Người lập di chúc

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 36)

5. Bố cục đề tài

3.1.3. Người lập di chúc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 thì năng lực lập di chúc phải tuân theo pháp luật của nước đó là công dân (tức áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch) để xác định năng lực lập di chúc, cụ tể là khoản 1 Điều 768 này dựa vào dấu hiệu quốc tịch. Như vậy, dựa vào quốc tịch ta có thể phân ra thành hai nhóm người, đó là người nước ngoài và công dân Việt Nam.

Nhóm người thứ nhất, người nước ngoài: Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người không quốc tịch và người có quốc tịch nước ngoài102. Đối với người không có quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú103;

Nhóm người thứ hai, công dân Việt Nam: Trong trường hợp người này là công dân Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để điều chỉnh năng lực lập di chúc. Cụ thể, năng lực lập di chúc được Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam quy định tại điều 647, tức theo Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rõ những ai có quyền được lập di chúc hay nói rõ là người lập di chúc phải là người có năng lực lập di chúc.

Ngoài ra, để được coi là di chúc hợp pháp thì không những phải thoả mãn các điều kiện được quy định tại Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 mà còn phải thoả mãn các điều kiện của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005104.

Thế nhưng, pháp luật lại không quy định rõ trong trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vo dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005105, tức trong trường hợp 101 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà

người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

102 “Người nước ngoài” đã được giải thích cụ thể ở chương lý luận chung.

103Khoản 1 Điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản

pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

104 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.

105Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo

yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có

khi người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự lập di chúc thì có phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó hay không ?.

Như vậy, nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự106. Ngược lại, nếu xét theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tuy rằng một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã bị hạn chế theo bản án có hiệu lực pháp luật thì khi người đó xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo bản án có hiệu lực, khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì di chúc do người lập ra có hiệu lực hay không có hiệu lực pháp luật ?. Hai cách hiểu trái ngược nhau đã và sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc xác định chủ thể có quyền lập di chúc và tính hợp pháp của ý chí bằng di chúc107.

Luật chỉ quy định là sự “đồng ý” của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho việc lập di chúc mà không quy định rõ ràng là sự “đồng ý” vào thời điểm nào nên việc lập khi áp dụng rât khó khăn trong thực tế, nên có ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người lập di chúc108.

Nếu hiểu theo hướng trên thì di chúc của người con thuộc độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập ra không có giá trị pháp lý. Nhưng cần phải hiểu theo hướng nào thì pháp luật không dự liệu109.

3.1.4. Vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí. Khoản 2 Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.

3.1.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng

Bên cạnh pháp luật quy định công nhận hình thức di chúc bằng văn bản là chính thì hình thức di chúc miệng cũng được pháp luật quy định và công nhận trong một số trường hợp nhất định. Hình thức di chúc miệng vốn là một trong những tập quán hình thành từ lâu đời của người Việt Nam. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay pháp luật vẫn ghi nhận thừa kế theo hình thức di chúc miệng110.

Tuy nhiên, đây là hình thức di chúc được thực hiện “bằng lời nói” nên thực tế rất khó khăn cho việc ghi nhận sự thật cũng như xác định tính khách quan của di chúc. Do vậy tại

sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

106 Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân

bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường

hợp quy định tại Ðiều 22 và Ðiều 23 của Bộ luật này”.

107 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 211. 108 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 212. 109 TS. Phùng Trung Lập, Sách chuyên khảo luật thừa kế Việt Nam, NXB Hà Nội, 2008, trang 212 và 213. 110 Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được

Điều 651 và khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được những yêu cầu cụ thể111:

Người viết cho rằng, những quy định trên về di chúc miệng là còn quá sơ sài, đơn giản. Ví dụ như việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 thì đối với di chúc miệng cũng không thấy nêu gì vấn đề này. Mặt khác, khi những người làm chứng ghi lại nội dung di chúc miệng cũng cần tuân theo các quy định của di chúc văn bản112.

3.2. Hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

3.2.1. Hình thức di chúc

Như trên đã phân tích ở phần thực trạng cho ta thấy, ngoài việc quy định hình thức di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc và đồng thời vẫn công nhận di chúc hợp pháp về hình thức trong trường hợp hình thức di chúc được lập ra trái với pháp luật nước ngoài nơi lập di chúc nhưng nếu tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc. Thế nhưng, theo người viết thì để ý chí của người chết được đãm bảo thực hiện cũng như để hình thức di chúc nói riêng và di chúc nói chung có hiệu lực pháp luật thì pháp luật Việt Nam nên mở rộng hơn về phạm vi quy định của pháp luật về vấn đề công nhận hình thức di chúc hợp pháp trong trường hợp có yếu tố nước ngoài này. Tức pháp luật Việt Nam nên thừa nhận hình thức di chúc sẽ được coi hợp pháp nếu tuân theo pháp luật của nước nơi người lập di chúc thường trú hoặc pháp luật của nước nơi có bật động sản.

3.2.2. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc

Với thực trạng pháp luật quy định về năng lực di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc như trên đã trình bày thì cho ta thấy sự quy định này chưa hoàn toàn phù hợp. Như phần thực trạng đã trình bày, bởi vì theo Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 những di chúc được lập tại Việt Nam thì năng lực hành vi của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước mà họ mang quốc tịch113. Còn tại khoản 1 Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005 quy

111 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.

Khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc

miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.

112 Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

113 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

định năng lực lập di chúc phải tuân theo nước mà họ mang quốc tịch. Trong khi đó quy định tại khoản 2 Điều 762 Bộ luật dân sự năm 2005 là hợp lý để Nhà nước Việt Nam đảm bảo quản lý Nhà nước đối với di chúc được lập tại nước mình.

3.2.3. Người lập di chúc

Mặt dù pháp luật đã quy định cũ thể các điều kiện để có thể lập di chúc (điều kiện về độ tuổi và năng lực của người lập di chúc). Tuy nhiên, với quy định tại Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 còn chưa bao quát hết được và những bất cấp nhất định như đã trình bày và phân tích ở phần thực trạng.

- Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho người ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được lập di chúc phải được thể hiện trước khi di chúc được lập.

- Nếu di chúc đã được lập mà cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc không có ý kiến gì thì coi như họ đã đồng ý cho lập di chúc và vì vậy di chúc đó sẽ được coi là hợp pháp.

3.2.4. Vấn đề về sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

Như chúng ta đã biết, tuy di chúc chung của vợ, chồng cũng là một loại di chúc được lập, sửa đổi, bổ sung và phát sinh hiệu lực gần giống như một di chúc thông thường. Nhưng di chúc chung của vợ, chồng còn có những đặc thù riêng biệt so với di chúc thông thường, biểu hiện như: di chúc chung của vợ, chồng do hai ý chí cá nhân cùng tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực, dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ, chồng có hiệu lực không đồng thời với thời điểm mở thừa kế của bên chết trước, …. Do đó, cần phải được quy định thành một mục riêng, hoặc chí ít, cũng cần phải định rõ những ngoại lệ của di chúc chung so với di chúc cá nhân, trong các điều luật tương ứng quy định về di chúc cá nhân.

3.2.5. Vấn đề về hình thức di chúc miệng

Như phần thực trạng đã trình bày, hình thức di chúc miệng vốn là trong những tập quán hình thành từ lâu đời của người Việt Nam. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói ý chi của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay pháp luật vẫn ghi nhận thừa kế theo hình thức di chúc miệng. Nhằm đảm bảo một cách tuyệt đối quyền tự định đoạt của người để lại di sản, pháp luật nước ta đã dự liệu trong trường hợp thật đặc biệt, sự thể hiện ý chí của cá nhân về việc dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết dù không được thể hiện theo hình thức văn bản được thừa nhận là một di chúc hợp pháp.

Cần quy định rõ là người làm chứng di chúc miệng có trách nhiệm mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Bởi vì, nếu người làm chứng là người đi công chứng, chứng thực thì sẽ đảm bảo được sự khách quan cho di chúc miệng này hơn. Và còn vì không thể giao trách nhiệm công chứng, chứng thực di chúc này cho những người thừa kế theo di chúc hoặc

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w