5. Bố cục đề tài
2.2.1.4. Những trường hợp khác di chúc được thể hiện dưới dạng văn bản
Trường hợp thứ nhất, di chúc được lập theo thủ tục tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân cấp xã theo những thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005: “Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”. Ở đây, cho thấy dấu ấn của công chứng viên hay người chứng thực được thể hiện trên bản di chúc là “chữ ký” và việc “ghi chép” lại nội dung của di chúc69.
68 Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng năm 2008 quy định: “Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di
chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chồi công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định…”.
69 Khoản 1 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ
Ngoài ra, để di chúc hợp pháp thì theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2005 thì công chứng viên, người có thẩm quyền còn phải thoả mãn một số điều kiện nhất định70.
Đối với di chúc được người có tài sản lập theo thủ tục trên, thì tại khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường hợp vì một lý do nào đó mà người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ vào bản di chúc “là người mù chữ, người cụt cả hai tay nhưng họ phải là người hiểu và làm chủ được hành vi của mình, người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc người đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không tâm thần, khôn mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình” thì phải có người làm chứng71. Và người làm chứng tại cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 9 Luật công chứng năm 200672. Như vậy, với quy định này cho thấy pháp luật luôn coi trọng và bảo hộ ý chí của người lập di chúc, còn các khiếm khuyết về thể chất của người lập di chúc không phải là điều kiện để cấm đoán người này định đoạt tài sản của mình theo di chúc. Sau đó, người làm
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”.
70 Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công
chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc”.
71 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 60. 72 Điều 9 Luật công chứng năm 2006 quy định:
“1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường
hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì công chứng viên chỉ định.
2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
chứng phải đọc lại bản di chúc và nếu thấy việc ghi chép của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền thức thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng với ý chí người lập di chúc đã thể hiện thì ký xác nhận vào bản di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Sau cùng, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận hoặc chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng73.
Trường hợp thứ hai, ngoài những cách lập di chúc trên thì còn có những trường
hợp ngoại lệ. Cụ thể, người lập di chúc được quyền yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc theo Điều 661 Bộ luật dân sự năm 200574. Tuy nhiên, riêng trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc đang bị đe doạ, người lập di chúc không phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản (khoản 2 Điều 48 luật công chứng năm 2006)75. Trường hợp thứ bai, di chúc có xác nhận (di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực).
2.2.2. Di chúc miệng
Di chúc miệng (hay còn lại là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết76.
Vì vậy, nhằm để di chúc miệng có thêm tính xác thực, nên pháp luật đả quy định theo khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 200577. Hay nói cách khác, người còn minh mẫn, sáng suốt là người nhận biết rõ ràng những sự vật, sự việc diễn ra quanh mình và 73 Xem Khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005.
74 Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại Ðiều 658 của Bộ luật này”.
75 Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng năm 2006 quy định: “…Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị
đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng”.
76 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập II), NXB Công an nhân dân, 1997, tr.270. 77 Khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.
hiểu được các hành vi của chính mình trong các quan hệ xã hội và có các cảm giác tương tự như những người bình thường khác đối với cùng hiện tượng, sự vật, sự việc78.
Từ những phân tích trên cho thấy về nguyên tắc hình thức lập di chúc phải tuân theo pháp luật của nơi lập di chúc, điều này có thể hiểu rằng một công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật của nước mà công dân Việt Nam lập ở nước đó. Nhưng pháp luật Việt Nam lại có ngoại lệ trong trường hợp người Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài cho dù tuân theo hoặc không tuân theo pháp luật nước ngoài mà tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc thì vẫn được công nhận hình thức di chúc này hợp thức tại Việt Nam79.
2.3. Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
2.3.1. Những trường hợp mà Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Việc xác định Toà án nước nào có thẩm quyền giải quyết thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không phụ thuộc vào luật tư pháp quốc tế của nước đó. Tư pháp quốc tế các nước quy định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc đương sự có yếu tố nước ngoài từ hai nguồn chủ yếu: Điều ước quốc tế và pháp luật tố tụng dân sự trong nước.
Trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề lựa chọn toà án nước nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, thì việc xác định thẩm quyền xét xử của Toà án được xác định theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 201180.
78 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 62 và 63
79 Khoản 2 Điều 13 Nghị định 138/2006 NĐ-CP quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của
nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp pháp tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc”.
80 Khoản 3 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Bộ luật tố tụng
dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Thẩm quyền xét xử chung được quy định tại Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi và bổ sung năm 201181, Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam82. Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam83.
Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ84.
Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài85.
81 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:
“1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định
theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác.
2. Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây: a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;
d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện tòan bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”.
82 Xem điểm a khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 83 Xem điểm b khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 84 Xem điểm c khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 85 Xem điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam86. Kết hợp điểm a khoản 1 điều 33 thì về nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện87, nhưng có ngoại lệ là nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện88. Và theo điểm c khoản 1 Điều 34 thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh89. Đề xác định rõ Toà án nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm về các tranh chấp thừa kế thì ngoài những quy định tại Điều 33 và Điều 34 còn phải dựa vào những quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi và bổ sung năm 2011 quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ90.
86 Xem điểm đ khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 87 Điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:
“1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân
cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Ðiều 25 và Ðiều 27 của Bộ luật này”.
88 Khoản 3 Điều33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Những tranh