Vấn đề về hình thức di chúc miệng

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 39 - 44)

5. Bố cục đề tài

3.2.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng

Như phần thực trạng đã trình bày, hình thức di chúc miệng vốn là trong những tập quán hình thành từ lâu đời của người Việt Nam. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói ý chi của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay pháp luật vẫn ghi nhận thừa kế theo hình thức di chúc miệng. Nhằm đảm bảo một cách tuyệt đối quyền tự định đoạt của người để lại di sản, pháp luật nước ta đã dự liệu trong trường hợp thật đặc biệt, sự thể hiện ý chí của cá nhân về việc dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết dù không được thể hiện theo hình thức văn bản được thừa nhận là một di chúc hợp pháp.

Cần quy định rõ là người làm chứng di chúc miệng có trách nhiệm mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Bởi vì, nếu người làm chứng là người đi công chứng, chứng thực thì sẽ đảm bảo được sự khách quan cho di chúc miệng này hơn. Và còn vì không thể giao trách nhiệm công chứng, chứng thực di chúc này cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc, bởi vì những người này không có quyền công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật114.

người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 114 Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công

chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:

KẾT LUẬN

Quyền thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng luôn được Nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp (từ bản Hiến pháp đầu tiên đến Hiến pháp sửa đổi năm 1992). Đời sống xã hội càng văn minh, pháp luật càng phải quan tâm đến việc bảo đảm quyền tự do, tự nguyện của mỗi cá nhân. Trong sự đổi mới toàn diện của đất nước, cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, chế định pháp luật về thừa kế đầy đủ và hoàn thiện hơn nhiều kể từ khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 đã góp phần làm cho quyền tự do của cá nhân thật sự được tôn trọng và bảo đảm.

Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa ngày một lớn mạnh đòi hỏi sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và ở các cấp độ khác nhau là rất cần thiết. Sự hợp tác này làm phát sinh ngày một nhiều các vấn đề, tiêu biểu là vấn đề về dân sự nói chung và vấn đề về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Đồng thời, trước bối cảnh đó đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng.

2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc”.

Cụ thể, các tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng có xu hướng ngày càng tăng trong thực tế với tính chất ngày càng phức tạp. Sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế của các cá nhân là những yếu tố làm cho tranh chấp về thừa kế theo di chúc ngày một tăng, đồng thời làm cho các vụ kiện tranh chấp về thừa kế bị kéo dài, không dứt điểm. Hơn nữa, khi đời sống vật chất của con người ngày càng cao, người ta nghỉ đến việc định đoạt tài sản như thế nào trước khi chết thông qua việc lập di chúc. Trong khi đó, vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài phát sinh thì đặt ra vấn đề là có thể nhiều pháp luật của các nước khác nhau liên quan đến quan hệ đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này, bởi vậy mà dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước. Tình trạng xung đột pháp luật giữa các nước có liên quan có khi dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các nước với nhau, và có thể ảnh hưởng đến tình hình hợp tác giữa các nước ở hiện tại và trong tương lai. Vì khi hiện tượng xung đột pháp luật giữa các nước xảy ra thì nước nào cũng muốn giành quyền lợi về mình, quyền lợi thuộc về công dân mình thông thường thì giữa các nước này đa phần đều muốn pháp luật của nước mình được áp dụng. Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích, thấy rằng các qui định của pháp luật Việt Nam về vấn đề chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài còn có một số điểm hạn chế, bất cập và chưa phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay. Các qui định về thừa kế theo di chúc như các qui định về vấn đề người lập di chúc, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng, hình thức di chúc miệng cũng còn nhiều vướng mắc cần được hoàn thiện.

Do đó, yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung luật dân sự, trong đó có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, cũng như các văn bản pháp luật dân sự có liên quan, càng trở nên cấp thiết. Đồng thời, xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của pháp luật thừa kế cũng như yêu cầu sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, việc đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế là một yêu cầu tất yếu khách quan, và có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn định các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,

thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:

1. Hiến pháp năm 1992 ( được sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

3. Bộ luật dân sự năm 1995. 4. Bộ luật dân sự năm 2005.

5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004(được sửa đổi, bổ sung năm 2011). 6. Luật công chứng năm 2006.

7. Luật quốc tịch năm 2008.

8. Nghị định 158/2005 NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

9. Nghị định 138/2006 NĐ – CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các qui định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Danh mục điều ước Quốc tế:

1. Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được ký ngày 06 tháng 7 năm 1998.

2. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Liên bang Nga đã được ký kết ngày 25 tháng 8 năm 1998.

3. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã được ký ngày 04 tháng 5 năm 2002.

4. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Mông Cổ đã được ký kết ngày 13 tháng 6 năm 2002.

Sách, giáo trình, tạp chí:

1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập II), Nxb Công an nhân dân, 1997. 2. Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.

3. TS Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao (chủ biên), bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2001.

4. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, bài giảng Tư pháp quốc tế, 2002. 5. Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, 2004.

6. Luật gia Nguyễn Ngọc Điện, bài giảng các nguồn của luật, 2008.

7. TS. Phùng Trung Lập, sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008.

8. TS. Đỗ Văn Đại, sách chuyên khoa khảo luật thừa kế Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.

9. TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ, sách chuyên khảo tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2010.

Trang thông tin điện tử:

1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế, Đỗ Văn Đại.

http://www.hcmulaw/edu.vn/hcmulaw/index.php?

option=com_content&view=article&id=220:tc2003so2gqxdvtkpl&catid=92:ctc 2003&Itemid=106, [truy cập ngày 02/10/2013].

2. Điều ước quốc tế mà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc gia nhập có phải là căn cứ pháp lý không ?

http://vbqppl.moj.gov/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx?

ItemId=164, [ Truy cập ngày 02/10/2013].

3. Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế.

http://sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?17888-B%C3%AOi-gi%El

%BA%A3ng-t%C6%BO-ph%C3%Alp-qu%El%BB%91c-t%El%BA%BF%20,

[Truy cập ngày 02/10/2013].

4. Một số vấn đề về quyền thừa kế, Phương Dung – Hà Giang.

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/22/m%CC%A3t-s%CC%8l-

vCC%8ln-d%CC%80-v%CC%80-quy%CC%80n-thu%CC%80a-k%CC%8l/, [truy cập ngày 02/10/2013].

5.Nhận thức chung về Tư pháp quốc tế.

http://www.luathoc.net/index.php?

option=com_content&task=view&id=37&Itemid=45, [truy cập ngày 02/10/2013].

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w