1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quản lý văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh mới giáo dục hiện nay

141 781 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Đồng thời, văn kiện cũng nêu ra phương hướng, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong những năm tới là: “xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dụ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ ÁNH TUYẾT

QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÖ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ ÁNH TUYẾT

QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÖ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện để học viên hoàn thành chương trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – GS TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, nhân viên, các

tổ chức đoàn thể, các em học sinh trong trường Trung học phổ thông Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ để tác giả có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu, giúp đánh giá một cách khách quan và rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn

Đồng thời, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn với nội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ánh Tuyết

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý ĐHGD : Đại học giáo dục ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học sư phạm GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

NV : Nhân viên QLGD : Quản lý giáo dục STT : Số thứ tự

TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông VHNT : Văn hóa nhà trường

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Nghiên cứu văn hóa nhà trường 5

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường 6

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 7

1.2.2 Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường 10

1.2.3 Quản lý văn hóa nhà trường 13

1.3 Những vấn đề lý luận về văn hóa nhà trường 13

1.3.1 Vai trò của văn hóa nhà trường 13

1.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường 18

1.3.3 Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường 23

1.4 Những vấn đề lý luận về quản lý văn hóa nhà trường 26

1.4.1 Mục đích quản lý văn hóa nhà trường 26

1.4.2 Nội dung quản lý văn hóa nhà trường 28

1.4.3 Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý văn hóa nhà trường 34

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông 35

1.5.1 Các yếu tố khách quan 36

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 37

1.6 Các đặc trưng và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÖ THỌ 43

2.1 Khái quát đặc điểm tình hình trường THPT Đoan Hùng 43

Trang 6

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của nhà trường 43

2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường 43

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của nhà trường 44

2.1.4 Thực trạng cơ sở vật chất 45

2.1.5.Quy mô và chất lượng giáo dục trong 5 năm gần đây 46

2.2 Giới thiệu khảo sát 48

2.2.1 Mục đích khảo sát 48

2.2.2 Nội dung khảo sát 48

2.2.3 Phương pháp khảo sát 48

2.2.4 Đối tượng khảo sát 48

2.3 Kết quả khảo sát 49

2.3.1 Thực trạng văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 49

2.3.2 Thực trạng quản lý văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 68

2.4 Đánh giá thực trạng 77

2.4.1 Điểm mạnh 77

2.4.2 Điểm yếu 78

2.4.3 Thuận lợi 78

2.3.4 Khó khăn 79

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÖ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 81

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan Hùng 81

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu của văn hóa nhà trường 81

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 81

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi 82

3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa, chọn lọc, bảo tồn và phát triển hệ thống các giá trị văn hóa 82

3.1.5 Đảm bảo tính khoa học, phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh 83

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường 83

Trang 7

3.2 Biện pháp quản lý văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan

Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay 83

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 83

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về quản lý văn hóa nhà trường và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả 89

3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viên 92

3.2.4 Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường 94

3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóa 97

3.2.6 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập, cảnh quan sư phạm, khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường 99

3.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trong việc giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh 102

3.2.8 Biện pháp 8: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa nhà trường 104

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 105

3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý văn hóa nhà trường 106

3.4.1 Tính cấp thiết và tính khả thi 106

3.4.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp 110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 1 119

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng, cơ cấu học sinh trường THPT Đoan Hùng 46

Bảng 2.2 Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 47

Bảng 2.3 Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh 47

Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của VHNT 49

Bảng 2.5 Nhận thức của GV về ảnh hưởng của VHNT đến GV 50

Bảng 2.6 Nhận thức của HS về ảnh hưởng của VHNT đến HS 51

Bảng 2.7 Nhận thức của CBQL, GV về mối quan hệ giữa các thành viên trong công tác xây dựng VHNT 53

Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, GV, HS về mức độ biểu hiện của các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường 55

Bảng 2.9 Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực, nội quy của HS nhà trường 61

Bảng 2.10 Nhận thức của CBQL, GV, HS về các nội dung giáo dục VHNT 65

Bảng 2.11 Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục VHNT 67

Bảng 2.12 Thực trạng các con đường hình thành VHNT 69

Bảng 2.13 Đánh giá mức độ tự hào và niềm tin của các thành viên vào tổ chức nhà trường 76

Bảng 3.1 Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý VHNT 107

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản

lý VHNT 108

Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT 109

Sơ đồ 1.1 Các yếu tố cấu thành VHNT 18

Sơ đồ 1.2 Các tầng bậc của văn hóa nhà trường 24

Sơ đồ 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường 35

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trường THPT Đoan Hùng 44

Hình 1.1 Mô hình tảng băng của Frank Gonzales 24

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang bước vào thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin - truyền thông đang làm thay đổi mọi thứ Điều đó mở ra không ít những triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia và cho các nhà trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa nói chung và VHNT nói riêng

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ một trong những hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở nước ta trong 5 năm

2011 – 2015 là: “Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục”, “đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại”, văn kiện cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, trong đó có nguyên nhân “nhiều cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đúng tầm quan trọng và chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt” Đồng thời, văn kiện cũng nêu ra phương hướng, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong những năm tới là: “xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống”, “chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.[3]

Các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng, để một trường học phát triển bền vững thì nhà trường đó cần có một môi trường văn hóa khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trường Khi có được một nền văn hóa như vậy thì nhà trường sẽ rất dễ dàng đạt được viễn cảnh, sứ mạng và các mục tiêu đã đặt ra

Ở Việt Nam, trong những năm qua, VHNT đã chịu những tác động rất lớn từ môi trường văn hoá - xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá Trong bối cảnh phát triển nhà trường nước ta hiện nay, văn hóa tổ chức của nhà trường cần được định hướng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực của nó đến mọi thành viên trong tổ chức nhà trường - đặc biệt là thế hệ trẻ đang trưởng thành Bởi lẽ, nhà trường là một tổ chức nên VHNT trước hết là văn hóa của một tổ chức hành

Trang 11

chính - sư phạm Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội

Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình Để tạo lập và phát triển bản sắc văn hóa riêng ấy, mỗi nhà trường cần nhận thức rõ bản chất văn hóa của trường mình; đồng thời, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà trường phải là việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối của các chủ thể quản lý nhà trường cùng với

sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm

Ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước hướng tới sự phát triển bền vững VHNT luôn song hành và có tác động mạnh mẽ đến sứ mạng và mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đặt ra Bên cạnh những tác động tích cực, thì những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường

tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục trong

nhà trường, đến các thầy cô giáo và các em HS - thế hệ tương lai của đất nước Thế nhưng, vấn đề nhận diện VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý VHNT chưa được xem xét một cách hệ thống, bài bản

Với tư cách là CBQL, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý VHNT trong bối cảnh hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh, tích cực, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển bền vững Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:

“Quản lý văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý VHNT mang tính khả thi, phù hợp với thực tế quản lý giáo dục ở Trường THPT Đoan Hùng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách người học trong điều

kiện hiện nay

Trang 12

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Giới hạn thời gian khảo sát

Khảo sát và sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến nay

4.2 Giới hạn về khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát bao gồm 04 CBQL, 62 GV và 285 HS của Trường THPT Đoan Hùng

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng VHNT và công tác quản lý VHNT ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? Những biện pháp nào để quản lý VHNT hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay?

6 Giả thuyết khoa học

Nếu có các biện pháp quản lý VHNT phù hợp với lý luận của khoa học quản

lý giáo dục, quản lý văn hóa và điều kiện thực tế của Trường THPT Đoan Hùng, khi được áp dụng sẽ tạo nên một môi trường giáo dục tích cực cho cán bộ, GV và HS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Trường THPT Đoan Hùng trong bối cảnh hiện nay

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:

7.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý VHNT bậc THPT

7.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng văn hoá nhà trường và thực trạng quản lý VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng

7.3 Đề xuất các biện pháp quản lý VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu về lý luận có liên quan đến công tác quản lý VHNT để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Trang 13

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tác giả sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; quan sát; phương pháp đàm thoại; nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác quản lý VHNT ở tường THPT Đoan Hùng; trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý VHNT tại trường THPT Đoan Hùng, phân tích, hệ thống, đánh giá những

ưu điểm và tồn tại, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm

Thọ và các trường THPT có điều kiện tương tự

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hoá nhà trường ở trường

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu văn hóa nhà trường

Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên

trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 Thuật ngữ tương đương “văn hóa công

ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết sức

phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy

được xuất bản tại Mỹ năm 1982 Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và quy tắc

được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau Các giá trị và quy

tắc này quy định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những người

trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngoài tổ chức [8]

VHNT là văn hóa của một tổ chức Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ

chức hành chính - sư phạm Đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy

tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng cho những con người cụ

thể thuộc mọi thế hệ tạo lập Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại

dù ít hay nhiều một nền văn hóa nhất định

Ở Việt Nam, VHNT là một khái niệm xuất hiện trong nhiều chục năm gần

đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập từ lâu, trong nhiều tình huống của giáo

dục và đào tạo, nhất là ở thời kỳ đổi mới VHNT đã được các nhà nghiên cứu giáo

dục coi là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng

như của toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho

sự phát triển và tiến bộ của nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện

đổi mới QLGD ở từng nhà trường

VHNT từ lâu cũng đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng là nghiên cứu ở một

số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, văn

hóa giao tiếp… trong nhà trường Có thể kể đến các tác giả: Phạm Minh Hạc

với “Giáo dục giá trị - xây dựng văn hóa học đường”; Phạm Quang Huân: “Văn

hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”; Đỗ Huy với “Xây dựng môi trường văn

hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học”; Nguyễn Thị Kim Ngân: “Văn hóa

Trang 15

giao tiếp trong nhà trường”; Phạm Đoan Hùng “Môi trường giáo dục”; Văn Đức

Thanh: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở”; Trường ĐHSPHN - Viện Nghiên cứu sư phạm: “Xây dựng văn hóa học đường - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo

dục trong nhà trường”

Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trên đây chưa phải là những khảo cứu chuyên sâu về VHNT, nhất là chưa đề cập đến công tác quản lý VHNT ở các trường THPT

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường

Quản lý VHNT là một nội dung quan trọng của quản lý và lãnh đạo nhà trường Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên cứu vấn

đề này VHNT với tính trọn vẹn như văn hóa của một tổ chức đã được đề cập đến trong các nghiên cứu gần đây về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Chẳng hạn:

- Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục,

Nhà xuất bản ĐHSP Trong đó, tác giả nghiên cứu theo hướng áp dụng các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức vào giáo dục và quản lý giáo dục Tác giả chỉ ra bộ ba cấu thành nên văn hóa tổ chức đó là nhận thức – hành vi – thái độ và được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoài của tổ chức.[10]

- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lí VHNT, Tài liệu bài giảng chương trình

đào tạo thạc sĩ QLGD, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội Trong tài liệu này, tác giả đã

hệ thống lại các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức cũng như VHNT, từ đó đưa ra những gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT đối với các nhà trường

ở Việt Nam.[14]

- Phạm Quang Huân (2007), “Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”,

Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, Viện nghiên cứu sư phạm, Trường ĐHSP Hà

Nội Trong đó tác giả cũng tiếp tục khẳng định, VHNT là văn hóa của một tổ chức Tác giả phân tích 7 biểu hiện trong hình thái và cấp độ biểu hiện của VHNT đồng thời đưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng giáo dục: Văn hóa là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào, VHNT tạo động lực làm việc, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát, VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột, văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường [9]

Nhìn chung, các nghiên cứu nói trên tập trung vào hai hướng cơ bản: thứ nhất,

Trang 16

các vấn đề lí thuyết của VHNT (sự hình thành và phát triển của VHNT, cấu trúc, các cấp độ và biểu hiện của VHNT, vai trò của VHNT, vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng VHNT ); thứ hai, nghiên cứu và xây dựng các công cụ, đưa ra các hướng dẫn

để vận dụng vào thực tiễn nhằm đánh giá VHNT, định hình VHNT theo hướng tích cực; thực hiện những nghiên cứu cụ thể về đánh giá VHNT hay xây dựng các giá trị của trường học văn hóa như những gợi ý hay hướng dẫn để các nhà trường có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình

Tuy nhiên, do đặc thù của trường THPT và điều kiện của từng địa phương cũng như sự quan tâm của các nhà quản lý với công tác xây dựng và phát triển VHNT, trong những năm qua, quản lý văn hóa ở trường THPT Đoan Hùng chưa được quan tâm đúng mức Do đó, hoạt động quản lý này cần phải nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục tích cực nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1.Quản lý

Quản lý là một trong vô số các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình đặc biệt, là lao động siêu lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực, từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó

James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản lý là tiến trình hoạch định,

tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và

sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”

[Dẫn theo 26]

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân

công, hợp tác lao động Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu Đây là hoạt động để người thủ

Trang 17

trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra” [1],[2]

Theo Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng quản lý – trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của

tổ chức” Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá

trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hoá,

tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [5]

Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất khái niệm sau: “Quản lý là

quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường” [26]

Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phương tiện quản lý; cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội Bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển

Khái niệm “Quản lý giáo dục” được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa

ra dưới các góc độ khác nhau:

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý

giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [7, tr.61]

Các nhà quản lý giáo dục thực tiễn còn quan niệm: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ

Trang 18

mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế

hệ trẻ mà còn rộng ra cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [17, tr 31]

Trong thực tế, QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.[13, tr16]

Như vậy, quan niệm về QLGD có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể QLGD; khách thể QLGD; mục tiêu QLGD; ngoài ra còn phải kể tới cách thức và công cụ QLGD

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục

cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là

tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương Quản lý nhà trường là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục vi mô

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối

của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” Ông cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý đội ngũ GV, quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ GV, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục đích giáo dục” [7]

Có thể thấy, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế

Trang 19

hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các

cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình giáo dục nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà

trường theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà

trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường Đồng thời trong nhà trường THPT còn có các phòng, tổ chuyên môn làm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng làm việc theo chế độ tư vấn để góp ý kiến, tư vấn, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường

1.2.2 Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường

1.2.2.1 Văn hóa

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa

Theo định nghĩa của UNESCO, “Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời của

cuộc sống và nhận thức – một cách hữu thức cũng như vô thức – của các cá nhân và các cộng đồng Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ

và trong hiện tại Qua các thế kỉ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc…”

Ở Việt Nam, định nghĩa của Trần Ngọc Thêm về văn hóa được coi là khá đầy

đủ và toàn diện: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [20]

Có thể nói, văn hóa là một khái niệm hết sức phong phú, phức tạp, nhiều đặc trưng song cơ bản vẫn nổi lên bốn đặc trưng sau: tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện

Trang 20

trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

1.2.2.2 Văn hóa tổ chức

Nhà trường là một tổ chức với những đặc trưng riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình VHNT vì vậy có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa tổ chức Định nghĩa văn hóa tổ chức được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu

Theo Shwartz và Davis, “văn hóa tổ chức là lối tư duy và lối làm việc đã

thành thói quen và truyền thống, nó được chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa tất cả các thành viên; những điều đó các thành viên mới phải học và ít nhất phải chấp nhận một phần để hòa đồng với các thành viên và tổ chức” văn hóa tổ chức được hình

thành khi các thành viên trong nhóm “học được cách thức giải quyết những vấn đề

của thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong – những giả định cơ bản đã vận hành tốt và được xem là có giá trị và vì vậy được dạy cho những thành viên mới như những cách thức đúng để nhận thức, suy nghĩ và cảm giác trong khi xem xét các vấn đề” [12]

Khái niệm văn hoá của một tổ chức được Greert Hofstede định nghĩa: “đó là

một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác” [6]

Văn hóa tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối

ổn định trong tổ chức; thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài; phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực [15]

Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian [14]

Qua những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng dù phát biểu theo những cách khác nhau về văn hóa tổ chức nhưng nói chung các tác giả đều nhấn mạnh những chuẩn mực và giá trị chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức Trong thực

tế, những giá trị và chuẩn mực này thường không được truyền đạt chính thức cho

Trang 21

những người mới tới với tư cách là một thành viên mới của tổ chức, tuy nhiên những người này cũng cố gắng và muốn học về văn hóa của tổ chức mà họ mới gia nhập Nói cách khác, văn hóa tổ chức gắn liền với những giá trị tư duy của con người, thể hiện trình độ ứng xử của con người trong các hoạt động quản lý Văn hóa tổ chức tạo

nên nét riêng biệt của tổ chức đó so với các tổ chức khác

1.2.2.3 Văn hóa nhà trường

Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những

đặc trưng riêng Theo Christopher R Wagner, “VHNT là sự chia sẻ những kinh

nghiệm cả trong và ngoài nhà trường (truyền thống và lễ kỉ niệm), tạo nên những cảm xúc về cộng đồng, gia đình và thành viên của một nhóm”

Kent D Peterson và Terrence E Deal định nghĩa “VHNT là một dòng chảy

ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường… tạo cho nhà trường sự khác biệt Hai tác giả này nhấn mạnh:

“trường học cũng là một nền văn hóa có cá tính độc đáo của riêng mình” [11]

Định nghĩa của Joan Richardson nhấn mạnh vào sự hình thành của VHNT:

“VHNT là sự tích lũy các giá trị và chuẩn mực của nhiều người Đó là sự đồng thuận

về những gì quan trọng Đó là những kì vọng của tập thể chứ không phải những kì vọng của một cá nhân”

Các tác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J đưa ra định nghĩa về VHNT

gắn liền với chất lượng giáo dục: “Một nhà trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kì

vọng cao đối với HS, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói cách khác là có VHNT tốt” [ Dẫn theo 16]

Có thể hiểu, VHNT là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung

quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được cam kết tôn trọng để theo đó mà các thành viên của nhà trường cùng nhau thực thi các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình Các giá trị và chuẩn mực này phải tương đối bền vững, nghĩa là phải qua trải

nghiệm và thử thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động của mọi thành viên, và trở thành biểu tượng trong từng mặt hoạt động của nhà trường Do đó,

Trang 22

VHNT là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành viên của nhà trường

được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung

1.2.3 Quản lý văn hóa nhà trường

Quản lý VHNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục) đến toàn bộ các giá trị, niềm tin và các chuẩn mực xử sự được hình thành và duy trì trong quá trình dạy và học, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà trường nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở HS

1.3 Những vấn đề lý luận về văn hóa nhà trường

1.3.1 Vai trò của văn hóa nhà trường

1.3.1.1 Tầm quan trọng của văn hóa nhà trường

VHNT có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường đó Theo Deal và Peterson, văn hóa ảnh hưởng và định hình đến cách mà GV, HS, cán bộ quản lý suy nghĩ, cảm nhận và hành động Văn hóa là một mạng lưới mạnh mẽ của nghi lễ và truyền thống, chuẩn mực và giá trị có ảnh hưởng đến tất cả mọi góc cạnh của đời sống nhà trường VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường tập trung chú ý vào cái gì, họ cam kết như thế nào với nhà trường, họ nỗ lực làm việc đến đâu và mức độ họ đạt được mục tiêu đề ra Cụ thể, VHNT định hướng sự tập trung của các thành viên nhà trường vào hành vi hàng ngày và tăng cường sự chú ý vào những gì quan trọng và có giá trị Nếu các giá trị và chuẩn mực cơ bản củng cố cho việc học tập, nhà trường sẽ tập trung vào hoạt động học tập trong nhà trường VHNT giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi Nếu những nghi lễ, truyền thống, lễ kỉ niệm tạo ra tình cảm cộng đồng, GV, NV, HS

và cộng đồng đó sẽ xác định với nhà trường và cam kết với những giá trị cốt lõi và các mối quan hệ ở đây Đồng thời, VHNT tích cực làm tăng động lực làm việc Khi nhà trường công nhận những thành quả, giá trị của những nỗ lực và cổ vũ cho những cam kết, NV cảm thấy có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến và ủng hộ sự thay đổi Nếu một nhà trường có bối cảnh không rõ ràng về mục đích, thiếu một tầm nhìn có khả năng truyền cảm hứng tới mọi người, ít các buổi lễ mừng thành quả, NV

sẽ biểu hiện thiếu năng lượng trong suốt quá trình làm việc Ngoài ra, VHNT tích cực

Trang 23

góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc trong nhà trường GV

và HS thành công hơn trong một môi trường văn hóa mà ở đó nuôi dưỡng sự nỗ lực làm việc, cam kết với những giá trị đến cuối cùng, chú ý giải quyết các vấn đề và tập trung vào việc học tập của tất cả HS

Craig Jerald cũng cho rằng, một VHNT tích cực có thể nhận ra ngay lập tức khi ta bước chân vào ngôi trường đó Biểu hiện của nó là một bầu không khí yên ổn, trật tự, kỉ luật, thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường bằng một cảm giác thú vị, sống động về những mục đích mà nhà trường hướng tới Trong môi trường đó, HS cảm thấy tự tin và đĩnh đạc, GV nói về công việc của họ với cường độ và tính chuyên nghiệp GV, HS đều cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn là áp lực và căng thẳng Tất cả mọi người đều biết rõ họ là ai và tại sao họ ở đây GV – HS đối xử với nhau bằng sự tôn trọng như những đối tác Theo Craig Jerald, để VHNT phục vụ hiệu quả cho kết quả giáo dục, cần phải làm cho nó trở nên tích cực thông qua tầm nhìn và giá trị của nhà trường, đồng thời phải làm cho nó trở nên mạnh mẽ thông qua tất cả các mối liên kết trong nhà trường

Văn hóa có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người dạy và người học Mặt khác, văn hóa nhà trưởng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục còn bởi bản thân VHNT cũng là một phần của chương trình đào tạo trong nhà trường Khái niệm chương trình đào tạo được sử dụng ở đây là chương trình đào tạo ẩn (Craig Jerald) Chương trình đào tạo ẩn được giảng dạy thông qua nhà trường, chứ không phải thông qua bất cứ một GV nào Nó là những gì thâm nhập vào người học, nhưng có thể là những gì không bao giờ được giảng dạy trên lớp Theo đó, chương trình đào tạo ẩn được tạo nên bởi sự kết hợp, phối hợp của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường Nó bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới các phong trào, hoạt động của người dạy, người học trong nhà trường Trên thực tế, chương trình đào tạo ẩn được thể hiện qua các dấu hiệu như: cảnh quan nhà trường, mối quan hệ thầy trò, bè bạn, các tổ chức đoàn thể, các phong trào, hoạt động và cả những băng rôn, khẩu hiệu trong nhà trường Giữa chương trình đào tạo ẩn và VHNT có sự liên quan chặt chẽ Như vậy một nền VHNT tốt cũng chính là một phần của chương trình đào tạo tốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trong nhà trường [16]

Trang 24

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng giáo dục khi so sánh hai môi trường VHNT: môi trường VHNT tích cực và môi trường VHNT độc hại Một môi trường văn hóa tích cực sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Ngược lại, môi trường VHNT có những yếu tố độc hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục trong nhà trường

Theo Kent D Peterson và Terrence E Deal [11], VHNT tích cực được biểu hiện qua các tiêu chí cơ bản đó là: sứ mệnh của nhà trường tập trung vào việc học tập của GV và HS; nhà trường tạo nên cảm giác về sự giàu có của lịch sử; các giá trị nòng cốt thể hiện sự chia sẻ quyền lực, quyền hạn; nhà trường có hiệu quả công việc cao và cải tiến thường xuyên tạo nên chất lượng, thành tích; tin tưởng vào tiềm năng của HS và GV để khuyến khích họ học hỏi và phát triển; đội ngũ GV mạnh về chuyên môn để sử dụng hiểu biết, kinh nghiệm và các nghiên cứu để cải thiện việc thực hành thông qua sự chia sẻ và tin tưởng lẫn nhau; cán bộ GV cùng chia sẻ trách nhiệm về kết quả của HS; nhà trường có mạng lưới văn hóa giúp nuôi dưỡng dòng chảy của những thông tin tích cực; vai trò lãnh đạo của cán bộ, GV được phát huy và liên tục cải thiện Ngoài ra, nhà trường thường xuyên có các nghi thức, nghi lễ giúp củng cố thêm cho các giá trị văn hóa cốt lõi; có những câu chuyện kỉ niệm sự thành công và ghi nhận các “anh hùng” có đóng góp to lớn cho nhà trường, có môi trường vật lí thể hiện cho niềm vui, sự tự hào Các thành viên trong một nền VHNT tích cực luôn có ý thức chung về sự kết nỗi giữa các cá nhân, ý thức được chia sẻ rộng rãi về

sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi người

Môi trường văn hóa ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục khi chứa đựng các yếu tố tiêu cực Đó có thể là sự thiếu chia sẻ mục đích và tầm nhìn không thống nhất do dựa trên lợi ích cá nhân; cán bộ GV không tìm thấy ý nghĩa trong công việc,

có suy nghĩ tiêu cực hoặc không có tình cảm với HS; quan niệm về quá khứ của nhà trường như một câu chuyện của sự thất bại và thua cuộc; chủ nghĩa cá nhân cực đoan ảnh hưởng lớn; nhà trường chấp nhận những hạn chế tồn tại và tránh sự đổi mới VHNT tiêu cực còn biểu hiện ở sự hạn chế của ý thức cộng đồng, tồn tại nhiều suy nghĩ không tốt về đồng nghiệp và sinh viên; nhà trường có ít truyền thống hoặc các nghi lễ tích cực giúp phát triển ý thức cộng đồng; mạng lưới văn hóa tạo điều kiện cho sự lan truyền của những thông tin tiêu cực, sai lệch; vai trò lãnh đạo của Hiệu

Trang 25

trưởng trong nhà trường không được phát huy cũng như những hình mẫu có ảnh hưởng xấu phát triển mạnh trong nhà trường Ngoài ra, sự phân tán và mâu thuẫn trong các mối quan hệ của cán bộ, GV nhà trường; sự xuất hiện thường xuyên của những nghi ngờ và thù hằn cá nhân; cảm xúc thất vọng, chán nản xuất hiện trong cán

bộ GV cũng là những biểu hiện của VHNT tiêu cực

VHNT ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong nhà trường Tuy nhiên, để nghiên cứu những ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng giáo dục có thể chỉ thông qua một số tác động cụ thể của VHNT đến

HS, đến GV và đến các mối quan hệ của CBQL, GV, HS trong nhà trường Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14], tác động của VHNT thể hiện cụ thể qua những ảnh hưởng đến GV, đến HS và đến mối quan hệ giữa GV – HS trong nhà trường

1.3.1.2 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh

VHNT có ảnh hưởng trực tiếp đến HS theo học trong nhà trường đó Ảnh hưởng ở đây có thể theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực tùy theo thực trạng VHNT

VHNT tích cực ảnh hưởng đến HS ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS Môi trường này kích thích được sự chủ động, tạo động lực cho người học, khiến người học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt được kết quả học tập tốt nhất Trong môi trường VHNT tích cực HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học; HS được tôn trọng, được thừa nhận, và cảm thấy mình có giá trị; HS thấy rõ trách nhiệm của mình; tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm bạn và nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất

Thứ hai, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập thân thiện với HS Trong môi trường nhà trường thân thiện, HS cảm thấy gắn bó với trường, lớp, thích thú với việc đến trường Môi trường thân thiện đảm bảo được các yêu cầu cơ bản đó như an toàn với tất cả HS; cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của HS; khuyến khích HS phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng mối quan hệ ứng

xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò

Thứ ba, VHNT góp phần hình thành nên những nét phẩm chất, tính cách riêng, được đánh giá là phù hợp và có giá trị cho HS của nhà trường Theo đó, HS ở các trường khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau được hình thành do quá trình tiếp nhận các ảnh hưởng từ môi trường nhà trường các em theo học

Mặt khác, các yếu tố độc hại còn tồn tại trong VHNT nếu không được cải thiện

Trang 26

sẽ ảnh hưởng xấu đến người học Trong một môi trường nhà trường nặng về truyền thụ, giáo điều, áp đặt, HS sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tự tin vào bản thân Môi trường nhà trường không thân thiện sẽ trở thành những rào cản khiến HS không bộc lộ và phát triển hết được những khả năng của mình, không thực sự hứng thú, có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động… trong nhà trường

1.3.1.3 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên

Vai trò của VHNT đối với GV cũng cần được nhìn nhận từ hai góc độ đối lập: ảnh hưởng của nền văn hóa tích cực và ảnh hưởng của nền văn hóa tiêu cực hay độc hại Trong tổ chức nhà trường, VHNT tích cực sẽ tác động rất lớn đến GV Tác động

đó thể hiện ở nhiều phương diện:

Thứ nhất, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi

lẫn nhau giữa các GV Trong môi trường đó, GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; sẵn sàng chia sẻ với nhau kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy; quan tâm đến công việc của nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường

để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra

Thứ hai, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời góp phần cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường

Tuy nhiên cũng có khi trong VHNT tồn tại những yếu tố độc hại hoặc những yếu tố theo thời gian không còn phù hợp, trở thành sự cảm trở đối với hiệu quả hoạt động của nhà trường Đó là khi NV bị phân tán, mục tiêu phục vụ người học bị thay thế bởi các mục tiêu khác, những cái không phải là giá trị và suy nghĩ tiêu cực tồn tại trong nhà trường

1.3.1.4 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường

Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên VHNT là mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường Mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục Trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và HS là mối quan hệ hợp tác, khuyến khích, GV và

HS tương tác tích cực lẫn nhau Biểu hiện cụ thể ở các đặc điểm đó là: GV đặt ra các mong đợi cao và rõ ràng với HS; GV tôn trọng HS; GV giao tiếp trung thực, hiểu biết

Trang 27

và có sự cảm thông với HS; GV có các khuyến khích tích cực với HS; GV đặt ra các chuẩn mực hành vi cho HS; GV, HS luôn ở trong bầu không khí hợp tác Trái lại, một bầu không khí tiêu cực trong mối quan hệ giữa GV và HS sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giáo dục toàn diện Đó có thể là sự áp đặt, thiếu tôn trọng, thiếu sự công bằng của

GV với HS khiến HS mặc cảm, tự ti, thụ động

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường còn có ảnh hưởng rất lớn của những yếu tố thuộc về truyền thống văn hóa – giáo dục của mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, trong mối quan hệ giữa GV – HS, truyền thống “tôn sư trọng đạo”,

“nhất tự vi sư, bán tự vi sư” rất được đề cao HS với GV luôn đòi hỏi phải có sự lễ phép, tôn trọng Đặc điểm này mang ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục HS, tuy nhiên cũng có thể có những tác động không như mong muốn nếu khiến cho HS không dám nói lên những suy nghĩ, cảm xúc thực của mình

1.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường

Qua nhiều cách tiếp cận nội hàm VHNT, các quan niệm khác nhau cho thấy các yếu tố cấu thành gồm có: Sứ mệnh, giá trị, các ngầm định nền tảng, sự kỳ vọng (trông đợi), chuẩn mực hành vi, các mối quan hệ, phong cách làm việc, cảnh quan sư phạm, phong cách lãnh đạo và truyền thông của nhà trường…

Sơ đồ 1.1 Các yếu tố cấu thành VHNT

Phong cách làm việc

Truyền thông

Sứ mệnh

Chuẩn mực hành vi

Ngầm định nền tảng Giá trị

Sự

kỳ vọng

Văn hóa nhà trường

Trang 28

1.3.2.1 Sứ mệnh của nhà trường

Sứ mệnh của nhà trường gắn với mục đích tồn tại của nhà trường - liên quan đến các câu hỏi: Nhà trường tồn tại để làm gì? Giải quyết vấn đề gì? Thiếu nó sẽ ra sao?

Ý thức về sứ mệnh của nhà trường là một hợp phần quan trọng trong VHNT

Nó sẽ phản ánh mối quan hệ của nhà trường với cộng đồng và những gì nhà trường

đề cao Mục đích của nhà trường được thể hiện thành sứ mệnh (do tự nhận thức), chức năng, nhiệm vụ (do được trao cho) Sứ mệnh, mục đích lại được cụ thể hóa ở các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa ở dạng văn bản

1.3.2.2 Giá trị

Giá trị là những thứ con người mang theo và coi trọng những gì được thừa nhận là tích cực, tốt đẹp, thậm chí là hoàn hảo, được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người trong một tổ chức Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những con người trong tập thể Có nhà trường đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc Lại có nhà trường đề cao các giá trị như

sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục… Tuy nhiên, hệ giá trị phổ quát được chấp nhận là trên nền tảng các giá trị cơ bản: chân – thiện – mỹ Giá trị không hình thành tức thì mà được thử thách, sàng lọc và khi đã hình thành thì nó có tác dụng lâu bền, được lưu truyền giữa các thế hệ

Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại Loại thứ nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và trưởng thành Loại thứ hai là những giá trị mới mà CBQL hoặc tập thể GV, HS mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội

Các giá trị được tập hợp với nhau thành hệ thống giá trị Hệ thống giá trị trong các trường học được thể hiện và tuyên bố bao gồm: các chiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn bản, các cam kết, quy định

Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một nhà trường; chúng được công bố rộng rãi Những giá trị này cũng có tính hữu hình

vì người ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác

Trang 29

Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả

về một nhà trường

Trong bối cảnh hiện đại, giá trị cốt lõi của văn hóa quản lý nói chung và văn hóa quản lý vận dụng trong nhà trường nói riêng, là coi trọng con người, kết hợp đức trị và pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sự hài hòa và phát triển bền vững

1.3.2.3 Các ngầm định nền tảng

Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường Những ngầm định khó thấy này được coi là những quy ước bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và làm nền tảng cho các giá trị suy nghĩ, hành động của các thành viên trong nhà trường Niềm tin, do vậy, là "một sự hỗn hợp độc đáo giữa các thành phần nhận thức, cảm xúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong quy định hành vi cá nhân" Chính vì vậy, có thể nói là bản chất của xây dựng VHNT là định hướng tư duy Tiến trình, nỗ lực xây dựng và thay đổi VHNT là quá trình để người ta tin rằng nên tư duy thế nào là đúng, là tốt , rồi trên cơ sở niềm tin đó, người ta sẽ hành động tương ứng

1.3.2.4 Sự kỳ vọng (trông đợi)

Sự kỳ vọng hay trông đợi mà các cá nhân có bao gồm kỳ vọng vào bản thân (khi bước vào môi trường tổ chức), vào người khác (nhất là các nhà quản lý), vào tổ chức với tư cách tổng thể Trong đó, có sự hòa trộn giữa trông đợi cho lợi ích của cá nhân và trông đợi cho lợi ích tổ chức Khi VHNT lành mạnh và tích cực, các trông đợi lợi ích của cá nhân chỉ là một phần nhỏ, phụ thuộc vào và thậm chí phải hy sinh cho lợi ích của nhà trường Khi VHNT yếu và tiêu cực, điều đó sẽ ngược lại Nhiều

cá nhân sẽ nhìn nhận tổ chức như một mảnh đất mỡ màu có thể được tận dụng để gặt hái cho lợi ích cá nhân

Như vậy, các niềm tin, trông đợi vào con người, vào tổ chức, theo năm tháng dần trở thành phổ quát và trở thành các giá trị của tổ chức Do đó, khi người ta nói trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý là "định hướng giá trị" tức là nói về vai trò tạo dựng nền tảng hữu hình của văn hóa, tạo dựng kiểu niềm tin và trông đợi cần thiết làm định hướng cho hành vi

Trang 30

1.3.2.5 Các chuẩn mực hành vi

Chuẩn mực hành vi, trên thực tế là sự cụ thể hóa của giá trị, niềm tin và trông đợi của các thành viên trong tổ chức, "là cách thức con người ứng xử trong một xã hội nhất định" (Phạm Thành Nghị, 2009)

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều là chuẩn mực không mang tính chất tuyệt đối Nó có thể được hiểu một cách đơn thuần là "trong trường hợp đó thì phải là như thế" Các chuẩn mực hành vi có thể liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống làm việc, từ cách tư duy, nhìn nhận vấn đề như ở tổ chức này người ta đi thẳng vào vấn

đề, tổ chức khác tư duy kiểu vòng vèo, lan man, tránh né nói thẳng vào vấn đề; cách gắn sự kiện với công việc, với các mục tiêu lâu dài, cách cụ thể hóa các mục tiêu, đặc thù qua các bài hát truyền thống của trường, đến lòng tự trọng, quan hệ liên cá nhân, quan hệ với cộng đồng và xã hội, và các biểu tượng như logo, phù hiệu…

Trong các chuẩn mực, có chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nội dung Các chuẩn mực về hình thức, hữu hình, dễ hoặc có thể nhìn thấy bằng mắt thường gồm biểu tượng (logo), khẩu hiệu, phương châm hành động, trang phục của các thành viên và kiến trúc, cách bày trí nơi làm việc Chuẩn mực về nội dung chính là những quy định bằng văn bản của tổ chức về các hành động, hành vi nên làm hay không được phép làm như nguyên tắc, nội quy của nhà trường

1.3.2.6 Các mối quan hệ giao tiếp - ứng xử nội bộ và với bên ngoài

Trong nhà trường, quan hệ nhân sự liên quan tới nhiều mối quan hệ đan chéo như thầy - thầy, nhà quản lý - cán bộ và GV, thầy - trò, trò - trò, nhà trường - cộng đồng, nhà trường - các cơ quan thẩm quyền địa phương, nhà trường - cơ quan cấp trên chủ quản, Các mối quan hệ này được thực hiện thông qua nhiều kênh, trong đó

có kênh giao tiếp chính diễn ra trong đời sống làm việc ở trường Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày Tùy theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được lựa chọn phù hợp Chẳng hạn, mỗi tập thể sư phạm có một phong cách ứng xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xòa, vui nhộn, hay công thức, trang trọng; nơi nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi lạnh nhạt, bàng quan …

Ngoài ra, tổ chức nhà trường còn có mối quan hệ, giao tiếp với bên ngoài như

Trang 31

với các đối tác khác, với chính quyền địa phương, phụ huynh HS, các nhà tài trợ, hoặc chuyên gia nước ngoài…

1.3.2.7 Phong cách làm việc

Mỗi một tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng Tính đặc thù đó được thể hiện qua quy trình giải quyết công việc hàng ngày và việc tổ chức các nghi thức, nghi lễ trong nhà trường

Đó là các quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức, thực hiện các buổi họp, hội nghị, lễ hội, các sự kiện … của tổ chức nhà trường đều là những biểu hiện cụ thể của văn hóa

tổ chức, của kiểu làm việc mà tổ chức đang duy trì Nó thể hiện qua việc bố trí lịch,

kế hoạch tổ chức sinh hoạt, hội họp sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian mà đạt được hiệu quả cao

Yếu tố này đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ cách tư duy và cách thức thực thi Đây là khía cạnh giúp chúng ta đánh giá được mức độ triệt để trong hành động của một tổ chức, bởi việc thiết kế được một hệ thống các quy trình thủ tục làm việc đã không hề đơn giản, việc đưa các quyết định đó vào thực tiễn có thể còn gặp nhiều khó khăn hơn

Trong nỗ lực duy trì một nền nếp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, quy chế làm việc và hệ thống các quy định, nội quy đóng một vai trò hết sức quan trọng

1.3.2.8 Môi trường cảnh quan sư phạm

Việc kiến trúc xây dựng và cách bày trí nơi làm việc phản ánh các giá trị và niềm tin của tổ chức Do vậy, kiến trúc của các công sở nói chung và trường học nói riêng cần tạo cảm giác trang trọng, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến tính thân thiện của công sở Nhà trường cần có môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp và an toàn cho việc dạy và học Trong phòng học, nếu có thể được, tùy theo môn học mà bàn, ghế có thể được bố trí cho phù hợp Phòng hội đồng, phòng nghỉ cho GV cũng cần được bố trí ở những vị trí phù hợp

Tạo dựng một môi trường sư phạm thông qua việc bố trí một cách khoa học nơi làm việc, tạo cảnh quan nhà trường lịch sự, trang nhã, thẩm mỹ; bố trí các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho Cán bộ, GV,

HS và người ngoài đến liên hệ công tác khi cần tìm hiểu

Trang 32

1.3.2.9 Phong cách lãnh đạo và phương pháp truyền thông

Phong cách lãnh đạo trong nhà trường là một hợp phần quan trọng của VHNT

vì người lãnh đạo, quản lý là hình ảnh, tiếng nói đại diện cho nhà trường Phong cách lãnh đạo là sự cụ thể hóa của tư duy lãnh đạo Các phong cách độc đoán, dân chủ hay

tự do đều có những ưu điểm nhất định, tùy thuộc vào bối cảnh mà chúng được vận dụng Tuy nhiên, phong cách dân chủ với những nỗ lực nhằm tăng quyền tự chủ, khích lệ sáng tạo và cơ hội chịu trách nhiệm đến cùng về quan điểm và hành động được chứng minh là đảm bảo mang lại cam kết và hứng khởi trong hành động Cần xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá thi đua khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc

Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức hay từ tổ chức ra bên ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hoá ở một nhà trường Trước hết là sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có được phổ biến rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng được cung cấp hay chỉ một bộ phận CBQL tự coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho người khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình Cách thức truyền thông cũng là nét văn hoá tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp người – người: ý kiến được truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống hay hiện đại

1.3.3 Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường

1.3.3.1 Cấu trúc của hóa nhà trường

Hầu hết các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí với một trong hai mô hình cấu trúc sau đây:

Mô hình thứ nhất – Mô hình tảng băng (hai tầng bậc): Mô hình này được đưa

ra bởi Frank Gonzales (1978) Theo ông, văn hóa tổ chức giống như một tảng băng,

có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa ở chiều sâu Trong đó, bề mặt văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi Bề sâu của văn hóa là các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của của con người mà chúng ta khó quan sát được hoặc khó thay đổi (Dẫn theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14])

Trang 33

Hình 1.1 Mô hình tảng băng của Frank Gonzales

Đây là mô hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc của VHNT Theo mô hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gồm phần nổi

và phần chìm:

Sơ đồ 1.2: Các tầng bậc của văn hóa nhà trường

 Mô hình thứ hai - Mô hình cấu trúc 3 tầng bậc:

Đây là mô hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H Schein đưa ra và được áp dụng vào VHNT Theo mô hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:

Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…

Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân

Trang 34

- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được

- Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ, cách ứng xử…

- Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm những yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, đến hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức [14]

Trong hai mô hình này, mô hình 3 cấp độ của VHNT phản ánh chặt chẽ và đầy đủ hơn về cấu trúc của VHNT Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là những giả thiết cơ bản – tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa Theo Edgar H Schein, tầng giả định cơ bản bề sâu chính là những giả thiết ban đầu, được hỗ trợ bởi một linh cảm hay một giá trị nào đó, được sử dụng liên tục khi giải quyết một vấn đề, dần dần trở thành hiện thực Tầng giả thiết cơ bản bề sâu này sẽ quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn phương án nào, giá trị nào Ngược lại, nếu giả định là tất cả các thành viên đều năng động và có trách nhiệm, tổ chức sẽ khuyến khích mọi người làm việc theo cách riêng và theo tốc độ riêng của mỗi người Tầng giả định cơ bản này có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là những yếu tố hữu hình và những giá trị được thể hiện

Tuy nhiên để có thể xác định được tầng giả định trong cấu trúc VHNT đòi hỏi phải có thời gian dài tìm hiểu, thâm nhập vào thực tế nhà trường

1.3.3.2 Biểu hiện của văn hóa nhà trường

Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của nhà trường này so với nhà trường khác và so với các tổ chức khác cho nên các biểu hiện của VHNT đặc biệt phong phú Tuy nhiên, khi tìm hiểu về VHNT, các biểu hiện cụ thể thường được đề cập đến đó là:

 Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường

 Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trường

 Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường

 Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường

 Con người và các mối quan hệ trong nhà trường

 Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường [11]

Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả Peterson K.D., Deal T.E., Gonzales F.,

Trang 35

Jerald C., Richardson J về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNT được biểu hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) như sau:

* Các yếu tố bề nổi của VHNT là những yếu tố có thể quan sát được, bao gồm:

- Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường, như: tranh ảnh, khẩu hiệu, cây cảnh, cây xanh, nơi trưng bày sản phẩm của HS, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tập thể của GV, phòng sinh hoạt tập thể của HS…

- Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường

- Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường

- Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường

- Không khí lớp học

- Kỉ luật, nề nếp của nhà trường

- Hoạt động của GV trong nhà trường

- Hoạt động tập thể của GV, HS nhà trường

- Những giao tiếp không chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường

- Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ GV

- Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, GV

* Các yếu tố bề sâu của VHNT – là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường Các yếu tố bề sâu của VHNT bao gồm:

- Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường

- Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường

- Cảm xúc các thành viên khi đến trường

- Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường

- Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo, đổi mới, sự hợp tác

- Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng…

1.4 Những vấn đề lý luận về quản lý văn hóa nhà trường

1.4.1 Mục đích quản lý văn hóa nhà trường

Dưới góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ

Trang 36

hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện Vì vậy quản lý tốt VHNT giúp tạo động lực làm việc cho GV và HS; hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên; giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế tiêu cực, xung đột; là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho sự phát triển bền vững

Đối với đội ngũ CBQL, GV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học, và hơn

ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò Vì vậy, quản lý tốt VHNT sẽ tạo ra bầu không khí tin cậy giúp các cá nhân tăng cường hợp tác, chia sẻ lẫn nhau trong nhà trường

Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn

là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp,

từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng Đồng thời, VHNT còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh Quản lý tốt VHNT giúp HS có môi trường học tập tốt, thân thiện và nhân ái

Như vậy, mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy và học, quản lý Tuy nhiên, việc quản lý VHNT một cách chủ động, với tư cách là một nội dung công tác quản lý nhà trường để thực sự có

Trang 37

tác động giáo dục tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học… là trách nhiệm của các nhà quản lý

1.4.2 Nội dung quản lý văn hóa nhà trường

1.4.2.1 Hình thành (xây dựng) văn hóa nhà trường

Để xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đến nhiều yếu tố Trước hết cần xác định thế nào là một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, trên cơ sở đó xác định các giả thiết cơ bản làm cơ sở cho việc chọn lựa các giá trị, niềm tin trong nhà trường Các giá trị, niềm tin sẽ quyết định đến việc xây dựng các chuẩn mực cũng như việc tổ chức các yếu tố bề mặt của VHNT

Để làm căn cứ cho việc xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

có thể lấy mô hình một nhà trường thành công làm cơ sở để xác lập các giả định và giá trị nền tảng của nhà trường Một nhà trường thành công hiện nay cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản, đó là dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm; chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học; GV có phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học và được huyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau Bên cạnh đó, nhà trường cần thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV (HT có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho GV; khuyến khích GV tích cực học hỏi, thường xuyên dự giờ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn; thiết lập quy trình, công cụ giám sát, đánh giá khen thưởng hợp

lý, nhằm thúc đẩy GV cải thiện, nâng cao chuyên môn) Mặt khác, Hiệu trưởng cần chia sẻ vai trò lãnh đạo (HT và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác) Ngoài ra, nhà trường cần nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho CB, GV, HS; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (Nhà trường luôn luôn hỗ trợ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ

có chất lượng tốt về giáo dục cho cộng đồng và ngược lại cộng đồng luôn luôn hỗ trợ lại nhà trường)

Dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành VHNT và các yếu tố ảnh hưởng VHNT,

có thể xác định các nội dung cơ bản của xây dựng VHNT bao gồm:

- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy

- Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

Trang 38

- Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường

- Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên

- Nghi thức và hành vi, đồng phục…

Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố

đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT, đó là các giá trị và các chuẩn mực văn hóa ứng xử

Xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà giáo và cán

bộ trong trường theo triết lý giáo dục chung và riêng của mình Mỗi trường có định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục HS độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay giáo dục HS ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc giáo dục HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng giáo dục VHNT

Xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường Đồng thời

nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường có văn hóa mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó

Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau

là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập văn hóa ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc cho các thế hệ mai sau Bao gồm: Giáo dục đạo đức; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử

Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học, đó là: Đáp ứng những

Trang 39

yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu cầu sống còn của VHNT (giá trị an toàn về thể chất và tinh thần, được tôn trọng và được khuyến khích tham gia); Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học; Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân) Ba định hướng

có tính nguyên tắc này cần được quán triệt trên tất cả các khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để VHNT trở nên thân thiết gần gũi và gắn

bó với người học

1.4.2.2 Duy trì văn hóa nhà trường

Để tạo điều kiện thực hiện tốt các nội dung trong xây dựng VHNT, cấp ủy, lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo và tổ chức duy trì và phát triển VHNT trong tất cả các nội dung đó:

* Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy:

Duy trì các mục tiêu, chính sách toàn diện trên các khía cạnh của VHNT (văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa chia sẻ, văn hóa ngôn ngữ - giao tiếp) cũng như đối với các đối tượng là thành viên của nhà trường và mối quan hệ giữa các thành viên (CBQL - GV - HS)

Duy trì các chuẩn mực, nội quy chung và riêng của nhà trường, một mặt không trái với Điều lệ do Bộ GD & ĐT ban hành, mặt khác đảm bảo phù hợp, cần thiết đối với riêng nhà trường; nhằm tạo dựng một môi trường giáo dục có văn hóa, các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc song cũng tiếp thu các giá trị văn hóa mới của thời đại và nhằm xây dựng môi trường

nề nếp, trật tự kỷ cương góp phần giáo dục nhân cách toàn diện HS Duy trì các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường nhất là mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ ứng xử của con người với thế giới xung quanh một cách có văn hóa

* Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

Duy trì định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục mà nhà trường hướng tới Bên cạnh đó cần củng cố cho cán bộ GV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường, vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với các vấn đề xã hội và ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường

Trang 40

Tạo dựng cơ chế thuận lợi và môi trường lành mạnh, đáp ứng cảm xúc ước muốn cá nhân Duy trì bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng

và hiệu quả giảng dạy, khuyến khích mối quan hệ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tạo bầu không khí học tập tích cực cho HS Mở rộng nhu cầu và mong muốn của GV và HS làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được công tác, học

tập trong nhà trường

* Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường:

Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có những giá trị văn hóa của mình Do đó mỗi nhà trường cần phải xác định để xây dựng và duy trì các giá trị cho riêng trường mình Các giá trị này phải phù hợp với các giá trị theo triết lý giáo dục chung, song cần thể hiện phù hợp với đặc điểm nhà trường cũng như mong muốn của các cá nhân trong trường đó

Trong các giá trị đã xác định, cần chọn lọc những giá trị nổi trội đặc trưng có nét rất riêng của trường mình so với các trường khác để xây dựng biểu tượng Biểu tượng được xây dựng có thể về một số khía cạnh nào đó của VHNT song cũng có thể chỉ về một khía cạnh của VHNT đảm bảo phải thực sự đặc trưng để khi nói đến nhà trường là người nghe biết đặc trưng đó Cần tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác

Duy trì truyền thống tốt đẹp nhà trường dựa trên các giá trị tốt đẹp có được nhằm phát triển VHNT Truyền thống có được trên cơ sở duy trì và phát triển có bề dày kết quả, thành tích đã đạt được Vì vậy đòi hỏi các nhà trường phải quan tâm chăm lo, vun trồng mới tạo ra truyền thống và giữ gìn được truyền thống Trong môi trường nhà trường có truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm của mình để góp phần tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu vươn lên

* Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên:

Các mối quan hệ trong nhà trường đều có ảnh hưởng đến phát triển nhà trường nói chung và phát triển VHNT nói riêng Lãnh đạo nhà trường phát huy tính dân chủ đối với GV, NV; chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV trong hoạt động dạy và học; tôn trọng, tin cậy, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho GV, NV; đánh giá đối xử công bằng bình đẳng giữa các GV, NV - GV tôn trọng quyết định, sự phân công, sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường; tích cực hợp tác để thực hiện mục

Ngày đăng: 22/05/2017, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nhà xuất bản Thống kê, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1999
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL- ĐTTW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
4. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng
Năm: 2013
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý NXB ĐHQG
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB ĐHQG "Hà Nội
Năm: 2010
6. Greert Hofstede (1991), Cultures & Organisations: Software of the Mind, www.onlinelibrary.wiley.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cultures & Organisations: Software of the Mind
Tác giả: Greert Hofstede
Năm: 1991
7. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1986
12. Nguyễn Thu Linh, Hà Hoa Lý (2005), Văn hoá tổ chức - lý thuyết, thực trạng và biện pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá tổ chức - lý thuyết, thực trạng và biện pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thu Linh, Hà Hoa Lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin
Năm: 2005
13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên)(2015), Quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý VHNT, Tài liệu bài giảng chương trình đào tạo thạc sĩ QLGD, Trường ĐHgiáo dục, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý VHNT
15. Lê Thị Ngoãn (2009), Luận văn thạc sĩ: Biện pháp xây dựng VHNT ở trường CĐ Công nghiệp Nam Định, trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp xây dựng VHNT ở trường CĐ Công nghiệp Nam Định
Tác giả: Lê Thị Ngoãn
Năm: 2009
16. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), Tài liệu Chuyên đề Xây dựng và phát triển VHNT, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển VHNT
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Năm: 2014
17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
19. Lê Văn Tân (2015), “Trường THPT Đoan Hùng: 50 năm xây dựng và phát triển”, Báo Phú Thọ (3901), tr1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường THPT Đoan Hùng: 50 năm xây dựng và phát triển”, "Báo Phú Thọ
Tác giả: Lê Văn Tân
Năm: 2015
20. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Cái nhìn hệ thống – loại hình, Nhà xuất bản Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Cái nhìn hệ thống – loại hình
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nhà xuất bản Tp.HCM
Năm: 2006
26. Nguyễn Thành Vinh (2012), Khoa học quản lý đại cương, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Nguyễn Thành Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
3. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2015), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Khác
10. Kent D.Perterson and Jerrence E. Deal (2010), Shaping School Culture The heart of Leadership, Jossey-Bass School Culture, www.smallschoolsproject.org/PDFS/culture.pdf Khác
11. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP Khác
18. Sở GD&ĐT Phú Thọ (2016), Báo cáo đánh giá ngoài trường THPT Đoan Hùng Khác
21. Trường Đại học sư phạm Hà Nội (9/2007), Viện nghiên cứu Sư phạm; Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa học đường – Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w