Hình thức di chúc

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 34 - 35)

5. Bố cục đề tài

3.1.1.Hình thức di chúc

Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành đã có điều khoản cụ thể quy định về hình thức di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài. Cụ thể tại khoản 2 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Qua quy định này cho thấy công dân Việt Nam lập di chúc ở Pháp thì “phải” tuân theo pháp luật Pháp về hình thức di chúc. Và nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì “phải” tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc. Như vậy, hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài không căn cứ vào quốc tịch của người lập di chúc mà căn cứ vào lãnh thổ nơi người để lại di sản lập di chúc. Ngoài ra, nếu hình thức di chúc được lập mà vi phạm pháp luật nước ngoài mà tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc thì pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận đây là di chúc hợp pháp về hình thức, điều này được ghi nhận tại Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài95.

Tuy nhiên quy định này trên thực tế vẫn còn một vài bất cập nhất định. Cụ thể là vấn đề xác định nơi lập di chúc để pháp luật công nhận hình thức di chúc là hợp pháp và hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nào. Dựa vào đâu để xác định được nơi mà người để lại di sản lập di chúc, dựa vào dấu hiệu quốc tịch hay dựa vào nơi cư trú, thường trú của cá

95 Khoản 2 Điều 13 Nghị định 138/2005 NĐ-CP quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc”.

nhân ?. Đây là một vấn đề trên thực tế rất khó xác địn được. Chẳng hạn theo ông Thái Công Khanh: “Nếu di chúc đã lập trái với pháp luật của nước nơi lập di chúc, nhưng phù hợp với pháp luật Việt Nam thì được pháp luật Việt Nam công nhận”96. Về hình thức, di chúc có giá trị pháp lý nếu phù hợp với pháp luật của nước nơi di chúc được xác lập, của nước mà người để lại di sản có quốc tịch khi chết hay của nước nơi người để lại di sản có nơi cư trú thường trú97.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 34 - 35)