1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tri thức

91 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Nghiên cứu này cung cấp một khung hướng dẫn tổng quát trong việc ứng dụng các mô hình, phương pháp, kỹ thuật và công cụ phù hợp nhất cho nhà thực hành quản trị tri thức trong doanh nghi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_

VŨ VĂN HÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ

QUẢN TRỊ TRI THỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_

VŨ VĂN HÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ

QUẢN TRỊ TRI THỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN HỮU LAM

TP Hồ Chí Minh - Năm 2015 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số : 60340102

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài nghiên cứu: “CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TRI THỨC” là công trình nghiên cứu

khoa học của tôi

Kết quả của nghiên cứu và các kiến nghị nêu trong luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu, tài liệu khoa học nào từ trước đến nay

Tp HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Người thực hiện đề tài

Vũ Văn Hùng

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT

Chương 1: TỔNG QUAN 9

1.1 Lý do chọn đề tài 9

1.2 Mục đích đề tài 10

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 11

1.4 Ý nghĩa của đề tài 11

1.5 Đối tượng nghiên cứu 11

1.6 Phạm vi đề tài 11

1.7 Cấu trúc của luận văn 12

Tóm tắt chương 1: 13

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14

2.1 Tri thức 14

2.1.1 Khái niệm và các dạng tri thức 14

2.1.2 Nguyên nhân quản trị tri thức 16

2.2 Quản Trị Tri Thức 16

2.2.1 Khái niệm quản trị tri thức 16

2.2.2 Năng lực quản trị tri thức 17

2.2.3 Quá trình quản trị tri thức 18

2.3 Mô hình hiệu quả quản trị tri thức 21

2.3.1 Hiệu quả quản trị tri thức 21

2.3.2 Mô hình hiệu quả quản trị tri thức 21

2.3.3 Biện luận quá trình quản trị tri thức tại CSVC 22

2.4 Mô hình lý thuyết đề xuất 23

2.4.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 23

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 24

Tóm tắt chương 2: 25

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Quá trình nghiên cứu 26

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 26

3.1.2 Phương pháp điều tra 27

Trang 5

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi 28

3.3 Điều tra sơ bộ 29

3.4 Điều tra chính thức 30

3.4.1 Kỹ thuật chọn mẫu 30

3.4.2 Kích thước mẫu 32

3.4.3 Công cụ phân tích và quá trình phân tích 32

3.5 Đạo đức nghiên cứu 33

3.6 Thang đo 34

3.6.1 Công nghệ 35

3.6.2 Cấu trúc tổ chức 36

3.6.3 Văn hóa tổ chức 36

3.6.4 Năng lực chuyên môn 37

3.6.5 Năng lực học tập 38

3.6.6 Năng lực thông tin 39

3.6.7 Hiệu quả lưu trữ tri thức 39

3.6.8 Hiệu suất 39

3.6.9 Thích ứng 40

3.6.10 Đổi mới 40

Tóm tắt chương 3: 41

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

4.1 Hệ số tin cậy Cronbach alpha 42

4.2 Kiểm định nhân tố khám phá EFA 42

4.2.1 EFA: công nghệ, cấu trúc, văn hóa, chuyên môn, học tập, thông tin 43

4.2.2 Đặt tên các nhân tố mới 43

4.2.3 EFA: hiệu suất, thích ứng, đổi mới 44

4.3 Kiểm định thang đo bằng CFA 44

4.3.1 CFA: cấu trúc công nghệ, năng lực tri thức, văn hóa 44

4.3.2 CFA: Hiệu quả lưu trữ tri thức (hiệu suất, thích ứng & đổi mới) 45

4.4 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm 46

4.5 Mô hình điều chỉnh và giả thuyết 47

4.6 Kiểm định mô hình chính thức 48

4.6.1 Kiểm định mô hình chính thức bằng SEM 48

4.6.2 Ước lượng mô hình chính thức bằng bootstrap 49

4.7 Kết quả mô hình Lưu Trữ Tri Thức 50

Tóm tắt chương 4: 52

Chương 5: HÀM Ý GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 53

5.1 Hàm ý giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tri thức 53

5.1.1 Tăng cường văn hóa 53

5.1.2 Hàm ý kết quả 54

5.2 Kết quả đo lường 55

5.3 Kết quả về mô hình lý thuyết 56

Trang 6

5.4 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo 57

Tóm tắt chương 5: 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

dẫn tác giả thực hiện luận văn này Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp ở công ty CSVC đã góp ý trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến bố tôi, người đã ra sức ủng hộ và khuyến khích trong quá trình thực hiện luận văn

Mặc dù đã hết sức cố gắng trao đổi, tiếp thu ý kiến từ các người hướng dẫn, thầy cô, bạn bè và tham khảo nhiều tài liệu nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong tiếp tục nhận được các góp ý quý báu và chân tình từ thầy cô, bè bạn và người tham khảo

Xin chân thành cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014

Người thực hiện đề tài

Vũ Văn Hùng

Trang 10

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tri thức Quản trị tri thức là ngành kết hợp của nhiều lĩnh vực học thuật Nghiên cứu này cung cấp một khung hướng dẫn tổng quát trong việc ứng dụng các mô hình, phương pháp, kỹ thuật và công cụ phù hợp nhất cho nhà thực hành quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Dựa trên khảo sát, kiểm định nhân tố khám phá EFA, kiểm định nhân tố khẳng định CFA, sử dụng mô hình cấu trúc SEM, nghiên cứu đã tìm ra điểm cốt lõi cần cải tiến trong việc nâng cao hiệu quả tri thức, đặc biệt ở khía cạnh lưu trữ tri thức

Trang 11

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Công ty CSVC, viết tắt của Công ty cổ phần China Steel Sumikin Vietnam, nhà máy đặt tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Công ty CSVC được thành lập từ: China Steel Corporation, tập đoàn thép lớn nhất Đài Loan và Nippon Steel & Sumitomo Metal Corporation, tập đoàn thép lớn nhất Nhật Bản và thứ hai thế giới Với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, công ty có khoảng

850 nhân viên và đã đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10 năm 2013 Sản phẩm chính của CSVC là thép cuộn cán nguội, mạ kẽm, phủ dầu và thép điện từ Công ty

có 4 dây chuyền sản xuất chính với 70 quản lý và chuyên gia Đài Loan, 45 quản lý Nhật Bản cùng 730 nhân viên người Việt Nam

Tổng nhân viên công ty khoảng 850 người, đội ngũ kỹ sư và cử nhân người Việt có trình độ đại học và trên đại học là 240 người Tuy nhiên, từ năm 2012 đến 2014, đã

có 130 nhân viên có trình độ đại học trở lên xin nghỉ việc, chiếm đến hơn 50% nguồn nhân sự chất lượng của công ty Việc nhân sự biến động do nhiều lý do, nhưng dễ dàng nhận thấy rằng, vấn đề đầu tiên: một lượng lớn tài sản tri thức của công ty, đặc biệt là các nhân sự đã được đào tạo, đã không được sự dụng và bị mất mát

Ngoài ra, hiện tại có khoảng 115 quản lý và chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại CSVC Trong khoảng thời gian 2014 – 2015, trung bình tỷ lệ 1 chuyên gia làm việc với 2 người Việt Nam, mật độ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm rất dày đặc Trong tương lai gần, đội ngũ chuyên gia nước ngoài sẽ rút về nước Làm sao xây dựng một hệ thống chuyển giao, lưu trữ lượng tri thức to lớn này một cách hiệu quả,

là một nỗi trăn trở cần thiết Đây là vấn đề thứ hai

Từ hai vấn đề trên, hiệu quả Quản Trị Tri Thức (Knowledge Management –KM) vì

vậy, cần được xem xét

Nhiều nền kinh tế hiện nay gắn liền với kinh tế tri thức và được mô tả bởi một thực

tế rằng tri thức là một yếu tố chủ yếu trong các hoạt động làm tăng giá trị (Sanghani,

Trang 12

2009) Sự tiến bộ bền vững duy nhất một doanh nghiệp có được, đến từ những điều

nó biết, cách sử dụng hiệu quả những điều nó biết và cách nhanh chóng để tiếp cận

và sử dụng tri thức mới (Davenport và Prusak trích trong Dzunic, 2012) Một tổ chức trong thời đại tri thức là tổ chức có thể học, nhớ và hành động dựa trên những thông tin, tri thức và bí quyết có sẵn một cách tốt nhất (Dalkir, 2005)

Khả năng khai thác tài sản vô hình đã trở nên quan trọng hơn khả năng đầu tư và

cách quản lý nguồn tài sản tri thức của mình, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng thích nghi và có nhiều hơn các cơ hội thành công

Tri thức có thể được định nghĩa là một sự thật, kỹ năng hay sự hiểu biết mà có thể thu nhận được, đặc biệt thông qua học tập hoặc kinh nghiệm, làm tăng khả năng đánh giá vấn đề, ra quyết định và hành động (Awad & Ghaziri, 2004; Tserng & Lin,

Cho đến thời điểm hiện tại, tháng 5 năm 2014, chưa có nghiên cứu nào cho vấn đề này tại CSVC

Từ thực tế doanh nghiệp và các luận chứng khoa học đương thời, tìm hiểu các yếu

tố ảnh hưởng Quản Trị Tri Thức được tôi xem như mục tiêu và động lực để thực

hiện đề tài này

1.2 Mục đích đề tài

Mục đích của nghiên cứu này như sau:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tri thức”

Trang 13

Để đạt được điều này, nghiên cứu cần đạt hai mục tiêu (Objectives) nhỏ sau:

- Lượng hóa được hệ số tải của các yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả quản trị tri

thức, thông qua mô hình đề xuất, trong thời gian tháng 9/2014

- Thông qua kết quả của mục tiêu thứ nhất, mục tiêu thứ hai là đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả KM

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu được xây dựng nên từ mục tiêu của đề tài Câu hỏi nghiên cứu cũng là cơ sở cho quá trình thu thập dữ liệu Hai câu hỏi sau đây cần phải được làm rõ:

1- Theo mô hình của Somnuk đăng tải trên tạp chí Journal of Knowledge Management (impact factor 1.257 [Phụ Lục 2]) (Emerald, 2013), những yếu tố nào tác động mạnh nhất lên hiệu quả KM?

2- Những giải pháp nâng cao hiệu quả KM nào là thích hợp nhất ở thời điểm hiện tại?

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Nêu bật yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả quản trị tri thức

Đề tài kiểm định theo phương pháp định lượng mô hình Hiệu quả KM của Somnuk,

vốn chỉ dừng ở nghiên cứu định tính

1.5 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả Quản trị tri thức

1.6 Phạm vi đề tài

Nghiên cứu được thực hiện trong doanh nghiệp thép cán nguội CSVC, thời gian khảo sát trong tháng 8-9 năm 2014

Trang 14

1.7 Cấu trúc của luận văn

Theo quy trình diễn dịch, đề tài này sử dụng lý thuyết đã có để định hình mục tiêu

và câu hỏi nghiên cứu (Yin, 2003 trích trong Saunders, 2009) Cấu trúc của nghiên cứu này được trình bày theo đề xuất của Robson (2002, trích trong Saunders, 2009), Plessis (2005) và của đại học Wollongong (Australia, 2001), cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu (Introduction)

Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích và mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài, tiếp theo là đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc tóm lược của luận văn

Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết (Literature review)

Cung cấp các khái niệm nền, làm sáng tỏ thế nào là dữ liệu, thông tin, tri thức và thông thái và tại sao phải quản trị tri thức Chương 2 còn cung cấp

khái niệm về Quản trị tri thức (KM), năng lực quản trị tri thức (Knowledge

Management Capability -KMC) và các thành phần của nó gồm có chu kỳ

KM: thu nhận, sáng tạo, lưu trữ và ứng dụng tri thức

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả tri thức được đo bằng ba khái

niệm : hiệu suất, thích ứng và đổi mới Cuối cùng là mô hình lý thuyết của Somnuk (2010)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu (Methodology)

Mô tả quá trình thực hiện nghiên cứu từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014 Phương pháp thực hiện nghiên cứu theo hướng mô tả giải thích Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi, thiết kế bảng câu hỏi theo kiểu ‘phân phát

và thu thập’, điều tra sơ bộ với 10 đáp viên và 216 mẫu chính thức, kích thước mẫu là 250 Tại từng mục nội dung biến tiềm ẩn, chi tiết các biến quan sát được nêu cụ thể

Chương 4: Kiểm định mô hình và thực trạng

Chương bốn tóm tắt kết quả kiểm định nhân tố khẳng định CFA bằng các chỉ

số Chi bình phương, bậc tự do, p-value, các chỉ số NFI, TLI, CFI và RMSEA của mô hình cấu trúc công nghệ, năng lực tri thức, văn hóa và hiệu quả lưu

Trang 15

trữ tri thức Chương 4 cũng thuật lại kết quả kiểm định giá trị phân biệt bằng

mô hình tới hạn Kết quả mô hình thực tế được điều chỉnh từ 6 nhân tố rút thành 3 nhân tố Mô hình chính thức được kiểm định với kết quả 5 biến có ý nghĩa thống kê và 1 nhân tố không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90% Biện luận hiện tượng Heywood và boopstrap được nêu ở cuối chương 4 Chương 5: Tổng kết thực trạng và hàm ý giải pháp

Chương năm nêu vấn đề kiểm định giả thuyết thống kê chấp nhận 5 giả thuyết và bác bỏ 1 giả thuyết (mối quan hệ dương giữa cấu trúc công nghệ và hiệu quả lưu trữ tri thức) Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tri thức tại CSVC Các giải pháp dựa trên trọng số hồi quy từ kết quả mô hình thực tế và giải pháp từ các lý thuyết trước đó Kết quả đo lường, kết quả

mô hình lý thuyết và cuối cùng là Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo Tham khảo (References)

Phần tham khảo bao gồm hơn 40 mục tài liệu, đường dẫn mà nghiên cứu này

có trích dẫn Phương pháp trích dẫn tuân theo chuẩn Harvard

Phụ Lục (Appendices)

Gồm có 12 Phụ Lục trích dẫn đầy đủ các số liệu Crombach alpha, EFA, CFA

và SEM Phụ lục còn có thư giới thiệu và định nghĩa impact factor

Tóm tắt chương 1:

Chương 1: Giới thiệu (Introduction)

Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích và mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài, tiếp theo là đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc tóm lược của luận văn

Trang 16

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tri thức

2.1.1 Khái niệm và các dạng tri thức

Tri thức có thể được định nghĩa là một sự thật, kỹ năng hay sự hiểu biết mà có thể thu nhận được, đặc biệt thông qua học tập hoặc kinh nghiệm, làm tăng khả năng đánh giá vấn đề, ra quyết định và hành động (Awad & Ghaziri, 2004; Tserng & Lin,

2004 trích trong Ahmad, 2010)

Trong triết học, nghiên cứu tri thức được gọi là nhận thức luận Các nhà nhận thức luận, điển hình là triết gia Hy Lạp cổ đại Plato suy lý rằng tri thức là “niềm tin chân chính hợp lý” Nonaka và Takeuchi (1995, trích trong Andreea, 2002) thì cân nhắc

“tri thức như một quá trình thúc đẩy con người từ niềm tin cá nhân đến với Sự thật” Tri thức là một khái niệm trừu tượng, lâu đời nhưng lại chưa có sự thống nhất chung, bên cạnh đó, nó là một khái niệm khá chủ quan, vì nó phụ thuộc và niềm tin, giá trị, trực giác và cảm xúc của cá nhân (Sunassee & Sewry, 2000 trích trong Arntzen,2009) Chưa có một sự công nhận chung về định nghĩa tri thức, dù nhiều người đã cố gắng xác định thế nào là tri thức và làm sao phân loại tri thức (Diedrich

& Targama, 2000 trích trong Sanghani,2009)

Nonaka và Takeuchi đã phân loại tri thức thành hai thành phần: hiện và ẩn, định

hình cơ sở nền tảng cho Quản Trị Tri Thức(KM) Tri thức hiện là phần hữu hình có

thể nắm bắt, mã hóa, đối thoại và lưu trữ dưới dạng tài liệu (Nonaka & Takeuchi, 1995; Firestone, 2001 trích trong Arntzen,2009) Nó là phần cứng của tri thức và thường độc lập với bối cảnh Ngược lại, tri thức ẩn là phần vô hình, bản chất nằm trong trí tuệ của người lao động, cá nhân hoặc tập thể (Nonaka & Takeuchi, 1995)

Nó có mối liên kết với trực giác, cảm xúc, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm và không thể lưu trữ Nó là phần mềm của tri thức và thường được ấn định trong bối cảnh tương thích

Nhiều nghiên cứu phân loại: tri thức là mức cao, thông tin là mức giữa và dữ liệu là mức thấp nhất (Davenport & Prusak 1998; Dilnutt 2000; Earl 2001; Stenmark 2002;

Trang 17

Tiwana 2002 trích trong Nguyen, 2010) Một số nhà nghiên cứu khác thêm vào thang bậc trên khái niệm thông thái (Bollinger & Smith, 2001; Vance, 1997; Wu,

2000 trích trong Nguyen, 2010)

Dữ liệu là sự thật thô chưa phân tích, được đo lường hoặc quy vào một hiện tượng, chúng nằm ngoài bối cảnh và không có quan hệ với sự thật khác (Loshin 2001;

quan (James 2005; Tiwana 2002 trích trong Nguyen, 2010)

Thông tin được là dữ liệu được gia công và phân tích, cho phù hợp với việc ra quyết định Nó được xem xét trong bối cảnh, Bối cảnh được định nghĩa là mối quan hệ giữa hai dữ liệu hoặc với thông tin khác (Loshin 2001; Robbins et al 2000; Zikmund 2000 trích trong Nguyen, 2010) Giống dữ liệu, thông tin là khách quan trong một bối cảnh cụ thể (James 2005) Để trích xuất thông tin từ dữ liệu, Davenport và Prusak (1998, trích trong Nguyen, 2010) đề nghị “5-C”: bối cảnh hóa (contextualisation), phân loại (categorisation), tính toán (calculation), hiệu chỉnh (correction) và cô đọng (Condensation)

Tri thức là sự nhận thực, hiểu biết hoặc đạt được sự quen thuộc với hỗn hợp các thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng, quy tắc, luật lệ, giá trị, sự thấu hiểu, nghiên cứu, điều tra và quan sát (Bollinger & Smith 2001; Davenport & Prusak 1998; Pemberton & Stonehouse 2000; Robbins et al 2000 trích trong Nguyen, 2010) Tri thức là sự pha trộn của nhiều phạm trù, nên tri thức thường chủ quan (James 2005, trích trong Nguyen, 2010) Quá trình biến đổi thông tin thành tri thức gồm có: So sánh (comparison), kết quả hóa (consequence), kết nối (connection), và đàm luận (conversation) (Davenport & Prusak, 1998 trích trong Andreea, 2002) Tóm lại, tri thức là thông tin có mục đích (Davidson & Voss 2002 trích trong Nguyen, 2010) Thông thái nằm ở bậc cao nhất, là sự ứng dụng có suy xét những tri thức và kinh nghiệm tích hợp với con người, tổ chức và xã hội, chỉ ra khả năng nhìn thấu sự phức tạp và khám phá bản chất cốt lõi của vấn đề (Vance, 1997 trích trong Nguyen, 2010)

Trang 18

Hình 1.1: Thứ bậc dữ liệu, thông tin, trí thức và thông thái

Nguồn: Bellinger et al., 2004

2.1.2 Nguyên nhân quản trị tri thức

Sáng kiến quản trị tri thức đang được mở rộng đến tất cả các loại hình tổ chức và công ty trên phạm vi toàn cầu (Ribière, Bechina Artzen & Worasinchai, 2007) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, Andreea và Jing (2003) đăng tải một số

lý do: (1) Thông tin quá tải và hỗn loạn, (2) Tắc nghẽn thông tin, (3) Phân khúc và chuyên môn hóa kỹ năng và thông tin, (4) Sự quay vòng và tính lưu động của lực lượng lao động, (5) Sự cạnh tranh và (6) Công nghệ phát triển Công nghệ thông tin

là điều tiên quyết cho quản trị tri thức hiệu quả (Loermans, 2002; Schreiber et al, 2000; Sandelands, 1999 trích trong Aggestam, 2006)

2.2 Quản Trị Tri Thức

2.2.1 Khái niệm quản trị tri thức

Quản trị tri thức là lập kế hoạch, tổ chức, thúc đẩy và kiếm soát con người, quá trình, và hệ thống trong tổ chức để đảm bảo những tài sản liên quan đến tri thức được nâng cao và sử dụng hiệu quả (King, 2009 trích trong Farsan, 2013)

Quản trị tri thức được xem như một vũ khí quan trọng để bền vững hóa lợi thế cạnh tranh và nâng cao kết quả (Abdel et al, 2012, trích trong H.Zaied, 2012)

Hiểu biết mối quan hệ

Hiểu biết quy luật

Hiểu biết mô hình

Trang 19

Khái niệm KM có nhiều định nghĩa Quản trị tri thức ban đầu là quá trình ứng dụng, tiếp cận một cách có hệ thống việc nắm bắt, cấu trúc, quản trị và lan truyền tri thức trong tổ chức để làm việc nhanh hơn, tái sử dụng thói quen tốt, giảm chi phí lặp lại của dự án (Nonaka và Takeuchi, 1995; Pasternack và Viscio, 1998; Pfeiffer và Sutton, 1999; Ruggles và Holtshouse, 1999 trích trong Dalkir, 2005) Wigg (1995 trích trong H.Zaied, 2012) định nghĩa KM là một nhóm các quá trình và phương pháp rõ ràng dùng để tìm kiếm những tri thức quan trọng trong nhiều cách vận hành

KM khác nhau” Filemon và Uriarte (2008 trích trong H.Zaied, 2012) xem KM là một quá trình chính của định vị, tổ chức, chuyển dời, và sử dụng thông tin và kinh nghiệm trong tổ chức

2.2.2 Năng lực quản trị tri thức

Năng lực quản trị tri thức (Knowledge Management Capability - KMC) là năng lực sáng tạo và ứng dụng tri thức bằng cách tích hợp/ kết nối nhiều nguồn lực và hoạt động khác nhau trong quản trị tri thức để tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh, hiệu quả KM và hiệu quả tổ chức (Gold et al., 2001; Chuang, 2004 trích trong

Somnuk, 2010)

Có nhiều bằng chứng kết nối mối quan hệ giữa Năng lực quản trị tri thức và kết quả

tổ chức, các doanh nghiệp nên nhận biết tầm quan trọng của KM và nỗ lực bồi đắp

năng lực để nâng cao kết quả của tổ chức (Chen et al, 2010; Masey et al, 2002;

Nonaka, 1994 trích trong Chan, 2006)

Mills và Smith (2011 trích trong H.Zaied, 2012), Abdel (2012 trích trong H.Zaied, 2012) nghiên cứu tác động của KMC lên kết quả của tổ chức, và đưa đến kết luận:

có một sự tương quan lớn giữa KMC và kết quả của tổ chức Theo đó, KMC bao gồm nhiều thành tố: công nghệ, văn hóa, cấu trúc, nguồn nhân lực, sự thu nhận, sự chuyển hóa,sự phổ biến, ứng dụng, bảo vệ, lưu trữ, cơ sở hạ tầng và quá trình (Mills

và Smith, 2011; Abdel , 2012; Jung et al., 2011 trích trong H.Zaied, 2012 & Chan, 2006)

Trang 20

Để KM thành công và hiệu quả cho tổ chức, cần cân nhắc năm quy tắc quan trọng sau (Wiig, 1993; Marquarde, 996; Beckman, 1997; Devenport & Prusak, 1998; O’Dell & Grayson, 1998; Wild & Griggs, 2008 trích trong Somnuk, 2010):

(1) Tổ chức và tất cả nhân viên của tổ chức phải nhận ra sự quan trọng và giá trị của

KM

(2) KM phải là sự kết hợp giữa con người và công nghệ

(3) Sự sáng tạo của văn hóa học tập, trao đổi và chia sẻ tri thức rất quan trọng, nó ảnh hưởng sự sáng tạo tri thức mới cho cá nhân và tổ chức

(4) KM là một quá trình nghiêm túc và liên tục

(5) MK phải tác động lên sự phát triển của cá nhân, công việc và tổ chức

Theo nghiên cứu của Somnuk (2010) KMC bao gồm hai viễn cảnh: viễn cảnh nguồn lực và viễn cảnh tri thức Có nhiều tác giả đã nghiên cứu và thường xuyên

xem chúng như những yếu tố tác động đến Hiệu quả tổ chức cũng như Hiệu quả

quản trị tri thức John và Martin, 1984; Sanchez và Mahoney, 1996; Semler, 1997;

Bennett và Gabriel, 1999; Duffy, 2000; Alavi và Leidner, 2001; Gold et al., 2001; McEvily và Chakravarthy, 2002; Lee và Choi, 2003; Lin và Germain, 2003; Zheng, 2005; Freeze, 2006 trích trong Somnuk, 2010)

Hình 2.2: Năng lực, quá trình và hiệu quả tri thức

Nguồn: Somnuk, 2010

2.2.3 Quá trình quản trị tri thức

Hiệu quả quản trị tri thức đòi hỏi tổ chức nhận dạng, khởi động, thu nhận, khuếch tán, nắm bắt tri thức nhằm tạo ra lợi thế chiến lược cho tổ chức đó (Kimiz, 2005) Các cách tiếp cận chính chu trình KM (knowledge management cycle) được Kimiz tổng hợp trong bảng 2.1

Năng lực

quản trị tri thức

Quá trình quản trị tri thức

Hiệu quả quản trị tri thức

Trang 21

McElroy (1999)

Rollet (2003)

Bukowitz&

Williams(2003)

Zack (1996)

yêu cầu tri thức

Tiếp cận

Chuyển hóa

Hiệu lực hóa tri thức

thức

Chuyển giao

- Thu nhận tri thức: là quá trình đầu tiên của KM nhấn mạnh và cho thấy

sự quan trọng đặc biệt của năng lực tri thức cá nhân trong tổ chức Nhiều chuyên gia quan tâm đến thu nhận tri thức (Nonaka và Takeuchi, 10995; Birkinshaw và Shechan, 2002 trích trong Somnuk, 2010) Thu nhận và thu thập tri thức có thể đến

từ nguồn nội bộ (báo cáo, tài liệu…) và từ nguồn bên ngoài (dữ liệu khách hàng, thông tin đối thủ,…) và Benchmark từ nguồn bên ngoài (Marquarde, 1996; Zack,

1999 trích trong Somnuk, 2010) Nguồn lực có thể hỗ trợ thu nhận tri thức gồm

Trang 22

công nghệ thông tin và cấu trúc tổ chức, bao gồm cả lãnh đạo và văn hóa tổ chức (Hendriks, 2001; Gold et al., 2001; Vouros, 2003; Peachey, 2006 trích trong Somnuk, 2010) Quá trình thu nhận tri thức bao gồm các hoạt động: tiếp cận, thu thập và ứng dụng tri thức đạt được

- Sáng tạo tri thức: là quá trình tạo ra tri thức, sự sáng tạo tri thức mới liên

quan đến động lực, trực quan và bên trong mỗi cá nhân (Gold et al., 2001; Tiwana

và Mclean, 2005 trích trong Somnuk, 2010) Sáng tạo tri thức là tương tác giữa tri thức ẩn và tri thức hiện, bởi những cá nhân có tri thức, kinh nghiệm và chuyên môn Thực tiễn tốt từ kinh nghiệm quá khứ có liên quan tích cực đến sáng tạo tri thức (Marquarde, 1996; Nonaka và Takeuchi, 1995; Roth, 2003; Coulson-Thomas, 2004 trích trong Somnuk, 2010)

- Lưu trữ tri thức: còn được xem như bộ nhớ tổ chức (organizational

memory), El Sawy et al (trính trong Sajjad,2005) định nghĩa: “một kho ẩn chứa các

chi tiết của các quyết định trong quá khứ và kết quả lĩnh hội được, những tình huống đột xuất trong quá khứ và phản ứng của tổ chức, quy tắc chấp thuận và các quyết định bất thành văn điều chỉnh những quyết định và hành động hiện tại” Tri

thức nên được lưu trữ và phân loại một cách có hệ thống, để có thể dễ dàng và thuận lợi truy tìm (Marquarde, 1996 trích trong Somnuk, 2010) và phổ biến Tri thức lưu trữ cần được tinh lọc để trở nên hữu dụng và giá trị cho tổ chức (Zack, 1999; Gold et al., 2001 trích trong Somnuk, 2010), và có vai trò như trí tuệ tổ chức (Collison và Parcell, 2004 trích trong Somnuk, 2010) Cấu trúc tổ chức có hệ thống khuyến khích nâng cao việc lưu trữ tri thức hệ thống nhằm sẵn sàng thực hiện công việc sẽ tác động hiệu quả lưu trữ tri thức (Gold et al., 2001; Peachey, 2006 trích trong Somnuk, 2010)

- Ứng dụng tri thức: quá trình KM cuối cùng này tạo nên giá trị cho tổ chức:

nó làm cho tổ chức đạt được sự hiểu quả trong KM Nó bao hàm việc lan truyền và

sử dụng tri thức (Marquarde, 1996; Gold et al., 2001; Zack, 1999 trích trong Somnuk, 2010) Ứng dụng tri thức hiệu quả sẽ dẫn đến phát triển và đổi mới sản phẩm Ứng dụng tri thức ám chỉ việc sử dụng tri thức đã được sáng tạo và thu nhận

Trang 23

vào chu trình KM (Kimiz, 2005) Tri thức được ứng dụng ở ba mức độ: cá nhân, nhóm, tổ chức (Kimiz, 2005)

2.3 Mô hình hiệu quả quản trị tri thức

2.3.1 Hiệu quả quản trị tri thức

Để đo lường hiệu quả quản trị tri thức, gồm 3 khía cạnh: hiệu suất, thích ứng, và đổi

mới

Các nhà nghiên cứu thường liên kết hiệu quả KM với kết quả tổ chức (Organizational performance), hiệu quả KM sẽ dẫn tới kết quả tổ chức tốt (Gold et al., 2001; Nonaka, 1991; Darroch và McNaughton, 2002; Freeze, 20006; và Du Plessis, 2007 trích trong Somnuk, 2010)

Dựa trên đề xuất của Somnuk, (2010), hiệu quả quản trị tri thức được đo lường thông qua bốn quá trình:

2.3.2 Mô hình hiệu quả quản trị tri thức

Dựa trên nghiên cứu định tính của Somnuk (2010), mô hình cho nghiên cứu ứng

dụng “Nâng cao hiệu quả quản trị tri thức cho doanh nghiệp thép cuộn cán nguội

CSVC” được đề xuất như sau:

Hình 2.3: Mô hình hiệu quả quản trị tri thức

Hiệu quả quản trị tri thức Viễn cảnh Tri thức:

+ Chuyên môn

+ Học tập

+ Thông tin

Trang 24

2.3.3 Biện luận quá trình quản trị tri thức tại CSVC

Để đo lường hiệu quả KM, trong 4 quá trình chính: (1) Thu nhận, (2) Lưu trữ, (3) Ứng dụng và (4) Sáng tạo

Trong cùng 1 thời điểm không thể cùng một lúc triển khai toàn bộ 4 quá trình, do giới hạn về nguồn lực Cần phải lựa chọn để triển khai từng quá trình, quá trình lựa chọn này được sự tham vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này Cụ thể như sau:

Các quá trình trên có mối liên hệ như sau: Tri thức được truyền tải và thu nhận, sau

đó thông qua bước  nó được lưu trữ vào một hệ thống chung của toàn công ty dưới dạng tri thức hiện, tri thức đó tiếp tục được ứng dụng vào công việc ở bước

.Trong quá trình ứng dụng, nếu phát hiện vấn đề mới, bước  việc thu nhận tri thức được lặp lại Chu trình 3 bước đó tiếp tục diễn ra trong quá trình làm việc Sau

đó kinh nghiệm được tích lũy và sáng kiến được hình thành nhờ quá trình sáng tạo

ở bước  Khi sáng kiến được hình thành, sẽ được chia sẽ cho các cộng sự, và quá trình thu nhận tri thức ở các cộng sự diễn ra ở bước 

Hình 2.4: Quá trình quản trị tri thức tại CSVC

Nguồn: tác giả nghiên cứu

Quá trình lưu trữ là một trong những bước quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả

KM Tuy nhiên hiện tại CSVC, sau khi thu nhận tri thức, tri thức không được trình

Trang 25

bày dưới dạng hiện một cách hệ thống, để lưu trữ, truy cập, ứng dụng bài bản Phần

lớn tri thức thu nhận được nằm ở dạng ẩn trong trí óc mỗi nhân viên được huấn luyện cũng như các kinh nghiệm làm việc của họ Những nhân viên này sử dụng trực tiếp tri thức thu nhận được vào ứng dụng công việc ở bước Θ mà không qua

bước -, dẫn đến phần lớn tri thức không được lưu trữ dưới dạng tri thức hiện

Như đã trình bày ở phần đầu, khi nhân viên nghỉ việc, tất cả kinh nghiệm và những tri thức của họ, đều bị mất đi đối với tổ chức Nếu quá trình lưu trữ được thực hiện tốt, một khi có nhân viên nghỉ việc, tất cả những tri thức cần thiết cho việc thực hiện công việc do người đó để lại, đều được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản lưu trữ Nhờ vậy, tài sản tri thức của công ty được sử dụng hiệu quả hơn và nhân viên mới cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công việc, tiết kiệm được thời gian học việc, chi phí đào tạo

Như vậy, vấn đề lưu trữ tri thức là trọng tâm cần ưu tiên cho việc nâng cao hiệu

quả quản trị tri thức tại CSVC ở thời điểm hiện tại

2.4 Mô hình lý thuyết đề xuất

2.4.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu đề tài và nghiên cứu lý thuyết nền, câu hỏi nghiên cứu và giả

thuyết nghiên cứu nhằm mục đích giải quyết vấn đề lưu trữ tri thức tại CSVC, được

đề nghị như sau:

Câu hỏi 1- Theo mô hình của Somnuk, những yếu tố nào tác động mạnh nhất lên

hiệu quả lưu trữ tri thức tại CSVC?

Giả thuyết:

Nhận thức về hiệu quả lưu trữ tri thức:

Viễn cảnh Nguồn lực:

H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa công nghệ và hiệu quả lưu trữ tri thức

H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc và hiệu quả lưu trữ tri thức

H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa văn hóa và hiệu quả lưu trữ tri thức

Trang 26

Viễn cảnh Tri thức:

H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa chuyên môn và hiệu quả lưu trữ tri thức

Đo lường hiệu quả lưu trữ tri thức:

H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả lưu trữ tri thức và hiệu suất

Câu hỏi 2- Những giải pháp nâng cao hiệu quả KM nào là thích hợp nhất với

CSVC ở thời điểm hiện tại?

Dựa trên kết quả các giả thuyết ở câu hỏi 1, các giải pháp nâng cao hiệu quả KM sẽ được đề xuất

Tiêu chí đề xuất giải pháp dựa trên trọng số tác động của các nhân tố lên hiệu quả

KM Nếu nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn (trọng số lớn) đến hiệu quả KM sẽ được lựa chọn để đề ra giải pháp

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Somnuk, 2010

CÔNG NGHỆ HIỆU SUẤT

VĂN HÓA H3

CHUYÊN MÔN H9

H5

H6

THÔNG TIN

Trang 27

Tóm tắt chương 2:

Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết (Literature review)

Cung cấp các khái niệm nền, làm sáng tỏ thế nào là dữ liệu, thông tin, tri thức và thông thái và tại sao phải quản trị tri thức Chương 2 còn cung cấp khái niệm về

Quản trị tri thức (KM), năng lực quản trị tri thức (Knowledge Management Capability -KMC) và các thành phần của nó gồm có chu kỳ KM: thu nhận, sáng tạo,

lưu trữ và ứng dụng tri thức Hiệu quả tri thức được đo bằng ba khái niệm : hiệu suất, thích ứng và đổi mới Cuối cùng là mô hình lý thuyết của Somnuk (2010)

Trang 28

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quá trình nghiên cứu

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng “Nâng cao hiệu quả quản trị tri thức tại doanh nghiệp thép

cán nguội CSVC” đi theo trường phái mô tả, giải thích

Nghiên cứu kinh doanh dựa trên chức năng hoặc mục đích được chia thành ba loại:

khám phá, mô tả hoặc nghiên cứu nhân quả (Hart, 1998; Zikmund, 2003 trích trong

trích trong Saunders, 2010)

Hình 3.1: Phân loại thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Saunder, 2010

Luận văn này mô tả đặc trưng của công ty CSVC và “ khắc họa chính xác đặc trưng

của người, sự kiện hoặc tình huống” (Robson, 2002 trích trong Saunders, 2010)

Nghiên cứu giải thích là những nghiên cứu xác minh mối qua hệ nhân quả giữa các

biến, hay còn gọi là nghiên cứu nhân quả (Saunder, 2010; Hart, 1998; Zikmund,

2003 trích trong Nguyen, 2010) Qua việc nghiên cứu tình huống hoặc vấn đề,

nghiên cứu giải thích xoáy mạnh vào việc giải thích mối quan hệ giữa các biến

(Saunder, 2010)

Sử dụng mô hình của Somnuk, luận văn này cũng nhằm xác minh mối quan hệ và

mức độ tác động của các biến quan sát – lên biến tiềm ẩn và giữa các biến tiền ẩn

nhằm tìm ra bản chất để đánh giá hiệu quả quản trị tri thức tại doanh nghiệp CSVC

HIỆU SUẤT

H1 CẤU TRÚC

VĂN HÓA H3

H8 HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG LƯU TRỮ TRI THỨC H4

CHUYÊN MÔN H9

Trang 29

3.1.2 Phương pháp điều tra

“Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích trực triếp hỗ trợ cho việc ra quyết định” (Nguyễn Đình Thọ, 2012) Nghiên cứu ứng dụng chỉ khác nghiên cứu hàn lâm ở mục đích nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2012)

Nghiên cứu này là nghiên cứu ứng dụng và sử dụng quy trình suy diễn, vì nó dùng

lý thuyết nền – Mô hình của Somnuk để xây dựng các giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

Hình 3.2: Quá trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết Lập bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi sơ bộ Chỉnh sửa

Nghiên cứu sơ bộ Đánh giá độ tin cậy thang đo Kiểm định Crombach alpha

Tương quan biến-tổng

Bảng câu hỏi chính thức Phân tích nhân tố khám phá EFA

Khảo sát 216 nhân viên CSVC Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích mô hình cấu trúc SEM

Kiểm định phân phối bootstrap

Trang 30

Luận văn này sử dụng bảng câu hỏi, tiếp cận theo phương pháp định lượng Bảng câu hỏi cho phép thu thập dữ liệu định lượng, phân tích định lượng, thống kê mô tả

và suy luận (Saunder, 2010) Nghiên cứu định lượng thường gắn liền với việc kiểm định chúng, dựa vào quy trình suy diễn (Nguyễn Đình Thọ, 2012; Ehrenberg, 1994 trích trong Saunders, 2010)

Nghiên cứu trong kinh doanh theo trường phái định lượng có bốn loại chính: thực nghiệm, khảo sát, quan sát và dữ liệu thứ cấp (Zikmund, 2003 trích trong Saunders, 2010) Trong luận văn này, phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi được sử dụng

vì nó thường có mối quan hệ với quy trình suy diễn (Saunder, 2010) Phương pháp

thập lượng dữ liệu lớn (Neuman, 2006 trích trong Nguyen, 2010) và tính kinh tế cao

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một kỹ thuật thu thập dữ liệu, mỗi đáp viên được hỏi sẽ trả lời cùng một bộ câu hỏi có trật tự xếp đặt từ trước (Devaus, 2002 trích trong Saunders, 2010) Thiết kế của bảng câu hỏi phụ thuộc vào cách nó được thức thi (Saunders, 2010), được phân loại theo sơ đồ hình 3.3 (Saunder, 2010)

Hình 3.3: Phân loại bảng câu hỏi

Nguồn: Saunder, 2010

Bảng câu hỏi

Tự khảo sát (self-administed) Phỏng vấn

Bảng câu hỏi khảo sát phân phát phỏng vấn phỏng vấn thông qua internet hỏi qua và thu thâp điện thoại cấu trúc

bưu điện

Trang 31

Luận văn này sử dụng bảng câu hỏi “phân phát và thu thập”, vì nó phù hợp với điều

kiện tại CSVC, nhiều kỹ thuật viên làm việc trong các xưởng sản xuất và không có điều kiện tiếp xúc máy vi tính

Có một số ý kiến cho rằng: để tạo cảm giác hợp tác cho người trả lời, phần thông tin chung nên được để ở cuối bảng câu hỏi Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, người thực hiện nghiên cứu và các đáp viên đã có mối quan hệ đồng nghiệp Bên cạnh đó, danh tính của đáp viên không nằm trong yêu cầu cần trả lời của bảng câu hỏi, nhằm tuân thủ đúng đạo đức nghiên cứu (Saunder, 2010) Vấn đề dè dặt của đáp viên cũng như tính chính xác của câu trả lời không bị ảnh hưởng bởi bố cục bảng câu hỏi Cấu trúc của bảng câu hỏi như sau:

Phần A: Thông tin chung: tuổi, giới tính, cấp bậc trong công việc (kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên văn phòng, quản lý…)

Phần B: Đánh giá của đáp viên về quản trị tri thức: gồm các khía cạnh về công nghệ, cấu trúc, văn hóa, chuyên môn, học tập, thông tin Bên cạnh đó bảng câu hỏi còn gồm thang đo lường cho khái niệm hiệu quả lưu trữ tri thức với ba khái niệm hiệu suất, thích ứng và đổi mới

Phần B sử dụng 19 biến quan sát (indicator) nằm trong mô hình của Somnuk, đây là các biến đo lường, dùng để đo lường biến tiềm ẩn là Hiệu quả KM Hiệu quả lưu trữ tri thức sử dụng 15 biến quan sát, sau khi chúng được kiểm định crombach alpha và EFA

Chi tiết của bảng câu hỏi ở Phụ Lục 1

3.3 Điều tra sơ bộ

Điều tra hiệu quả lưu trữ tri thức, sử dụng bảng câu hỏi Phụ Lục 1, phân phát cho

10 người bất kỳ theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, nhằm đánh giá sơ lược cấu trúc, sự rõ nghĩa, phản ứng của đáp viên, thời gian thực hiện bảng câu hỏi và góp ý của đáp viên

Kết quả nghiên cứu sơ bộ sau đó được tổng hợp, trình bày và lấy ý kiến góp ý của người hướng dẫn luận văn nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện cho điều tra chính thức

Trang 32

3.4 Điều tra chính thức

3.4.1 Kỹ thuật chọn mẫu

Kỹ thuật chọn mẫu gồm có: chọn mẫu xác xuất và phi xác xuất

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu xác xuất Trong kỹ thuật này, cơ hội

(xác xuất) của mỗi trường hợp được chọn được biết trước và giống nhau cho mọi trường hợp (Saunder, 2010) CSVC tại thời điểm tháng 8/2014, có số lượng nhân viên xác định, cơ hội của một nhân viên A bất kỳ được chọn để làm khảo sát là được biết trước, và bằng [Một chia cho Tổng lượng nhân viên CSVC tháng 8/2014]

Hình 3.4: Phân loại các phương pháp chọn mẫu

Nguồn: Saunder, 2010

Lấy mẫu xác xuất có 5 kỹ thuật chính: (1) ngẫu nhiên đơn giản, (2) hệ thống, (3) ngẫu nhiên phân tầng, (4) theo nhóm, (5) Đa giai đoạn (Saunder, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2012) Để có kỹ thuật lấy mẫu chính xác, Saunder đề xuất sơ đồ bên dưới

(hình 10) Theo đó, nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng

Lấy mẫu

Trang 33

Hình 3.5: Sơ đồ chọn mẫu

Nguồn: Saunder, 2010

Khung mẫu là danh sách liệt kê dữ liệu cần thiết của tất cả các đơn vị và phần tử của

đám đông để thực hiện công việc chọn mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2012) Khung mẫu của nghiên cứu này được phân tầng theo: kỹ thuật viên, kỹ sư hoặc cử nhân hành chính, quản lý người nước ngoài

Trang 34

Thông thường trong nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học ngành kinh doanh, mức ý nghĩa thường được chọn là 5% (Nguyễn Đình Thọ, 2012) Như vậy, độ tin cậy ở mức 95%

Trong 216 bảng câu hỏi, một số mẫu người trả lời không đầy đủ tất cả các câu hỏi

Để xử lý vấn đề này, phương pháp Expectation Likelihood Maximization trong SPSS được sử dụng, vì Expectation Maximization là kỹ thuật rất hiệu quả (Karen,

2014)

3.4.3 Công cụ phân tích và quá trình phân tích

Nghiên cứu kiểm định nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory factor analysis) và sau đó sử dụng mô hình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) bằng phần mềm AMOS 22 (Analysis of Moment Structures) để để tìm ra mối quan hệ, sự ảnh hưởng cũng như tương quan của các biến

CFA là một kỹ thuật thống kê dùng khẳng định cấu trúc yếu tố của một bộ các biến quan sát (D Suhr, 2009 trích trong Nguyễn Khánh Duy, 2009) Khác với phân tích nhân tố khám phá EFA dùng xác định các cấu trúc ngầm của một bộ các biến đo lường, CFA cho phép nhà nghiên cứu kiểm tra giả thuyết trong đó, mối quan hệ giữa các biến quan sát và cấu trúc ẩn là đã tồn tại (D Suhr, 2009 trích trong Nguyễn

Trang 35

Khánh Duy, 2009) Nhà nghiên cứu sử dụng kiến thức về lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm hoặc cả hai, thừa nhận mô hình, mối quan hệ trước và sau đó kiểm tra giả thuyết ấy bằng thông kê

Nghiên cứu này sử dụng mô hình Somnuk, có nhiều biến phụ thuộc, đặc biệt có biến ‘hiệu quả lưu trữ tri thức’ là biến bậc hai (second-order factor) vì thế, mô hình SEM được xem là lựa chọn thích hợp

Mô hình cấu trúc SEM sử dụng nhiều loại mô hình để miêu tả mối quan hệ giữa các biến quan sát, mục tiêu cơ bản là cung cấp phương pháp kiểm tra định lượng các mô hình giả thuyết cho nhà nghiên cứu (E.Schumacker, 2010) Mô hình này còn có tên gọi khác là Analysis of Covariance Structure (Phân tích cấu trúc hiệp phương sai) hoặc Causal Modelling (Mô hình nhân quả)(Phạm Lê Hồng Nhung, 2012)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), khi kiểm định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc

và một biến độc lập gọi là mô hình hồi quy đơn (Simple Linear Regression), một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập gọi là mô hình hồi quy bội (Multiple Linear regression) Khi mô hình có nhiều biến phụ thuộc định lượng và nhiều biến độc lập định tính hay định lượng, kèm theo các biến trung gian, mô hình SEM thường được

sử dụng (Nguyễn Đình Thọ, 2012)

3.5 Đạo đức nghiên cứu

Đạo đức nghiên cứu ám chỉ thái độ đúng mực trong quan hệ với những người là đối tượng khảo sát, hoặc người bị ảnh hưởng bởi dự án nghiên cứu (Saunder, 2010)

Cần phải cân nhắc cẩn thận rằng làm sao để có quyền tiếp cận nguồn dữ liệu, cam đoan tính bí mật của dữ liệu cũng như các vấn đề đạo đức liên quan khi thực hiện

dự án nghiên cứu (Saunder, 2010) Tiếp cận nguồn dữ liệu là một quá trình liên tục chứ không chỉ là sự khởi xướng hoặc một sự kiện riêng lẻ (Gummesson, 2000; Marshall và Rossman, 2006; Okumus et al., 2007 trích trong Sauder, 2010)

Để đảm bảo điều này, thông thường cần có một kế hoạch rõ ràng, và cho phép hạn mức thời gian đúng đắn, đủ để tiếp cận và thu hoạch được nguồn dữ liệu cần thiết Khi khảo sát, đôi khi sẽ nhận được lời từ chối cộng tác, vì vậy, hầu hết các nhà quản

lý và nghiên cứu tổ chức đề nghị rằng nên tiếp cận bằng cách sử dụng các đầu mối

Trang 36

liên lạc sẵn có (Buchanan et al., 1988; Easterby-Smith et al., 2008 trích trong

Sauder, 2010) như bạn bè, đồng nghiệp gần gủi chung bộ phận

Để tạo sự đồng thuận và tránh sự nghi ngờ, việc cung cấp mục đích rõ ràng cho phép người tham gia khảo sát nhận thức rõ họ cần phản hồi những gì là cần thiết (Robson 2002 trích trong Sauder, 2010)

Thư giới thiệu là một công cụ tốt để khởi động một cuộc khảo sát Thư giới thiệu

nên ngắn, rõ ràng và lịch sự (Saunder, 2010)

Bên cạnh đó cần phải vượt qua các mối lo ngại của tổ chức, bao gồm:

+ Thời gian và nguồn lực nhà nghiên cứu yêu cầu phải thấp nhất có thể Smith et al., 2008 trích trong Sauder, 2010)

(Easterby-+ Mức độ nhạy cảm của chủ đề Các tổ chức thường e ngại bộc lộ mặt hạn chế của mình Cần phải chứng minh chủ đề nghiên cứu không tiêu cực hóa tổ chức

+ Tính bảo mật của nguồn dữ liệu Để đảm bảo điều này, phải nêu rõ những dữ liệu nào cần tổ chức cung cấp,và không nên chia sẻ nguồn dữ liệu thô với bất cứ ai, ngay

cả với người hướng dẫn dự án (Saunder, 2010)

Nhằm đảm bảo yêu cầu về đạo đức nghiên cứu, luận văn này sử dụng thư giới thiệu,

trong đó nêu rõ mục đích nghiên cứu, các nguồn dữ liệu cụ thể và cam kết của người nghiên cứu đối với công ty CSVC Chi tiết thư giới thiệu ở Phụ Lục 3

3.6 Thang đo

Có mười khái niệm nghiên cứu ở dạng tiềm ẩn phụ thuộc và 34 biến quan sát, các biến tiềm ẩn bao gồm: (1) công nghệ, (2) cấu trúc tổ chức, (3) văn hóa tổ chức, (4) năng lực chuyên môn, (5) năng lực học tập, (6) năng lực thông tin, (7) hiệu quả lưu trữ tri thức, (8) hiệu suất, (9) thích ứng, (10) đổi mới Các biến đều ở khái niệm bậc một đơn hướng, riêng biến (7) là khái niệm bậc hai đa hướng, được giải thích bởi các biến (8,9,10) Thang đo được đo lường dạng Linkert 5 điểm, trong đó 1: hoàn toàn phản đối và 5 hoàn toàn đồng ý

Trang 37

Viễn cảnh Nguồn lực

Các tổ chức có nguồn lực khác nhau có Năng lực quản trị tri thức (Knowledge

management capability - KMC) khác nhau (Mata et al., 1995 trích trong Somnuk,

2010) Lúc ban đầu, cách tiếp cận theo Viễn cảnh nguồn lực nhằm nhấn mạnh những năng lực dựa trên nguồn lực hữu hình (nhà xưởng, thiết bị, ) Sau đó, nhiều nghiên cứu nhận ra rằng những yếu tố giúp khác biệt hóa tổ chức và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững hơn lại đến từ các nguồn lực vô hình (Wade et al., 2004 trích trong Somnuk, 2010) Nghiên cứu của Gold và cộng sự (2001 trích trong Somnuk,

2010) tìm ra rằng Viễn cảnh Nguồn lực bao gồm:

4 CSVC có công nghệ thông tin với thiết kế cụ thể cho lưu trữ và ứng dụng tri thức

5 CSVC có công nghệ thông tin phân định rõ quyền ưu tiên cho nhân viên sử dụng những tri thức phù hợp

Trang 38

3.6.2 Cấu trúc tổ chức

Ám chỉ cấu trúc điều kiển và vận hành của tổ chức, chính thức cũng như phi chính thức Nó còn bao gồm hệ thống khuyến khích, thiết kế công việc, chính sách hỗ trợ quản lý của công tác hành chính và các luật lệ, điều khoản, thực tiễn (Yang và Chen,

2007 trích trong Somnuk, 2010) ảnh hưởng đến quá trình và lãnh đạo tổ chức (Collison và Parcell, 2004 trích trong Somnuk, 2010) Cấu trúc tổ chức tốt và hiệu quả cho KM là cấu trúc ít nhất phải có hệ thống thức bậc đơn giản và khuyến khích tri thức tập thể hơn là cá nhân (Somnuk, 2010)

Biến quan sát gồm:

Bảng 3.2: Biến quan sát cấu trúc tổ chức

6 CSVC linh động trong việc sử dụng nguồn lực nhằm lưu trữ và khôi phục tri thức

7 CSVC định rõ những tính chất quan trọng nào của tri thức cần phải được lưu trữ

8 CSVC phân định trách nhiệm cho đơn vị / nhân viên cụ thể trong việc lưu trữ

và gìn giữ tri thức an toàn

9 CSVC xây dựng mạng lưới lưu trữ và khôi phục tri thức để đạt được lợi ích cho việc sử dụng

Nguồn: Somnuk, 2010

3.6.3 Văn hóa tổ chức

Ám chỉ không khí và công việc của cá nhân trong tổ chức, tác động đến tính hiệu quả của KM Nó bao gồm văn hóa chia sẻ tri thức, điều phối tri thức, cộng tác tri thức và thu nhận tri thức của cá nhân trong tổ chức ( Chuang, 2004; Yang & Cheng,

2007 trích trong Somnuk, 2010) Văn hóa tổ chức phù hợp có thể là yêu cầu tiên quyết để đạt hiệu quả KM, nếu văn hóa tổ chức không ủng hộ sự thay đổi, thi hành

KM có thể thất bại (Peachey, 2006 trích trong Somnuk, 2010)

Biến quan sát gồm:

Trang 39

Bảng 3.3: Biến quan sát văn hóa tổ chức

10 Nhân viên CSVC trình bày sự quan trọng và giá trị của việc lưu trữ tri thức nhằm có lợi cho CSVC

11 Nhân viên CSVC nâng cao việc lưu trữ tri thức để tri thức luôn được cập nhật

12 Báo cáo sau mỗi công việc được giữ trên cơ sở dữ liệu của CSVC

Nguồn: Somnuk, 2010

Viễn cảnh Tri thức

Cách tiếp cận này KMC đặc biệt chú trọng vào tài sản vô hình ( kiến thức, kinh nghiệm…) Những khái niệm ẩn của tri thức vốn ẩn trong con người và có thể phát triển để trở thành tri thức tổ chức thông qua quá trình KM (Nonaka và Takeuchi, 1995; Carillo & Gaimon, 2004; Freeze, 2006 trích trong Somnuk, 2010), nhờ đó tổ chức đạt được mục tiêu và hiệu quả thông qua hiệu quả KM (Dawson, 2000 trích

trong Somnuk, 2010) Viễn cảnh Tri thức bao gồm:

3.6.4 Năng lực chuyên môn

Khả năng đảm nhận mọi việc và đưa đến kết quả triển vọng là những loại tri thức đặc biệt từ kính nghiệm, thực hành và cộng tác ( Freeze, 2006 trích trong Somnuk, 2010) Bất kỳ ai có năng lực, sở hữu tri thức và khả năng tốt sẽ có giá trị về mặt phát triển tri thức cho tổ chức Họ có vai trò sống còn trong việc lưu chuyển tri thức, chia sẻ tri thức bên trong tổ chức (Hansen et al., 1999; Jones et al., 2003 trích trong Somnuk, 2010), các chuyên gia có thể xây dựng những nhóm sáng tạo (Tiwana và Mclean, 2005 trích trong Somnuk, 2010), là người luôn tìm kiếm tri thức từ bên ngoài (Dooley et al.,2002 trích trong Somnuk, 2010) và tăng cường tri thức ẩn (Gurteen, 1998; Quintas et al., 1997 trích trong Somnuk, 2010)

Biến quan sát gồm:

Trang 40

Bảng 3.4: Biến quan sát năng lực chuyên môn

13 Nhân viên CSVC chịu trách nhiệm trong việc xác định tri thức nào là nên được lưu trữ lại

14 Nhân viên CSVC thành thạo và khéo léo trong việc thiết kế và lưu trữ tri thức một cách có hệ thống

15 Nhân viên CSVC có thể nâng cao và thay đổi tri thức đã lưu trữ để chúng được cập nhật và chính xác hơn

Nguồn: Somnuk, 2010

3.6.5 Năng lực học tập

Là những bài học mà thông qua đó tri thức được thu nhận trong lúc làm việc dưới các điều kiện khác nhau Có nhiều loại công việc và mức độ khác nhau Phương pháp so sánh nội bộ Benmark được đề nghị trong quá trình KM, bao gồm xác định, trao đổi và ứng dụng tri thức (O’Dell và Grayson, 1998, Alavi và Leidner, 2001 trích trong Somnuk, 2010) Bên cạnh đó, mạng lưới tri thức cũng đóng góp cho quản trị tri thức (Pena, 2002 trích trong Somnuk, 2010) Như vậy, học tập từ nhiều bài học khác nhau đến từ nhiều nguồn trong và ngoài tổ chức (Freeze, 2006 trích trong Somnuk, 2010)

Biến quan sát gồm:

Bảng 3.5: Biến quan sát năng lực học tập

16 Có các thảo luận về những yếu tố tác động đến thành công hoặc thất bại nhằm rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi công việc, trước khi lưu trữ chúng thành tri thức của CSVC

17 Nhân viên CSVC luôn luôn phát tán tri thức từ thực tiễn thành công nhằm liên kết các bài học tri thức

Nguồn: Somnuk, 2010

Ngày đăng: 23/05/2017, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w