1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật: Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

51 2,5K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 481 KB
File đính kèm Tham quyen cua toa an giai quyet tranh chap.rar (149 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quan hệ kinh doanh, thương mại (KD,TM) ngày càng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng, phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh doanh, thương mại (TCKD,TM) ngày càng muôn hình muôn vẻ với số lượng lớn.Đáp ứng các yêu cầu giải quyết các TCKD,TM của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết TCKD,TM như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp. Ở Việt Nam, các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết TCKD,TM bằng Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hòa giải. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm đó là: vướng mắc từ phía pháp luật chưa phù hợp, dẫn đến việc áp dụng không đạt được tính thuyết phục; hướng dẫn của ngành không thống nhất, quan điểm giải quyết không thống nhất giữa các cấp, điều đó làm cho hoạt động xét xử của Tòa án gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Mặc dù năm 2011 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) đã được sửa đổi, bổ sung và hiện nay được thay thế bằng Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 nhưng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án vẫn chưa được khắc phục. Hơn nữa, trong nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi hoạt động xét xử của Tòa án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự.Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải cách tư pháp cũng đang được Đảng và nhà nước triển khai, coi đây như là khâu đột phá quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều này được thể hiện rõ ràng trong Nghị quyết số 49NQTW ngày 02062005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã và đang đặt ra một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần được giải quyết một cách hợp lý và thỏa đáng, trong đó có vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nói chung cũng như tạo lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các chủ thể kinh doanh, kể cả việc giải quyết vấn đề đặt ra về vấn đề tố tụng kinh tế, dân sự nói riêng sao cho thích hợp hiện cũng cần được quan tâm thích đáng nhằm tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Nói một cách khác, vấn đề đặt ra là làm cách nào để nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động xét xử của Tòa án đối với việc giải quyết các TCKD,TM. Đây là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong việc cải cách và trên nền tảng đó, hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và hội nhập quốc tế.Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKD,TM nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án kinh tế theo tinh thần cải cách tư pháp là hết sức cần thiết và rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.Do vậy, người viết đã chọn đề tài: “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại” để làm đề tài nghiên cứu của mình.2. Mục đích nghiên cứuViệc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án trong tố tụng dân sự, phân tích nội dung các quy định của pháp luật về vấn đề này, những bất cập, vướng mắc được rút ra từ thực tiễn trong việc thực hiện các quy định, nguyên nhân và tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKD,TM nói riêng và pháp luật giải quyết TCKD,TM nói chung nhằm đảm bảo mọi TCKD,TM đều được giải quyết một cách thuận lợi và triệt để.3. Phạm vi nghiên cứuĐối với đề tài “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại”, người viết đi vào tìm hiểu những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án, nghiên cứu các quy định về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án, những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện.4. Phương pháp nghiên cứuĐề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa triết học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật...5. Bố cục đề tàiLuận văn được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm:Chương 1. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.Chương 3. Thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và kiến nghị.CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI1.1. Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh, thương mại1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mạiHiểu theo nghĩa khái quát nhất: Tranh chấp là những bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật đã phát sinh. Tranh chấp kinh doanh hay còn gọi là tranh chấp thương mại là những thuật ngữ hay được sử dụng ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, TCKD,TM là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện cùng với sự ra đời của BLTTDS năm 2004 thay thế cho thuật ngữ tranh chấp kinh tế, “một khái niệm quen thuộc của cơ chế kế hoạch hóa đã ăn sâu vào tiềm thức và tư duy pháp lý người Việt Nam”. Tranh chấp kinh tế theo tư duy cũ quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án Kinh tế năm 1994, bao gồm: Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty. Các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.Với quy định này, khái niệm tranh chấp kinh tế vẫn không bao quát hết các tranh chấp phát sinh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, ví dụ như tranh chấp về hợp đồng có mục đích kinh doanh giữa hai doanh nghiệp tư nhân với nhau không được xem là tranh chấp kinh tế mà xem là tranh chấp dân sự. Điều này dẫn đến không có sự phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự.Hiện nay ở Việt Nam chưa có cách hiểu chuẩn xác và thống nhất về TCKD,TM. Việc xác định phạm vi của tranh chấp được coi là TCKD,TM chủ yếu căn cứ vào luật thực định.Khái niệm “tranh chấp thương mại” lần đầu tiên được đề cập trong Luật Thương mại năm 1997 “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Luật Thương mại 2005 ra đời thay thế Luật Thương mại 1997 đã bỏ đi khái niệm này. Cho đến thời điểm hiện nay, không có một văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, ở Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm “thương mại” như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”, và Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng đưa ra khái niệm “kinh doanh”: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Từ đó có thể hiểu hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của các chủ thể kinh doanh.Khái niệm “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 2014 và khái niệm “thương mại’ theo Luật thương mại 2005 về cơ bản là tương thích với nhau.Như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột chủ yếu về quyền và nghĩa vụ liên quan đến lợi ích kinh tế phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh, thương mại.Từ đó có thể khái quát tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại như sau: “Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng .Mỗi cách định nghĩa đều có tính hợp lý của mình, vấn đề là sử dụng thuật ngữ thống nhất trong tất cả các văn bản pháp luật. Và thuật ngữ đó không thể bó hẹp nội dung cụ thể của tranh chấp mà mang tính bao quát, tiên liệu các TCKD,TM trong sự biến động của đời sống kinh tế hiện nay, nhưng lại xác định chính xác loại tranh chấp. Đặc biệt, xây dựng hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp này thật hiệu quả là vấn đề thực tế đặt ra.1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là các thương nhân. Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các bên chủ thể không phải là thương nhân. Vì vậy, một tranh chấp chỉ được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài thương nhân, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại.Thứ hai, căn cứ phát sinh trong tranh chấp kinh doanh thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên giả định có vi phạm hợp đồng và xâm hại đến lợi ích hợp pháp của các bên. Cũng cần lưu ý, có thể có những vi phạm xâm hại tới lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp.Thứ ba, nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản. Vì vậy nội dung tranh chấp thương mại thường liên quan trực tiếp với những lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ thương mại.1.2. Khái quát về thẩm quyền của Tòa án trong hệ thống pháp luậtThẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật. Theo đó, thẩm quyền được hiểu theo nghĩa chung nhất là quyền của một tổ chức, cá nhân tự mình nhìn nhận, đánh giá sự việc và đưa ra phán quyết để giải quyết một vấn đề nào đó phù hợp với quy định của pháp luật.Về mặt pháp lý, theo Từ điển Luật học thì: “Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước do luật pháp quy định”. Từ đó cho thấy, khái niệm thẩm quyền bao hàm hai nội dung chính là quyền hành động và quyền quyết định. Quyền hành động là quyền được làm những công việc nhất định, còn quyền quyết định là quyền hạn giải quyết công việc đó trong phạm vi pháp luật cho phép.Thẩm quyền của Tòa án được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và các văn bản pháp luật khác. Theo quy định của những văn bản pháp luật nêu trên thì Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chức năng xét xử của Tòa án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nó bao trùm và xuyên suốt quá trình hoạt động của Tòa án. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật”. Từ chức năng và nhiệm vụ của Tòa án, ta thấy thẩm quyền của Tòa án được xác định trong phạm vi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Xét xử là thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét những hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ của sự vi phạm, căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra những quyết định nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân và các lợi ích công cộng khác. Các quyết định này có thể là một hình phạt trong một vụ án hình sự, hay một quyết định về quyền và nghĩa vụ trong một vụ án dân sự, lao động hay kinh doanh, thương mại. Như vậy, “Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết các vụ việc đó”.1.3. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại1.3.1. Khái quátThẩm quyền của Tòa án trong giải quyết TCKD,TM, xét theo mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác, là xác định phạm vi những TCKD,TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, phân định những tranh chấp về KD,TM thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước khác. Xét theo mối quan hệ giữa các Tòa án với nhau thì thẩm quyền trong giải quyết TCKD,TM trước hết xác định phạm vi giải quyết các TCKD,TM so với phạm vi xét xử về hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết những vụ việc khác thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật.Thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án nhân dân là quyền của một Tòa án hoặc các Tòa án trong hệ thống Tòa án nhân dân được tiến hành những thủ tục giải quyết một TCKD,TM cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng.Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết TCKD,TM xác định những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước khác. Một tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì tranh chấp đó do Tòa án nào giải quyết.Thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án là một nội dung cụ thể thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các TCKD,TM sẽ giúp cho các Tòa án chủ động trong xét xử, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm. Mặt khác, nó đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm khoa học, đúng đắn về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền hạn cụ thể của Tòa án khi thụ lý, xét xử các tranh chấp về KD,TM.Như vậy, thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là một bộ phận cấu thành nên thẩm quyền dân sự của Tòa án. Do đó, nếu đặt khái niệm thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án trong mối tương quan với khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án thì khái niệm “thẩm quyền dân sự của Tòa án là khái niệm gốc, còn khái niệm “thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là khái niệm phái sinh từ khái niệm đó. Thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là một loại thẩm quyền dân sự chuyên biệt thuộc thẩm quyền dân sự chung của Tòa án. Thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án cũng mang hai nội dung chính là quyền hành động và quyền quyết định của Tòa án trong giải quyết các TCKD,TM.Từ đó, có thể rút ra kết luận như sau:Thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là quyền của Tòa án trong việc xem xét giải quyết các TCKD,TM và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các TCKD,TM đó theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trang 1

KINH DOANH THƯƠNG MẠI

MSSV:

Lớp:

Cần Thơ, 01/2016

Trang 2

Trang 3

PLTTGQCVAKT Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự

KD,TM: Kinh doanh, thương mại TCKD,TM: Tranh chấp kinh doanh, thương mại

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh, thương mại 4

1.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại 4

1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại 5

1.2 Khái quát về thẩm quyền của Tòa án trong hệ thống pháp luật 6

1.3 Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 7

1.3.1 Khái quát 7

1.3.2 Phân loại về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 8

1.3.2.1 Thẩm quyền theo vụ việc 8

1.3.2.2 Thẩm quyền của Tòa án các cấp 8

1.3.2.3 Thẩm quyền theo lãnh thổ 9

1.3.2.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 9

1.4 Pháp luật nước ngoài về phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 10

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 2.1 Thẩm quyền theo vụ việc 12

2.1.1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận 12

2.1.2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận 14

Trang 5

của công ty với nhau 18

2.1.4 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật 20

2.2 Thẩm quyền của Tòa án các cấp 21

2.2.1 Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện 21

2.2.2 Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh 22

2.3 Thẩm quyền theo lãnh thổ 24

2.3.1 Thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nơi có trụ sở 24

2.3.2 Thẩm quyền của Tòa án nơi nguyên đơn đơn cư trú, làm việc, nơi có trụ sở nếu có thỏa thuận 26

2.3.3 Thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản khi giải quyết những tranh chấp về bất động sản 26

2.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 27

2.5 Thẩm quyền của Tòa án trong những trường hợp đặc biệt 29

2.5.1 Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với những tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài 29

2.5.2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các TCKD,TM có yếu tố nước ngoài 30

2.5.3 Trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án 30

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh, doanh thương mại 32

3.1.1 Bất cập về quy định các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại khoản 4 Điều 29 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 33

3.1.2 Bất cập trong hướng dẫn của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 33

3.1.3 Bất cập trong quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại khoản 4 Điều 29 BLTTDSnăm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 34

3.1.4 Bất cập trong quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại theo cấp Tòa án 35

Trang 6

thuận chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú để giải quyết tranh chấp bất động sản 35

3.1.6 Chưa có quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh,thương mại của Tòa án nơi bị đơn có văn phòng đại diện 36

3.2 Nguyên nhân của các bất cập về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án 36

3.2.1 Nguyên nhân khách quan 363.2.2 Nguyên nhân chủ quan 37

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án 38

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định các tranh chấp kinh doanh thương mại thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án tại khoản 4 Điều 29 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổsung năm 2011 38

3.3.2 Kiến nghị hoàn thiện hướng dẫn của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP vềthẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 38

3.3.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinhdoanh thương mại tại khoản 4 Điều 29 BLTTDSnăm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 39

3.3.4 Kiến nghị hoàn thiện quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinhdoanh, thương mại theo cấp Tòa án 39

3.3.5 Kiến nghị hoàn thiện quy định về thẩm quyền của Tòa án trong trường hợpcác bên thoả thuận chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú để giải quyết tranh chấp bất độngsản 40

3.3.6 Kiến nghị bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinhdoanh, thương mại của Tòa án nơi bị đơn có văn phòng đại diện 40

KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

* Văn bản quy phạm pháp luật

1 Hiến pháp năm 2013

2 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011

3 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

4 Bộ luật Dân sự năm 2005

5 Bộ luật Dân sự năm 2015

6 Luật Thương mại năm 1997

7 Luật Thương mại 2005

8 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

9 Luật Chuyển giao Công nghệ năm 2006

10 Luật Cư trú năm 2006

11 Luật Tố tụng hành chính năm 2010

12 Luật Doanh nghiệp năm 2014

13 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014

14 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994

15 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phánTòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất

“Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung

16 Thông tư liên tịch số BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luậttrong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân

02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-* Sách, báo, tạp chí

1 Bùi Ngọc Cường, Giáo trình luật thương mại , Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010

2 Cao Nhất Linh, Bài giảng Luật thương mại, phần 3, Khoa Luật, Đại học Cần

Thơ, 2012

3 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại, tập II, NXB Công an nhân

dân, 2006

4 Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường

Tòa án, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003

Trang 8

Tố tụng dân sự và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Nhà nước và Pháp luật, số

6, 2005, tr.43 - tr.47

6 Trương Thanh Hùng, Giáo trình luật Tố tụng dân sự 1, Khoa Luật, Trường Đại

học Cần Thơ, 2009

7 Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác và phương hướng nhiệm vụ

của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội, 2005,2006,2007,2008,2009,2010,2011.

8 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006.

9 Vũ Thị Hồng Vân, Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Tạp chí Luật học, số 4, 2008, tr.56 –

tr.64

10 Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư

pháp, 2006

* Trang thông tin điện tử

1 Bộ Tư pháp, Cơ chế và kiến nghị hoàn thiện giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh bằng Tòa Kinh tế, Nguyễn Minh Đức,

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4410 [Truy cập ngày01/12/2015]

2 Tòa án nhân dân tối cao, Tranh chấp kinh doanh thương mại và việc xác địnhthẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp kinh doanh thương mại, Ths Thái Chí Bình,http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?

p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=26779894 [Truycập ngày 05/12/2015]

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt khi nước ta đã gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO), các quan hệ kinh doanh, thương mại (KD,TM) ngàycàng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo sắc thái mới Tương ứng với sự đadạng, phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh doanh, thương mại(TCKD,TM) ngày càng muôn hình muôn vẻ với số lượng lớn

Đáp ứng các yêu cầu giải quyết các TCKD,TM của cá nhân, tổ chức trong nền kinh

tế, thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết TCKD,TM như: thương lượng,hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp Ở Việt Nam,các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết TCKD,TM bằng Tòa án như một giảipháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trongviệc sử dụng cơ chế thương lượng, hòa giải Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằngcon đường Tòa án vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm đó là: vướng mắc từ phía pháp luậtchưa phù hợp, dẫn đến việc áp dụng không đạt được tính thuyết phục; hướng dẫn củangành không thống nhất, quan điểm giải quyết không thống nhất giữa các cấp, điều đólàm cho hoạt động xét xử của Tòa án gặp nhiều khó khăn vướng mắc Mặc dù năm 2011

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) đã được sửa đổi, bổ sung và hiện nay được thay thếbằng Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 nhưng các quy định của pháp luật về thẩm quyềngiải quyết TCKD,TM của Tòa án vẫn chưa được khắc phục Hơn nữa, trong nhà nướcpháp quyền cũng đòi hỏi hoạt động xét xử của Tòa án phải đảm bảo công minh, nhanhchóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết kéo dài, dễ gâyphiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh

tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải cách tư pháp cũng đang được Đảng

và nhà nước triển khai, coi đây như là khâu đột phá quan trọng thúc đẩy quá trình xâydựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Điều này được thể hiện rõràng trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về “Chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020” Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã và đang đặt ra một loạt vấn đề

lý luận và thực tiễn cần được giải quyết một cách hợp lý và thỏa đáng, trong đó có vấn đềxây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nói chung cũng như tạo lập khuôn khổ pháp lýđiều chỉnh pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các chủ thể kinhdoanh, kể cả việc giải quyết vấn đề đặt ra về vấn đề tố tụng kinh tế, dân sự nói riêng saocho thích hợp hiện cũng cần được quan tâm thích đáng nhằm tìm ra phương hướng giảiquyết đúng đắn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đáp ứng yêu cầu mới đặt ratrong giai đoạn hiện nay Nói một cách khác, vấn đề đặt ra là làm cách nào để nâng cao

Trang 11

hiệu lực hiệu quả của hoạt động xét xử của Tòa án đối với việc giải quyết các TCKD,TM.Đây là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong việc cải cách và trên nền tảng

đó, hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và hội nhập quốc tế.Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật vềthẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKD,TM nhằm góp phần làm sáng tỏthêm về lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quy địnhpháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằmnâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án kinh tế theo tinh thần cải cách tư pháp làhết sức cần thiết và rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay

Do vậy, người viết đã chọn đề tài: “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết

tranh chấp kinh doanh, thương mại” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về thẩm quyềngiải quyết các TCKD,TM của Tòa án trong tố tụng dân sự, phân tích nội dung các quyđịnh của pháp luật về vấn đề này, những bất cập, vướng mắc được rút ra từ thực tiễntrong việc thực hiện các quy định, nguyên nhân và tìm ra những giải pháp phù hợp nhằmkhắc phục, nâng cao hiệu quả của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giảiquyết TCKD,TM nói riêng và pháp luật giải quyết TCKD,TM nói chung nhằm đảm bảomọi TCKD,TM đều được giải quyết một cách thuận lợi và triệt để

3 Phạm vi nghiên cứu

Đối với đề tài “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại”, người viết đi vào tìm hiểu những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải

quyết TCKD,TM của Tòa án, nghiên cứu các quy định về thẩm quyền giải quyếtTCKD,TM của Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tìm hiểu thựctiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án, những bấtcập, vướng mắc trong quá trình thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa triết học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

-ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các phươngpháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nóiriêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật

5 Bố cục đề tài

Trang 12

Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, phần nội dung và kết luận Phần nộidung của luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyếttranh chấp kinh doanh, thương mại

Chương 2 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền của Tòa ántrong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Chương 3 Thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việcgiải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và kiến nghị

CHƯƠNG 1

Trang 13

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh, thương mại

1.1.1 Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại

Hiểu theo nghĩa khái quát nhất: Tranh chấp là những bất đồng về quyền và nghĩa vụ

của các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật đã phát sinh.1

Tranh chấp kinh doanh hay còn gọi là tranh chấp thương mại là những thuật ngữhay được sử dụng ở các nước trên thế giới Ở Việt Nam, TCKD,TM là một thuật ngữpháp lý mới xuất hiện cùng với sự ra đời của BLTTDS năm 2004 thay thế cho thuật ngữtranh chấp kinh tế, “một khái niệm quen thuộc của cơ chế kế hoạch hóa đã ăn sâu vàotiềm thức và tư duy pháp lý người Việt Nam”.2

Tranh chấp kinh tế theo tư duy cũ quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án Kinh tế năm 1994, bao gồm:

- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhânvới cá nhân có đăng ký kinh doanh

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên củacông ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty

- Các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu

- Các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật

Với quy định này, khái niệm tranh chấp kinh tế vẫn không bao quát hết các tranhchấp phát sinh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, ví dụ như tranh chấp về hợpđồng có mục đích kinh doanh giữa hai doanh nghiệp tư nhân với nhau không được xem làtranh chấp kinh tế mà xem là tranh chấp dân sự Điều này dẫn đến không có sự phân biệt

rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự

Hiện nay ở Việt Nam chưa có cách hiểu chuẩn xác và thống nhất về TCKD,TM.Việc xác định phạm vi của tranh chấp được coi là TCKD,TM chủ yếu căn cứ vào luậtthực định

Khái niệm “tranh chấp thương mại” lần đầu tiên được đề cập trong Luật Thương

mại năm 1997 “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại” 3 Luật Thương mại

2005 ra đời thay thế Luật Thương mại 1997 đã bỏ đi khái niệm này Cho đến thời điểmhiện nay, không có một văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm tranh chấp kinh doanh,

1 Cao Nhất Linh, Bài giảng Luật thương mại, phần 3, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2012, tr.9.

2 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại, tập II, NXB Công an nhân dân, 2006, tr 427.

3 Luật Thương mại năm 1997, điều 238.

Trang 14

thương mại Tuy nhiên, ở Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm “thương mại” như

sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán

hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”, 4 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng đưa ra khái niệm “kinh

doanh”: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” 5 Từ đó có thể hiểu hoạt động kinh doanh, thương mại là

hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của các chủ thể kinh doanh

Khái niệm “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 2014 và khái niệm “thương mại’theo Luật thương mại 2005 về cơ bản là tương thích với nhau

Như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột chủ yếu về quyền

và nghĩa vụ liên quan đến lợi ích kinh tế phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạtđộng kinh doanh, thương mại

Từ đó có thể khái quát tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại như sau:

“Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng ".

Mỗi cách định nghĩa đều có tính hợp lý của mình, vấn đề là sử dụng thuật ngữ thốngnhất trong tất cả các văn bản pháp luật Và thuật ngữ đó không thể bó hẹp nội dung cụ thểcủa tranh chấp mà mang tính bao quát, tiên liệu các TCKD,TM trong sự biến động củađời sống kinh tế hiện nay, nhưng lại xác định chính xác loại tranh chấp Đặc biệt, xâydựng hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp này thật hiệu quả là vấn đề thực tế đặt ra

1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại 6

Tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là các thương nhân Quan hệthương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thươngnhân với các bên chủ thể không phải là thương nhân Vì vậy, một tranh chấp chỉ được coi

là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân Ngoài thương nhân,trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể củatranh chấp thương mại

Thứ hai, căn cứ phát sinh trong tranh chấp kinh doanh thương mại là hành vi viphạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mạiphát sinh do các bên giả định có vi phạm hợp đồng và xâm hại đến lợi ích hợp pháp của

4 Luật Thương mại 2005, điều 3, khoản 1.

5 Luật Doanh nghiệp 2014, điều 4, khoản 16.

6Bùi Ngọc Cường, Giáo trình luật thương mại , Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr 145

Trang 15

các bên Cũng cần lưu ý, có thể có những vi phạm xâm hại tới lợi ích của các bên nhưngkhông làm phát sinh tranh chấp.

Thứ ba, nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ

và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại Các quan hệ thương mại có bản chất

là các quan hệ tài sản Vì vậy nội dung tranh chấp thương mại thường liên quan trực tiếpvới những lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ thương mại

1.2 Khái quát về thẩm quyền của Tòa án trong hệ thống pháp luật

Thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật.7

Theo đó, thẩm quyền được hiểu theo nghĩa chung nhất là quyền của một tổ chức, cá nhân

tự mình nhìn nhận, đánh giá sự việc và đưa ra phán quyết để giải quyết một vấn đề nào

đó phù hợp với quy định của pháp luật

Về mặt pháp lý, theo Từ điển Luật học thì: “Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và

nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước do luật pháp quy định” Từ đó cho thấy, khái niệm thẩm quyền bao hàm hai nội dung chính là

quyền hành động và quyền quyết định Quyền hành động là quyền được làm những côngviệc nhất định, còn quyền quyết định là quyền hạn giải quyết công việc đó trong phạm vipháp luật cho phép

Thẩm quyền của Tòa án được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chứcTòa án Nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chínhnăm 2010 và các văn bản pháp luật khác Theo quy định của những văn bản pháp luậtnêu trên thì Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam, chức năng xét xử của Tòa án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nó bao trùm

và xuyên suốt quá trình hoạt động của Tòa án Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án

nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”;8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa án nhân danh

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật” 9 Từ chức năng và nhiệm vụ của Tòa án, ta thấy thẩm quyền củaTòa án được xác định trong phạm vi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết những việc khác theoquy định của pháp luật Xét xử là thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét những hành

vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ của sự vi phạm, căn cứ vào quy định của pháp luật

để đưa ra những quyết định nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân

và các lợi ích công cộng khác Các quyết định này có thể là một hình phạt trong một vụ

7 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006, tr 992.

8 Hiến pháp năm 2013, điều 102, khoản 1.

9 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014, điều 2, khoản 2.

Trang 16

án hình sự, hay một quyết định về quyền và nghĩa vụ trong một vụ án dân sự, lao độnghay kinh doanh, thương mại

Như vậy, “Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định,

theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết các vụ việc đó”.

1.3 Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

1.3.1 Khái quát

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết TCKD,TM, xét theo mối quan hệ với các

cơ quan nhà nước khác, là xác định phạm vi những TCKD,TM thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án, phân định những tranh chấp về KD,TM thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa cơ quan nhà nước khác Xét theo mối quan hệ giữa các Tòa án với nhau thì thẩmquyền trong giải quyết TCKD,TM trước hết xác định phạm vi giải quyết các TCKD,TM

so với phạm vi xét xử về hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết những vụ việc khácthuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật

Thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án nhân dân là quyền của một Tòa ánhoặc các Tòa án trong hệ thống Tòa án nhân dân được tiến hành những thủ tục giải quyếtmột TCKD,TM cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết TCKD,TM xác định những tranh chấp nàothuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của

cơ quan nhà nước khác Một tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì tranhchấp đó do Tòa án nào giải quyết

Thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án là một nội dung cụ thể thuộc thẩmquyền dân sự của Tòa án Việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết cácTCKD,TM sẽ giúp cho các Tòa án chủ động trong xét xử, tránh hiện tượng đùn đẩy tráchnhiệm Mặt khác, nó đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo đảm quyền vàlợi ích hợp pháp của các đương sự Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm khoahọc, đúng đắn về thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án có ý nghĩa quan trọngtrong việc xác định quyền hạn cụ thể của Tòa án khi thụ lý, xét xử các tranh chấp vềKD,TM

Như vậy, thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là một bộ phận cấuthành nên thẩm quyền dân sự của Tòa án Do đó, nếu đặt khái niệm thẩm quyền giảiquyết các TCKD,TM của Tòa án trong mối tương quan với khái niệm thẩm quyền dân sự

của Tòa án thì khái niệm “thẩm quyền dân sự của Tòa án " là khái niệm gốc, còn khái niệm “thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án " là khái niệm phái sinh từ khái

niệm đó Thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là một loại thẩm quyền dân

Trang 17

sự chuyên biệt thuộc thẩm quyền dân sự chung của Tòa án Thẩm quyền giải quyết cácTCKD,TM của Tòa án cũng mang hai nội dung chính là quyền hành động và quyền quyếtđịnh của Tòa án trong giải quyết các TCKD,TM.

Từ đó, có thể rút ra kết luận như sau:

Thẩm quyền giải quyết các TCKD,TM của Tòa án là quyền của Tòa án trong việc xem xét giải quyết các TCKD,TM và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các TCKD,TM đó theo thủ tục tố tụng dân sự.

1.3.2 Phân loại về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

1.3.2.1 Thẩm quyền theo vụ việc

Thẩm quyền theo vụ việc hay thẩm quyền chung của Tòa án là việc xác định thẩmquyền giải quyết vụ TCKD,TM đó có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không hay làmột cơ quan, tổ chức khác BLTTDS năm 2015 quy định những tranh chấp về KD,TMsau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD,TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng kýkinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chứcvới nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công tyvới người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị,giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhauliên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giaotài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyềngiải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.10

1.3.2.2 Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Khi có TCKD,TM xảy ra, và được xác định là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

án thì cần xác định tranh chấp đó thuộc quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án cấp nàotrong hệ thống Tòa án Như vậy thẩm quyền giải quyết TCKD,TM của Tòa án các cấp làquyền của từng cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án thực hiện các thủ tục giải quyết mộtTCKD,TM theo thủ tục sơ thẩm Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có Tòa áncấp huyện và Tòa án cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

- Tòa án nhân dân cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyếttranh chấp phát sinh trong hoạt động KD,TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh

10 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, điều 30.

Trang 18

với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Tuy nhiên, những tranh chấp nói trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoàihoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa

án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.11

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh :

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cảnhững vụ án KD,TM mại quy định tại Điều 30 của BLTTDS năm 2015, trừ những vụ ánthuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện Trong trường hợp cần thiết Tòa án cấp tỉnh cóthế lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩmquyền của Tòa án cấp huyện

1.3.2.3 Thẩm quyền theo lãnh thổ

Nếu thẩm quyền chung phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân với thẩm quyềncủa các cơ quan khác, thẩm quyền của Tòa án các cấp phân định thẩm quyền giữa các cấpTòa án với nhau thì thẩm quyền theo lãnh thổ phân định thẩm quyền giữa các Tòa án với

nhau Vậy “thẩm quyền theo lãnh thổ là việc xác định cụ thể Tòa án nào có thẩm quyền

giải quyết TCKD,TM theo trình tự sơ thẩm” 12

Thẩm quyền giải quyết vụ án KD,TM của Tòa án theo lãnh thổ được xác định làTòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bịđơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp

về KD,TM Tuy nhiên, luật cũng cho phép các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhaubằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết.Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến bất động sản, thì Tòa án nơi có bất động sản

có thẩm quyền những tranh chấp về bất động sản.13

1.3.2.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Trong một số trường hợp việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ gặp khó khăn Ví

dụ như trong vụ án có nhiều bị đơn mà bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở nhiều nơikhác nhau, hoặc trong một vụ tranh chấp bất động sản, các bất động sản ở nhiều nơi khácnhau hoặc nếu để Tòa án có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết sẽ không thuận lợi chonguyên đơn Vì thế, Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã quy định trong một số trường hợpnguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp

Như vậy, “Thẩm quyền giải quyết TCKD,TM theo sự lựa chọn của nguyên đơn là

quyền của một Tòa án cụ thể trong hệ thống Tòa án được thực hiện thủ tục giải quyết TCKD,TM đó theo thủ tục sơ thẩm trên cơ sở sự lựa chọn của nguyên đơn”.

11 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, điều 35.

12 Trương Thanh Hùng, Giáo trình luật Tố tụng dân sự 1, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2009, tr.53.

13 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, điều 39.

Trang 19

1.4 Pháp luật nước ngoài về phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau: hệ thốngpháp luật dân sự (civil law), hệ thống thông luật (common law), hệ thống pháp luật hồigiáo Mỗi hệ thống pháp luật có hệ thống cơ quan tài phán với những đặc thù riêng Quanghiên cứu và khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia về mô hình tổ chức cơ quan tàiphán Tòa án trong việc giải quyết các TCKD,TM, có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, mặc dù có những khác biệt nhất định nhưng tựu trung có hai mô hình tổ chức hệ thống Tòa án trong việc giải quyết TCKD,TM là thành lập Tòa chuyên trách (Tòa thương mại) và không thành lập Tòa chuyên trách mà giao nhiệm vụ này cho Tòa

án thường (Tòa dân sự).

Thành lập Tòa chuyên trách với tên gọi là Tòa kinh tế hay Tòa thương mại độc lậpvới Tòa án thường (Tòa dân sự) để giải quyết các TCKD,TM là mô hình thường gặp ởcác nước theo truyền thống luật dân sự (civil law) như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liênbang Đức và sau này có thêm Cộng hòa Liên bang Nga Với quan niệm rằng, các tranhchấp trong hoạt động của giới thương gia có những đặc điểm riêng và cần có một Tòa ánriêng để giải quyết các tranh chấp ấy Ở các nước này, Tòa thương mại chỉ được thànhlập ở cấp sơ thẩm, còn cấp phúc thẩm và phá án (giám đốc thẩm) không có Tòa thươngmại mà do Tòa án thường giải quyết Riêng Liên bang Nga có hẳn một hệ thống Tòa ánriêng gọi là Tòa án Trọng tài ở cả ba cấp để xét xử các TCKD,TM

Các quốc gia theo truyền thống luật án lệ (common law) thì trái lại, thường khôngthành lập Tòa thương mại mà giao nhiệm vụ giải quyết các TCKD,TM cho Tòa ánthường với quan niệm cho rằng: về bản chất tranh chấp kinh tế cũng là một dạng củatranh chấp dân sự nên không cần thiết phải có một cơ quan tài phán riêng cho loại tranhchấp này Tuy nhiên để chuyên môn hóa hoạt động này, phần lớn các quốc gia nàythường thành lập các phân Tòa thương mại trong Tòa án thường để giải quyết cácTCKD,TM

Thứ hai, hầu hết hệ thống Tòa án ở các quốc gia đều được tổ chức theo cấp xét xử với nguyên tắc xét xử hai cấp và Tòa phá án.

Ở mỗi cấp Tòa án thường chỉ giải quyết tranh chấp theo một thủ tục nhất định Tòakhu vực (có thể là Tòa thương mại hoặc Tòa dân sự) xét xử sơ thẩm, Tòa phúc thẩm xét xửphúc thẩm và Tòa tối cao làm nhiệm vụ phá án Ví dụ như ở Pháp, Tòa án thương mại chỉlàm nhiệm vụ xét xử sơ thẩm Đối với tranh chấp thương mại có giá trị không quá 13.000

Fr thì các Tòa án thương mại xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm Đối với tranh chấp cógiá trị lớn hơn thì việc xét xử phúc thẩm sẽ được tiến hành theo các trình tự tố tụng dân sựthông thường trước Tòa án phúc thẩm (Tòa dân sự của Tòa án cấp trên) Bản án phúc thẩm

Trang 20

nếu có kháng nghị sẽ được xem xét lại ở Tòa phá án (Tòa tối cao).14 Riêng Tòa án Trọngtài ở Nga có hơi khác một chút, bao gồm 82 Tòa sơ thẩm ở các chủ thể liên bang (các nướccộng hòa, các tỉnh tự trị ), 10 Tòa án khu vực và Tòa án Trọng tài tối cao.

Thứ ba, việc tổ chức hệ thống Tòa án để giải quyết các TCKD,TM thường không theo địa giới hành chính mà được xác định theo nhu cầu của hoạt động xét xử (số lượng các vụ tranh chấp trong năm).

Chính vì vậy, số lượng các Tòa án ở thủ đô hoặc các trung tâm thương mại bao giờcũng nhiều hơn các khu vực khác, nơi mà các hoạt động sản xuất KD,TM kém phát triểnhơn Điều này được thể hiện ở tất cả các quốc gia dù có thành lập Tòa thương mại chuyênbiệt hay không bởi họ quan niệm Tòa án là để phục vụ các nhu cầu của xã hội mà ở đây

là nhu cầu của các thương gia

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,

THƯƠNG MẠI 2.1 Thẩm quyền theo vụ việc

14 Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường Tòa án, NXB Thanh niên, Hà Nội,

2003, tr 16.

Trang 21

Xác định thẩm quyền theo vụ việc là xác định phạm vi các tranh chấp phát sinh từhoạt động KD,TM được pháp luật xác định thuộc quyền hạn giải quyết của Tòa án Theoquy định tại Điều 29 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (hay Điều 30BLTTDS năm 2015) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinhtrong hoạt động KD,TM bao gồm:

2.1.1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

Điều 29 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: “Những tranh

chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỷ thuật, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác” 15 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Như vậy, với quy định này ta thấy những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức

từ hoạt động kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nếu thỏamãn ba điều kiện sau:

Một là, chủ thể của TCKD,TM là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP “Cá nhân, tổ chức có đăng

ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a) Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác (theo Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác của về đăng ký kinh doanh);

b) Doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp);

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã);

d) Cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh”.16

Hai là, các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động KD,TM và các hoạt động đó đều

có mục đích lợi nhuận

Để xác định thế nào là hoạt động KD,TM, Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP đã

15 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004, điều 29, khoản 1

16 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,

bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, điều 6, khoản 1.

Trang 22

hướng dẫn như sau: “Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích

sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại”.17

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao ngày 03/12/2012 cũng đã hướng dẫn dấu hiệu “mục đích lợi nhuận” của

tổ chức, cá nhân trong hoạt động KD,TM đó là: “Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ

chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó”.18 Như vậy, hướng dẫn của Nghị quyết số03/2012/NQ-HĐTP về vấn đề trên là cơ sở pháp lý đầu tiên để Tòa án xác định đâu làtranh chấp KD,TM và đâu là tranh chấp dân sự (được hiểu theo nghĩa hẹp)

Đồng thời, Tòa án cũng có thể căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2014 để xác

định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của

quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.19 Hoặc Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 cũng đã quy

định: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.20

Như vậy, về cơ bản pháp luật Việt Nam đã có sự thống nhất khi quy định hoạt độngKD,TM bao gồm cả các hoạt động nhằm phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt độngKD,TM như: hoạt động khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thươngmại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa; môi giới thương mại

- Ba là, các tranh chấp phải thuộc 14 lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 29

BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì mới thuộc thẩm quyền của Tòa án Cụthể đó là các lĩnh vực sau đây: “a) Mua bán hàng hoá; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối;d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹthuật; i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nộiđịa; k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua

17 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,

bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 6, Khoản 3.

18 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,

bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 6, Khoản 2.

19 Luật Doanh nghiệp năm 2014, điều 4, khoản 6.

20 Luật Thương mại năm 2005, điều 3, khoản 1.

Trang 23

bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảohiểm; o) Thăm dò, khai thác”.

Điều 30, BLTTDS năm 2015 quy định: “Những tranh chấp phát sinh trong hoạt

động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận” 21 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Với tinh thần cảicách tư pháp nhằm tăng cường thẩm quyền của Tòa án Do đó Điều 30 BLTTDS năm

2015 đã bỏ đi phương pháp liệt kê các tranh chấp KD,TM tại khoản 1 Điều 29 BLTTDSnăm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 Việc bỏ quy định mang tính liệt kê cụ thể các tranhchấp KD,TM thì thẩm quyền của Tòa án được mở rộng hơn nhiều so với các giai đoạntrước đó và mới có thể điều chỉnh được tất cả các tranh chấp KD,TM phát sinh trong thựctiễn Từ đó, khắc phục được tình trạng các tranh chấp KD,TM phát sinh nhưng tòa ánkhông có cơ sở thụ lý và giải quyết khi đương sự có yêu cầu

2.1.2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,

tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định là một dạng của tài sản,nhưng nó là một dạng tài sản đặc biệt bởi nó mang tính phi vật chất và cũng không dễdàng trong việc xác định giá trị của loại tài sản này, thông thường thì nó có giá trị rất cao.Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ,các tranh chấp về lĩnh vực cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn

So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, quy định thêm cáctranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau vàđều có mục đích lợi nhuận thuộc tranh chấp về kinh doanh thương mại Khác với cáctranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011,loại tranh chấp này chỉ lấy tiêu chí mục đích của các bên tranh chấp để phân biệtTCKD,TM hay tranh chấp dân sự

Tương tự khoản 2, Điều 29, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thìkhoản 2, Điều 30, BLTTDS năm 2015 quy định những tranh chấp về quyền sở hữu trítuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau thì không nhất thiết cánhân, tổ chức đó phải đăng kí kinh doanh mà chỉ đòi hỏi các bên phải có mục đích lợinhuận Nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợinhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự

2.1.2.1 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 “Quyền sở hữu trí tuệ là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên

21 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, điều 30, khoản 1

Trang 24

quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.22

Đối với các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thì hiện nay Thông tư liên tịch số02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp vềquyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân quy định tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm

- Các tranh chấp về quyền tác giả: Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyềntác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh; Tranh chấpgiữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả; Tranh chấp giữa cá nhân và tổchức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm; Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giảvới tác giả về tiền nhuận bút, tiền thù lao cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm

vụ được giao hoặc hợp đồng; Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tàisản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; Tranh chấp về quyền tác giả đối với chươngtrình máy tính, sưu tập dữ liệu giữa người cung cấp tài chính và các điều kiện vật chất cótính chất quyết định cho việc xây dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệuvới người thiết kế, xây dựng chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; Tranh chấp về quyềntác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa người đầu tư tài chính và cơ sởvật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu với người tham giasáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa

họ với nhau về tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác; Tranh chấp giữachủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khaithác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu tácphẩm; Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bốkhông phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người sử dụng khôngtrả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm,gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; Tranh chấp về hợpđồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc tranh chấp về hợp đồngdịch vụ bản quyền tác giả; Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả;Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 20 và quyền nhân thântheo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ Tranh chấp khác về quyền tácgiả theo quy định của pháp luật

- Các tranh chấp về quyền liên quan: Tranh chấp giữa chủ đầu tư với người biểudiễn về quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; tranh chấp giữa ngườibiểu diễn với người khai thác sử dụng các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn về tiền thùlao; Tranh chấp giữa nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với người thực hiện các quyền

22 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, điều 4, khoản 1.

Trang 25

của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình về quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình củanhà sản xuất được phân phối đến công chúng; Tranh chấp giữa tổ chức phát sóng vớingười sử dụng các quyền của tổ chức phát sóng về quyền lợi vật chất khi chương trìnhphát sóng của tổ chức đó được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng; Tranh chấpgiữa người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sửdụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý doviệc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm,ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhàsản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng vớingười sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thùlao, vì lý do người sử dụng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởngđến việc khai thác hình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phátsóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghihình, tổ chức phát sóng; Tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi

âm, ghi hình, chương trình phát sóng (tranh chấp ai là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn,bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó ); Tranh chấp phát sinh do hành vi xâmphạm quyền liên quan; Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền liên quan; Tranh chấp khác

về quyền liên quan theo quy định của pháp luật

- Các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp: Tranh chấp về quyền đăng ký sángchế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Tranh chấp vềquyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; Tranhchấp về quyền tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Tranh chấp vềquyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bốtrí; Tranh chấp về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trígiữa người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí vớingười đang sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó hoặc tranh chấp về khoản tiềnđền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ với người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí; Tranh chấp về quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp giữachủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp với người sử dụng trước sáng chế, kiểu dángcông nghiệp liên quan đến việc chuyển giao quyền đó cho người khác, mở rộng phạm vi,khối lượng sử dụng mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;Tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp; thiết kế bố trí với người sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trítrong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo

sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ; Tranh chấp về quyền của chủ sở hữuđối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm cả tranh chấp về phần quyền của các đồng chủ

Ngày đăng: 13/11/2016, 11:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w