNguồn luật được hiểu là phương thức tạo ra quy tắc pháp lý, đồng thời là hình thành chứa đựng quy tắc đó. Quy tắc được tạo ra, muốn được gọi là luật, phải mang đầy đủ tính chất của chuẩn mực ứng xử được người nắm quyền luật công thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của bộ máy công lực . Còn nguồn của tư pháp quốc tế, về mặt lý luận chung nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng, cụ thể nguồn của tư pháp quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm và nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế . Dựa vào nguồn của Tư pháp quốc tế ta có thể định nghĩa nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng, vì quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Vì vậy, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là các hình thức chứa đựng các quy phạm và nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.1.2.2. Các loại nguồn luậtDo là một bộ phận của tư pháp quốc tế, nên nguồn quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hạn hẹp hơn so với nguồn của tư pháp quốc tế, chủ yếu gồm có hai loại nguồn sau: Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.1.2.2.1. Điều ước quốc tếĐiều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế thể hiện sự thoả thuận của các chủ thể pháp luật quốc tế (trước hết là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm quy định, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết trong quan hệ quốc tế, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế .1.2.2.2. Pháp luật quốc giaPháp luật quốc gia là toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định, bao gồm tất cả các hình thức nguồn chứa đựng bên trong hệ thống: văn bản, tập quán và án lệ. Pháp luật quốc gia được coi là loại nguồn khá phổ biến của tư pháp quốc tế so với các loại nguồn khác nói chung và cũng lá nguồn luật điều chỉnh cơ bản của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng và được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: “Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Ở Việt Nam các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài không nằm ở một văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cụ thể như Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, …. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã dành một số điều để quy định các nguyên tắc để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, cụ thể các nguyên tắc đó là: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 75), Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam (Điều 81).1.3. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài1.3.1. Khái niệmPhương pháp điều chỉnh là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù khác nhau. Ví dụ: ngành luật dân sự: thoả thuận; ngành luật hành chính: mệnh lệnh; ngành luật hình sự: quyền uy phục tùng, … .Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng đều là một bộ phận của tư pháp quốc tế nên ta có thể dựa vào các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà định nghĩa phương pháp điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài (gọi là quan hệ tư pháp quốc tế) làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị . Tương tự, phương pháp điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài làm cho quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.1.3.2. Các phương pháp điều chỉnhCác phương pháp điều chỉnh là các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được biểu hiện ở hai phương pháp cụ thể là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất)Đây là phương pháp dùng các quy phạm pháp luật thực chất nhằm giải quyết nội dung của các quan hệ pháp luật (quyền và nghĩa vụ của các bên) theo một hệ thống pháp luật nhất định . Hay nhằm tác động trực tiếp lên quan hệ tư pháp quốc tế nói chung, quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cụ thể, phương pháp này quy định một cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan (trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên chủ thể), được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế người ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây dựng trong các văn bản pháp quy của mỗi nước gọi là quy phạm thực chất trong nước . Các quy phạm thực chất thống nhất tồn tại dưới dạng các tập quán quốc tế như: FOB (free on board), CIP (Cost Inssurance freight), CAF (Cost and freight) .1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp (còn gọi là phương pháp xung đột)Đây là phương pháp dùng các quy phạm xung đột để giải quyết vấn đề. Các uy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ nhất định mà nó chỉ làm động tác dẫn chiếu (chọn luật) đến một hệ thống pháp luật của một nước nào đó nhằm để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vị của các bên . Qua trên cho thấy quy phạm xung đột dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật mà các quy phạm thực chất giải quyết quan hệ một cách dứt điểm. Điều này chứng minh rằng giữa quy phạm thực chất và quy phạm xung đột có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực tế.
Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5. Bố cục đề tài.................................................................................................. CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài...................................................................................1 1.1.1.Khái niệm về quan hệ thứa kế theo di chúc..................................................1 1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài..............2 1.2. Nguồn lực điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài......................................................................................................................5 1.2.1. Khái niệm....................................................................................................5 1.2.2.Các loại nguồn..............................................................................................6 1.2.2.1.Điều ước quốc tế..................................................................................6 1.2.2.2. Pháp luật quốc gia...............................................................................6 1.3. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài......................................................................................................................7 1.3.1.Khái niệm.....................................................................................................7 1.3.2. Các phương pháp điều chỉnh.......................................................................8 1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp.........................................................................8 1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp.........................................................................8 1.4 Các nguyên tắc chung và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài..........................................9 1.4.1. Các nguyên tắc chung về quan hệ thừa kế theo di chúc ở Việt Nam..........9 1.4.1.1 Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người lập di chúc................................9 1.4.1.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền thừa kế và tôn trọng ý chí của người thừa kế theo di chúc.....................................................................................................10 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.4.1.3. Nguyên tắc cá nhân người thừa kế theo di chúc phải còn sống và cơ quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế..........................................10 1.4.2. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài...................................................................................12 1.4.2.1. Nguyên tắc luật quốc tịch..................................................................12 1.4.2.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú.................................................................14 1.4.2.3. Nguyên tắc luật nơi lập di chúc.........................................................14 1.4.2.4. Nguyên tắc luật toà án.......................................................................15 1.5. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài...............................................................................................15 1.5.1. Sự cần thiết của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài....................................................................................................................15 1.5.2. Vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài....................................................................................................................16 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 2.1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc....................................19 2.1.1. Năng lực lập di chúc..................................................................................20 2.1.2.Thay đổi và huỷ bỏ di chúc........................................................................23 2.1.2.1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc của cá nhân....................23 2.1.2.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng.....24 2.2. Hình thức lập di chúc.................................................................................25 2.2.1. Di chúc bằng văn bản...........................................................................25 2.2.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng............................26 2.2.1.2. Di chúc văn bản có người làm chứng................................................27 2.2.1.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực..........................................28 2.2.1.4. Những trường hợp khác di chúc được thể hiện dưới dạng văn bản. .29 2.2.2. Di chúc miệng............................................................................................31 2.3. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài......................................................32 2.3.1. Những trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thứa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài....................................32 2.3.2. Những trường hợp mà Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thứa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài...................35 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 3.1. Thực trạng về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài........37 3.1.1. Hình thức di chúc.................................................................................37 3.1.2. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc................................38 3.1.3. Người lập di chúc.................................................................................39 3.1.4. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng......42 3.1.5. Vấn đề hình thức di chúc miệng...........................................................42 3.2. Hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài....43 3.2.1. Hình thức lập di chúc...........................................................................43 3.2.2.Năng lực lập di chúc..............................................................................44 3.2.3.Người lập di chúc..................................................................................44 3.2.4. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ chồng.....45 3.2.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng......................................................45 KẾT LUẬN........................................................................................................47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày một lớn mạnh tạo điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh đó, đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh, trong đó có một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Khi vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể có nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước cần được giải quyết. Xuất phát từ những lý do trên đã tác động cho người viết chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài” để làm đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những kiến thức pháp luật về thừa kế cho mọi người, đồng thời người viết cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện các chế định và thừa kế để điều chỉnh kịp thời những vấn đề về thừa kế thực tế phát sinh. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đối với đề tài “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”, người viết đi vào tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt người việt đi sâu vào phân tích một số vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Qua đó đề cập đến một số thực trạng trong qui định về các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện một số vấn đề về quan hệ thừa kế đó. 3. Mục đích nghiên cứu: Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, các Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Trong khi đó, về vấn đề này pháp luật của các nước lại có quan điểm, giải pháp rất khác nhau, điều đó đã tạo ra hiện tượng xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Do đó việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện hơn chế định này trong pháp luật mỗi quốc gia là điều hết sức cần thiết. Bởi vậy, nghiên cứu về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Với ý nghĩa đó và xuất phát từ những nhu cầu và thực tiễn của pháp luật hiện nay, đề tài này nhằm phân tích rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, qua đó đánh giá thực trạng pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu lên những quan điểm, và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ thừa kế ở nước ta hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được hoàn thành dựa trên các phương pháp như: phân tích câu chữ của luật viết, so sánh, diễn dịch, tổng hợp các vấn đề đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể, thu thập thông tin dựa trên những qui định của pháp luật, các sách, tạp chí…, để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra và giải quyết trong tiểu luận. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài lời nói đầu và kết luận, tiểu luận được chia ra làm 03 chương: Chương 1: Những lý luận về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc Theo pháp luật của Việt Nam thì chế định thừa kế hình thành từ rất sớm, thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người. Ăng – ghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thuỷ trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những người cùng huyết tộc với người mẹ1”. Trong xã hội cộng xã nguyên thuỷ, dù chỉ là một nền sản xuất đơn giản nhưng cũng nằm trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Mác đã chỉ ra rằng: “Bất cứ một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức đó”. Vì vậy, “Nơi nào, không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó cũng không có một xã hội nào cả2”. Và cũng chính vì thế mà sở hữu xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và với thừa kế chúng phát triển cùng với xã hội loài người. Ở khía cạnh khác thì quan hệ sở hữu là một quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa kế. Theo pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì đều thừa nhận quyền thừa kế theo di chúc. Còn theo pháp luật ở Việt Nam, tại Điều 646 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Từ định nghĩa về thừa kế và di chúc ta có thể hiểu thừa kế theo di chúc như sau: Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản (chuyển dịch di sản thừa kế) của người chết cho những người khác theo sự định đoạt một cách tự nguyện (bằng di chúc) của người đó khi còn sống. 1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là thừa kế được nghiên cứu trong phạm vi Tư pháp quốc tế. Theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế được xác định theo quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lá quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, theo định nghĩa này thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gồm có 3 yếu tố sau: Yếu tố thứ nhất về mặt chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Yếu tố thứ hai về mặt khach thể: Những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; và Yếu tố thứ ba về sự kiện pháp lý: Có tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Như vậy, có thể định nghĩa quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là: “Quan hệ thừa kế theo di chúc mà trong đó 1 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), NXB Công an nhân dân, 1997, tr.237. 2 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), NXB Công an nhân dân, 1997, tr.238 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ thừa kế theo di chúc giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó (di sản thừa kế) ở nước ngoài”. Từ định nghĩa trên thì quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng sau đây: - Về chủ thể Thứ nhất, cá nhân. Cá nhân thì bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài. Công dân Việt Nam tức là người có quốc tịch Việt Nam, cụ thể theo Điều 49 – Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi má họ đang cư trú, như vậy có thể nói bất kỳ người nào sống trên lãnh thổ của một nước nhất định mà không có quốc tịch của nước đó thì được gọi là người nước ngoài3. Người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải thích cụ thể tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài4. Qua đây nói lên nếu cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài một khi có tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc thì đây là một đặc trưng để nhận biết rằng có yếu tố nước ngoài, tức đây là một quna hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, pháp nhân. Pháp nhân là một tổ chức được thành lập theo pháp luật của một nước nhất định, thông thường một tở chức được xem là một pháp nhân khi nó được thành lập theo một trình tự nhất định và có đầy đủ các điều kiện của một pháp nhân theo pháp luật mỗi nước. Pháp nhân bao gồm pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài, pháp nhân Việt Nam là pháp nhân được thành lập theo Điều 85 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về “thành lập pháp nhân” và phải đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật dân sự năm 20055; pháp nhân nước ngoài là một pháp nhân hoạt động ở một nước khác nhưng không có quốc tịch ở nước đó thì pháp nhân này được gọi là pháp nhân nước ngoài6. Pháp nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được giải thích cụ thể tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định 138/2006/NĐ-CP7. 3 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 56. 4 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch”. 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” Điều 85 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. 6 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 65. 7 Khoản 5 Điều 3 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Thứ ba, Quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội, tức gốm có các thành phần như lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia đã cấu thành một quốc gia. Quốc gia khác với các chủ thể khác trong tư pháp quốc tế, biểu hiện là quốc gia được xem là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế. Tính chất đặc biệt này được thể hiện ở chỗ quốc gia luôn luôn có chủ quyền, chủ quyền là một thuộc tính chính trị và pháp lý không thể tách rời khỏi một quốc gia độc lập. Cụ thể là khi quốc gia tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, tức khi quốc gia tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì cũng được hưởng quyền miễn trừ về tư pháp tuyệt đối. Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối này được thể hiện trước hết là về quyền miễn trừ xét xử, nội dung của quyền này chủ yếu nói lên một quốc gia này sẽ không bị xét xử bởi Toà án của quốc gia khác nếu chưa được sự đồng ý của quốc gia này; quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: Khi quốc gia đã đồng ý cho Toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài mà quốc gia là bên bị đơn thì Toà án được quyền xét xử vụ tranh chấp này, nhưng Toà án này bị hạn chế là không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của Toà án. Toà án nước ngoài chỉ được quyền cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép. Ngoài ra thì quốc gia còn có quyền đứng tên trong vụ tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài với cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài với tư cách là bên nguyên đơn. Trong trường hợp này, Toà án nước ngoài được quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài chỉ được phép phản kiện khi được sự đồng ý của quốc gia là bên nguyên đơn. - Về mặt khách thể Khách thể là một trong các yếu tố cơ bản để xác định một quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không có yếu tố nước ngoài. Dựa theo định nghĩa quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, thì khách thể của quan hệ này lá tài sản thừa kế (di sản) theo di chúc đang tồn tại ở nước ngoài. - Về sự kiện pháp lý Tương tự như chủ thể và khách thể, thì sự kiện pháp lý cũng là một trong ba yếu tố đễ nhận biết một quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Sự kiện pháp lý trong định nghĩa thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là sự kiện pháp lý có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế theo di chúc theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Và sự kiện pháp lý này phải phù hợp với pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài. 1.2. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.2.1. Khái niệm Nguồn luật được hiểu là phương thức tạo ra quy tắc pháp lý, đồng thời là hình thành chứa đựng quy tắc đó. Quy tắc được tạo ra, muốn được gọi là luật, phải mang đầy đủ tính chất của chuẩn mực ứng xử được người nắm quyền luật công thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của bộ máy công lực8. Còn nguồn của tư pháp quốc tế, về mặt lý luận chung nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng, cụ thể nguồn của tư pháp quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm và nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế9. Dựa vào nguồn của Tư pháp quốc tế ta có thể định nghĩa nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa 8 9 Luật gia Nguyễn Ngọc Điện, Bài giảng Các nguồn của luật, 2008, trang 2. Diễn đàn sinh viên luật: Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế, http://sinhvienluat.vn/diendan. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng, vì quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Vì vậy, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là các hình thức chứa đựng các quy phạm và nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. 1.2.2. Các loại nguồn luật Do là một bộ phận của tư pháp quốc tế, nên nguồn quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hạn hẹp hơn so với nguồn của tư pháp quốc tế, chủ yếu gồm có hai loại nguồn sau: Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. 1.2.2.1. Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế thể hiện sự thoả thuận của các chủ thể pháp luật quốc tế (trước hết là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm quy định, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết trong quan hệ quốc tế, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế10. 1.2.2.2. Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia là toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định, bao gồm tất cả các hình thức nguồn chứa đựng bên trong hệ thống: văn bản, tập quán và án lệ. Pháp luật quốc gia được coi là loại nguồn khá phổ biến của tư pháp quốc tế so với các loại nguồn khác nói chung và cũng lá nguồn luật điều chỉnh cơ bản của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng và được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 759 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: “Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Ở Việt Nam các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài không nằm ở một văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cụ thể như Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, …. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã dành một số điều để quy định các nguyên tắc để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, cụ thể các nguyên tắc đó là: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 75), Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam (Điều 81). 1.3. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.3.1. Khái niệm Phương pháp điều chỉnh là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù khác nhau. Ví dụ: ngành luật dân sự: thoả thuận; ngành luật hành chính: mệnh lệnh; ngành luật hình sự: quyền uy phục tùng, …11. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng đều là một bộ phận của tư pháp quốc tế nên ta có thể dựa vào các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà định nghĩa phương pháp điều chỉnh của quan 10 Thông tin hướng dẫn nghiệp vụ: Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có phải căn cứ pháp lý không ?, http://vbqppl.moj.gov.vn/huongdannv/list/tailieunghiepvu. 11 Diễn đàn sinh viên luật: Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế, http://sinhvienluat.vn/diendan. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài (gọi là quan hệ tư pháp quốc tế) làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị12. Tương tự, phương pháp điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài làm cho quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. 1.3.2. Các phương pháp điều chỉnh Các phương pháp điều chỉnh là các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được biểu hiện ở hai phương pháp cụ thể là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. 1.3.2.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất) Đây là phương pháp dùng các quy phạm pháp luật thực chất nhằm giải quyết nội dung của các quan hệ pháp luật (quyền và nghĩa vụ của các bên) theo một hệ thống pháp luật nhất định13. Hay nhằm tác động trực tiếp lên quan hệ tư pháp quốc tế nói chung, quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cụ thể, phương pháp này quy định một cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan (trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên chủ thể), được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế người ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây dựng trong các văn bản pháp quy của mỗi nước gọi là quy phạm thực chất trong nước14. Các quy phạm thực chất thống nhất tồn tại dưới dạng các tập quán quốc tế như: FOB (free on board), CIP (Cost Inssurance freight), CAF (Cost and freight)15. 1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp (còn gọi là phương pháp xung đột) Đây là phương pháp dùng các quy phạm xung đột để giải quyết vấn đề. Các uy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ nhất định mà nó chỉ làm động tác dẫn chiếu (chọn luật) đến một hệ thống pháp luật của một nước nào đó nhằm để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vị của các bên16. Qua trên cho thấy quy phạm xung đột dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật mà các quy phạm thực chất giải quyết quan hệ một cách dứt điểm. Điều này chứng minh rằng giữa quy phạm thực chất và quy phạm xung đột có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực tế. - Quy phạm xung đột một bên (hay còn gọi là quy phạm xung đột một chiều): là quy phạm chỉ quy định những trường hợp phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm này17. Thông thường, đối với quy phạm loại này ở Việt Nam, pháp luật được quy định là pháp luật Việt Nam. 12 Luật học: Nhận thức chung về Tư pháp quốc tế, http://www.luathoc.net. 13 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 3. 14 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, 2004, tr.34. 15 Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr.40. 16 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 3. 17 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 19. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài - Quy phạm xung đột hai bên (hay còn gọi là quy phạm xung đột hai chiều): quy phạm không quy định phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm này (hoặc tham gia xây dựng quy phạm này) hay của nước khác một cách cụ thể, mà chỉ vạch ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào sẽ phải được áp dụng. Như vậy có nghĩa là quy phạm xung đột quy định không những áp dụng pháp luật của nước mình, mà cả những trường hợp áp dụng pháp luật của các nước khác18. 1.4. Các nguyên tắc chung và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.4.1. Các nguyên tắc chung về quan hệ thừa kế theo di chúc ở Việt Nam Nguyên tắc pháp luật thừa kế theo di chúc là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc nói riêng trong các văn bản pháp luật sau này. Thông qua đó góp phần thể hiện rõ bản chất và những đặc trưng pháp luật về thừa kế theo di chúc ở nước ta. Những nguyên tắc pháp luật thừa kế theo di chúc ở Việt Nam có thể kể đến các nguyên tắc như sau: 1.4.1.1. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người lập di chúc Nguyên tắc này thể hiện quyền tự do lập di chúc của cá nhân, được quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Mặc dù ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối. Trong một số trường hợp, pháp luật có quy định quyền của những người thừa kế có liên quan tới người lập di chúc, đó là quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể tại Điều 669 Bộ luật dân sự năm 200519. 1.4.1.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền thừa kế và tôn trọng ý chí của người thừa kế theo di chúc Nguyên tắc này thể hiện pháp luật đảm bảo quyền thừa kế của người thừa kế theo di chúc, dù họ là một người khác không có một trong ba mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản khi còn sống, tức là người này có thể không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp người này không có quyền hưởng di sản). Và người thừa kế này có thể là cá nhân (phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế), cơ quan 18 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 19. 19 Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay tổ chức (cơ quan và tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế) nhưng pháp luật vẫn đảm bảo quyền thừa kế của họ theo di chúc nếu di chúc này hợp pháp. 1.4.1.3. Nguyên tắc cá nhân người thừa kế theo di chúc phải còn sống và cơ quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Quan hệ thừa kế hình thành với những đặc thù riêng của nó. Đặc thù đó được ghi nhận ngay trong các quy định của pháp luật như là một nguyên tắc. Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 11 Sắc lệnh số 97-SL: “Trong lúc sinh thời, người chồng goá hay người vợ goá, các con đã thành niên quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung”20. Người thừa kế theo di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Bởi vì, theo quy định của pháp luật tại khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Pháp luật còn quy định bảo vệ quyền thừa kế của người đã hình thành thai nhưng chưa ra đời cũng là người thừa kế theo di chúc21. Vì người có tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình cho người đã thành chưa ra đời được hưởng di sản và bào thai ra đời mà còn sống thì được hưởng thừa kế theo di chúc và pháp luật còn quy định trong trường hợp đứa trẻ sinh ra được 24 giờ trở lên rồi sau đó chết thì đứa trẻ đó vẫn là người thừa kế. Nhưng nếu bào thai được sinh ra mà chết ngay thì không được hưởng di sản22. Nguyên tắc này đã loại trừ những người có quyền thừa kế di sản của nhau nhưng đều chết (đối với cá nhân), chấm dứt hoạt động (đối với cơ quan, tổ chức) trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết, chấm dứt hoạt động trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước đối với cá nhân hay sự chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức thì cái nào xảy ra trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau23. Người thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 không thể nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác, như đã từng được quy định tại khoản 1 Điều Pháp lệnh thừa kế24. 20 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 12. 21 Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. 22 Điều 23 Nghị định 158/2005 NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh"”. 23 Điều 641 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này”. 24 Khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định: “Người thừa kế có thể khước từ quyền hưởng di sản, trừ trường hợp việc khước từ đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của bản thân về tài sản. Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.4.2. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trong tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. 1.4.2.1. Nguyên tắc luật quốc tịch Về nguyên tắc, mỗi cá nhân đều có mối quan hệ pháp lý mật thiết với một nhà nước, sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia quy định. Cụ thể theo Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”. Tương tự tại khoản 2 Điều 5 Luật này cũng quy định: “Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật”. Nguyên tắc luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân. Nguyên tắc này được áp dụng dựa vào dấu hiệu quốc tịch, tức cá nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia đó. Nguyên tắc luật quốc tịch là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc này, khi trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài xảy ra sự xung đột pháp luật trong hướng giải quyết (tức nội dung xung đột ở đây là về năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc) giữa pháp luật của nhà nước có liên quan thì pháp luật được áp dụng là pháp luật của người lập di chúc là công dân. Nguyên tắc luật quốc tịch này được thừa nhận ở một số nước sau: An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni), Angiê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây ban nha, Phần Lan, Gha-na, Hung-ga-ri, In-đô-nêxi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thuỷ Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp d sản là bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ), …25. Pháp luật Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc này. Cụ thể, quy định việc áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch này như sau, tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Đây là quy phạm được áp dụng đối với việc thiết lập các giao dịch như hợp đồng. Việc xác định quốc tịch của người lập di chúc được tiến hành như trong lĩnh vực hợp đồng. Mặc dù điều luật không nêu rõ, thiết nghĩa nếu có sự thay đổi quốc tịch thì quốc tịch được xác định vào thời điểm lập, thay đổi hay huỷ bỏ di chúc26. Theo ông Thái Công Khanh: “Năng lực của cá nhân lập di chúc cũng là năng lực hành vi dân sự. Theo Điều 762 Bộ luật dân sự, người nước ngoài xác lập giao dịch dân sự tại Việt Nam được coi là có năng lực hành vi dân sự như công dân Việt Nam. Vì vậy, pháp luật nước ta cũng nên cho phép người nước ngoài có năng lực lập di chúc như công dân Việt Nam”27. 1.4.2.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú 25 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế, http://www.hcmlaw.edu.vn/hcmlaw. 26 TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, Sách chuyên khảo Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, trang 624. 27 Thái Công Khanh, Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, tạp chí Toà án nhân dân tháng 10/2006 (số 20), trang 2 và 3. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Bên cạnh nguyên tắc luật quốc tịch thì nguyên tắc luật nơi cư trú cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (cụ thể là giải quyết vấn đề về năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc). Theo nguyên tắc luật nơi cư trú thì sẽ áp dụng pháp luật của nhà nước mà đương sự cư trú. Cụ thể, nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp đương sự không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch. Tức khi các vấn đề về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh mà nguyên tắc luật quốc tịch không thể xác định được hệ thống pháp luật nào được áp dụng để giải quyết vấn đề này thì ta sẽ áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú để xác định pháp luật nào được áp dụng để giải quyết quan hệ đó (giải quyết các vấn đề về năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc). thì cơ bản áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú28. Như vậy, theo quy định này thì pháp luật áp dụng để xác định năng lực pháp luật dân sự của người không quốc tịch lập di chúc là pháp luật của nước nơi người đó cư trú, còn nếu người đó không có nơi cư trú thì pháp luật của Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định. Còn đối với người có hai hay nhiều quốc tịch thì pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và cư trú vời thời điểm phát sinh quan hệ dân sự, trong trường hợp người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ được áp dụng để xác định năng lực pháp luật dân sự của người có hai hay nhiều quốc tịch lập di chúc. 1.4.2.3. Nguyên tắc luật nơi lập di chúc Theo nguyên tắc này có nghĩa là di chúc được lập ở đâu thì luật của nước đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Đồng thời cho thấy nguyên tắc luật nơi lập di chúc này được áp dụng dựa vào dấu hiệu là nơi lập di chúc (tức hành vi lập di chúc này xảy ra ở đâu) thì pháp luật của nước đó sẽ được áp dụng. Như vậy, nguyên tắc pháp luật luật nơi lập di chúc chỉ được áp dụng trong trường hợp xác định được nơi lập di chúc của người để lại di sản. 1.4.2.4. Nguyên tắc luật toà án Theo nguyên tắc này, để được áp dụng phải dựa vào nơi có Toà án và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Đồng thời theo nguyên tắc cơ bản của tố tụng, thì Toà án quốc gia nào xét xử thì sẽ áp dụng pháp luật tố tụng (thông thường luật Toà án được áp dụng để giải quyết các vấn đề tố tụng, tức về hình thức) của quốc gia đó để giải quyết. Nguyên tắc luật Toà án được áp dụng rất phổ biến trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài như là nguyên tắc phụ, thay thế. Khi các nguyên tắc khác để xác định hệ thống pháp luật cho quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài không áp dụng được thì nguyên tắc luật Toà án sẽ được áp dụng. Toà án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của Toà án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài29. 1.5. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.5.1. Sự cần thiết của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá ngày một lớn mạnh đòi hỏi sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau là rất cần thiết. Sự hợp tác này làm phát sinh ngày một nhiều các vấn đề dân sự, 28 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 3. 29 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế, http://www.hcmlaw.edu.vn/hcmlaw. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hình sự, hành chính, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, số lượng đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân viên của các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, kinh doanh sản xuất, làm ăn với các đối tác Việt Nam ngày càng tăng lên. Số lượng công dân Việt Nam được gửi đi lao động hợp tác ở nước ngoài cũng tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến số lao động được gửi đi Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malayxia và một số nước khác. Cùng với đó, số lượng khách du lịch nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam càng ngày càng nhiều30. Trước bối cảnh đó, đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Khi vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước31. Ở Việt Nam, tuy quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài đã được quy định cụ thể ở phần thứ bảy về “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” trong Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam và ở Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 1.5.2. Vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, ở nước ta hiện nay hệ thống pháp luật về quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài nói chung và pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng, ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn đối với đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị của đất nước. Xuất phát từ nguyên tắc hiến định trên Bộ luật dân sự năm 1995, 2005 đảm bảo cho “Chủ sở hữu có quyền bán, tặng, cho để thừa kế tài sản”32, “công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất”. Đặc biệt Bộ luật dân sự đã còn đảm bảo cho mọi công dân đều có quyền “lập di chúc để định đoạt tài sản của mình” và có quyền “hưởng di sản theo di chúc”33, thậm chí là quyền là chối nhận di sản thừa kế34. Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời sơ khai của xã hội loài người35. Cũng chính từ thời sơ khai đó, sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế, giữa chúng có mối liên quan qua lại ràng buộc với nhau. 30 http://khotailieu.com/luat/luat-dan-su/phuong-huong-hoan-thien-phap-luat-dieu-chinh-quan-he-dan-su-co-yeu- to-nuoc-ngoai.html. 31 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002, trang 15: “Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật”. 32 Điều 197 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”. 33 Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. 34 Xem Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005. 35 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), NXB Công an nhân dân, 1997, tr.237. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Mặt khác, Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình, làm cho đất nước văn minh và phồn vinh36. 36 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), NXB Công an nhân dân, 1997, tr.240. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Qua những gì đã trình bày cũng như phân tích ở trên, đã cho chúng ta thấy trong việc giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam chúng ta áp dụng hai nguyên tắc cơ bản và chủ yếu nhất để giải quyết quan hệ đó là nguyên tắc luật quốc tịch và nguyên tắc pháp luật nơi lập di chúc. Đối với nguyên tắc luật quốc tịch thì nguyên tắc này giúp chúng ta giải quyết xung đột pháp luật trong việc xác định được năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài tuân theo pháp luật nước nào. Theo nguyên tắc này thì năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc thì phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Tức nếu người lập di chúc có quốc tịch nước ngoài thì phải dựa vào pháp luật của nước ngoài để giải quyết, còn nếu người lập di chúc mang quốc tịch Việt Nam thì phải dực theo pháp luật Việt Nam để giải quyết. 2.1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc Tại điều 768 khoản 1 BLDS 2005 “ Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, định đoạt tài sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Trong trường hợp một cá nhân không mang quốc tịch hoặc người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc phải tuân theo Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 37. Theo đó, trong trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi mà người đó cư trú, còn nếu người này không có nơi cư trú thì pháp luật áp dụng là pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 38. các nước mà người đó có quốc tịch thi áp dụng pháp luật của nước mà người này có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân39. 2.1.1. Năng lực lập di chúc Một cá nhân khi còn sống có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất kì ai. Người lập di chúc bao giờ cũng là cá nhân, không thể là tổ chức. Pháp luật 37 Khoản 1 Điều 13 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Năng lực lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch. Trong trường hợp người lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự và Nghị định này”. 38 Xem Khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005. 39 Xem Khoản 2 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài không quy định cá nhân có thể lập bao nhiêu bản di chúc. Vì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ khi người lập di chúc chết vè nếu một người để lại nhiều bản di chúc thì bản di chúc cuối cùng có hiệu lực thi hành40. Theo quy định của pháp luật thừa kế của nước ta thì người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình 41. Như vậy, theo quy định này của pháp luật thì người lập di chúc không phân biệt là nam hay nữ, thành phần, tôn giáo, … chỉ cần cá nhân đủ từ 18 tuổi trở lên 42, không tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể làm chủ hành vi của mình có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Như vậy, người tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 15 tuổi cũng có thể được lập di chúc với điều kiện phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ vào việc lập di chúc 43. Trong cuộc sống người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có tài sản riêng, bởi vậy họ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình Tuy nhiên, việc lập di chúc của đối tượng này phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban xã, phường, thị trấn44. Năng lực lập di chúc của một cá nhân cũng chính là năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó. Theo ông Thái Công Khanh: “Năng lực của cá nhân lập di chúc cũng là năng lực hành vi dân sự …”45. Theo quy định của pháp luật tại Điều 17 Bộ luật dân sự 40 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 49. 41 Khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”. 42 Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. 43 Khoản 1 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. 44 Xem Khoản 3 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài năm 2005 thì: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Vì vậy, về nguyên tắc, chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền lập di chúc. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”. Theo quy định này thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên không tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Người trưởng thành và có đủ năng lực hành vi dân sự phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đồng thời có quyền thực hiện các hành vi dân sự hợp pháp, một trong các hành vi đó là hành vi lập di chúc. Khác với người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, người tử đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền lập di chúc, không cần bất kì sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ hợp pháp46. Tuy nhiên, nhận thức của những người ở độ tuổi này chưa thật sự hoàn hảo, chưa chủ động để kiểm soát được sự định đoạt trong di chúc của mình nên họ chỉ được lập di chúc trong điều kiện khi có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ47. Một vấn đề đặt ra cần được làm rõ là trường hợp cá nhân dưới 15 tuổi, thông minh, có tài sản riêng và làm chủ hành vi của mình trong việc lập di chúc và cũng được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý thì di chúc do người này lập ra có hiệu lực pháp luật hay không ? Câu trả lời là di chúc do người trong độ tuổi dưới 15 tuổi lập ra, cho dù người lập di chúc làm chủ hành vi của mình thì di chúc này cũng không có giá trị pháp lý. Vi pháp luật không cho phép người ở độ tuổi này lập di chúc48. Tuy nhiên, một người trên 18 tuổi vẫn bị coi là mất năng lực hành vi dân sự nếu họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình49. 45 Thái Công Khanh, Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, tạp chí Toà án nhân dân tháng 10/2006 (số 20), trang 2 và 3. 46 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 49. 47 Khoản 2 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. 48 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 50. 49 Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc …”, nên di chúc sẽ không được coi là hợp pháp khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây: Di chúc được lập ra trong khi người đó đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được nữa 50. Một người lập di chúc sau khi bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà di chúc đó không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật51. 2.1.2. Thay đổi và huỷ bỏ di chúc 2.1.2.1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc cá nhân Thông thường di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế do đó lúc còn sống người có tài sản có quyền lập nhiều di chúc. Ý chí của cá nhân có thể thay đổi do sự biến động của nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy khi còn sống, một cá nhân dù đã lập di chúc nhưng vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập52. Thứ nhất, sửa đổi di chúc: Việc sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình làm thay đổi một phần di chúc đã lập. Những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực; phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau cùng 53. Hay, việc sửa đổi di chúc liên quan tới việc thay đổi nội dung của di chúc đã lập, theo đó số “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”. 50 Khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”. 51 Khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. 52 Khoản 1 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào” 53 Phương Dung – Hà Giang, Thông tin pháp luật dân sự: Một số vấn đề về quyền thừa kế, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài người được thừa kế và số di sản họ được chỉ định hưởng cũng thay đổi bằng việc người lập di chúc sửa đổi nội dung của di chúc54. Thứ hai, bổ sung di chúc: Việc bổ sung di chúc tức là trường hợp khi còn sống, người lập di chúc có quyền bổ sung nội dung của di chúc đã lập trước đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật”. Bổ sung được hiểu là bổ sung nội dung của di chúc, là phần nội dung được thêm vào nội dung của di chúc đã lập55. Như vậy, bổ sung di chúc là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn. Vì vậy, khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật (lúc này việc bổ sung di chúc đã chuyển hoá thành sự sửa đổi di chúc)56. Thứ ba, thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước. Khoản 2 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ”57. Thứ tư, huỷ bỏ di chúc: Là người đã lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình truất bỏ di chúc đã lập. Khoản 3 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 xác định một trường hợp được coi là huỷ bỉ di chúc: khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Tuy nhiên, thực tế việc huỷ bỏ di chúc còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định về hình thức huỷ 54 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 66. 55 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 67. 56 Phương Dung – Hà Giang, Thông tin pháp luật dân sự: Một số vấn đề về quyền thừa kế, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn 57 Phương Dung – Hà Giang, Thông tin pháp luật dân sự: Một số vấn đề về quyền thừa kế, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài bỏ di chúc, tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, dù thực hiện bằng cách nào chăng nữa, nhưng nếu đó là ý chí tự nguyện của người lập di chúc thì đều được coi là huỷ bỏ di chúc 58. 2.1.2.2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng Trước hết, pháp luật đã thừa nhận việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc là quyền của người lập di chúc. Theo khoản 1 Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào”. Vợ, chồng có quyền lập chung di chúc định đoạt tài sản chung hợp nhất có được trong thời kì hôn nhân hợp pháp cho những người thừa kế được chỉ định. Nhưng sau đó vợ hoặc chồng chết trước, người vợ hoặc chồng còn sống có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình, còn phần di sản cảu người vợ hoặc chồng chết trước vẫn giữ nguyên như đã định đoạt trong di chúc chung. Qua quy định này cho thấy, pháp luật quy định cho người vợ hoặc người chồng còn sống, có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc liên quan đến phần tài sản của mình59. 2.2. Hình thức lập di chúc Tại khoản 2 điều 768 BLDS 2005, luật xác định để áp dụng tính hợp pháp của hình thức di chúc là luật nơi lập di chúc. Như vậy nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc và nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc và dĩ nhiên, không có trường hợp ngoại lệ. Như vậy, qua quy định trên cho thấy di chúc được công nhận trong luật dân sự Việt Nam là hình thức di chúc văn bản hay còn gọi là di chúc viết và hình thức di chúc miệng. Điều 5 Hiến pháp năm 1992 quy định rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền 58 Phương Dung – Hà Giang, Thông tin pháp luật dân sự: Một số vấn đề về quyền thừa kế, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn 59 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 73. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”. 2.2.1. Di chúc bằng văn bản Di chúc bằng văn bản theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng và Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Việc chứng thực hay công chứng hay có người làm chứng là căn cứ để xác định di chúc do chính người có tài sản lập ra, là cơ sở để xác định tính khách quan của di chức, là bằng chứng để bảo vệ lợi ích của người thừa kế theo di chúc và là chứng cứ chứng minh di chúc do chính người có tài sản tự nguyện lập ra 60. 2.2.1.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Trước hết, nội dung của di chúc bằng văn bản không có người làm chứng cũng phải tuân thủ theo đúng những quy định trong Điều 653 Bộ luật dân sự năm 200561. Thứ nhất, di chúc phải do tự tay người lập di chúc viết: Tức là bản di chúc này phải là bàn di chúc viết tay. Do đó, “di chúc đánh máy sẽ không có giá trị pháp lý, dù rằng người lập di chúc biết đánh máy chữ và tự tay đánh máy di chúc”62. Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng không có quy định là phải viết tay bằng chất liệu gì nên có thể chấp nhận di chúc viết bằng mực, bút bi 60 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 56. 61 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Điều 655 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 của Bộ luật này”. 62 TS.Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, tập 3, trang 45. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay chất liệu khác, thậm chí bằng bút chì hay bằng máu cũng được nên chấp nhận nếu có cơ sở xác định chữ viết đó là của người để lại di sản 63. Thứ hai, di chúc phải có chữ ký của người lập di chúc: Đối với loại di chúc này, Điều 655 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định rằng người lập di chúc phải tự tay ký vào bản di chúc, mà không đề cập việc điểm chỉ trong bản di chúc có giá trị pháp lý không. Để thật sự đảm bảo quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc, pháp luật vẫn thừa nhận di chúc lập ra trong những trường hợp đó vẫn có giá trị pháp lý nếu “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”64. 2.2.1.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng Tương tự như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì di chúc bằng văn bản có người làm chứng cũng cần phải có đầy đủ nội dung tại Điều 653 và người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định65. Thứ nhất, di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải do người khác viết: 63 TS. Đỗ Văn Đại, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009, trang 229. 64 Xem Khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005. 65 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự” Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Tức người để lại di sản không thể tự tay mình viết bản di chúc này được mà phải nhờ người khác viết hộ, Thế nhưng, “theo thực tiễn xét xử, người viết hộ di chúc cũng có thể là người làm chứng”66. Thứ hai, người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng: Tức sau khi người viết hộ di chúc lập xong bản di chúc, và sau đó người làm chứng đọc lại di chúc trước mặt mọi người, được người lập di chúc thừa nhận là di chúc viết hộ đã được viết đúng theo ý chí của người lập di chúc thì người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc, vì vậy nếu không có cơ sở để xác định chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc thì di chúc đó được coi là không hợp pháp. Thứ ba, di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải có ít nhất hai người làm chứng: Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.” Như vậy, đây là điều khoản duy nhất của Bộ luật dân sự năm 2005 đề cập đến người làm chứng. Nhưng Bộ luật dân sự năm 2005 không cho biết thế nào là người làm chứng. “Theo nghĩa thông thường thì người này có vai trò làm chứng những hành vi của người lập di chúc và người viết hộ di chúc như làm chứng việc viết di chúc và việc người lập di chúc ký hay điểm chỉ di chúc; do vậy người này phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Thiết nghĩ, người này còn phải xác nhận thêm là di chúc được viết phù hợp với những tuyên bố của người lập di chúc”67. 2.2.1.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực 66 TS. Đỗ Văn Đại, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009, trang 254. 67 TS. Đỗ Văn Đại, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009, trang 251. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Theo Điều 657 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật công chứng năm 2006 thì: “Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không uỷ quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc” thì pháp luật không cho phép trong trường hợp này. Về phía công chứng viên thì có nghĩa vụ công chứng vào bản di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc tự mình mang đến. Nhưng không phải yêu cầu công chứng của người lập di chúc nào cũng được công chứng viên công chứng. Yêu cầu này có thể bị công chứng viên từ chối trong trường hợp bị nghi ngờ người lập di chúc đã không làm chủ hành vi lập di chúc do có dấu hiệu của bệnh tâm thần, có dấu hiệu của bệnh khác đã không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc di chúc được lập ra do bị người khác lừa dối, doạ nạt, áp đặt ý chí đối với người lập di chúc. Những nghi ngờ này sẽ được công chứng viên giải toả bằng những kết quả cơ quan giám định tham gia xác minh theo yêu cầu của người lập di chúc68. 2.2.1.4. Những trường hợp khác di chúc được thể hiện dưới dạng văn bản Trường hợp thứ nhất, di chúc được lập theo thủ tục tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân cấp xã theo những thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005: “Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”. Ở đây, cho thấy dấu ấn của công chứng viên hay người chứng thực được thể hiện trên bản di chúc là “chữ ký” và việc “ghi chép” lại nội dung của di chúc69. 68 Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng năm 2008 quy định: “Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chồi công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định…”. 69 Khoản 1 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Ngoài ra, để di chúc hợp pháp thì theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2005 thì công chứng viên, người có thẩm quyền còn phải thoả mãn một số điều kiện nhất định70. Đối với di chúc được người có tài sản lập theo thủ tục trên, thì tại khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường hợp vì một lý do nào đó mà người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ vào bản di chúc “là người mù chữ, người cụt cả hai tay nhưng họ phải là người hiểu và làm chủ được hành vi của mình, người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc người đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không tâm thần, khôn mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình” thì phải có người làm chứng 71. Và người làm chứng tại cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 9 Luật công chứng năm 2006 72. Như vậy, với quy định này cho thấy pháp luật luôn coi trọng và bảo hộ ý chí của người lập di chúc, còn các khiếm khuyết về thể chất của người lập di chúc không phải là điều kiện để cấm đoán người này định đoạt tài sản của mình theo di chúc. Sau đó, người làm 1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”. 70 Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc”. 71 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 60. 72 Điều 9 Luật công chứng năm 2006 quy định: “1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì công chứng viên chỉ định. 2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài chứng phải đọc lại bản di chúc và nếu thấy việc ghi chép của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền thức thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng với ý chí người lập di chúc đã thể hiện thì ký xác nhận vào bản di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Sau cùng, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận hoặc chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng73. Trường hợp thứ hai, ngoài những cách lập di chúc trên thì còn có những trường hợp ngoại lệ. Cụ thể, người lập di chúc được quyền yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc theo Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2005 74. Tuy nhiên, riêng trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc đang bị đe doạ, người lập di chúc không phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản (khoản 2 Điều 48 luật công chứng năm 2006) 75. Trường hợp thứ bai, di chúc có xác nhận (di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực). 2.2.2. Di chúc miệng Di chúc miệng (hay còn lại là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết76. Vì vậy, nhằm để di chúc miệng có thêm tính xác thực, nên pháp luật đả quy định theo khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 77. Hay nói cách khác, người còn minh mẫn, sáng suốt là người nhận biết rõ ràng những sự vật, sự việc diễn ra quanh mình và 73 Xem Khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005. 74 Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. 2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại Ðiều 658 của Bộ luật này”. 75 Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng năm 2006 quy định: “…Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng”. 76 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), NXB Công an nhân dân, 1997, tr.270. 77 Khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hiểu được các hành vi của chính mình trong các quan hệ xã hội và có các cảm giác tương tự như những người bình thường khác đối với cùng hiện tượng, sự vật, sự việc78. Từ những phân tích trên cho thấy về nguyên tắc hình thức lập di chúc phải tuân theo pháp luật của nơi lập di chúc, điều này có thể hiểu rằng một công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật của nước mà công dân Việt Nam lập ở nước đó. Nhưng pháp luật Việt Nam lại có ngoại lệ trong trường hợp người Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài cho dù tuân theo hoặc không tuân theo pháp luật nước ngoài mà tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc thì vẫn được công nhận hình thức di chúc này hợp thức tại Việt Nam79. 2.3. Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 2.3.1. Những trường hợp mà Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Việc xác định Toà án nước nào có thẩm quyền giải quyết thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không phụ thuộc vào luật tư pháp quốc tế của nước đó. Tư pháp quốc tế các nước quy định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc đương sự có yếu tố nước ngoài từ hai nguồn chủ yếu: Điều ước quốc tế và pháp luật tố tụng dân sự trong nước. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề lựa chọn toà án nước nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, thì việc xác định thẩm quyền xét xử của Toà án được xác định theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 201180. 78 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 62 và 63 79 Khoản 2 Điều 13 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp pháp tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc”. 80 Khoản 3 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Thẩm quyền xét xử chung được quy định tại Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi và bổ sung năm 2011 81, Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam82. Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam83. Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ84. Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài85. 81 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác. 2. Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây: a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam; b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ; d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam; e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện tòan bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”. 82 Xem điểm a khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 83 Xem điểm b khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 84 Xem điểm c khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 85 Xem điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam 86. Kết hợp điểm a khoản 1 điều 33 thì về nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện87, nhưng có ngoại lệ là nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện88. Và theo điểm c khoản 1 Điều 34 thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh 89. Đề xác định rõ Toà án nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm về các tranh chấp thừa kế thì ngoài những quy định tại Điều 33 và Điều 34 còn phải dựa vào những quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi và bổ sung năm 2011 quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ90. 86 Xem điểm đ khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 87 Điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Ðiều 25 và Ðiều 27 của Bộ luật này”. 88 Khoản 3 Điều33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện”. 89 Điểm c khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Ðiều 33 của Bộ luật này”. 90 Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Ngoài ra, theo điểm c khoản 1 Điều 35 khi có tranh chấp về bất động sản thì theo nguyên tắc, Toà án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Tức nếu trong một vụ tranh chấp thừa kế có nhiều Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, thì Toà án nơi bất động sản sẽ có thẩm quyền xét xử91. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi và bổ sung năm 2011 quy định riêng đối với tranh chấp về thừa kế mà di sản thừa kế là bất động sản thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam92. 2.3.2. Những trường hợp mà Toà án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Như trên đã trình bày cho thấy các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam, nhưng nếu tranh chấp này có di sản thừa kế là bất động sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam93. Có bản án, quyết định; không nhất thiết là bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật. Chúng ta cũng nên coi là đã có bản án, quyết định mặc dù bản án, quyết định đang có kháng cáo hay kháng nghị94. 91 Xem điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 92 Xem điểm a khoản 1 Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 93 Xem phần “Những trường hợp mà Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài”, cụ thể ở nội dung thứ hai của phần này như đã trình bày. 94 TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, Sách chuyên khảo tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, trang 143. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 3.1. Thực trạng về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 3.1.1. Hình thức di chúc Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành đã có điều khoản cụ thể quy định về hình thức di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài. Cụ thể tại khoản 2 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Qua quy định này cho thấy công dân Việt Nam lập di chúc ở Pháp thì “phải” tuân theo pháp luật Pháp về hình thức di chúc. Và nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì “phải” tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc. Như vậy, hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài không căn cứ vào quốc tịch của người lập di chúc mà căn cứ vào lãnh thổ nơi người để lại di sản lập di chúc. Ngoài ra, nếu hình thức di chúc được lập mà vi phạm pháp luật nước ngoài mà tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc thì pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận đây là di chúc hợp pháp về hình thức, điều này được ghi nhận tại Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài95. Tuy nhiên quy định này trên thực tế vẫn còn một vài bất cập nhất định. Cụ thể là vấn đề xác định nơi lập di chúc để pháp luật công nhận hình thức di chúc là hợp pháp và hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nào. Dựa vào đâu để xác định được nơi mà người để lại di sản lập di chúc, dựa vào dấu hiệu quốc tịch hay dựa vào nơi cư trú, thường trú của cá 95 Khoản 2 Điều 13 Nghị định 138/2005 NĐ-CP quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nhân ?. Đây là một vấn đề trên thực tế rất khó xác địn được. Chẳng hạn theo ông Thái Công Khanh: “Nếu di chúc đã lập trái với pháp luật của nước nơi lập di chúc, nhưng phù hợp với pháp luật Việt Nam thì được pháp luật Việt Nam công nhận”96. Về hình thức, di chúc có giá trị pháp lý nếu phù hợp với pháp luật của nước nơi di chúc được xác lập, của nước mà người để lại di sản có quốc tịch khi chết hay của nước nơi người để lại di sản có nơi cư trú thường trú97. 3.1.2 Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc Khi Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành thì đã đưa ra những nguyên tắc áp dụng luật đối với các nội dung liên quan đến tính hợp pháp của di chúc. Theo khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cụ thể cả đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, còn đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trứ vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự, nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân98. Và tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 138/2006/NĐ-CP cũng quy định: “Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự năm 2005”. Ngoài ra, trong trường hợp việc lựa chọn hoặc việc vẫn áp dụng pháp luật pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và nghĩa vụ công dân99, và nghĩa vụ chứng minh của đương sự đối với yêu cầu áp dụng pháp luật tại Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP100. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đáng kể trên thì cũng tồn tại những bất cập nhất định không tránh khỏi, như vấn đề quy định về năng lực lập di chúc. Cụ thể, quy định tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 này chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, bởi vì theo Điều 762 những di chúc được lập tại 96 Thái Công Khanh, Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, tạp chí Toà án nhân dân tháng 10/2006 (số 20), trang 2 và 3. 97 TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, Sách chuyên khảo tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, trang 624. 98 Xem Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005. 99 Khoản 3 Điều 4 Nghị định 138/2005 NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp việc lựa chọn hoặc viện dẫn áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật cã mèi quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và nghĩa vụ của công dân”. 100 Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự hoặc áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước mà họ mang quốc tịch101. 3.1.3. Người lập di chúc Theo quy định tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 thì năng lực lập di chúc phải tuân theo pháp luật của nước đó là công dân (tức áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch) để xác định năng lực lập di chúc, cụ tể là khoản 1 Điều 768 này dựa vào dấu hiệu quốc tịch. Như vậy, dựa vào quốc tịch ta có thể phân ra thành hai nhóm người, đó là người nước ngoài và công dân Việt Nam. Nhóm người thứ nhất, người nước ngoài: Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người không quốc tịch và người có quốc tịch nước ngoài102. Đối với người không có quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú 103; Nhóm người thứ hai, công dân Việt Nam: Trong trường hợp người này là công dân Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để điều chỉnh năng lực lập di chúc. Cụ thể, năng lực lập di chúc được Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam quy định tại điều 647, tức theo Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rõ những ai có quyền được lập di chúc hay nói rõ là người lập di chúc phải là người có năng lực lập di chúc. Ngoài ra, để được coi là di chúc hợp pháp thì không những phải thoả mãn các điều kiện được quy định tại Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 mà còn phải thoả mãn các điều kiện của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005104. Thế nhưng, pháp luật lại không quy định rõ trong trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vo dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005105, tức trong trường hợp 101 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 102 “Người nước ngoài” đã được giải thích cụ thể ở chương lý luận chung. 103 Khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 104 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. 105 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài khi người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự lập di chúc thì có phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó hay không ?. Như vậy, nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự106. Ngược lại, nếu xét theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tuy rằng một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã bị hạn chế theo bản án có hiệu lực pháp luật thì khi người đó xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo bản án có hiệu lực, khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì di chúc do người lập ra có hiệu lực hay không có hiệu lực pháp luật ?. Hai cách hiểu trái ngược nhau đã và sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc xác định chủ thể có quyền lập di chúc và tính hợp pháp của ý chí bằng di chúc107. Luật chỉ quy định là sự “đồng ý” của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho việc lập di chúc mà không quy định rõ ràng là sự “đồng ý” vào thời điểm nào nên việc lập khi áp dụng rât khó khăn trong thực tế, nên có ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người lập di chúc108. Nếu hiểu theo hướng trên thì di chúc của người con thuộc độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập ra không có giá trị pháp lý. Nhưng cần phải hiểu theo hướng nào thì pháp luật không dự liệu109. 3.1.4. Vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí. Khoản 2 Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. 3.1.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng Bên cạnh pháp luật quy định công nhận hình thức di chúc bằng văn bản là chính thì hình thức di chúc miệng cũng được pháp luật quy định và công nhận trong một số trường hợp nhất định. Hình thức di chúc miệng vốn là một trong những tập quán hình thành từ lâu đời của người Việt Nam. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay pháp luật vẫn ghi nhận thừa kế theo hình thức di chúc miệng110. Tuy nhiên, đây là hình thức di chúc được thực hiện “bằng lời nói” nên thực tế rất khó khăn cho việc ghi nhận sự thật cũng như xác định tính khách quan của di chúc. Do vậy tại sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”. 106 Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 22 và Ðiều 23 của Bộ luật này”. 107 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 211. 108 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 212. 109 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 212 và 213. 110 Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng …”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Điều 651 và khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được những yêu cầu cụ thể111: Người viết cho rằng, những quy định trên về di chúc miệng là còn quá sơ sài, đơn giản. Ví dụ như việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 thì đối với di chúc miệng cũng không thấy nêu gì vấn đề này. Mặt khác, khi những người làm chứng ghi lại nội dung di chúc miệng cũng cần tuân theo các quy định của di chúc văn bản112. 3.2. Hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 3.2.1. Hình thức di chúc Như trên đã phân tích ở phần thực trạng cho ta thấy, ngoài việc quy định hình thức di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc và đồng thời vẫn công nhận di chúc hợp pháp về hình thức trong trường hợp hình thức di chúc được lập ra trái với pháp luật nước ngoài nơi lập di chúc nhưng nếu tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc. Thế nhưng, theo người viết thì để ý chí của người chết được đãm bảo thực hiện cũng như để hình thức di chúc nói riêng và di chúc nói chung có hiệu lực pháp luật thì pháp luật Việt Nam nên mở rộng hơn về phạm vi quy định của pháp luật về vấn đề công nhận hình thức di chúc hợp pháp trong trường hợp có yếu tố nước ngoài này. Tức pháp luật Việt Nam nên thừa nhận hình thức di chúc sẽ được coi hợp pháp nếu tuân theo pháp luật của nước nơi người lập di chúc thường trú hoặc pháp luật của nước nơi có bật động sản. 3.2.2. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc Với thực trạng pháp luật quy định về năng lực di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc như trên đã trình bày thì cho ta thấy sự quy định này chưa hoàn toàn phù hợp. Như phần thực trạng đã trình bày, bởi vì theo Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 những di chúc được lập tại Việt Nam thì năng lực hành vi của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước mà họ mang quốc tịch113. Còn tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 quy 111 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”. Khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. 112 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. 113 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài định năng lực lập di chúc phải tuân theo nước mà họ mang quốc tịch. Trong khi đó quy định tại khoản 2 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 là hợp lý để Nhà nước Việt Nam đảm bảo quản lý Nhà nước đối với di chúc được lập tại nước mình. 3.2.3. Người lập di chúc Mặt dù pháp luật đã quy định cũ thể các điều kiện để có thể lập di chúc (điều kiện về độ tuổi và năng lực của người lập di chúc). Tuy nhiên, với quy định tại Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 còn chưa bao quát hết được và những bất cấp nhất định như đã trình bày và phân tích ở phần thực trạng. - Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho người ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được lập di chúc phải được thể hiện trước khi di chúc được lập. - Nếu di chúc đã được lập mà cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc không có ý kiến gì thì coi như họ đã đồng ý cho lập di chúc và vì vậy di chúc đó sẽ được coi là hợp pháp. 3.2.4. Vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng Như chúng ta đã biết, tuy di chúc chung của vợ, chồng cũng là một loại di chúc được lập, sửa đổi, bổ sung và phát sinh hiệu lực gần giống như một di chúc thông thường. Nhưng di chúc chung của vợ, chồng còn có những đặc thù riêng biệt so với di chúc thông thường, biểu hiện như: di chúc chung của vợ, chồng do hai ý chí cá nhân cùng tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực, dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ, chồng có hiệu lực không đồng thời với thời điểm mở thừa kế của bên chết trước, …. Do đó, cần phải được quy định thành một mục riêng, hoặc chí ít, cũng cần phải định rõ những ngoại lệ của di chúc chung so với di chúc cá nhân, trong các điều luật tương ứng quy định về di chúc cá nhân. 3.2.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng Như phần thực trạng đã trình bày, hình thức di chúc miệng vốn là trong những tập quán hình thành từ lâu đời của người Việt Nam. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói ý chi của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay pháp luật vẫn ghi nhận thừa kế theo hình thức di chúc miệng. Nhằm đảm bảo một cách tuyệt đối quyền tự định đoạt của người để lại di sản, pháp luật nước ta đã dự liệu trong trường hợp thật đặc biệt, sự thể hiện ý chí của cá nhân về việc dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết dù không được thể hiện theo hình thức văn bản được thừa nhận là một di chúc hợp pháp. Cần quy định rõ là người làm chứng di chúc miệng có trách nhiệm mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Bởi vì, nếu người làm chứng là người đi công chứng, chứng thực thì sẽ đảm bảo được sự khách quan cho di chúc miệng này hơn. Và còn vì không thể giao trách nhiệm công chứng, chứng thực di chúc này cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc, bởi vì những người này không có quyền công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật114. người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 114 Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài KẾT LUẬN Quyền thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng luôn được Nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp (từ bản Hiến pháp đầu tiên đến Hiến pháp sửa đổi năm 1992). Đời sống xã hội càng văn minh, pháp luật càng phải quan tâm đến việc bảo đảm quyền tự do, tự nguyện của mỗi cá nhân. Trong sự đổi mới toàn diện của đất nước, cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, chế định pháp luật về thừa kế đầy đủ và hoàn thiện hơn nhiều kể từ khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 đã góp phần làm cho quyền tự do của cá nhân thật sự được tôn trọng và bảo đảm. Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày một lớn mạnh đòi hỏi sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau là rất cần thiết. Sự hợp tác này làm phát sinh ngày một nhiều các vấn đề, tiêu biểu là vấn đề về dân sự nói chung và vấn đề về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. Đồng thời, trước bối cảnh đó đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng. 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc”. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Cụ thể, các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng có xu hướng ngày càng tăng trong thực tế với tính chất ngày càng phức tạp. Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm cho tranh chấp về thừa kế theo di chúc ngày một tăng, đồng thời làm cho các vụ kiện tranh chấp về thừa kế bị kéo dài, không dứt điểm. Hơn nữa, khi đời sống vật chất của con người ngày càng cao, người ta nghỉ đến việc định đoạt tài sản như thế nào trước khi chết thông qua việc lập di chúc. Trong khi đó, vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước. Tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước có liên quan có khi dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các nước với nhau, và có thể ảnh hưởng đến tình hình hợp tác giữa các nước ở hiện tại và trong tương lai. Vì khi hiện tượng xung đột pháp luật giữa các nước xảy ra thì nước nào cũng muốn giành quyền lợi về mình, quyền lợi thuộc về công dân mình thông thường thì giữa các nước này đa phần đều muốn pháp luật của nước mình được áp dụng. Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích, thấy rằng các qui định của pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài còn có một số điểm hạn chế, bất cập và chưa phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay. Các qui định về thừa kế theo di chúc như các qui định về vấn đề người lập di chúc, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng, hình thức di chúc miệng cũng còn nhiều vướng mắc cần được hoàn thiện. Do đó, yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung luật dân sự, trong đó có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, cũng như các văn bản pháp luật dân sự có liên quan, càng trở nên cấp thiết. Đồng thời, xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của pháp luật thừa kế cũng như yêu cầu sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, việc đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế là một yêu cầu tất yếu khách quan, và có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn định các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật: 1. Hiến pháp năm 1992 ( được sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Pháp lệnh thừa kế năm 1990. 3. Bộ luật dân sự năm 1995. 4. Bộ luật dân sự năm 2005. 5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(được sửa đổi, bổ sung năm 2011). 6. Luật công chứng năm 2006. 7. Luật quốc tịch năm 2008. 8. Nghị định 158/2005 NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9. Nghị định 138/2006 NĐ – CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các qui định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Danh mục điều ước Quốc tế: 1. Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được ký ngày 06 tháng 7 năm 1998. 2. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Liên bang Nga đã được ký kết ngày 25 tháng 8 năm 1998. 3. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã được ký ngày 04 tháng 5 năm 2002. 4. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Mông Cổ đã được ký kết ngày 13 tháng 6 năm 2002. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Sách, giáo trình, tạp chí: 1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập II), Nxb Công an nhân dân, 1997. 2. Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. 3. TS Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao (chủ biên), bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2001. 4. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002. 5. Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, 2004. 6. Luật gia Nguyễn Ngọc Điện, bài giảng các nguồn của luật, 2008. 7. TS. Phùng Trung Lập, sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008. 8. TS. Đỗ Văn Đại, sách chuyên khoa khảo luật thừa kế Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. 9. TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, sách chuyên khảo tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2010. Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trang thông tin điện tử: 1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế, Đỗ Văn Đại. http://www.hcmulaw/edu.vn/hcmulaw/index.php? option=com_content&view=article&id=220:tc2003so2gqxdvtkpl&catid=92:ctc 2003&Itemid=106, [truy cập ngày 02/10/2013]. 2. Điều ước quốc tế mà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc gia nhập có phải là căn cứ pháp lý không ? http://vbqppl.moj.gov/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx? ItemId=164, [ Truy cập ngày 02/10/2013]. 3. Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế. http://sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?17888-B%C3%AOi-gi%El %BA%A3ng-t%C6%BO-ph%C3%Alp-qu%El%BB%91c-t%El%BA%BF%20, [Truy cập ngày 02/10/2013]. 4. Một số vấn đề về quyền thừa kế, Phương Dung – Hà Giang. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/22/m%CC%A3t-s%CC%8lvCC%8ln-d%CC%80-v%CC%80-quy%CC%80n-thu%CC%80a-k%CC%8l/, [truy cập ngày 02/10/2013]. 5.Nhận thức chung về Tư pháp quốc tế. http://www.luathoc.net/index.php? option=com_content&task=view&id=37&Itemid=45, [truy cập ngày 02/10/2013]. [...]... nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác” Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.4.2 Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trong tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết... tr.240 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Qua những gì đã trình bày cũng như phân tích ở trên, đã cho chúng ta thấy trong việc giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam chúng ta áp dụng hai nguyên tắc cơ bản và chủ yếu nhất để giải quyết quan. .. quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 2.3.1 Những trường hợp mà Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Việc xác định Toà án nước nào có thẩm quyền giải quyết thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không phụ thuộc vào luật tư pháp quốc tế của nước đó Tư pháp quốc tế các nước quy định thẩm quyền... mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh Trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng Khi vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy... chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của Toà án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài2 9 1.5 Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài 1.5.1 Sự cần thiết của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. .. chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài , cụ thể ở nội dung thứ hai của phần này như đã trình bày 94 TS Đỗ Văn Đại – PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Sách chuyên khảo tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, trang 143 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI... đột pháp luật về thừa kế, tạp chí Toà án nhân dân tháng 10/2006 (số 20), trang 2 và 3 Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Bên cạnh nguyên tắc luật quốc tịch thì nguyên tắc luật nơi cư trú cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (cụ thể là giải quyết vấn đề về năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc) Theo. .. hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng” Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước mà họ mang quốc tịch101 3.1.3 Người lập di chúc Theo quy định tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 thì năng lực lập di chúc phải tuân theo pháp luật. .. người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nhân ? Đây là một vấn đề trên thực tế rất khó xác địn được Chẳng hạn theo ông Thái Công Khanh: “Nếu di chúc đã lập trái với pháp luật của nước nơi lập di chúc, nhưng phù hợp với pháp luật. .. có yếu tố nước ngoài 1.5.2 Vai trò của pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, ở nước ta hiện nay hệ thống pháp luật về quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài nói chung và pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng, ngày càng thể hiện rõ vai trò to ... Việt Nam quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước CHƯƠNG NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm quan hệ thừa kế theo di chúc quan hệ thừa kế theo. .. xác định quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước hay yếu tố nước Dựa theo định nghĩa quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, khách thể quan hệ tài sản thừa kế (di sản) theo di chúc... thực di chúc, họ là: Người thừa kế theo di chúc theo pháp luật người lập di chúc; Pháp luật Việt Nam quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước KẾT LUẬN Quyền thừa kế nói chung thừa kế theo di