1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát Triển Giao Tiếp Cho Trẻ Khiếm Thị MN

25 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thị • Trong năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ khiếm thị giao tiếp chủ yếu với người lớn.. Hậu quả là trẻ khiếm thị không phát triển được những

Trang 1

PHÁT TRIỂN GIAO TiẾP CHO TRẺ KHIẾM THỊ MN

TS.Nguyễn Thị Kim Anh Khoa GDĐB-ĐHSP

Tp.HCM

Trang 2

Chương 4 Phát triển giao tiếp cho trẻ khiếm thị mầm non.

• 4.1.Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trang 3

4.1 Quá trình phát triển ngôn

ngữ của trẻ khiếm thị

• Trong năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ

khiếm thị giao tiếp chủ yếu với người lớn.

• Cha mẹ giao tiếp với chúng như giao tiếp với trẻ sáng Họ sử dụng cả lời nói và sự tiếp xúc da thịt với con của mình

• Trong thời gian này, cha mẹ luôn là người

khởi đầu sự tương tác Họ mong tìm thấy

sự phản hồi ở đứa con thương yêu của

mình

Trang 4

• Trẻ khiếm thị cũng có những hành vi giao

tiếp phản hồi (dùng tay đẩy khi không

thích, nắm áo kéo lại hoặc cười với cha

mẹ)

• Tuy nhiên, trẻ thường không quay mặt về

phía người mà chúng đang tương tác

Hành vi này thường ít gây kích thích hứng thú tương tác cho cha mẹ trẻ, cha mẹ trẻ không nhìn thấy được ánh mắt từ con họ

và kết quả là họ dần dần chán nản Do

vậy, những mối tương tác với trẻ của họ ngắn dần đi về mặt thời gian và ít dần đi

về mặt số lượng

Trang 5

• Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ khiếm thị bắt đầu

mở rộng mối quan hệ tương tác của mình, không chỉ với những người thân như cha

mẹ, ông bà mà được mở rộng ra với bạn

bè cùng trang lứa

• Sự tương tác bắt đầu trở lên phức tạp

hơn khi trẻ bắt đầu có nhu cầu quen biết nhau Lúc này, trẻ có thể biểu hiện được

sự thân thiện và tiến đến gần nhau để

cùng chơi, cùng nói chuyện

Trang 6

• Khi tuổi lớn dần lên thì những khó khăn trong

giao tiếp của trẻ khiếm thị bộc lộ rõ hơn Trẻ

không theo kịp bạn sáng trong trò chơi đòi hỏi

nhiều kĩ năng Chúng không biết làm thế nào để tham gia vào nhóm chơi; không biết cách khởi đầu và duy trì sự giao tiếp

• Do không nhận được thông tin thị giác (ánh mắt,

cử chỉ, dáng điệu, nụ cười…) nên người giao

tiếp và trẻ khiếm thị không hiểu được chính xác thông điệp của nhau, do đó, các phản hồi có thể không phù hợp, làm cho hứng thú giao tiếp giảm đáng kể

• Thiếu hụt trong thích ứng giao tiếp làm cho trẻ ít

được sự chấp nhận của bạn bè sáng mắt và trở nên cô độc trong mối tương tác bạn bè Hậu quả

là trẻ khiếm thị không phát triển được những kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp phù hợp, trẻ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với mọi người

Trang 7

• Trẻ khiếm thị thường có xu hướng tập trung

hứng thú vào những hành động của riêng mình: hỏi và lặp lại nhiều câu hỏi; có những đòi hỏi

không bình thường đối với người khác; thay đổi chủ đề một cách đột ngột; hoặc không có phản hồi trở lại đối với những lời nói, hành vi hoặc sự quan tâm của người khác

• Ở trẻ thường hay xuất hiện và phát triển những

Trang 8

• Qua những hoạt động giao tiếp tương tác, trẻ khiếm thị cũng có hạn chế trong việc nắm được thông tin về trình

độ năng lực của mình cũng như của bạn sáng mắt

• Hạn chế này góp phần làm cho trẻ khiếm thị tin rằng

những người sáng mắt là những người cao cấp hơn,

giỏi giang hơn hoặc ngược lại Điều đó làm cho trẻ khó

so sánh chính xác mức độ hoàn thành công việc của

chơi cùng bạn nữ như là một giải pháp thay thế để

chống lại sự cô độc

• Mọi trẻ khiếm thị đều có thói quen tương tác với những bạn riêng lẻ bên ngoài nhóm đông Chúng cũng muốn có

ai đó để giao tiếp

Trang 9

• Tóm lại, Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thị :

• - Tư thế cứng nhắc, gò bó, không linh hoạt.

• - Khuôn mặt ít (không) biểu lộ cảm xúc

• - Hành vi cười yếu ớt hoặc cười không phù

hợp với ngữ cảnh.

• - Thụ động trong giao tiếp Giao tiếp của trẻ

phần lớn là những cuộc giao tiếp ngắn ngủi,

không biết cách duy trì

• - Nội dung giao tiếp có xu hướng về những

hoạt động, cảm xúc của bản thân

• - Ngữ điệu lời nói của trẻ khiếm thị buồn tẻ, ít

cảm xúc.

• Biện pháp phát triển giao tiếp :

• - Phát triển vốn từ và nghĩa từ cho trẻ.

• - Phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa thông

qua trò chơi đóng vai.

Trang 10

2 Ảnh hưởng của khiếm thị đến

sự phát triển ngôn ngữ

• Những năm tháng đầu đời, tật khiếm thị đã gây

cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Vấn đề chính không phải là ở chỗ trẻ không có khả năng nhìn thấy miệng của người khác và

cách trẻ tạo âm thanh như thế nào mà điều cơ bản là người khác đã tương tác phản hồi lại với trẻ như thế nào Cha mẹ trẻ khiếm thị có thể gặp khó khăn trong việc hiểu được những lời bập bẹ của con họ vì trẻ khiếm thị bị hạn chế về khả

năng sử dụng ánh mắt điệu bộ để giúp cha mẹ hiểu rõ những gì chúng đang bập bẹ

Trang 11

• Do có sự khác nhau về kinh nghiệm và các cơ

sở cũng như vật liệu cho quá trình thu nhận

thông tin, trẻ khiếm thị tiếp thu được những từ ngữ khác với trẻ sáng Chúng thường sử dụng nhiều từ ngữ để nói về hành động của chúng;

chúng gọi đồ chơi, vật nuôi, hay con người bằng những cái tên riêng biệt hơn; sử dụng ít từ mang tính bổ nghĩa Khuyết tật thị giác còn là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai ngôn ngữ của

trẻ, như:

• Hạn chế nghĩa của từ: Do cách thức học và trải

nghiệm, trẻ khiếm thị chỉ hiểu rằng từ mà các

em học được là để chỉ cụ thể một vật mà em đã tiếp xúc có thể bằng xúc giác, thính giác hoặc

các giác quan khác.

Trang 12

• Quá mở rộng nghĩa của từ: Trên cơ sở những thông tin

thu nhận được bằng tri giác như âm thanh, cấu trúc, mùi

vị và trọng lượng, các em có thể hiểu rằng những gì

mang đặc điểm tương tự sẽ là những thứ mà các em đã trải nghiệm trước đó

động biến hoá trong khi sử dụng.Khi trẻ khiếm thị biết

nói, ngôn ngữ của chúng thường có ba đặc điểm sau: hỏi nhiều câu hỏi, lặp lời và đưa ra những bình luận

không ăn nhập

• -Trẻ khiếm thị có xu hướng hỏi nhiều câu hỏi đôi khi

không phù hợp Điều quan trọng là phải nhận biết được mục đích ẩn sau mỗi câu hỏi và giúp trẻ tìm cách khác thay thế để thể hiện nhu cầu của mình Những mục đích

đó có thể là: nắm thông tin, thu hút sự chú ý, phản ứng lại khi bối rối hoặc sợ hãi Trẻ nên được học những cách thức giao tiếp phù hợp để đạt được những mục tiêu đó Những câu hỏi, ban đầu có thể có tác dụng thu hút sự chú ý nhưng những kĩ thuật tiếp theo cũng nên được

phát triển Ví dụ: tiến đến gần hơn, nói một cách cởi mở, nghe một cách tích cực

Trang 13

• Trẻ khiếm thị cũng thường đưa ra những câu hỏi để yên

tâm về sự có mặt của một người nào đó Người lớn nên nhạy cảm với nhu cầu này và hãy cố gắng cho trẻ sự

yên tâm về tình cảm và khảng định sự có mặt của mình bằng lời nói Ta cũng nên khuyến khích trẻ khiếm thị thể hiện cảm xúc sợ hãi hoặc bối rối của mình một cách trực tiếp hơn là dựa vào việc đặt câu hỏi

• Trẻ khiếm thị có xu hướng hay lặp lại những câu nói của

người khác Đây không phải là hiện tượng hoàn toàn

mang tính tiêu cực Lặp lời cũng có thể là một phần của

sự phát triển ngôn ngữ bình thường hoặc là sự nhắc lại

để giúp cho quá trình xử lí thông tin Nó cũng có thể

được sử dụng như là sự cố gắng mở đầu cuộc tương tác Nếu đứa trẻ có vẻ không hiểu những lời nói lặp lại của mình hoặc sự lặp lời đó được sử dụng không phải vì mục đích giao tiếp hoặc đứa trẻ không sử dụng một

cách sáng tạo những lời nói lặp lại này thì tốt nhất là nên tìm cách làm giảm hoặc xoá bỏ số lượng lặp lời của trẻ

Trang 14

• • Những bình luận vô nghĩa

• Nhiều trẻ khiếm thị gặp khó khăn trong hoạt

động nghe, hiểu trong các cuộc hội thoại vì

không nhìn thấy được những hành vi giao tiếp khác Trẻ có thể cho ra những lời bình luận

không liên quan đến cuộc hội thoại Mặc dù việc lạc đề trong giao tiếp là bình thường đối với trẻ

em nhưng nếu một trẻ khiếm thị có vẻ chỉ tập

trung vào những hứng thú của mình hơn là cuộc hội thoại thì nên cho các em biết khi nào thì

những bình luận của các em là phù hợp và đưa

ra những cách thay thế khác phù hợp với những tình huống xã hội cụ thể.

Trang 15

4.3 Phương pháp phát triển giao tiếp cho trẻ khiếm thị mầm non

• 4.3.1.Phát triển kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ mù

• Phần lớn những kĩ năng giao tiếp được học qua hoạt động

của thị giác và sự bắt chước Trẻ sáng mắt học được

những kĩ năng này từ rất sớm, một cách ngẫu nhiên qua tương tác với người khác

• Trẻ sáng mắt có thể học một cách ngẫu nhiên và biết rằng:

cần phải mặt đối mặt trong giao tiếp hoặc tư thế, dáng điệu

sẽ nói nên phần nào nội dung giao tiếp và có tác động tới nội dung giao tiếp Tuy nhiên, trẻ khiếm thị không thể biết được những điều đó nếu không có sự can thiệp trực tiếp

• Phát triển kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng

trong việc nâng cao năng lực giao tiếp cho trẻ khiếm thị Việc này có thể được kết hợp trong các chương trình khác nhau và nên được tiến hành từ khi trẻ còn nhỏ Tuy nhiên, mỗi độ tuổi cần có phương pháp và nội dung phù hợp với trẻ Đối với trẻ khiếm thị, ta có thể đưa vào trong những

cuộc thảo luận nhóm hoặc dạy riêng lẻ trong những thời gian đặc biệt hoặc trong những tình huống giao tiếp cụ thể

Trang 16

Một số biện pháp phát triển hành vi giao tiếp

khiếm thị là một tham vọng không thể nào đạt được HS KT sẽ không thể nào biết được thế nào là: cái nhìn vô cảm, ánh mắt

dữ dội, cặp mắt nanh ác, ánh mắt thân thiện, đôi mắt ánh lên niềm vui, Nhưng ta có thể thực hiện một số hoạt động miêu

tả thay thế như sau:

tâm lắng nghe.

không biết bạn đang nói chuyện với ai.

bối cảnh này hay bối cảnh khác Trẻ này có thể chỉ biết giơ tay

để chào gặp mặt hoặc chào tạm biệt là một sự tiến bộ lớn

trong giao tiếp Trong khi trẻ khác biết vẫy một chiếc xe ngang qua, biết bắt tay, biết ra hiệu cho người phục vụ, Những

hành vi đó thể hiện sự độc lập và tiến bộ trong năng lực giao tiếp

Trang 17

• + Xác định mức độ giao tiếp bằng điệu bộ, cử chỉ cho phù hợp với độ tuổi của trẻ Hướng dẫn các cử chỉ điệu

bộ cho trẻ khiếm thị qua các hoạt động diễn ra trong

trường học và các hoạt đông tập thể, vì trẻ KT sẽ dễ

dàng học được từ bạn bè và được củng cố nhiều hơn, nhanh hơn

và trợ giúp bằng những vận động cơ bắp cụ thể để học các cử chỉ, điệu bộ Đồng thời với những hướng dẫn tay chân cụ thể, ta có thể đưa ra những lời giải thích khi cần thiết

• + Việc tập những hành vi giao tiếp bằng cử chỉ, dáng điệu có thể thực hiện bằng cách trợ giúp vận động trực tiếp hoặc qua giới thiệu lí thuyết kết hợp với thực hành

• + Trợ giúp trẻ khiếm thị học cử chỉ điệu bộ trong các hoàn cảnh cụ thể ngoài thực tế như: sân chơi, nhà ga, điểm xe buýt, …

Trang 18

• + Khuyến khích các em thể hiện các hành vi giao tiếp

cử chỉ điệu bộ

• + Cho trẻ học uốn cong vai, siết chặt nắm tay, sau đó

hạ thấp đầu, thả lỏng tay, thẳng người, để tay chân ở tư thế thoải mái

• + Sử dụng trò chơi đóng vai cho trẻ khiếm thị và bạn của chúng cùng với GV như là những trò chơi thực

hành

• + Giới thiệu khái niệm “thông điệp kép” giữa ngôn ngữ

lời nói và tư thế dáng điệu trong giao tiếp

hoạt động với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo… và hướng dẫn chúng sử dụng một cách phù hợp ngôn ngữ cơ thể trong các hoạt động của cộng đồng

Trang 19

• - Loại bỏ những hành vi không phù hợp

• + Xác định xem các hành vi đó thường

xảy ra khi nào, ở đâu Công việc này nên

có sự kết hợp với bác sĩ, gia đình và các chuyên gia về trẻ khiếm thị.

• + Sử dụng các kĩ thuật điều chỉnh hành vi

để xác định ranh giới cho mức vận động, mục đích và các chiến lược can thiệp.

• + Sử dụng những tín hiệu báo động cho

trẻ biết mỗi khi hành vi điển hình xảy ra.

Trang 20

- Biện pháp phát triển ngôn ngữ

cho trẻ khiếm thị

người Năng lực ngôn ngữ có tốt thì khả năng giao tiếp mới được nâng cao Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thị cũng là công việc nên được tiến hành từ khi trẻ còn nhỏ Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn của người lớn: cha

mẹ, thầy cô giáo… Khi trẻ còn nhỏ, trách nhiệm phát

triển ngôn ngữ thuộc về phía cha mẹ nhiều hơn Cha mẹ trẻ khiếm thị cần được tư vấn, tập huấn để giao tiếp với trẻ được tốt hơn Khi trẻ đi học, trách nhiệm của nhà

trường đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thị

là rất lớn Nhà trường nên tiến hành các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng nhiều phương thức khác

nhau, có hệ thống, có mục đích Những chiến lược dưới đây có thể hữu ích cho cả gia đình và nhà trường trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thị

Trang 21

• + Dạy cho cha mẹ các phương thức khác

nhau để tương tác với trẻ Đây là điều hết sức quan trọng vì không những giúp cha mẹ trẻ

khiếm thị biết thêm được cách thức giao tiếp với đứa con khiếm thị mà còn góp phần làm cho cha

mẹ hiểu thêm những phản hồi từ con cái họ Từ

đó, tạo cho họ có thêm động lực tiếp tục hoạt

động giao tiếp.

• + Hãy lắng nghe và quan sát: Giúp gia đình

nhận diện và nắm được những tín hiệu khó

quan sát bằng mắt về nhu cầu, hứng thú mong muốn của trẻ và cách phản hồi lại những tín

hiệu đó.

• + Hãy duy trì kì vọng cao đối với năng lực

ngôn ngữ của trẻ Không nên luôn luôn phỏng

đoán những nhu cầu mong muốn của trẻ mà

hãy khuyến khích trẻ tìm cách thể hiện điều đó.

Trang 22

• + Hãy động viên khích lệ những cố gắng giao tiếp của trẻ Việc bắt chước và mở rộng lời nói của trẻ có tác

dụng khuyến khích trẻ tiếp tục nói

vật, hiện tượng trong môi trường bằng xúc giác và thính giác

thảo luận với trẻ

ngữ được đưa tới cho trẻ cần được củng cố bằng những trải nghiệm trực tiếp Khi trẻ khiếm thị hiểu ngôn ngữ,

chúng sẽ ít có hiện tượng lặp từ

• + Phản hồi lại những ý tưởng, cảm xúc trong lời nói của trẻ: Bằng việc chú ý tới những hành động của trẻ và những sự việc đang xảy ra xung quanh, người khác có thể phản hồi được những ý định của trẻ

Trang 23

• + Trình bày cảm xúc của mình và nói lên

những cảm xúc của trẻ: Trẻ khiếm thị không thể nắm được những xúc cảm có từ nét mặt cau có,

nụ cười, của người khác Những xúc cảm của người khác cần được giảng giải và trẻ cần được dạy cách thể hiện tình cảm một cách phù hợp.

• + Hãy cố gắng mở rộng ngôn ngữ hiện có của

trẻ: Những cố gắng giao tiếp của trẻ có thể

được sử dụng làm nền tảng cho những giao tiếp

xa hơn

• + Giúp đỡ để trẻ có được sự phản hồi phù

hợp Những kĩ năng xã hội khác cũng nên được chú ý phát triển Dạy trẻ biết lắng nghe xem

những bạn khác đang làm gì và bắt chước

những hành vi của bạn khi tham gia chơi.

Trang 24

• + Không nên cố gắng quá nhiều: Hãy cố dạy

để đạt từng mục tiêu một Dạy vào lúc trẻ có tâm thế và hứng thú học.

• + Những cuộc tương tác phải vui vẻ và trẻ

được nói về những hứng thú chung, chúng thực

sự thích thú với sự tương tác Hãy tôn trọng

những cố gắng giao tiếp của chúng.

• + Chú trọng cả hai hình thức dạy ngôn ngữ

chính thức và phi chính thức cho trẻ Trẻ khiếm thị cần được học ngôn ngữ trong chương trình các môn học và ngôn ngữ giao tiếp thông dụng ngoài xã hội.

• - Tạo cho trẻ khiếm thị có cơ hội tương tác

• GV có thể đưa ra những đề nghị cho trẻ sáng

hiểu, yêu thương và quan tâm giao tiếp giúp đỡ bạn khiếm thị.

Trang 25

• + Giúp trẻ khiếm thị biết cách nói lên nhu cầu đặc biệt của mình với bạn Bạn cần phải hiểu được những điểm tương đồng và khác biệt giữa trẻ sáng và trẻ khiếm thị

từ đó có thể biết cách giao tiếp phù hợp

• + Khuyến khích trẻ khiếm thị thể hiện những suy nghĩ,

tình cảm của mình bằng lời nói; khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của mình

cẩn thận: Quan sát cả về chất lượng và số lượng giao tiếp của trẻ Tiến bộ trong giao tiếp của trẻ khiếm thị với bạn bè được thể hiện bằng sự tăng lên về số lần giao tiếp và vai trò của chúng trong giao tiếp ngày càng được thể hiện hợp lí hơn Hãy theo dõi các cuộc giao tiếp của chúng một cách kín đáo

• + Dạy cho trẻ khiếm thị cách thức chủ động trong giao tiếp: Khởi đầu giao tiếp, phản hồi ý kiến một cách phù hợp, duy trì giao tiếp

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w