1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học xã đàn và trường dạy trẻ điếc nhân chính)

104 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học với đề tài “Một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ Điếc lớp đầu cấp tiểu học nghiên cứu tại trường tiểu học Xã Đàn và trường dạy trẻ điếc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ HOA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO

TRẺ ĐIẾC LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

(Nghiên cứu tại trường tiểu học Xã Đàn và trường dạy

trẻ điếc Nhân Chính)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ HOA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO

TRẺ ĐIẾC LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

(Nghiên cứu tại trường tiểu học Xã Đàn và trường dạy

trẻ điếc Nhân Chính)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Hiên

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và đƣợc phép công bố

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2017

Học viên thực hiện

Đinh Thị Hoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học với đề tài “Một số biện pháp phát

triển giao tiếp cho trẻ Điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học Xã Đàn và trường dạy trẻ điếc Nhân Chính” là kết quả của quá trình cố

gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân Trang viết này là lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS Đỗ Thị Hiên đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô và các trẻ điếc của hai trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

TÁC GIẢ

Đinh Thị Hoa

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của nghiên cứu 1

2 Mục tiêu đề tài 3

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Những đóng góp của đề tài 5

8 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ĐIẾC 7

1.1 Hệ thống các khái niệm cơ bản và khái niệm cốt lõi của đề tài 7

1.1.1 Khái niệm cơ bản: 7

1.1.2 Khái niệm cốt lõi: 8

1.2 Một số đặc điểm cơ bản của tật Điếc: 8

1.2.1 Biểu hiện: 8

1.2.2 Nguyên nhân 9

1.2.3 Phân loại 12

1.3 Một số đặc điểm của trẻ Điếc đầu cấp tiểu học: 13

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý và các giác quan ở trẻ Điếc giai đoạn đầu cấp Tiểu học 13

1 3.2 Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc 16

1 4 Ngôn ngữ kí hiệu – ngôn ngữ của người Điếc: 18

1.4.1: Ngôn ngữ kí hiệu là gì? 18

1.4.1 Ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam 20

1.4.2 Đặc điểm của ngôn ngữ kí hiệu 21

1.4.4: Một số vấn đề về từ của ngôn ngữ kí hiệu: 27

Tiểu kết chương 1 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY - HỌC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ĐIẾC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐÀN VÀ TRƯỜNG DẠY

Trang 6

2.1 Vài nét về địa bàn khảo sát 32

2.1.1: Trường dân lập dạy trẻ Điếc Nhân Chính: 33

2.1.2: Trường PTCS Xã Đàn (Tiểu học Xã Đàn): 34

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy - học của giáo viên và học sinh Điếc tại trường dạy trẻ Điếc 35

2.2.1 Hoạt động dạy học cho trẻ Điếc ở 2 trường trên địa bàn Hà Nội 35

2.2.2 Khảo sát việc giảng dạy của giáo viên ở cả hai cơ sở: 38

2.2.3 Khảo sát vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ Điếc ở cả 2 cơ sở 39

Tiểu kết chương 2 52

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TRÕ CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU CHO TRẺ ĐIẾC LỚP ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 54

3.1 Tầm quan trọng của của trò chơi trong việc dạy học và phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ: 54

3.1.1 Nhìn thẻ tranh – đoán kí hiệu – viết tên kí hiệu 57

3.1.2 Chọn đáp án đúng 60

3.1.3 Ghép kí hiệu cho đúng 62

3.2 Kết quả khảo sát 63

3.3 Một số ý kiến về phương pháp dạy cho giáo viên 70

Tiểu kết chương 3 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 79

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Bảng phân loại mức độ Điếc 12

Bảng 1.2: Khả năng ngôn ngữ giữa trẻ nghe nói – trẻ Điếc 17

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát nhóm từ từ vựng lần 1 40

Bảng 2.2 Cấu trúc câu đơn giản trẻ Điếc sử dụng 47

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát nhóm từ vựng lần 2 64

Hình 1 1 Lát cắt dọc của tai 11

Hình 1.2 Sự kết nối những sợi nang lông trong ốc tai và dây thần kinh thính giác 11

Hình 1.3 Thần kinh thính giác chuyển tín hiệu âm thanh lên não 12

Hình 1.4: Bảng chữ cái ngón tay 19

Hình 1.5: Bảng chữ số 20

Hình 2.1 Sơ đồ so sánh hoạt động dạy học của trẻ bình thường và trẻ Điếc 36

Hình 2.2: Biểu đồ Venn - phương tiện giao tiếp của người Điếc 39

Biểu đồ 1.1: Khảo sát nhóm từ vựng giữa 2 trẻ Điếc 42

Biểu đồ 3.1 So sánh khả năng từ vựng Ngôn ngữ kí hiệu sau 2 lần khảo sát của hai cơ sở tại Hà Nội 67

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của nghiên cứu

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể khám phá, nghiên cứu, tìm tòi ra những cái mới, bản chất của cuộc sống để phục vụ cho bản thân Chính vì vậy mà có thể nói ngôn ngữ “tạo hình” cho con người một cách

đúng nghĩa nhất Vậy, chúng ta thử đặt câu hỏi ngược lại, nếu con người

không có ngôn ngữ? Một cá nhân không có ngôn ngữ thì sẽ như thế nào?

Không có ngôn ngữ sẽ không có xã hội, một xã hội phát triển Không có ngôn ngữ thì bản thân cá nhân bị cô lập giữa cộng đồng

Một đứa trẻ Điếc không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp, giống như việc sống trong nhà kính Trẻ Điếc có thể thấy mọi người đang nói nhưng không thể hiểu họ nói gì Điều đó có nghĩa là nhiều trẻ Điếc lớn lên mà không thể học hoặc sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp với mọi người xung quanh Mọi người đều có nhu cầu lớn đó là giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác Khi một trẻ không có kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác, và khi người khác không biết làm thế nào để giao tiếp hay xây dựng mối quan hệ với trẻ, trẻ có thể bị bỏ rơi thậm chí ngay cả với những người thân Cứ như vậy, sau

một thời gian, trẻ sẽ bị cô lập về mặt xã hội Dần dần trẻ sẽ bị trầm cảm nặng nề

Trẻ Điếc cũng giống với những trẻ nghe được Tất cả các em đều có

quyền và nghĩa vụ, vai trò như nhau trong xã hội Trong cuốn Quyền trẻ em

trong pháp luật Việt Nam có ghi rõ “xây dựng và ban hành các chế độc trợ cấp, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở trường, lớp dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ban hành quy chế, chế độ thực hiện giáo dục phổ cập tiểu học đối với trẻ em khuyết tật Nhiệm vụ này được giao cho Ban tổ chức cán

bộ Chính Phủ, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội và Bộ Giáo Dục – Đào

Trang 10

thi hành luật phổ cập giáo dục tiểu học) Trẻ Điếc hay trẻ khiếm thính là một

bộ phận của xã hội Vì không thể nghe nên những trẻ này không thể học ngôn ngữ nếu không có sự giúp đỡ dẫn đến việc trẻ không thể giao tiếp với người khác, không biết thể hiện bản thân và không thể học một cách dễ dàng như những trẻ bình thường khác Nếu không giao tiếp thì trẻ điếc không thể phát triển toàn diện cả về trí tuệ và những khả năng của bản thân Giúp trẻ có tật điếc giao tiếp được là một vấn đề cấp thiết, cần phải hành động trước khi qua muộn Trang bị cho trẻ những kiến thức giúp trẻ hòa đồng, tự tin, đó là việc làm của gia đình, nhà trường và xã hội cần làm ngay

Những năm đầu đời (từ lúc mới sinh cho đến 7 tuổi) là những năm tháng quan trọng nhất cho việc học kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ Do vậy, phát hiện sớm những khó khăn về nghe của trẻ và giúp đỡ trẻ hiệu quả là rất cần thiết Càng bắt đầu học ngôn ngữ sớm thì trẻ càng phát triển tốt cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ Việc trẻ Điếc học ngôn ngữ không đơn giản là học cách giao tiếp hàng ngày với mọi người mà quan trọng hơn đó là học cách tư duy, cách suy nghĩ và luyện óc phán đoán Điều đó mới là quan trọng, đó mới

là điều giúp trẻ tự tin khẳng định mình Trong công trình nghiên cứu của Quỹ

Nhi đồng Liên hợp Quốc New York phối hợp với Trung tâm Phục hồi chứng năng tổ chức Y tế thế giới Geneva và Trung tâm phục hồi chức năng bộ y tế

Zimbabwe có ghi: “Giao tiếp là một quyền con người cơ bản Thông qua

giao tiếp, mỗi người chúng ta thể hiện tính cách cá nhân của mình Chúng

ta là ai, những ý tưởng của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta, niềm tin của chúng ta Cách mỗi người chúng ta giao tiếp là duy nhất Chúng ta kết bạn

và tạo các mối quan hệ, thiết lập giá trị xã hội của bản thân thông qua giao tiếp Hãy suy nghĩ cho chính mình một lát – Cuộc sống của bạn sẽ diễn ra như thế nào nếu bạn khó khăn về giao tiếp.[14, tr.146]

Trang 11

Trẻ muốn giao tiếp có hiệu quả thì trước nhất trẻ phải có vốn từ, dần dần

là vốn từ phong phú, từ đó trẻ sẽ ghép từ thành câu hoàn chỉnh Có thể nói, giúp trẻ phát triển vốn từ vựng là bước đầu giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, để xây dựng quan hệ với người khác, để thể hiện bản thân và suy nghĩ cũng như tư duy của trẻ Nhưng trẻ trong giai đoạn này gặp rất nhiều bất lợi trong học tập: vốn từ vựng của trẻ ít hơn nhiều lần so với trẻ nghe – nói; giáo viên và phụ huynh gặp khó khăn trong việc giảng dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ; tuy trẻ Điếc nắm bắt kí hiệu rất tốt nhưng chuyển kí hiệu đó sang chữ viết tiếng Việt lại khó khăn Đây là những “bức tường” lớn ngăn trẻ Điếc đến với kiến thức văn hóa cở

sở Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp

phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ Điếc lớp đầu cấp tiểu học (nghiên cứu tại trường Tiểu học Xã Đàn và trường Dạy Trẻ Điếc Nhân Chính) để khắc

phục những tồn tại này

2 Mục tiêu đề tài

Tìm hiểu và đề xuất một số trò chơi phát triển kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ Điếc lớp đầu cấp tiểu học nhằm mở rộng vốn từ, tăng cường tối đa khả năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển giao tiếp cho trẻ Điếc

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Trò chơi phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ Điếc

- Khách thể: Trẻ Điếc giai đoạn đầu cấp tiểu học

- Phạm vi: Trẻ Điếc trường tiểu học Xã Đàn và trường tiểu học Nhân Chính

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay những công trình nghiên cứu và những ý kiến nhằm làm tăng vốn từ vựng cho trẻ Điếc nói chung và dành cho trẻ Điếc giai đoạn đầu cấp tiểu học nói riêng còn rất ít, hoặc chưa thực sự mang lại hiệu quả Với thời gian tìm hiểu, quan sát và tiếp xúc với trẻ Điếc một thời gian (có sự hướng

Trang 12

dẫn của giáo viên Điếc), chúng tôi thấy rằng: áp dụng trò chơi trong hoạt động vui chơi và giảng dạy sẽ nâng cao được ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ

và giúp trẻ ghi nhớ từ tiếng Việt một cách hiệu quả cao Từ đó, chúng tôi đề xuất một số trò chơi cụ thể dạy NNKH (ngôn ngữ kí hiệu) cho trẻ Điếc Những trò chơi mà chúng tôi đưa ra, xuất phát từ việc tìm hiểu cụ thể đặc điểm tâm sinh lí cũng như đặc điểm sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ Điếc, hy vọng có thể sẽ là những biện pháp tốt, giúp trẻ Điếc tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu, phát triển kĩ năng xã hội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận: đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ảnh hưởng tới việc phát triển ngôn ngữ kí hiệu của trẻ Điếc

- Chỉ ra những biện pháp dựa trên những cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ, phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Điếc

- Đề xuất thử nghiệm một vài trò chơi trong vui chơi và giảng dạy hiệu quả ở môi trường trên lớp cũng như ở nhà

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu, phân tích khái quát các văn bản, tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu Thông qua phương pháp này chúng ta có thể tiếp cận thông tin nhằm nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác định cách thức và phương pháp nghiên cứu

Làm rõ các khái niệm cơ bản và các khái niệm công cụ cốt lõi của luận văn

6.2: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Tìm hiểu và sàng lọc những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn gần gũi với luận văn, thậm chí cùng vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện từ trước để

Trang 13

đánh giá những gì được kiểm nghiệm và khẳng định, những gì cần phải chắt lọc, bổ sung và phát triển

Miêu tả các trẻ sử dụng từ và câu trong giao tiếp như thế nào

Miêu tả các trò chơi: các bước tiến hành, luật chơi, dụng cụ hỗ trợ,

6.5: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào quá trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chủ yếu là giáo viên và phụ huynh

6.6: Thủ pháp thống kê toán học

Xử lý số liệu

7 Những đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận: Góp phần khẳng định và tăng cường hiệu quả cho cơ

sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Điếc, giúp trẻ vận dụng được những gì được học vào trong giao tiếp, vào cuộc sống

Đề xuất một số trò chơi trong giảng dạy ngôn ngữ kí hiệu hiệu quả cho cha mẹ và cho giáo viên nhằm truyền đạt kiến thức đến các em một cách có kết quả cao

- Về mặt thực tiễn: góp phần khẳng định và làm phong phú thêm các

biện pháp tăng vốn từ vựng cho trẻ Điếc giai đoạn đầu cấp tiểu học để phát triển giao tiếp, giúp trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng, phát huy hết khả năng của bản thân, học tập văn hóa tốt, hướng tới việc trở thành người có ích cho gia

đình và xã hội

Trang 14

8 Kết cấu của đề tài

Khóa luận bao gồm

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho

trẻ Điếc

Chương 2: Thực trạng dạy – học của giáo viên và học sinh Điếc tại trường

tiểu học Xã Đàn và trường dạy trẻ Điếc Nhân Chính trên địa bàn Hà Nội

Chương 3: Đề xuất thử nghiệm một số trò chơi phát triển kĩ năng giao

tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ Điếc lớp đầu cấp tiểu học

Kết luận

Phụ lục

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ĐIẾC

1.1 Hệ thống các khái niệm cơ bản và khái niệm cốt lõi của đề tài

1.1.1 Khái niệm cơ bản

- Tật Điếc: Sự tiếp nhận âm thanh của bộ máy thính giác có thể

không đầy đủ và trung thực, thậm chí bị mất…Hiện tượng này có thể xảy

ra ngay từ tai ngoài Trong ống tai có nhiều ráy tai, làm cản trở sóng âm vào màng hoặc màng nhĩ quá dày kém rung động làm ảnh hưởng đến âm thanh nghe được Đặc biệt ở tai giữa rất hay bị viêm nhiễm (chảy mủ tai) làm cho âm thanh không thể truyền vào tai trong làm chúng ta không nghe được hoặc nghe rất ít Đặc biệt tai trong là bộ phận rất nhạy cảm với một số độc tố làm suy giảm khả năng nghe và khả năng hiểu gây ra mất thính lực nặng [3]

- Trường chuyên biệt (Specail school): là loại hình trường học được

thiết lập dành riêng cho những trẻ em không học trường bình thường

- Khuyết tật thính giác (Hearing impairment): vào những năm 70 và

những năm 80, các nhà chuyên môn thường dùng thuật ngữ “khiếm thính” Vào những năm 90, những người Điếc tự bác bỏ thuật ngữ “khiếm thính” và

họ thích dùng thuật ngữ “Điếc” hơn Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ dùng

từ “Điếc” Vì vốn dĩ hai từ “Điếc” và “khiếm thính” là hai khái niệm khác nhau Hai khái niệm chỉ sự mất hoặc giảm sút thính lực ở những mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng

Trang 16

1.1.2 Khái niệm cốt lõi

- Trẻ Điếc (Deaf children): là những trẻ mất hẳn sức nghe (hoàn toàn

không có khả năng nghe) dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ

- Phát triển ngôn ngữ giao tiếp (Develop communication

language): là vốn từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ phục vụ trong cuộc sống

hàng ngày, là phương tiện để phát biểu cảm xúc và nhu cầu của bản thân

1.2 Một số đặc điểm cơ bản của tật Điếc

1 2.1: Biểu hiện

Trẻ Điếc là trẻ có sự suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn đến sự khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh ngôn ngữ, làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của người Hay đơn giản hơn, khi một đứa trẻ không thể nghe được âm thanh như những đứa người cùng tuổi, chúng ta nói rằng, trẻ bị Điếc Trẻ Điếc chỉ gặp khó khăn với việc nghe, ngoài ra người không bị một khuyết tật nào khác về tâm thần Hay nói một cách khác, ở trẻ Điếc sự phát triển của các cơ quan ở hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ vận động…đều phát triển bình thường, trừ cơ quan thính giác Nếu một đứa trẻ được phát hiện bị Điếc sau ba tuổi, thì sự phát triển sau này bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng Bởi vì, với một người bình thường, ngay từ khi mới chào đời, hoạt động giao tiếp đã bắt đầu Mặt khác, đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa quyết định của quá trình thụ đắc ngôn ngữ

Do vậy, những người phát hiện Điếc sau ba tuổi đều có rất ít cơ hội nhận kích thích lời nói Cha mẹ và những người xung quanh thì vẫn nói chuyện với trẻ, nhưng nó không nghe thấy Đứa trẻ đó đã bị bỏ lỡ mất cơ hội được can thiệp,

bị chậm mất cơ hội phát triển về ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức [3]

Ngôn ngữ lời nói là điểm yếu ở trẻ Điếc Trẻ Điếc không nghe dẫn đến không thể nói, không thể hiểu ngôn ngữ lời nói Tuy nhiên, bù lại, trẻ

Trang 17

Điếc biết sử dụng cử chỉ để giao tiếp Những trẻ Điếc nhẹ và Điếc trung bình, có sự trợ giúp của máy trợ thính sẽ nghe và nói tốt hơn Việc hình thành kĩ năng giao tiếp vì vậy cũng thuận lợi hơn Với những trẻ Điếc nặng, máy trợ thính không giúp trẻ nghe và nói được Việc hình thành kĩ năng giao tiếp và tạo điều kiện để trẻ Điếc học tập văn hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vậy có cách nào để xác định sớm và chính xác mức độ Điếc để có thể giúp đỡ nhiều hơn khi trẻ Điếc còn nhỏ? Muốn vậy, chúng ta phải nắm được cấu trúc của tai, các bệnh ở tai gây nên tật điếc ở người, xác định mức

độ Điếc, từ đó mới đề ra được kế hoạch và mục tiêu can thiệp, giúp đỡ trẻ Điếc hình thành kĩ năng giao tiếp

1.2.2: Nguyên nhân

Ở người, tai là cơ quan thính giác, vì vậy tật Điếc là do những khuyết tật ở tai gây nên Tuy nhiên, không giống với những tật khác, rất ít trẻ Điếc được phát hiện kịp thời Thường, chúng ta không thể “thấy” Điếc, một trẻ Điếc trông hoàn toàn giống một người bình thường, bởi vì tai và cơ chế hoạt động của nó rất phức tạp Dưới đây, chúng tôi chỉ nêu một cách khái quát cấu tạo và cơ chế hoạt động của tai Nó gồm một vài bộ phận ở ngoài

và một vài bộ phận ở trong đầu chúng ta Bộ phận của tai mà chúng ta nhìn thấy rõ nhất là tai ngoài Tai ngoài chỉ gồm vành tai và một phần của ống tai Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận sóng âm thanh và chuyển nó vào tai giữa Tại đây, ráy tai hoặc hạt gì đó có thể mắc kẹt, nhưng nó không làm cho người không nghe được Tai giữa là một khoang trống được lấp đầy không khí và có ba xương con Sóng âm thanh từ tai ngoài đi vào làm cho các xương con này chuyển động Nếu tai giữa bị viêm, sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của ba xương con, gây khó khăn cho âm thanh được chuyển vào tai trong Tuy nhiên, những bệnh ở tai ngoài và tai giữa có thể được điều trị, nếu chúng được phát hiện kịp thời Khi tai giữa bình thường,

Trang 18

sóng âm thanh được chuyển vào tai trong Tai trong là một ống cuộn trông giống hình con ốc nên được gọi là ốc tai Tai của chúng ta sẽ nghe được các

âm thanh bằng một cơ chế hết sức phức tạp và tinh vi Trong ống cuộn của

ốc tai có rất nhiều nang lông Sóng âm thanh từ tai giữa chuyển vào làm cho các nang lông chuyển động Sự chuyển động này, gửi một tín hiệu âm thanh đến dây thần kinh thính giác Dây thần kinh thính giác sẽ chuyển tín hiệu sóng âm đó đến não Trong não, tín hiệu đó sẽ được mã hóa và như vậy, tai của chúng ta đã nghe được một cái gì đó Đấy là những bước rất cơ bản trong hoạt động nghe của tai Nếu tất cả những nang lông trong ốc tai đều ổn thì hoạt động nghe sẽ diễn ra bình thường Ngược lại, vì một lí do nào đó những sợi nang lông này hoạt động kém hoặc không hoạt động, tai của chúng ta sẽ nghe rất kém hoặc không nghe thấy Đó là tình trạng của những trẻ bị Điếc nặng Ngoài ra Điếc nặng còn là hậu quả của sự tổn thương dây thần kinh thính giác Những tổn thương ở tai trong có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Nguyên nhân trước khi sinh có thể do di truyền, nhiễm độc bào thai, mẹ bị sốt rubela trong giai đoạn đầu thai kì, hoặc bất đồng nhóm máu mẹ con (nhóm Rh) Những nguyên nhân gây Điếc nặng trong khi sinh, thường xảy ra ở những trường hợp đẻ thiếu ôxy hoặc bị chấn thương Những trẻ sau khi sinh mới bị Điếc nặng, thường là

bị nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn như viêm màng não Còn những tổn thương ở dây thần kinh giác quan thường có nguyên nhân là u thần kinh Đôi khi, Điếc nặng không xác định được nguyên nhân Khác với các bệnh ở tai ngoài và tai giữa, bệnh ở tai trong không thể chữa khỏi một cách đơn giản và có thể bị Điếc vĩnh viễn Vì vậy khác với những dạng tật khác, việc xác định chính xác mức độ Điếc, thời điểm bị Điếc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ Điếc Nếu trẻ Điếc được phát hiện sớm và trị liệu, phát triển ngôn ngữ kịp thời trong khoảng

Trang 19

thời gian được coi là giai đoạn vàng trong sự phát triển ngôn ngữ là từ 0 đến 3 tuổi, thì tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc sẽ có kết quả gần giống với trẻ bình thường.[2]

Hình 1 1 Lát cắt dọc của tai

Âm thanh từ ngoài, đập vào màng nhĩ, qua tai giữa vào ốc tai

2.1: Một số đặc điểm của trẻ Điếc

thần kinh thính giác

Trang 20

Hình 1.3 Thần kinh thính giác chuyển tín hiệu âm thanh lên não

1.2.3 Phân loại

Có nhiều cách phân loại Điếc, nhưng cách phân loại dựa trên tiêu chí

thính lực của người là phổ biến hơn cả

bình thường

Điếc trung bình (40 – 70dB) Chỉ nghe được nhờ máy trợ thính

Điếc nặng, Điếc sâu (70 –

Bảng 1.1 Bảng phân loại mức độ Điếc

Những trẻ Điếc nặng, Điếc sâu, Điếc bẩm sinh là những người Điếc câm Tức là những người đó mất sức nghe đến mức mất luôn cả khả năng cảm nhận ngôn ngữ tự nhiên Với những người đó, ngôn ngữ kí hiệu được coi như ngôn ngữ mẹ đẻ Ở những nhóm người khác, có thể mức độ cảm nhận ngôn ngữ tự nhiên tốt hơn ở những trẻ bị Điếc câm Tuy nhiên tại các trường học,

Trang 21

trung tâm giáo dục trẻ Điếc, ngôn ngữ kí hiệu vẫn được sử dụng như một phương tiện chính để giao tiếp và học tập văn hóa [3],[7]

1.3 Một số đặc điểm của trẻ Điếc đầu cấp tiểu học

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý và các giác quan ở trẻ Điếc giai đoạn đầu cấp Tiểu học

1.3.1.1: Đặc điểm về cảm giác, tri giác

Trong việc tiếp nhận ngôn ngữ, cảm giác, tri giác thì thính giác có vai trò quan trọng đặc biệt Trên cơ sở này diễn ra sự phát triển các hình thái chủ động và bị động của lời nói Nghe được tiếng nói của người xung quanh, đứa trẻ bắt chước và bập bẹ được những từ đầu tiên Nhờ lời nói, đứa trẻ nhận được những thông tin cơ bản, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm mà người lớn truyền cho Sự phá hủy tri giác về tiếng nói của những người xung quanh tự nhiên sẽ kéo theo sự phá hủy quá trình hình thành ngôn ngữ tích cực Trẻ Điếc không thể tự mình lĩnh hội được những ngôn ngữ một cách tự nhiên Sự thực là, trẻ Điếc sẽ bị câm nếu trẻ không được phát hiện sớm

Với trẻ bình thường, chúng chủ yếu dựa vào cảm giác nghe và vận động, còn tri giác là thứ yếu Với trẻ Điếc thì ngược lại, cảm giác thị giác và cảm giác vận động là hai yếu tố hình thành nên nhận thức ở trẻ Điếc; trong

đó, thị giác trở thành yếu tố chủ đạo và chủ yếu nhất để hình thành tiếng nói Thậm chí có trẻ chỉ dựa vào tri giác để tiếp nhận ngôn ngữ Rất nhiều những nghiên cứu đã chứng minh được rằng cảm giác và tri giác của trẻ Điếc không

hề kém so với trẻ thường thậm chí còn nhận bén hơn Ví dụ:

- Phân biệt màu sắc: Việc phân biệt màu sắc gần giống nhau như: xanh

- tím, đỏ - da cam thì trẻ Điếc phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình thường

- Phân biệt người tiếp xúc: Trẻ Điếc có thể nhận thấy từng chi tiết về khuôn mặt, thân hình, cách ăn mặc, màu sắc và chất liệu của quần áo nhanh hơn trẻ bình thường

Trang 22

- So sánh những bức tranh của trẻ Điếc với trẻ bình thường, chúng ta thấy bức tranh của trẻ Điếc có nội dung phong phú tỉ mỉ hơn và đặc biệt là khi

vẽ người

- Ở trẻ Điếc, phân tích thường trội hơn tri giác tổng hợp Mặc dù tất cả những khó khăn tâm lý và sự phức tạp của quá trình tri giác thị giác đối với ngôn ngữ nói, trẻ Điếc thường gây ngạc nhiên bằng khả năng dùng thị giác tiếp nhận và phân biệt tinh tế những gì mà người khác nói với chúng Ngoài

ra, cảm giác xúc giác và cảm giác vận động đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của trẻ Điếc Cảm giác vận động báo hiệu cho biết về sự vận động của các bộ phận thân thể, mức độ căng cơ cũng như sự vận động của cơ quan ngôn ngữ [15, tr.76 – 77]

1.3.1.2: Đặc điểm về trí nhớ

Một công trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ ba dạng từ sau của học sinh Điếc và học sinh nghe được:

- Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận bằng mắt

- Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ quan xúc giác

- Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh

Kết quả thu được cho thấy rằng, giữa học sinh Điếc và học sinh nghe - nói có sự khác nhau rất ít trong việc ghi nhớ những từ trong phạm vi lĩnh hội bằng mắt Và trẻ Điếc khác xa trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu thị âm thanh Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ Điếc ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật tiếp nhận nhờ xúc giác và chúng có thể ghi nhớ được những từ biểu thị những hiện tượng âm thanh Thậm chí chúng có khả năng nhớ tốt hơn người khác những từ biểu thị những

âm phát ra từ những con vật nuôi trong nhà và những từ phát ra từ tiếng máy; khó ghi nhớ những từ biểu thị những âm thanh cường độ nhỏ Ở trẻ Điếc biểu

Trang 23

tượng về âm thanh của các khách thể xuất hiện dựa trên hoạt động của những giác quan còn lại Việc ghi nhớ những từ thuộc phạm vi những hiện tượng âm thanh diễn ra nhờ sự hoạt động phức tạp của một loạt những cơ quan chức năng của trẻ Điếc: đó là sự hoạt động đồng thời và tác động qua lại của cơ quan thị giác, xúc giác, vận động và cảm giác rung.[10]

- Trong quá trình ghi nhớ tư liệu, trẻ Điếc ít sử dụng thủ thuật so sánh Nhưng bù lại, trẻ ghi nhớ tư liệu trực tiếp bằng thị giác tốt hơn trẻ bình thường vì chúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn

- Với loại tư liệu khó biểu thị bằng lời, trẻ Điếc ghi nhớ kém hơn, nhưng khi chúng có thể sử dụng chữ viết để biểu bị thì mức độ ghi nhớ của chúng không thua kém gì so với trẻ nghe được Hơn nữa, trẻ Điếc không sử dụng cách biểu thị bằng lời mà còn bằng cử chỉ điệu bộ Điều này cũng có ý nghĩa tích cực đối với sự ghi nhớ của trẻ [16],[15]

1.3.1.3: Đặc điểm về tưởng tượng, tư duy và tính sáng tạo

Trẻ Điếc thiếu hụt ở mức lớn khả năng tưởng tượng Nguyên nhân là

do quá trình hình thành ngôn ngữ ở trẻ không đầy đủ và hoàn chỉnh nên tư duy trừu tượng bị hạn chế Mặc dù thị giác của trẻ đạt mức độ cao và sống động nhưng sự hình thành tư duy bằng khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi ý nghĩ cụ thể, nghĩa đen của từ Điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới

Ở trẻ Điếc, trước thời gian tiếp nhận ngôn ngữ hoặc ngay cả trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ đã có thời gian dừng lại ở mức độ tư duy trực quan – hình tượng, nghĩa là chúng suy nghĩ không bằng lời mà bằng những hình ảnh, hình tượng Sự diễn đạt bằng hình tượng được trẻ Điếc tri giác với nội dung

sự vật theo nghĩa đen của nó Cách diễn đạt đó khơi dậy ở trẻ những biểu tượng cụ thể, những hình ảnh đơn nhất, gây khó khăn cho việc mở rộng hiểu biết về hiện tượng và sự vật Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi hỏi trẻ Điếc

Trang 24

“Bàn tay vàng là gì?” trẻ sẽ trả lời “ làm bằng vàng”, “tay màu vàng” Điều đó cho thấy, trẻ Điếc không hề có khái niệm nào với những khái niệm trừu tượng, hình ảnh ẩn dụ,…

Hoạt động sáng tạo của con người là động lực phát triển của cá nhân

và xã hội loài người Khả năng sáng tạo và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ khuyết tật nói chung và cho trẻ Điếc nói riêng đã được quan tâm từ những thập niên 70 của thế kỷ XX…Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, mặc dù cảm giác nghe của trẻ Điếc bị khiếm khuyết nhưng khả năng tri giác thị giác

lại khá nhanh nhạy (xem thêm mục Đặc điểm về cảm giác, tri giác) và được

trẻ tận dụng một cách triệt để (Stafford – 1962) khẳng định: Điếc không ảnh hưởng đến hành vi sáng tạo nhưng có ảnh hướng đến mức độ trừ tượng Mặt khác họ cũng chỉ ra, từ 4 tuổi trở lên trẻ có khả năng kiểm soát cơ và vận động tốt hơn, trẻ rất thích vẽ và có thể giải thích về bức tranh của mình

1 3.2 Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc

Mặc dù bị khuyết tật về thính giác nhưng trí tuệ, não bộ cũng như các dây thần kinh của trẻ Điếc hoàn toàn bình thường so với trẻ nghe – nói Trẻ Điếc có bộ não và các dây thần kinh chỉ huy đều phát triển và hoạt động bình thường, trẻ Điếc vì cơ quan phân tích thính giác bị tổn thương chính vì thế việc tiếp nhận âm thanh để tiếp thu ngôn ngữ gặp khó khăn Nếu cải thiện được vấn đề này thì trẻ Điếc sẽ có điểm xuất phát rất bình thường

Đối với những trẻ mất thính giác từ nhỏ thì việc học hỏi ngôn ngữ nói

là rất khó Bởi quy trình học ngôn ngữ của trẻ bị Điếc tuân thủ theo từng bước một.[18, tr.3]

=>

Nhìn Bắt chước Luân phiên

Trang 25

Khác với trẻ nghe được, cơ sở của phát triển của trẻ Điếc không phải là cảm giác thính giác mà là những cảm giác thị giác, cảm giác vận động, cảm xúc – rung

Trẻ bình thường thu nhận ngôn ngữ sớm hơn so với trẻ Điếc Trẻ nghe

rõ từ 6 – 8 tháng tuổi đã bắt đầu hình thành ngôn ngữ và sau một năm thì ngôn ngữ chủ động phát triển nhờ các giác quan cũng đã phát triển mạnh (thính giác và ngôn ngữ nói, ) Có thể nói, trẻ nghe rõ học ngôn ngữ từ người lớn, bắt chước người lớn, đó là hành động tự phát, hành động của bản năng để lớn lên [10] Ngược lại, trẻ Điếc thì không thể, còn đối với trẻ Điếc nhẹ thì từ ngữ trẻ nghe được sẽ bị méo mó, sai lệch, không chuẩn xác từ ngữ đó Chúng không nghe được tiếng của mọi người xung quanh, không có khả năng bắt chước được tiếng nói, âm thanh từ người ấy phát ra, hay từ ngữ ấy được nói như thế nào, bởi vậy trẻ không thể học nói được Nhưng nhu cầu của chúng mạnh mẽ không kém gì trẻ nghe rõ

Kỹ năng, thành tựu Biết đọc Biết viết Sử dụng NNKH Biết viết

Bảng 1.2: Khả năng ngôn ngữ giữa trẻ nghe nói – trẻ Điếc

Biết đọc, biết viết là một trong những thành tựu quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khi bắt đầu đi học Nếu trẻ mẫu giáo học nói và

Trang 26

hiểu ngôn ngữ thì trẻ đầu cấp tiểu học học viết, học đọc Đọc đòi hỏi phải nắm bắt được ngữ âm và có kỹ năng giải mã bảng chữ cái Kỹ năng viết đòi hỏi trẻ hoàn thiện kỹ năng vận động tinh để có thể viết các chữ cái

Đọc phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm và cơ chế tạo

âm thanh lời nói của bộ máy ấy đảm nhiệm Bộ máy phát âm của trẻ Điếc

không bị tổn thương nhưng trẻ lại không thể phát âm thành tiếng (xem thêm

một số đặc điểm cơ bản về tật Điếc) thay vào đó trẻ Điếc sẽ “đọc” những âm,

từ đó bằng NNHK Ở Nhân Chính và Xã Đàn giáo viên luôn luyện khẩu hình miệng cho trẻ Điếc Điều này cũng vô cùng quan trọng trong việc trẻ học từ vựng, khu biệt từ này với từ khác, những từ đồng âm nhưng khác nghĩa trong

giao tiếp (xem thêm chương 2)

1 4 Ngôn ngữ kí hiệu – ngôn ngữ của người Điếc

1.4.1: Ngôn ngữ kí hiệu là gì?

Có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm ngôn ngữ kí hiệu (sign language) Định nghĩa trong một số tài liệu thường gặp, ngôn ngữ kí hiệu (ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ) là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người Điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ cơ thể và nét mặt thay cho lời nói

Trong tài liệu “Helping children who are deaf” tác giả định nghĩa: “Sign

language is used by deaf people throughout a community It is a language that uses hand shapes, body movements, gestures, and expressions on the face

to communicate experiences, thoughts, needs, and feelings A sign language includes common gestures as well as thousands of signs that deaf people have developed over time” (Ngôn ngữ kí hiệu được cộng đồng người Điếc sử dụng

rộng rãi Đây là một ngôn ngữ sử dụng hình dáng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ và biểu cảm trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và tình cảm Một ngôn ngữ kí hiệu bao gồm nhiều cử chỉ thông dụng và hàng nghìn kí hiệu được người Điếc phát triển trong khoảng thời gian dài)

Trang 27

Định nghĩa này đề cập tới chức năng và phương tiện giao tiếp của ngôn ngữ

kí hiệu [17]

Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại ba thuật ngữ để chỉ để chỉ hệ thống cử chỉ

điệu bộ của người Điếc - Thủ ngữ, Ngôn ngữ dấu hiệu, ngôn ngữ kí hiệu

Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Phương, Nguyễn

Đức Tồn trong “Mấy vấn đề về cú pháp của ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam” cho rằng cách gọi ngôn ngữ kí hiệu là chuẩn xác, còn thuật ngữ Thủ ngữ hay

Ngôn ngữ dấu hiệu có hạn chế Bởi, Thủ ngữ theo tiếng Hán có nghĩa là

“ngôn ngữ của đôi tay, ngôn ngữ bằng tay”.[13]

Hình 1.4: Bảng chữ cái ngón tay

Trang 28

Hình 1.5: Bảng chữ số 1.4.1 Ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam

T.S Nguyễn Thị Hoàng Yến, trong luận văn Tiến Sĩ đã chỉ ra bốn biện

pháp chính cho việc giáo dục trẻ Điếc trong cuốn “Các biện pháp tổ chức

giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho khuyết tật thính giác vào lớp 1” được

công bố năm 2001 tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Các biện pháp đó là: can thiệp sớm, hệ thống hỗ trợ trẻ Điếc trong trường hợp hòa nhập, tạo môi trường thích hợp cho giáo dục hòa nhập Trong đó thì can thiệp sớm là biện pháp tốt nhất, cần nhất và có ý nghĩa nhất cho sự phát triển ngôn ngữ trẻ Điếc

từ khi còn nhỏ Bà cũng nhấn mạnh, can thiệp sớm còn mang ý nghĩa xã hội lớn như sự chia sẻ và trợ giúp cho gian đình trẻ khuyết tật.[16]

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của môi trường gia đình, những người hướng dẫn là các bậc cha mẹ trong việc giáo dục trẻ Điếc là yếu tố quan trọng hàng đầu Chính vì thế việc hỗ trợ, giúp đỡ họ về việc học NNKH cũng như là hiểu sâu những kiến thức có liên quan đến tật của con em mình là việc làm cần phải thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả thì việc tiếp cận với trẻ Điếc mới thuận lợi

Trang 29

1.4.2 Đặc điểm của ngôn ngữ kí hiệu

 Chức năng là công cụ tư duy của ngôn ngữ kí hiệu

Bên cạnh chức năng giao tiếp, ngôn ngữ kí hiệu còn là công cụ để phát triển nhận thức, tư duy Ngoài những kí hiệu mô phỏng sự vật, hiện tượng chứng minh, trẻ Điếc tư duy bằng trực quan hình ảnh và diễn đạt hoạt động, ngôn ngữ kí hiệu có khả năng khái quát Với người bình thường, ngôn ngữ nói là công cụ để biểu thị tư duy – quá trình này sử dụng tín hiệu ngôn ngữ sau đó thể hiện bằng ngôn ngữ nói Tương tự như vậy, trẻ Điếc sử dụng những tín hiệu của kí hiệu để thực hiện quá trình tư duy, sau đó những khái niệm được diễn tả bằng những kí hiệu “Tư duy, tư tưởng của trẻ Điếc dựa trên cơ sở hình ảnh, cảm giác, tượng hình xảy ra trong đời sống thường ngày” [9] Một trẻ Điếc phát triển tư duy khi trẻ nhìn hoặc cảm nhận mọi người sử dụng từ ngữ hoặc kí hiệu để trao đổi thông tin

Trong quá trình học ngôn ngữ, trẻ Điếc phải sắp xếp suy nghĩ của mình

và liên kết các ý nghĩa với nhau Họ phải trả lời câu hỏi khi một sự vật, sự việc hoặc cá nhân thực hiện hành động nào đó sẽ dẫn đến một điều khác xảy

ra tiếp theo; làm thế nào để giải quyết vấn đề; cách sắp xếp sự vật, hoạt động theo trình tự; đếm số; làm thế nào để nhận dạng đồ vật và phân loại; làm thế nào để diễn tả cảm xúc…

Công trình nghiên cho thấy ngôn ngữ kí hiệu là cầu nối quan trọng giúp trẻ Điếc hòa nhập với người bình thường và ngược lại Ứng dụng của những nghiên cứu này là sự ra đời của những từ điển ngôn ngữ kí hiệu nhằm thống nhất hệ thống kí hiệu, đồng thời phục vụ việc giảng dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ Điếc và trẻ bình thường

Có thể thấy, ngôn ngữ kí hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời

sống, văn hóa của người Điếc Nhà nghiên cứu Stokoe đã khẳng định: “Điếc

tự thân nó không phải là một tai họa, tai hoạ chỉ xảy đến khi truyền thông bị

Trang 30

ngăn cản” [19] Trong quá khứ, không ít thời điểm, ngôn ngữ kí hiệu bị phủ

nhận, Aristolle, triết gia Hy Lạp cho rằng “người Điếc không thể giáo dục

được Nếu không nghe được, con người không thể học được” Hoặc, ngôn ngữ

kí hiệu chỉ là những vở diễn kịch câm hoặc mô phỏng lại ngôn ngữ nói Tất cả những quan niệm sai lầm trên không thể ngăn cản sự phát triển của ngôn ngữ

kí hiệu trong cộng đồng người Điếc

Chính vì vai trò to lớn của ngôn ngữ kí hiệu, việc nghiên cứu về ngôn ngữ “mẹ đẻ” của người Điếc, nghiên cứu năng lực và nhu cầu giao tiếp của họ

là việc làm cần thiết Xét thực trạng nghiên cứu ngôn ngữ tại Việt Nam, vấn

đề đặt ra trước mắt và lâu dài cần đưa ra bộ sách giáo khoa chuẩn cho trẻ, phu huynh trẻ và cho giáo viên để thống nhất chương trình giảng dạy ở các nhà trường, các trung tâm cho trẻ Điếc, quy tắc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, đẩy mạnh quá trình hòa nhập cộng đồng của người Điếc

 Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ kí hiệu

Trẻ bình thường và trẻ Điếc đều có năng lực và nhu cầu giao tiếp Nếu như trẻ bình thường sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và kênh tiếp nhận là thính giác thì trẻ Điếc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, tiếp nhận qua kênh thị giác Giá trị trao đổi thông tin như nhau đối với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ kí hiệu có những điểm tương đồng và khác biệt

Một tín hiệu ngôn ngữ nói thể hiện hai mặt vỏ vật chất (cái biểu đạt) ở dạng âm thanh, biểu hiện ý nghĩa (cái được biểu đạt) Trong khi đó, một tín hiệu ngôn ngữ kí hiệu thể hiện trong vỏ vật chất loạt hình ảnh, được quy ước biểu thị

ý nghĩa tương ứng Quá trình giao tiếp được tiếp nhận qua kênh tương ứng, vỏ vật chất âm thanh qua kênh thính giác và hình ảnh tiếp nhận qua kênh thị giác

Hai mặt của một tín hiệu có quan hệ khăng khít với nhau như hai mặt của một tờ giấy Ý nghĩa sẽ không thể tồn tại nếu thiếu vỏ vật chất là âm thanh hoặc

Trang 31

hình ảnh và ngược lại, nếu như chỉ có vỏ vật chất âm thanh hay hình ảnh mà không hàm chứa một ý nghĩa quy ước nào đó, thì vỏ vật chất ấy vô nghĩa

Trẻ Điếc học ngôn ngữ kí hiệu sẽ dễ dàng hơn bởi họ được quan sát trực tiếp, thông qua thực hành thì mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ kí hiệu Không giống như người bình thường sử dụng ngôn ngữ nói, người Điếc và trẻ Điếc có thể giao tiếp với bất kì ai cả kể khác quốc tịch, khác màu da, khác văn hóa dân tộc, miễn là người đó cũng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và có điểm chung văn hóa cộng đồng Điếc Tuy nhiên, khi sống trong cộng đồng người

sử dụng ngôn ngữ nói, trẻ Điếc gặp rất nhiều khó khăn nếu chỉ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kí hiệu chỉ có chức năng là công cụ giao tiếp khi đặt trong cộng đồng sử dụng nó

Dù sử dụng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ kí hiệu, điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ Điếc cơ hội giao tiếp với mọi người, người được tham gia vào cuộc sống xung quanh và bộc lộ bản thân và phát triển tư duy, năng lực của mình Đồng thời, người bình thường có thể tìm hiểu và tiếp nhận thế giới của trẻ Điếc

 Cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ kí hiệu

Ngôn ngữ kí hiệu là một ngôn ngữ đích thực, là một hệ thống, có cấu trúc chặt chẽ Nó là một loại ngôn ngữ tượng hình hay phỏng hình được hình thành và tiếp nhận qua kênh thị giác (khác với ngôn ngữ nói tự nhiên được hình thành và tiếp nhận thông qua kênh thính giác) Xuất phát từ đặc điểm cấu

tạo, mỗi kí hiệu đều được hình thành từ 5 yếu tố cấu tạo: vị trí của bàn tay;

hình dạng bàn tay; hướng của lòng bàn tay; hướng chuyển động của bàn tay; biểu hiện của nét mặt Cụ thể:

- Vị trí của bàn tay:Vị trí bàn tay là một yếu tố quan trọng để cấu tạo kí

hiệu So sánh với việc phát âm trong ngôn ngữ nói, lưỡi chỉ tạo ra một nét khu biệt bằng cách tiếp xúc vói nhiều vị trí trong khoang miệng Các vị trí cấu âm

Trang 32

của lưỡi phân biệt phụ âm răng/phụ âm lợi/lợi ngạc/phụ âm mềm ngạc Vị trí của lưỡi khu biệt các nguyên âm thấp/giữa/cao Sự phân biệt vị trí trước/sau dãy nguyên âm hàng trước/hàng sau Trong ngôn ngữ kí hiệu, nhiều phương thức tiềm năng để cấu tạo đối lập âm vị như hình dáng của bàn tay, tương tự như cơ quan cấu âm Có thể giả định rằng, ngôn ngữ kí hiệu sử dụng hai cơ quan cấu âm cùng lúc, tạo ra số lượng lớn nét khu biệt.Một số tương đồng và khác biệt thú vị xuất hiện khi chúng ta so sánh cách liên kết kí hiệu và lời nói

Ví dụ như: CON TRAI, SUY NGHĨ, TÓC Là những từ có cùng hình dáng bàn tay (ngón tay trỏ và ngón giữa bàn tay phải thẳng, chụm vào nhau, khác nhau ở chỗ vị trí đặt ngón tay đã tạo nên những từ khác nhau

- Hình dạng bàn tay: Hình dáng bàn tay là một trong những phương

thức cấu âm đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam sử dụng hình dáng bàn tay tương tự như bảng chữ cái ngón tay, kết hợp mô tả hình dáng Chẳng hạn như kí hiệu BUỔI SÁNG, hình dáng bàn tay chữ B, cánhtay thẳng đặt trước mặt, lòng bàn tay hướng ra ngoài người kí hiệu Hay kí hiệu KHÔNG, hình dáng bàn tay chữ O, vị trí đặt bên phải, lòng bàn tay hướng bên, chuyển động từ trái qua phải

Hình dáng bàn tay chính là một phương thức quan trọng để cấu tạo kí hiệu trong ngôn ngữ kí hiệu

- Hướng lòng bàn tay: Hướng lòng bàn tay đề cập tới phương hướng

mà lòng bàn tay người kí hiệu hướng tới (hoặc có thể chỉ nếu bàn tay bạn đang mở) Do đó trong những kí hiệu bạn nắm tay thì kí hiệu đó vẫn có hướng lòng bàn tay Các hướng lòng ban tay cơ bản: hướng lên, hướng xuống, hướng phía trước, hướng bên và hướng quay trở lại Tuy nhiên, hướng lòng bàn tay có thể kết hợp cùng những phương thức khác và có thay đổi khi thực hiện kí hiệu

Trang 33

Hướng lòng bàn tay được sử dụng nhằm để chỉ sự sở hữu (ai đó sở hữu cái gì, hoặc cái gì thuộc về ai) Ví dụ, lòng bàn tay hướng về phía người kí hiệu để chỉ vật/sự việc liên quan đến người thực hiện kí hiệu

Hướng lòng bàn tay có nét khu biệt để tạo ra những kí hiệu khác nhau Trong ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, kí hiệu BAN NGÀY, bàn tay hình chữ B với lòng bàn tay hướng ra ngoài kèm theo chuyển động sang hai bên Ngược lại, bàn tay hình chữ B, hướng lòng bàn tay vào phía trong người kí hiệu, kèm chuyển động bàn tay từ hai phía vào trước ngực người kí hiệu để chỉ BAN ĐÊM

Một kí hiệu có hình dạng bàn tay giống nhau cũng có thể diễn đạt những ý nghĩa khác nhau khi định hướng của chúng có sự phân biệt Ví dụ cho thấy, nếu thực hiện kí hiệu TÊN, hình dáng bàn tay chữ D, hai ngón tay trỏ tiếp xúc chéo với nhau, lòng bàn tay hướng vào phía người kí hiệu Cũng hình dáng bàn tay, hai ngón trỏ tiếp xúc chéo với nhau, tuy nhiên lòng bàn tay trái hướng lên trên và lòng bàn tay phải hướng xuống dưới sẽ tạo kí hiệu CHẾT

Thêm một ví dụ chứng minh định hướng là một phương thức cấu âm quan trọng trong ngôn ngữ kí hiệu Cùng vị trí không gian trước ngực người

kí hiệu, cùng hình dáng bàn tay nắm, ngón cái giơ thẳng, nhưng hướng bàn tay khác nhau tạo nên hai kí hiệu khác nhau, thậm trí nghĩa trái ngược nhau –

kí hiệu TỐT ngón cái hướng lên phía trên, lòng bàn tay hướng về người kí hiệu; kí hiệu XẤU ngón cái hướng xuống đất, lòng bàn tay hướng ra ngoài người kí hiệu

- Sự chuyển động bàn tay: Nghiên cứu âm vị học ngôn ngữ cho thấy, có

ba loại chuyển động: chuyển động tuyến tính, chuyển động nội bộvà chuyển động phức tạp

Chuyển động tuyến tính gồm 6 hướng cơ bản bao gồm: chuyển động

lên, chuyển động xuống, chuyển động hướng vào trong (hướng về phía

người kí hiệu), ra ngoài (người kí hiệu), hướng đối diện (phía trung tâm hoặc

Trang 34

đối diện với tay đang kí hiệu) và chuyển động sang bên (hướng ra ngoài về

phía bàn tay đang kí hiệu) Chuyển động chéo được coi là một trong những chuyển động tuyến tính

Chuyển động nội bộ bao gồm chuyển động quanh cổ tay, uốn cong cổ tay hoặc ngón tay, mở - nắm các ngón tay và co duỗi ngón tay

Chuyển động phức tạp bao gồm tiếp xúc một vị trí, qua bàn tay hoặc ngón tay, đan tay (đan bàn tay, ngón tay và bàn tay ngón tay của bàn tay khác), tiếp cận một vị trí (với tay), tách ra từ một vị trí (hoặc bàn tay của người khác), chạm tới 1 vị trí, đổi tay, hoặc chuyển động vòng tròn quanh một bàn tay hoặc cánh tay Những chuyển động này có thể liên quan tới việc làm

“nổi bật” cánh tay, do đó vượt qua bàn tay có thể coi như vượt qua bàn tay

mở rộng

Hai kí hiệu có hình dạng bàn tay giống nhau, đặt tại vị trí tương đương, hướng lòng bàn tay giống nhau, nhưng phân biệt nhau ở chuyển động, tạo những kí hiệu khác biệt Ví dụ, kí hiệu GHẾ, hình dáng 2 bàn tay nắm, ngón cái hướng lên trời, vị trí trước bụng người kí hiệu Tuy nhiên, cũng kí hiệu GHẾ, nếu chuyển động hướng xuống dưới sẽ tạo ra kí hiệu NGỒI

Hướng chuyển động cũng biểu thị ý nghĩa khác nhau của hai kí hiệu trong một bối cảnh giao tiếp Chẳng hạn như, hoàn cảnh giao tiếp nói việc di chuyển bằng máy bay Cùng một kí hiệu BAY, tay phải hình dáng bàn tay chữ Y – ba ngón trỏ, giữa, áp út nắm, ngón cái và ngón út hướng lên trời, cánh tay trái nắm, hướng vuông góc phương nằm ngang

Ví dụ 1: Tôi bay từ Sài Gòn ra Hà Nội Bàn tay phải chuyển động từ dưới lên trên (Mô phỏng bản đồ - Hà Nội ở hướng Bắc, Sài Gòn ở hướng Nam Di chuyển từ điểm dưới lên trên )

Ví dụ 2: Tôi bay từ Hà Nội vào Sài Gòn Bàn tay trái chuyển động từ trên xuống dưới (Điểm đi Hà Nội ở trên, di chuyển tới địa điểm Sài Gòn ở dưới)

Trang 35

Phương thức chuyển động là phương thức quan trọng, dễ phân biệt

để tạo kí hiệu trong ngôn ngữ kí hiệu Phương thức cuối cùng chúng tôi muốn đề cập tới khi cấu tạo một kí hiệu là phương thức biểu hiện của nét mặt, điệu bộ

- Biểu hiện nét mặt, điệu bộ: Trong ngôn ngữ kí hiệu tại Việt Nam nói

chung và các ngôn ngữ kí hiệu trên khắp thế giới, biểu hiện nét mặt, điệu bộ

là một phần quan trọng trong giao tiếp Biểu hiện nét mặt, điệu bộ được diễn

tả trong suốt quá trình thực hiện kí hiệu, chúng ảnh hưởng tới nghĩa của kí hiệu đó Ví dụ như khi diễn tả kí hiệu VUI, nét mặt thể hiện người kí hiệu mỉm cười, cơ mặt giãn Điều này quyết định khá lớn ý nghĩa của kí hiệu Giả

sử như diễn tả kí hiệu BUỒN với biểu hiện nét mặt như vậy, người tiếp nhận

sẽ nghi ngờ, thậm chí không hiểu kí hiệu đó

Biểu hiện nét mặt, điệu bộ thể hiện thông tin trong phát ngôn khác nhau Ví dụ cùng kí hiệu BẠN, ở trạng thái bình thường, người kí hiệu chỉ đơn thuần thực hiện kí hiệu, hướng về người tiếp nhận - biểu hiện sự khẳng định hoặc cung cấp thông tin đơn thuần Nếu thực hiện kí hiệu kèm với thái

độ ngạc nhiên, đầu hơi nghiêng, mắt mở to thể hiện sự ngạc nhiên, cần thông tin xác nhận (Là bạn sao?)…

Như vậy, ngôn ngữ kí hiệu là một hệ thống, có cấu trúc chặt chẽ Các đơn vị trong hệ thống được tạo nên từ những phương thức như đã kể trên Nét khu biệt trong mỗi phương thức lớn có thể tạo nên những kí hiệu tiềm năng trong tương lai

1.4.4: Một số vấn đề về từ của ngôn ngữ kí hiệu

• Sự tương đồng và khác biệt giữa từ và kí hiệu

Kí hiệu tương đương với từ trong ngôn ngữ nói Nhưng là đơn vị của

ngôn ngữ hình ảnh, kí hiệu, có những đặc trưng riêng Trước hết, giống với đơn vị từ trong ngôn ngữ nói, kí hiệu cũng là một đơn vị mang nghĩa, để

Trang 36

chỉ một khái niệm, một sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất… và nó cũng là đơn vị nhỏ nhất, có thể tái hiện độc lập có chức năng tạo câu

Nhưng khác với từ trong ngôn nói, một kí hiệu có thể diễn tả được ý nghĩa

của cả một cụm từ hoặc một câu trong ngôn ngữ tự nhiên Do đó, trong nhiều trường hợp, nó giống như một thông báo, một phát ngôn của ngôn

ngữ nói Chính vì vậy, ở đây, chúng tôi dành riêng cho kí hiệu- từ của ngôn

ngữ kí hiệu một mục, để tìm hiểu những vấn đề lí luận về nó

Kí hiệu được coi là từ trong ngôn ngữ kí hiệu Nhưng nếu từ của ngôn

ngữ nói, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, thì kí hiệu lại có hình

thức là tập hợp chuyển động của đôi tay

Ví dụ:

Từ TÔI (hình thức hoạt động của bàn tay nắm, ngón trỏ thẳng, hướng ngón tay trỏ chỉ vào ngực người kí hiệu), ý nghĩa chỉ đối tượng đang thực hiện hành vi giao tiếp, từ - kí hiệu TÔI kết hợp với từ - kí hiệu khác tạo thành câu có giá trị thông báo

Từ ĂN có hình thức kí hiệu mô phỏng hành động đưa thức ăn vào miệng, cũng có ý nghĩa để chỉ hành động ăn của con người Từ ĂN thuộc từ

Trang 37

loại động từ, thường có chức năng vị ngữ trong câu Từ trong ngôn ngữ

hiệucó thể ghép lại theo trật tự để thành một câu mang nội dung thông tin hoàn chỉnh

Những yếu tố cấu tạo nên từ trong ngôn ngữ kí hiệu là tập hợp những chuyển động của đôi tay người kí hiệu trong một khoảng không gian Khoảng không gian thường được xác định phía trước người kí hiệu, giới hạn từ khoảng đầu đến phần bụng Một số kí hiệu vượt ra khỏi phạm vi không gian xác định nói trên Khảo sát cho thấy, những kí hiệu thực hiện ngoài phạm vi

trên như CHÂN, ĐẦU GỐI, ĐUÔI, QUẦN… hầu hết chỉ những khái niệm bộ phận phía dưới và phía sau cơ thể

●Cấu trúc nghĩa của kí hiệu

Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ phỏng hình, do đó, các yếu tố cấu tạo

nên kí hiệu cũng là các yếu tố tạo nghĩa cho kí hiệu đó Đa phần một kí hiệu

tự thân mang ý nghĩa Ví dụ như: ĐEN, TÓC, THÍCH

Nghĩa của ĐEN được nhận ra khi, bàn tay để hình dạng chữ cái d, đặt

ngang lông mày; Nghĩa của TÓC được tạo nên qua chuyển động của cánh ay đưa lên trên đầu, ngón trỏ và ngón cái chụm lại, chạm vào mái tóc, các ngón khác duỗi THÍCH được thể hiện bằng bàn tay phải hơi khum, các ngón tay cạo nhẹ vào cổ

Như vậy, từ trong ngôn ngữ kí hiệu là một đơn vị có hình thức và mang

ý nghĩa trọn vẹn Từ là yếu tố cơ sở để tạo đơn vị ngôn ngữ lớn hơn là cụm từ

và câu ngôn ngữ kí hiệu

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Về trẻ Điếc:

Khuyết tật ở cơ quan thính giác đem đến cho trẻ Điếc thiệt thòi lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống Thiệt thòi lớn nhất là trẻ gặp phải khó khăn trong việc tiếp nhận âm thanh lời nói Nhìn bằng mắt thường những trẻ Điếc không khác những trẻ thường Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, trị liệu kịp thời, trẻ Điếc sẽ bị câm và dẫn đến tình trạng tự kỉ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tật Điếc và có nhiều mức độ Điếc Nhưng nếu trẻ Điếc do những tổn thương ở ốc tai hoặc ở dây thần kinh thính giác thì việc chữa trị là vô cùng khó khăn Việc phục hồi ngôn ngữ bằng việc

sử dụng phần thính lực còn lại là rất hạn chế

Tuy nhiên, do quy luật bù trừ, cảm giác về thị giác và cảm giác vận động ở trẻ Điếc phát triển vượt trội hơn ở người bình thường Sự phát triển tư duy của trẻ Điếc thì chủ yếu là tư duy trực quan và tư duy hình tượng Những nét đặc trưng tâm sinh lí đó đã giúp cho trẻ Điếc sử dụng thành thạo ngôn ngữ

kí hiệu - một loại ngôn ngữ được tiếp thu bằng kênh thị giác để phục vụ nhu cầu giao tiếp của mình

Về ngôn ngữ kí hiệu:

a Ngôn ngữ kí hiệu là một loại ngôn ngữ đặc biệt Nó sử dụng hình dáng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ và biểu cảm trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và tình cảm Vì vậy, nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Điếc, người nghe kém nói chung và trẻ Điếc nói riêng Các ngôn ngữ kí hiệu trên toàn thế giới đều có các đặc điểm là:

Tính có nhiều phương ngữ và tính có điểm nhấn và tính giản lược

Trang 39

b Ngôn ngữ kí hiệu được sinh ra trong cộng đồng người Điếc, phục vụ nhu cầu giao tiếp của người Điếc, vì vậy nó cũng có bản chất xã hội và bản chất tín hiệu

c Nếu như ở ngôn ngữ lời nói, sự khu biệt âm thanh được tạo ra bằng bộ máy phát âm và sự hoạt động của nó thì ở ngôn ngữ kí hiệu, sự khu biệt sẽ được

tạo ra bằng 5 yếu tố cấu tạo: vị trí của bàn tay; hình dạng bàn tay; hướng của

lòng bàn tay; hướng chuyển động của bàn tay; biểu hiện của nét mặt

d Nếu như trong ngôn ngữ nói, từ là đơn vị cơ bản của ngữ pháp, thì ở ngôn ngữ kí hiệu, kí hiệu là đơn vị cơ bản của ngữ pháp.Nó cũng là một đơn

vị mang nghĩa, để chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất và cũng là đơn

vị nhỏ nhất, có thể tái hiện độc lập có chức năng tạo câu

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY - HỌC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ĐIẾC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐÀN VÀ TRƯỜNG DẠY TRẺ ĐIẾC

NHÂN CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1 Vài nét về địa bàn khảo sát

Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có khoảng 10 cơ sở dạy trẻ Điếc như: trường chuyên biệt Bình Minh (Đông Anh), trường dạy trẻ câm Điếc Gia Lâm (Gia Lâm), trường nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tàn tật (Sóc Sơn), Trường PTCS Hy Vọng (Long Biên), trường THCS Dân Lập dạy trẻ câm điếc Nhân Chính Hà Nội (Thanh Xuân), Trường THCS Xã Đàn (Đống Đa), làng trẻ Hữu Nghị Việt Nam, CLB ngôn ngữ kí hiệu, Chi hội người Điếc,…

Qua điều tra chúng tôi thấy được rằng, từ năm 1886 cho đến cuối năm

2011 ở các trung tâm và trường học dạy trẻ Điếc bằng phương pháp “hỗn hợp” (còn gọi là phương pháp “đa giác quan”) Phương pháp này “sử dụng phần còn lại của thính giác bằng các loại máy khuếch đại, dùng thị giác để quan sát và đọc hình miệng, kết hợp với cảm giác rung của dây thanh và xúc giác có thể tiếp nhận được” [7] Theo phương pháp này, giáo viên cố gắng

“phục hồi tối đa khả năng nghe nói” cho người, nên ngôn ngữ kí hiệu không là ngôn ngữ chủ đạo của các em Ngôn ngữ kí hiệu hình thành tự phát và nó chỉ được coi là một bộ môn trong các môn học của các em: môn phát âm, môn luyện nói, môn ngôn ngữ kí hiệu…

Cuối năm 2011 – đầu năm 1012, Dự án Giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường - IDEO do tổ chức Quan tâm Thế Giới thực hiện, hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tại bốn tỉnh bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh Một trong những bước đầu của dự án là

Ngày đăng: 25/12/2018, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Cơi (1988), “Quá trình hình thành ngôn ngữ nói ở người Điếc Việt Nam”, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa Ngữ Văn, Viện Ngôn Ngữ Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quá trình hình thành ngôn ngữ nói ở người Điếc Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Cơi
Năm: 1988
2. Đỗ Thị Hiên (2013), “ Lựa chọn ngôn ngữ cho hoạt động dạy học trong các trung tâm khiếm thính ở Việt Nam” (Kỉ yêu hội thảo Khoa học quốc tế Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Lựa chọn ngôn ngữ cho hoạt động dạy học trong các trung tâm khiếm thính ở Việt Nam”
Tác giả: Đỗ Thị Hiên
Năm: 2013
3. Đỗ Thị Hiên (2015), “Tầm quan trọng của Ngôn Ngữ Ký Hiệu trong giáo dục trẻ Điếc và các mô hình dạy trẻ Điếc”, Hội thảo IDEO, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tầm quan trọng của Ngôn Ngữ Ký Hiệu trong giáo dục trẻ Điếc và các mô hình dạy trẻ Điếc”
Tác giả: Đỗ Thị Hiên
Năm: 2015
4. Đỗ Thị Hiên, Đinh Thị Hoa (2016), “Giáo dục ngôn ngữ bằng trò chơi – một biện pháp tích cực cho trẻ Điếc lứa tuổi tiền học đường”, Tạp chí Ngôn Ngữ & Đời Sống, Số 6 (248)- 2016, tr.41 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ngôn ngữ bằng trò chơi – một biện pháp tích cực cho trẻ Điếc lứa tuổi tiền học đường
Tác giả: Đỗ Thị Hiên, Đinh Thị Hoa
Năm: 2016
5. Lê Thị Hằng (2008), “Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính phần 2”, Khoa tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính phần 2”
Tác giả: Lê Thị Hằng
Năm: 2008
6. Nguyễn Chí Hòa (2010), “Nội dung và phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Việt thực hành”, tr. 171 – 175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nội dung và phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Việt thực hành”
Tác giả: Nguyễn Chí Hòa
Năm: 2010
7. Nguyễn Thị Hòa (2015), “Tầm quan trọng của Ngôn Ngữ Ký Hiệu trong giáo dục trẻ Điếc và các mô hình dạy trẻ Điếc”, Hội thảo IDEO, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Tầm quan trọng của Ngôn Ngữ Ký Hiệu trong giáo dục trẻ Điếc và các mô hình dạy trẻ Điếc”
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Năm: 2015
8. Nguyễn Thiện Giáp (2010), “777 khái niệm ngôn ngữ học”, NXB ĐHQGHN, HàNội, tr 463 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “777 khái niệm ngôn ngữ học”
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2010
9. Lưu Thị Lan (1975), “Một vài nhận xét bước đầu về những đặc điểm phát triển từ vựng và ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em từ 1 – 3 tuổi”, Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một vài nhận xét bước đầu về những đặc điểm phát triển từ vựng và ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em từ 1 – 3 tuổi”
Tác giả: Lưu Thị Lan
Năm: 1975
10. Phạm Minh Lăng (2002), “Tâm lý trẻ thơ (từ sơ sinh đến 15, 17 tuổi)”, NXB Văn Hóa Thông Tin, tr. 194 – 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý trẻ thơ (từ sơ sinh đến 15, 17 tuổi)”
Tác giả: Phạm Minh Lăng
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
Năm: 2002
11. Nguyễn Thúy Ngọc, Trung Thu Trang, Hà Thị Quỳnh Anh (2011), “Việc sử dung ngôn ngữ kí hiệu (thủ thuật) và các vấn đề liên quan”, Báo cáo khoa học, khoa sau Đại học, Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việc sử dung ngôn ngữ kí hiệu (thủ thuật) và các vấn đề liên quan”
Tác giả: Nguyễn Thúy Ngọc, Trung Thu Trang, Hà Thị Quỳnh Anh
Năm: 2011
12. Những đặc điểm tâm lý của trẻ điếc (tập bài giảng môn học), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm đào tạo và phát triển Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm tâm lý của trẻ điếc (tập bài giảng môn học)
13. Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đức Tồn (2012), “Mấy vấn đề về cú pháp của ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam”, Tạp chí Ngôn Ngữ, 4 (275), tr. 17 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mấy vấn đề về cú pháp của ngôn ngữ kí hiệu ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đức Tồn
Năm: 2012
14. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) (2005), “Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam”, tr.146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam”
Tác giả: Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF)
Năm: 2005
15. Trần Thị Minh Thành và Võ Thị Thủy Trúc (08/2014), “Tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi qua Test TSD – Z”, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, tr.76 – 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi qua Test TSD – Z”
16. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2001), “Các tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho khuyết tật thính giác vào lớp 1”, Luận án Tiến Sĩ Giáo Dục Học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho khuyết tật thính giác vào lớp 1”
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Năm: 2001
17. Sandy Niemann, Devorah Greenstein, Darlena David (2004), “Helping Children who are Deaf", California – Giúp đỡ trẻ Điếc, tr. 73- 74, NXB LĐXH, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Helping Children who are Deaf
Tác giả: Sandy Niemann, Devorah Greenstein, Darlena David
Nhà XB: NXB LĐXH
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w